Chương 27: Sách Lụa Chiến Quốc
Editor: Phượng VỹBeta: tieudieututai
Ở thời kỳ chiến quốc, có một dùng một loại sách ghi chép tài liệu được làm bằng tơ lụa được gọi là ── sách lụa, bạch là hàng dệt tơ màu trắng, đại Hán gọi chung hàng tơ dệt này là bạch hoặc tăng. Hay cũng gọi chung là tăng bạch, cho nên sách lụa cũng được gọi là tăng thư. Hiện nay Trung Quốc có tranh lục (tranh lụa) lâu đời nhất chính là được phát hiện ở trong một ngôi cổ mộ ở Trường Sa vào những năm 30 thế kỉ 20. Những năm gần đây lại khai quật được một số lượng lớn thẻ tre. Như năm 1951 phát hiện Ngũ Lý bia – Hồ Nam – Trường Sa, năm 1954 là cổ mộ hồ Ngưỡng Thiên – Trường Sa, năm 1954 cổ mộ Dương gia – Trường Sa, năm 1957 cổ mộ Tín Dương Đài – Hà Nam, năm 1975 mộ nhà Tần – Vân Mộng Thuỷ Địa, năm 1980 mộ của Hắc Gia Bình – Tứ Xuyên, khai quật được một lượng lớn thẻ tre thời Chiến quốc. Ngoài ra vào năm 1942 khai quật được sách lụa ở trong cổ mộ nhà Sở (năm 1945 thất lạc sang Mỹ), lại còn là sách của Hầu Mã Minh – Sơn Tây. Bất kể là viết ở thẻ tre (trúc mộc giản) hay là hàng dệt tơ thượng hạng – thư thể, tất cả đều là bút tích viết tay của thời Chiến Quốc. Những thẻ tre này cùng với bút tích trong sách lụa, không đơn giản chỉ là những văn vật rất có giá trị, hơn nữa còn là những tư liệu lịch sử rất quan trọng đối với mảng nghiên cứu thư pháp lịch sử.
Bốn quyển sách lụa thời Sở đều được gọi là tăng thư, nội dung chung bên trong cộng lại thì có tất cả ba phần, đó chính là hiện tượng thiên văn, biến cố, thay đổi của bốn mùa và những cấm kị của thời tiết, thời vụ, nội dung bên trong vô cùng phong phú và phức tạp, không chỉ có ghi chép những truyền thuyết thần thoại được lưu truyền mà còn có phong tục của nước Sở, và bao gồm cả Âm Dương Ngũ Hành, các phương diện tư tưởng cảm xúc của con người với trời đất.
Ở xung quanh văn tự có mười hai hình vẽ về một vị thần kì lạ, bốn góc sách lụa dùng bốn màu xanh đỏ trắng đen để miêu tả cây cối.
Dựa vào nghệ thuật thư pháp trong sách lụa mà nói, thì thực sự hàng lối rất chỉnh tề đúng với nguyên tắc, khoảng cách giữa các chữ cũng tương đồng nhau, nét chữ vừa cố gắng đạt được sự chỉnh tề chuẩn mực mà vẫn thể hiện được nét phóng khoáng tự nhiên. Thể chữ rộng nhưng mảnh, đồng đều cũng rất ổn định, cân đối và rất vừa vặn, đoan chính mà nghiêm túc, trong đó còn xen vào chữ triện đãi, bút pháp mượt mà lưu loát, nét thẳng có khúc chiết, nét cong có thế hất, bởi nét chữ tinh tế biến hoá vô cùng để lộ ra vẻ xinh đẹp thanh tú bên trong, ở giữa nét ngừng ngắt lại triển khai sự thanh khiết ôn nhu, có thể thấy tác giả đã hoàn toàn dồn hết tâm trí đem chữ viết biến hoá thành nghệ thuật rất độc đáo.
Bức hoạ ở xung quanh văn tự trong sách lụa, trước tiên là miêu tả khái quát bằng những đường nét rất mảnh, sau đó thì quét màu sắc lên trên, nhìn như rất thờ ơ tuỳ tiện mà vẽ ra, nhưng mà lại đem một vị thần vẽ ra được 12 dáng vẻ khác nhau, vô cùng sống động, dù là đứng hay nằm, chạy hay là nhún nhảy, mỗi hình đều thấy rất sống động.
Đồng thời có thể dựa vào hình ảnh thần linh này mà thấy rằng hội hoạ thời Sở có tính tả thực rất tốt, như là trên người của thần có một số vằn, được miêu tả rất tỉ mĩ rõ ràng, giống như là những vết vằn trên người hổ báo thực sự. Đặc biệt những hình vẽ cây cối quanh sách lụa, tùy theo hình ảnh mà vẽ ra, rất nhiều cành đong đưa, y như hình dáng thật bên ngoài, cành lá tươi tốt sum sê, có thể nói người vẽ dùng bút, miêu tả chi tiết tỉ mĩ vô cùng rõ ràng. Sách lụa thời Sở không những là một vật phẩm quý giá của nghệ thuật cổ đại Trung Quốc, mà còn là của quý của nghệ thuật cổ đại trên thế giới, rất hiếm quý.
── Được lấy ra từ bách khoa Bách Độ.