[Đạo Mộ Bút Ký] Ngô Tà Tư Gia Bút Ký

Chương 23

Chương 23: Nhị Đạo Bạch Hà
Editor: Phượng Vỹ

Beta: tieudieututai

Lúc này tôi đang ngồi trên xe lửa đi về Nhị Đạo Bạch Hà, bên ngoài xe vun vυ't chạy qua cánh đồng cao lương, mọi người trong toa đã ngủ hết, dường như chỉ còn tôi vẫn đang trằn trọc.

Vào khoảng này rất lâu về trước, tôi đã từng đi qua núi Trường Bạch một lần, lúc đó tôi vẫn còn nhỏ, nên hẳn là tôi hoàn toàn không hề nghĩ rằng mình sẽ mang theo tâm trạng này, khi lại một lần nữa đi tới đây. Cũng thật không ngờ tới có một ngày, trước khi đi ngủ tôi phải viết cái gì đó để có thể trấn tĩnh bản thân được.

Nhìn đồng ruộng hai bên đã được thu hoạch cả, cùng với tầng tuyết đọng lại vẫn còn chưa tan hết, cảnh tượng này làm cho tôi không khỏi nhớ tới cảm giác chuyến đi lần trước tới núi Trường Bạch.

Cuộc hành trình đến núi Trường Bạch năm đó, nghĩ

lại, chính mình cũng cảm thấy có một chút quái dị. Tôi nhớ mang máng lúc đó trong nhà hình như có xảy ra tranh chấp gì đó, bố tôi và ông nội cãi nhau một trận ẫm ĩ.

Cha tôi là người tính tình ôn hòa, có lẽ nói đúng hơn là ông rất giỏi chịu đựng, cha và ông nội chưa từng xảy ra mâu thuẫn gì, cho nên lần cãi nhau đó làm cho tôi có cảm giác chuyện này rất không bình thường. Thế nhưng năm đó tôi thực sự còn quá nhỏ, nội dung cuộc cãi vã của họ một chút ấn tượng tôi cũng không có.

Sau đó, cha tôi đột nhiên quyết định đi đến núi Trường Bạch du lịch, năm đó là lần đầu tôi thấy được hình dạng thực sự của núi tuyết. Đó là những thung lũng rộng lớn được bao phủ bởi tuyền một màu trắng nhìn không khác gì tranh vẽ.

Bây giờ ngẫm lại, cảm thấy có chút kinh ngạc, vì sao lúc đó tôi đối với cảnh tuyết trắng lại có ấn tượng sâu sắc như vậy, cho tới hiện tại chỉ cần nhìn liếc mắt là có thể đem nó liên hệ tới tranh ảnh rồi? Kí ức của tôi về con đường đó cũng rất mơ hồ chỉ còn nhớ sơ sơ mà thôi, nhưng mà sao chỉ duy nhất ngọn núi tuyết kia tôi lại có thể nhỡ rõ như thế chứ?

Có lẽ là núi ở chỗ này có đặc thù riêng nào đó, hay là do một thứ gì khác?

Tôi thực sự nghĩ không ra, cũng không muốn nghĩ ngợi nhiều.

Lúc sáng sớm, tôi và Bàn Tử trò chuyện về vấn đề liên quan tới mấy cô gái và các món đồ bồi táng.

Tôi vẫn luôn cho rằng Bàn Tử là một người “thâm tàng bất lộ”, thực tế chứng tỏ suy đoán của tôi không hề sai, cùng bàn bạc với anh ta sẽ phát hiện ngay có nhiều chuyện không phải là anh ấy không hiểu, mà chính ra là do lối tư duy dứt khoát của anh.

Người tôi quen biết không ít, đủ mọi hạng người, loại người nào cũng có và tôi biết có một hạng người mà chân lý sống của họ luôn luôn đơn giản và thiết thực nhất. Bàn Tử chắc chắn chính là một người như thế. Nếu như ngươi có tâm tư đi tìm tới anh ta, anh ấy có thể nói thẳng ra mà ngươi không có cách nào phản bác lại được. Tất nhiên tôi lại không biết nguyên nhân của những cái này có phải là do sự thông minh hay là bản năng của anh ta như thế. Có thể giải thích rằng đạo lý của kẻ ngu ngốc và thánh nhân, về cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau là với đạo lý của thánh nhân dùng để làm lợi cho người khác, mà người ngu ngốc thì chỉ làm vì lợi của bản thân mình.

Đề tài mà tôi và anh ta nói với nhau, chủ yếu là về bảo vệ văn vật, trước đây tôi vẫn rất buồn bực, vì sao đội khảo cổ luôn luôn chạy theo sau lưng thổ phu tử, phần lớn các ngôi mộ đều mang tính khai quật thụ động. Cho dù có bị trộm mộ phát hiện hay không, hầu hết những người đầu tiên phát hiện cổ mộ đều là nông dân hoặc là công nhân công trường, đều là vì vô tình mà phát hiện ra cổ mộ.

Cái này nhắc tới có chút mơ hồ, có vẻ là các đội khảo cổ không có một chút kỹ năng nào giống như của thổ phu tử.

Vấn đề này không hề có đáp án cố định, Phan Tử nói đó là do có một số kỹ năng cơ bản nhưng lại không được dạy ở đại học. Các trường đó đâu có khả năng mời cả một nhóm đổ đấu tới làm giáo sư được, học sinh cũng chỉ học một số kỹ xảo tiêu chuẩn quan trọng trong khai quật, đâu biết tới ngửi đất là gì, cũng đâu xác định được vị trí một cách chuyên nghiệp. Vì là những thứ này muốn học đều là phải được trải qua quá trình thực tế quan sát cẩn thận từng bước một, mà làm gì có nhiều cổ mộ như vậy để ngươi đem đi làm đồ dạy học chứ?

Bàn Tử lại lắc đầu, thở dài nói tất nhiên không phải là vì nguyên nhân này.

Hiện tại những tình huống như này đều chạy theo xu hướng khảo cổ tương đối bình thường, mà cũng không thấy có chuyển biến gì xấu. Ở trong nghề khảo cổ phải duy trì được cái cảm giác bí ẩn, bằng không, nếu như dựa vào những cách như thử đất tìm huyệt, tầm long điểm huyệt hay tất cả kỹ xảo đều viết hết vào trong sách giáo khoa, vậy thì chả khác nào đi bố cáo với thiên hạ. Tới lúc đó thì không quá hai năm, Trung Quốc sẽ chẳng còn lấy bất kì một ngôi mộ nào có thể đào được nữa.

Rất nhiều thứ kỳ thực cũng không có cửa mà tiếp thu, ngươi nói là muốn đổ một cái đấu thì cần gì phải tiếp thu hay không, ngươi có thể lăn lộn ở chỗ quái cũng được, chỉ cần ngươi đủ hung ác và phải có lá gan đủ lớn. Đốt nhà phóng hỏa gϊếŧ người cướp của, có cửa hay không là do người thiết trí ra, dạy cho ngươi bao nhiêu mới xem là đủ được chứ, kia toàn là những thứ đã sắp xếp sẵn rồi. Số học, vật lý học ngươi theo học thì dễ, còn như tạo phản bạo động không lẽ cũng phải dạy ngươi sao?

Tôi nghĩ Bàn Tử nói chưa hẳn là đúng hoàn toàn, nhưng mà đúng là rất có đạo lý.

Con người đúng là động vật có tính hai mặt rất mạnh, dưới áp lực xã hội hiện nay, với một lượng hàng hoá giá trị có thể khiến cho người ta thu về được hơn trăm vạn tiền phi pháp, vậy thì ý nghĩa của nhà ở, ngôn ngữ, máy móc đã bị thủ tiêu hết rồi. Giống như là liều lĩnh để muỗi đốt một phát và cái giá phải trả là sự lên án của đạo đức, thì sẽ có bao nhiêu người sẵn sàng chống lại được cám dỗ đó, cũng không biết sẽ còn thêm bao nhiêu ẩn số nữa.

Đây cũng là lí do vì sao người ta luôn luôn chống mắt nhìn quốc bảo bị hao mòn dần mà căm thù đến xương tuỷ, nhưng cho dù có căm thù đến thế nào thì quốc bảo cũng không phải từ trong tay của mình chảy ra ngoài.

Bàn Tử một mực cho rằng, văn hoá lịch sử đã lâu đời, tuy chúng như là tượng trưng cho niềm an ủi với dân tộc mình, cho dù cất giấu kỹ hết báu vật vô giá hoàng gia, cũng đâu thể ngăn cản được ngoại bang xâm lược. Hình ảnh một khi bị tuồn ra ngoài thì có dùng mười chiếc xe tải chở Quỷ Cốc Tử* xuống núi đi đổi lấy kỹ thuật hàng không mẫu hạm của Mỹ* , mà chính xác thì có gì thay đổi đâu chứ?

Một thế kỷ trước, khi người Tư Thản đi tới Đôn Hoàng, Vương đạo sĩ dùng hồ vôi trắng bôi lên bức bích hoạ phi thiên vô giá này, một tác phẩm nghệ thuật mỹ lệ quý giá chưa tới vài giây đã bị vôi phá hỏng không còn gì. Lý do chỉ đơn giản là ông ta muốn có một mặt tường trắng tinh tươm.

Cho nên dù những thứ này có chưa đựng quyền lực và tâm huyết tới độ chưa bao giờ bị người Tư Thản gạt đi, thì chúng vẫn có thể bị Vương đạo sĩ xem như là củi đốt nên đã thiêu cho lụi cả rồi. Như vậy bức bích hoạ này không được người chỉnh sửa hình dạng nên không bị tách ra, cũng khó trốn khỏi vận rủi tẩy trắng.

Tại những năm đó, chúng tôi đã phạm sai lầm, vấn đề ở đây khác xa nhau đều không phải là để cho người Tư Thản đem văn vật đi, vấn đề nằm ở trong bản thân thế hệ mình thôi. Chúng tôi làm sao có thể đi hy vọng xa vời rằng Vương đạo sĩ sẽ hiểu được giá trị của những văn vật này, đồng thời lại đừng vì tiền tài mà cúi đầu khoang dung. Chúng tôi làm sao có thể đi yêu cầu một người đang chạy nạn, ngay cả cơm ăn cũng không đủ no, phải theo cách của một học giả mà làm cho chúng tôi nhiều chuyện như vậy.

Cho dù lời của chúng tôi có xuyên không được đi chăng nữa thì khi truyền đạt đến tai của ông ta, chúng tôi làm sao có thể xác nhận được ông ấy sẽ đồng ý với chúng tôi chứ? Lời của chúng tôi có giá trị so với mấy đồng đại dương kia sao?

Chú thích:

Quỷ Cốc Tử*: (Gui Guzi-鬼谷子) là nhân vật trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Họ tên không rõ ràng con người ông được người đời sau hư cấu nên mang tính huyền bí, theo sáchĐông Chu Liệt Quốc thế kỷ I TCN tên ông là Vương Hủ, người đời Tấn Bình Công Trung Quốc, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc Địch. Ông là một nhà tư tưởng, nhà truyền giáo, có rất nhiều học trò theo học, trong số đó có nhiều người trở nên nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bốn học trò được nổi tiếng hay được nhắc đến là Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Quyên và Trương Nghi người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương (kinh đô nhà Chu).

Theo các sách sử, ông là người thông thạo pháp thuật, kiến thức sâu rộng, sau khi về ở ẩn, ông sống trong một hang núi gọi là “Quỷ Cốc” (hang quỉ), bởi chỗ đó núi cao, rừng rậm, âm khí nặng nề, không phải chỗ cho người ở. Tên “Quỷ Cốc Tử” do ông tự đặt ra cho mình. Người đời thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. ông sống thọ và được coi là ông tổ của các thuật tướng số, bói toán, phong thuỷ…

Hàng không mẫu hạm của Mỹ*