Chương 16: Vớt Thuyền
Editor: Phượng VỹBeta: tieudieututai
Vương Minh gửi bưu kiện tới, bên trong chính là đồ cổ đã được giám định và đấu giá vào năm 2003, thứ quỷ này năm nào cũng sẽ được gửi qua đây, đến bây giờ tôi cũng không biết là do ai gửi tới cho chúng tôi, dù sao thì trên phương diện nào đó chúng tôi cũng không phải người bình thường để mà gửi những món đồ này tới đùa giỡn. Xem tin tức, tháng trước người Mỹ đưa một con tàu lên sao Hỏa, rồi mấy lão già NASA chúc mừng nhau, tôi liền tự an ủi mình: Nghĩ lại ngay cả sao Hoả bọn họ cũng đã lên rồi, vậy thì tôi đi xuống đáy biển tìm người chung quy thì cũng không đến mức quá khó khăn như vậy. A ninh nói cho tôi biết sự việc, tôi cũng chưa nghe cho rõ ràng, tôi đối với công ty bọn họ không hề biết chút gì, tìm hiểu qua thì phát hiện công ty của bọn họ quả thực có tồn tại, biểu tượng là ba nhánh san hô mềm (kèm theo LOGO minh hoạ công ty của A Ninh), vậy có thiết kế của xí nghiệp. Kể ra thì công ty này cũng sẽ không quá nhỏ, ít nhất tôi cũng có thể tin được tính chuyên nghiệp của bọn họ. Một công ty có quy mô lớn như vậy mà được hoạt động ở nước ngoài cũng hiếm thấy, bởi vì thường thì hạng mục trục vớt biển đắm đều là những hạng mục thuộc sở hữu của nhà nước, trong đó còn có liên quan tới rất nhiều việc cơ mật và tài nguyên, cho nên chính phủ các nước ít có khả năng để cho một công ty tư nhân đi thực hiện một loại thương mại mang sắc thái huyền thoại như vậy. Điển hình là kế hoạch “A Ba Hoàn” để vớt thuyền của Nhật Bản chìm ở vùng biền trong nước, bởi vì trong lúc đó kể lại có đầu lâu của người Bắc Kinh, cho nên khi đó có vô số công ty nước ngoài đã đề nghị muốn hỗ trợ miễn phí, thế nhưng Trung Quốc đều từ chối hết.
Hiện tại cấp trên quốc tế vẫn còn tranh luận, bởi vì cái thuyền này chính là vào năm đó do người Mỹ chặn đánh chìm. Vào lúc đó tận mắt nhìn thấy bản báo cáo tình hình thì thấy rõ, chiếc thuyền lớn đó ở trong sương mù di chuyển rất nhanh, hình như là đang nóng lòng chạy tới điểm đến, rất nhiều ý kiến ngấm ngầm cho rằng trên chiếc thuyền đó ngoại trừ đầu lâu người Bắc Kinh ra, nhất định là còn có vận chuyển những thứ khác nữa, món đồ này có thể khiến cho người Mỹ phải huỷ bỏ hiệp định đánh chìm tàu dân sự của Nhật Bản.
Trong lịch sử có quá nhiều mờ mịt, cho nên không ai biết được di tích chìm ở dưới đáy biển kia, có bí mật gì, tất nhiên là muốn làm cho những bí mật này nằm dưới sự kiểm soát của họ, chung quy thì so với để lộ những thứ này cho người khác biết thì tự tìm lấy bảo vật vẫn thuận lợi hơn nhiều.
Song với tất cả các quốc gia khác, đối với hạng mục trục vớt này được xem xét vô cùng nghiêm ngặt. Nhưng mà thực tế thì kiểu kiểm soát này không có tác dụng, nói cho đúng là Hoàng đế ở trên núi cao, với những chuyện ở ngoài biển xa kia để mà kiểm soát chuyện trục vớt này vốn không có cách nào quản lý được, tôi nghe mấy người bạn hàng của tôi nói, bây giờ Tây Sa gần như đã biến thành chiến trường, thuyền của nước nào cũng có, liều lĩnh tiến vào, phòng thủ trên biển căn bản không đuôi kịp. Hơn nữa cái này lợi ích quá lớn, chỉ cần một thuyền đi ra ngoài khơi lúc trở về thì liền có được hơn 1000 vạn cho dù có bị bắt được thì cũng chỉ bị xử khoảng mười năm, chỉ những kẻ đầu óc có vấn đề mới đi buôn lậu thuốc phiện.
Tôi nghe như vậy thì trong bụng có nhột một chút, vài ngày mà kiếm được từ hai đến ba mươi vạn, vậy thì ngay cả Lý Gia Thành* cũng phải cúi đầu. Những nguy hiểm này vẫn còn thấp, so với thu tiền săn con đồi mồi còn tốt hơn nhiều, nhận săn con đồi mồi thì sẽ kiếm 20 vạn nhưng đều là những nguy hiểm có thể rơi đầu.
Lý Gia Thành*, GBM, KBE, JP (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928 tại Triều Châu, Trung Quốc) là tỉ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện người Hồng Kông
Trong nước ngoài nước có câu chuyện nổi tiếng về chuyện vớt thuyền này: A ba hoàn, thuyền người Nhật Bản chở dầu, vận chuyển 40 tấn hoàng kim, 12 tấn bạc, 40 rương châu báu và trong đó có một số lượng lớn là văn vật của Trung Quốc bị người Nhật Bổn cướp mất, 3000 tấn nén thiếc, 3000 tấn cao su cùng với mấy nghìn tấn gạo, cuối cùng vào ngày 28 tháng 3 năm 1945 bị tàu ngầm của Mỹ ở hải phận Phúc Kiến đánh chìm, sau đó bắt đầu từ năm 1977~80 mới trục vớt, những vật phẩm được vớt lên lúc đó, tổng giá trị đã đạt tới 50 ngàn đôla ( 50 ngàn đôla vào năm 1980! ! ).
Ca Đức Mã Nhỉ Sâm, thuyền buôn của Trung Quốc, xuất phát từ
cảng Quảng Châu chạy về phía thủ đô Am-xtéc-đam, Hà Lan. Vào năm 1752, bị chìm ở hải phận Hương Cảng, đến năm 1986, đạo tặc bắt đầu tấn công đáy biển, hả hê vớt triệt để 23. 9 vạn món đồ sứ Thanh Hoa trên thuyền, 125 khối và mỗi khối nặng đến 45kg ném vàng. Giá trị đến hơn 20 ngàn đôla.
Thái Tinh Hào, thuyền buôn Trung Quốc, được phát hiện ở Hải Nam Trung Quốc, cũng giống như vậy đi vào trong vớt triệt để, từ trên thuyền vớt được hơn 100 vạn món đồ sứ, trong đó
có 60 ngàn món bởi vì chất lượng khá bình thường và không có cách nào vận chuyển đi được nên bị hắn đập nát. Phần còn lại đang ở Đức trị giá hơn 30 ngàn đôla.
Con tàu hiệu số “A Thác Tạp Phu Nhân”, thuyền của thực dân Tây Ban Nha, năm 1622 bị chìm ở hải phận của La Ha-ba-na, đến năm 1985 được người tìm bảo vật Phí Tuyết phát hiện, trên hết trong đó vớt được 8 tấn hoàng kim, 500 kg bảo thạch. Còn tất cả văn vật trôi nổi trên mặt nước có giá trị đến 400 triệu đôla, song, chính vì thế mà Phí Tuyết đã vứt bỏ tất cả các hoạt động của công ty, lúc đó điều đáng để theo đuổi duy nhất trong đời hắn chính là
tìm bảo vật, tôi nghĩ kiểu tâm tính này của hắn rất giống với Tam thúc bây giờ.
Bởi vì thuyền chở hàng rất lớn, cho nên có hơn mười cách giải thích mộ thuyền khác nhau, một lượng lớn thuyền buôn chuyên vận chuyển đồ sứ gần như là một con số thiên văn, mà trong những năm tháng dài đằng đẵng, số lượng thuyền buôn tơ lụa chìm trên biển còn vượt xa sức tưởng tượng của mọi người, những …
kho tàng khổng lồ này còn rất nhiều chưa được mở ra.
Chỉ có điều, công ty của A Ninh, tôi thấy ở trên internet chỉ có một trang bìa đơn giản, không hề có nhiều tin tức, cái công ty này hình như cũng không có một ít hạng mục cần phải kiểu cách quá nhiều, tôi đối với công ty đồ cổ nước ngoài này không có biết nhiều, chỉ có thể tự nhắc nhở mình hành động cẩn thận.