Con Đường Mang Tên Em

Chương 33

Chương 37- 38: Về quê
Trong cơn say tỉnh lẫn lộn, tôi vẫn nghe thấy lời Phương thủ thỉ bên cạnh.

– Em bảo, từ giờ cấm anh hát bài đó!

– Ừ. Anh nhớ.

– Em rất tôn trọng quá khứ của anh, nhưng em không muốn anh suy nghĩ về nó nữa.

– Ừ, anh hứa.

– Uhmmm………Em yêu anh, Cún của em.

– Hihihi……mà có ai tỏ tình ở quán cafe, quần áo tả tơi thế này không hả Cún?

– Sau này kể bọn con nó cười cho thối mũi nhỉ?

– Ai lấy anh mà con với cái!

– Cần gì em lấy anh, để anh lấy em cho.

Tôi siết chặt Phương vào lòng. Một lời nói ra là muôn vàn khó khăn trước mặt, nhưng tôi tin vào bản thân mình. Bằng tình yêu của em, bằng những đánh đổi thời gian qua, đó sẽ luôn là niềm tin và xây chắc tương lai tôi và em.

– ……..Đừng xa em nhé Cường. Em sợ lắm! Em đã phải vượt qua chính sợ hãi của mình để yêu anh. Cho đến trước khi anh nói yêu em, em vẫn tự tin rằng mình sẽ từ chối anh, nhưng em đã không làm được.

– Anh biết…….

– Mình về nhà bây giờ em nhé!?

– Vâng, về thôi.

– Ý anh là về quê.

– Giờ này á? Thôi để sáng mai về!

– Không! Anh phải giới thiệu với bố mẹ. – rồi mình kéo tay Phương dậy, đi xuống nhà xe luôn, mặc kệ bọn bạn đang gào thét trong phòng hát.

Tự nhiên trong đầu lại nảy ra ý định điên rồ – về nhà trong đêm. “Mình phải về nhà ngay bây giờ, phải cho bố mẹ biết con dâu của bố mẹ là ai…. Mệt lắm rồi nhưng đầu óc còn tỉnh táo. Sẽ về đến nhà trước khi lăn quay ra. Mình phải đi chứ, cả 2 đứa cùng đi!”

Tôi muốn bố mẹ nhìn mình với một cái nhìn khác, rằng tôi đã có thể tự tìm cho mình một người con gái của cuộc đời mình. Đã có 2 người trước bước qua đời tôi, nhưng đều để lại trong bố mẹ những trăn trở và những đau lòng không nói ra. Còn bây giờ, tôi thực sự nghiêm túc, chưa bao giờ tôi tin tưởng và dám đánh đổi, dám sống chết với tình cảm của mình như bây giờ. Nói như vậy không có nghĩa là với Mai và Chúc tôi không nghiêm túc, mà đơn giản trong cuộc đời, cái gì cũng cần trải nghiệm, kể cả tình yêu. Một tình yêu đúng nghĩa được chiêm nghiệm ra phải là sự kết hợp giữa tình yêu, cảm thông, thấu hiểu, hy sinh, và cả thử thách nữa.

Đèo Phương về nhà quơ tạm mấy bộ quần áo rồi xách mấy túi quà, tôi ôm Phương ra xe rồi cứ thế đi mải miết, chẳng cần biết trăng sao gì nữa. Trên đường, Phương ngồi sát vào tôi và vòng tay ôm thật chặt. Hai đứa gần nhau như điều tự nhiên nhất, chẳng e dè, không ý tứ. Tôi lái xe một tay còn tay trái vòng qua eo giữ lấy Phương như phản xạ vô điều kiện, sợ Phương xa tay mình, theo cả nghĩa đen và bóng. Đằng sau, Phương thỉnh thoảng nhoài lên đưa tên lên sờ xịt, rồi vuốt trán, vuốt má, chắc sợ tôi ngủ gật. Bên tai tôi vẫn là cái giọng nhẹ nhàng xen lẫn mè nheo của em chẳng lúc nào ngưng. Cái radio của đời tôi.

– Mình được tỏ tình mà chẳng có quà cáp gì cả! Hixx hixx

– Có anh đây này, gấu to đùng hơn 60kg đây này, em dùng cả đời còn gì.

– Chẳng thèm, chẳng biết ai dùng ai! Hì hì.

– Mà, ông….. anh lạnh không?

– Tôi không lạnh, bà lạnh không?

– Hihihii…. bà không lạnh cháu ạ.

………

– Anh ơi, về giờ này bố mẹ mắng chết, rồi bảo em chẳng biết can ngăn anh gì cả!

– Bố mẹ cũng có can ngăn được anh đâu mà em lo. Tự nhiên anh muốn về nhà, anh muốn em biết nhà anh.

– Vâng. Anh đi từ từ thôi, không phải vội đâu, đằng nào cũng muộn rồi.

Đó là tất cả những gì tôi còn nhớ cho đến………sáng hôm sau. Tôi không nhớ về nhà lúc mấy giờ, đã nói gì thêm với Phương hay không, cũng như nói chuyện với bố mẹ ra sao… Rượu ngấm vào người, tôi chỉ đi về nhà bằng bản năng – điều mà mỗi khi tỉnh dậy tôi lại cảm thấy sợ con người mình.

– Bố ơi, mẹ ơi! Bố, mẹ!

– Kìa, anh gọi be bé thôi không cả xóm dậy hết bây giờ!

– Ai đấy?

– Con đây!!!! Con giai bố mẹ đây!

– Ôi trời, giờ này còn đưa nhau về đây. Chúng mày!

Ngật ngưỡng khoác vai Phương đi vào. Gặp mẹ, tôi chỉ tay sang Phương, giọng lè nhè:

– Mẹ, đây, người yêu con!

– Biết rồi, bố nhà ông! Thôi đưa nó vào giường đi cháu. Ông đâu rồi? Ra xem thằng quý tử nó lướt khướt đây này.

Sáng tỉnh dậy đã thấy đang nằm úp thìa trên giường, ngơ nghác ngó xung quanh, tôi bật giậy vì…….lạ nhà, xong nhớ ra lại nằm vật xuống. Đây mới là nhà của tôi mà? Nhiều khi thèm về đây lắm, để được nằm lăn lê giữa nhà, hay quần đùi áo ba lỗ đi nghịch mấy cái cây của bố, rồi sáng sáng ra ngõ ăn bánh cuốn mộc nhĩ của cô hàng xóm…..mà bận bịu quá chẳng về được, cứ phải để 2 ông bà già lóc cóc đi xe lên chỗ thằng con.

Bao xung quanh người giờ là cái mùi dầu gió nồng nặc, bên cạnh là 1 cái chậu to tổ chảng, chắc hôm qua tôi lại cho chó ăn chè rồi . Haizzzz. Người mệt mỏi, đầu thì nhức kinh khủng, có lẽ tại say rượu còn đi ngoài gió lạnh! May mà không chết! Đúng là mấy cái lúc nửa say nửa tỉnh thật nguy hiểm, con người ta vừa hưng phấn lại vừa liều mạng…. Bảo sao nhiều anh hùng xuất hiện sau vài chén rượu!

Ngoài cổng nghe văng vẳng tiếng bố đang ngồi chém gió với mấy bác hàng xóm. Chắc mẩm kiểu gì tí nữa cũng ăn chửi của ông “Thôi mình cứ giả vờ ngủ tiếp cho an toàn”.

Bố là người “huấn luyện” tôi uống rượu, nghĩa là không hề cấm đoán chuyện rượu chè, nhưng mấy cái hành động điên điên kiểu như phi xe hơn 40km về nhà trong đêm thì tôi dễ ăn bạt tai của ông lắm. Nghe tiếng chân bước vào, tôi nhắm tịt mắt giả vờ ngủ, giống như hồi còn trẻ con giả vờ ngủ trưa chờ bố đi làm rồi vùng dậy đi chơi vậy. Bố xoa nhẹ mặt rồi thì thào:

– Dậy đi con. Dậy ăn sáng.

– Thôi để con ngủ tí nữa – giả vờ giọng ngái ngủ

– Thôi đi ông ạ, tôi lại đập cho bây giờ!

– Hehe, bố biết à?

– Tôi đẻ ra ông tôi còn không biết! Lần sau còn thế nữa thì đừng trách. Thanh niên mà liều mạng, làm gì cũng phải nghĩ đến bố mẹ nữa chứ.

– Hì. Vâng. Mẹ đâu bố?

– 2 mẹ con đi chợ rồi.

– 2 mẹ con? Bố nói như bố chấm rồi ý.

– Tất nhiên là phải tìm hiểu thêm, nhưng qua tiếp xúc thì thấy cũng là con nhà tử tế, biết ăn ở. Tôi chưa nhìn nhầm người nào đâu.

– Vâng. Thôi đợi con vệ sinh xong đi ăn bánh cuốn đi bố.

– Ừ, bố bảo cô ấy tráng sẵn rồi đấy, ra ăn thôi.

Quán bánh cuốn đầu ngõ bé tí ti, cũng chẳng ngon lành gì, nhưng được cái cô chủ quán xởi lởi, lại chỉ bán cho bà con trong xóm ngoài làng nên tự nhiên thành đông đúc, vừa là chỗ ăn sáng vừa là chỗ điểm tin buổi sáng cho cả khu.

Hai bố con vừa bước vào quán đã thấy các cô các bác ồ lên:

– Cháu chào các bác ạ!

– Ô thằng cu Cường lại về đấy à? hôm nay ông Kiên khỏi than thở phải đi ăn sáng một mình nhá….

– Anh giảng viên lại về làng đấy. Năm nay tao cho con Bống thi vào trường mày đấy, lên nhờ thầy luôn….. mà mày có ưng nó thì tao gả luôn cho đấy, gần làng gần xóm con ạ….. bla bla bla

– Ôi dào ôi, nó có người yêu rồi, sáng nay thấy 2 mẹ con dắt nhau đi chợ từ sớm rồi. Bà cứ ở đấy mà nhấm nháy…. hahahahah

Ở cái xóm nhỏ bé này, ai có chuyện gì là mọi người biết hết – điều vốn là cái dây liên kết con người ở đây với nhau. Từ chuyện con chó nhà này bị đánh bả, đến ao cá nhà ông kia tự nhiên cá bơi ngửa, hay người này người kia nhìn thấy ma….đều trở thành hot topic sau 1 đêm, thế nên chuyện Phương về nhà tôi rồi đi chợ với mẹ tất nhiên sẽ thành một chủ đề bàn tán.

Chui vào trong, 2 bố con tìm chỗ ngồi thật khuất. Hai người giống nhau ở điểm ấy, đi đâu cũng thích ngồi chỗ thật kín đáo, chẳng ai biết. Mà cũng có thể hiểu là thích làm điều khuất tất.

– Rượu không? – bố dò hỏi. Nếu là người khác mình sẽ chối ngay, nhưng mà kệ.

– Có ạ, cho con chén.

– Mà thôi, vừa hôm qua mày uống rồi.

– Thôi, cứ cho con uống. Con cạch với bố thôi. Hehehe.

– Được, cho một chén.

– Sao bố gọi nhiều thế? Ăn sao hết được

– Ôi dào, cứ ăn đi.

…………….

– Cái Chúc giờ sao rồi con?

– Bình thường rồi ạ. Nó làm con suýt khốn đốn nhưng giờ thì ổn rồi.

– Mẹ mày ở nhà cứ l*иg lộn lên, cứ đòi lên trên ấy, rồi gọi điện cho người này người kia….

– Vâng, chắc Phương nói cho mẹ biết.

– Con bé ấy như thế cũng một phần lỗi do mình. Quyết đoán nó khác với dứt khoát. Đàn ông phải mềm dẻo con ạ, con còn trong cái môi trường ấy lâu, không mềm mỏng không tồn tại được đâu.

– Vâng, nhưng nó cũng quá đáng lắm. Mà con thì cứ nghĩ sao làm vậy thôi. Còn trên trường thì bố khỏi lo, các thầy cô đều thương con. Gì chứ dạy dỗ thì con nghiêm túc lắm.

– Uhmm. Cẩn tắc vô áy náy, nhiều khi nó chỉ là tai bay vạ gió thôi. Mẹ mày thì cứ suốt ngày xem sao xem số, đi chùa xin xỏ. Hôm con Phương báo về mẹ mày chửi ầm ầm lên đấy.

– Chửi Phương ý ạ?

– Chửi mày ý chứ! Con cái có chuyện gì không nói với bố mẹ lại phải để người yêu báo về cho bố mẹ.

– Tại con không muốn bố mẹ lo.

Tôi ngồi đánh chén như chết đói, chẳng để ý là bố vẫn ngồi đợi. Lâu lắm rồi mới có cảm giác ngồi thư thái, ăn bánh cuốn thơm dẻo của gạo làng, hít căng l*иg ngực đầy mùi khoai lúa…

Rồi mẹ với Phương cũng đi chợ về, trên tay lỉnh kỉnh đồ đạc. Mẹ vẫn thế, mua bán cái gì cũng thừa mứa, lúc nào cũng chỉ sợ cả nhà đói, lần nào về quê lên mẹ cũng chằng đυ.p kín cái xe máy của tôi toàn thức ăn, rau củ…. Cái tính này Phương hợp mẹ lắm, có thể tiết kiệm bản thân, nhưng mua sắm cho những người thân yêu thì tuyệt nhiên “vung tay đến trời” luôn.

Từ xa đi lại, 2 bác cháu đã trở thành đề tài bàn tán mới nhất cho các “quạt gió” của làng.

– Đấy, con dâu ông bà Kiên đây này, mấy bà cứ gạ gẫm đi, còn lâu mới được ý. Bà Kiên nhỉ?

– Thằng Cường nó lấy gái thành phố chứ thèm gì lấy vợ quê, phải không Cường?

– Đâu, đây chỉ là đứa cháu nó về chơi thôi. Mấy bác cứ trêu thế cháu nó ngại – Mẹ mình đỡ lời cho 2 đứa.

Nhìn thấy mẹ, tôi ngồi nem nép vào trong tường, tránh cái nhìn như sắp “ăn thịt” của mẹ. Nhưng mà đâu có thoát!

– Thằng này! Ăn uống chẳng chờ đợi ai, giáo viên thế dạy ai?

– Lại uống rượu? Con cái khó dậy! Để tao gọi tiếp chai nữa ra luôn để sẵn nhá!.

– Rồi, sáng nay tôi mắng nó rồi. Đây là nó rót ra để cụng với bố thôi – đồng minh bố lên tiếng.

– 2 bố con ông khác gì nhau?

Tôi nhìn sang Phương nãy giờ vẫn ngồi im cười tủm tỉm. Chắc Phương cũng thấy hơi bất ngờ về độ “dữ dằn” của mẹ. Phụ nữ là thế, càng bốc hỏa lên cao thì càng chứng tỏ mình quan trọng với họ thôi mà, cả đời chỉ sợ nhất lúc mẹ rơi nước mắt thôi, chứ quát nạt tôi với mẹ là chuyện thường ngày, tôi chẳng sợ.

Tranh thủ lúc bố mẹ đang nói chuyện, tôi quay sang Phương thủ thỉ:

– Đi chợ quê thích không?

– Có, nhưng mà ai cũng nhìn.

– Gái thành phố về mà. Sau về đây ở hẳn thì quen ngay.

– Vớ vẩn! Nói linh tinh.

Bố mẹ với Phương về nhà, tôi tranh thủ đi quanh xóm chào hỏi mấy cô bác, định gặp mấy thằng bạn cấp 2 mà chúng nó đi làm xa hết rồi. Đi qua cái sân bóng cũ bé tí tí, thấy mấy thằng cu con đang hè nhau đá bóng, lại chợt nhớ tới mấy thằng bạn cấp 2 với những trận bóng xuyên trưa, những trận bóng dầm mưa mà chỉ kết thúc bằng roi mây của bố mẹ, rồi những trò nghịch ngu giờ nghĩ lại vẫn sợ. Những kí ức khó phai mà chẳng mang chúng nó về đây được với mình.

Về nhà thì đã thấy mẹ với Phương đã thịt xong gà, mình được dịp khoe khoang ngay:

– Đấy, đã bảo về là cho ăn thịt gà tre mà!

Phương khẽ gạt những giọt mồ hôi lấm tấm, ngước lên nhìn mình cười tươi. Nhưng người bên cạnh thì không như thế. Mình tắt ngay nụ cười khi gặp ánh mắt tóe lửa của mẹ.

– Đi rửa rau, đứng đấy mà nhe nhởn!

– Vâng. Hì hì – tôi sán lại chỗ mẹ lấy le với cười cợt chọc mẹ nhưng chẳng ăn thua, mẹ giận bao giờ cũng rất là dai.

Uể oải nhấc rổ rau ra bể nước để rửa. Thấy giọng Phương nhẹ nhàng đằng sau:

– Đợi tí, để em rửa cùng!

2 đứa vẫn chưa quen lắm với cái kiểu xưng hô này, cứ ngại ngùng, nói cũng chẳng dám nhìn vào mắt nhau nữa. Nhưng nó cũng có cái hay riêng, e thẹn một chút mới vui. Gọi là rửa rau nhưng chỉ có Phương làm, còn tôi chỉ thọc tay vào chậu nghịch nước, rồi rửa tay….. Phương.

– Sao không rửa đi cứ ngồi nghịch thế?

– Kệ, …. thích nghịch.

– Vớ vẩn, bỏ tay ra không làm sao em rửa được!

– Không.

– Em mách mẹ bây giờ!

– Mẹ bao giờ cũng bênh anh nhá!

– Đúng là đồ trẻ con!

– Em? Thích không?

– Thích gì? Anh?

– Về với bố mẹ thích không? Muốn ở đây luôn không?

– Thôi, đừng trêu nữa, nhìn mặt em đây này – Phương ngước lên như cho mình nhìn mặt em – đúng là đỏ bừng lên nãy giờ.

Tôi nhổm đến, bất thình lình hôn nhẹ vào môi Phương, làm em lại càng đơ ra luôn, cứ thế nhìn tôi không chớp mắt. Một lúc sau em mới thẽ thọt được vài từ:

– Bạo dạn ghê nhỉ? Yêu mấy cô rồi có khác. Kinh nghiệm đầy mình.

– Vớ vẩn. Giờ chỉ yêu cô này thôi.

– À. Sáng nay em ra chợ gặp cô giáo anh nhá! Cô bảo ngày xưa anh học giỏi lắm, nhưng mà nghịch nhất trường, hihiihi.

Vừa múc nước cho Phương, tôi vừa hồi tưởng đến cái quá khứ “huy hoàng” của một thằng đầu bò đầu bướu hồi cấp 2. Chuyên bỏ học đi ăn trộm, mùa nào thức nấy, lúc thì táo, lúc thì ngô, rồi nhãn, mía…. Trên trường thì toàn kích đểu cho chúng nó đánh nhau, có hôm bị 2 thằng nó quay ra nó đánh luôn cả mình. Ngồi trong lớp thì toàn trêu gái, đọc truyện….. Nói đến lại nhớ các thầy cô, nhớ trường cấp 2 quá.

– Xưa anh gọi là mất dạy thì có. Toàn đánh nhau với bày trò, đứng cột cờ mấy lần. Bố mẹ bị gọi lên suốt, mỗi lần về là lại chạy từ đầu xóm đến cuối xóm….

– Cô bảo anh là người được giải Tỉnh đầu tiên của trường nên các thầy cô mới cưng không thì anh đuổi học lâu rồi. Không ngờ Cường ngố cũng giỏi phết nhỉ?

– Hì hì. Anh mà! Không giỏi sao có người yêu xinh thế này!?

– Nịnh!

– Mà anh này. Bố với mẹ ngày xưa được giải quốc gia à? – Phương lè lưỡi.

– Uhmm.

– Nhà anh toàn thứ dữ nhỉ?

– Nói ai thứ dữ? Tôi đập cho giờ!

– Hihihi. Sao bố mẹ giỏi thế mà anh lèng mèng? – Phương nhìn mình bĩu môi.

– Mắt toét! Vào phòng anh mà xem!

– Xem rồi! Được cái giải Khúc khích mà cũng khoe. Dốt nhất nhà!

– Thôi ngay! Tại ngày xưa bố mẹ thi toàn người dốt thôi, lúc anh thi toàn người giỏi!

– Hehehe. Cường dốt.

– Còn hơn cái đồ thi ĐH suýt trượt!

– Suýt đâu! em chỉ cần thế thôi. Hì hì.

Nhắc lại chuyện đó, tôi lại thấy xót xa cho bố mẹ. Chỉ vì hoàn cảnh gia đình mà hai người phải gác lại cái ước mơ đó. Bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu đêm chong đèn sách mà cuối cùng đành phải từ bỏ nó. Những khát khao hoài bão đó giờ đây được đặt lên vai tôi. Ngày tôi thông tin được học bổng, bố mẹ mừng rơi nước mắt, có lẽ bố mẹ còn vui mừng hơn gấp nhiều lần, vì trong tôi giờ còn là hình bóng tuổi trẻ của chính họ, với đầy khát khao, đam mê trải nghiệm ở một chân trời hoàn toàn khác.

– Bố mẹ ngày xưa trong danh sách đi Nga học đó em, nhưng 2 người đều từ chối vì hoàn cảnh gia đình, đến giờ bố mẹ vẫn tiếc lắm. Giá như nhà không neo người thì tương lai đã khác nhiều lắm rồi.

– Nhưng như thế chắc gì bố mẹ đã yêu nhau? Chắc gì đã có anh?

– Ừ, anh cũng nghĩ thế.

– Thôi không nhắc chuyện này nữa. Mỗi lần nhắc đến em thấy khó thở lắm.

Câu nói của Phương để lại một dấu ! lớn trong lòng tôi. Em biết tôi định nói tiếp điều gì, và có lẽ trong đầu em đã mường tượng ra cái viễn cảnh xa cách nhau. Em sợ, tôi cũng sợ. Cuộc đời, ai nói được ngày mai?

Phương ghi điểm tuyệt đối trong mắt mẹ tôi, ít nhất là về chuyện bếp núc. Một cô gái thành thị nhưng về nhà quê không tỏ ra chút gì bỡ ngỡ, xăm sắn làm hết mọi việc không hề nề hà điều gì. Gọi là nhà quê nhưng mọi thứ nhà tôi không khác gì trên thành phố là mấy, có chăng là thêm cái bể nước, ao cá đằng sau và mảnh vườn nhỏ nhỏ thả mấy con gà tre. Cái khác biệt có lẽ chỉ là cái nếp sống, ở đây mọi người sống chậm hơn, thư thả và nhẹ nhàng hơn.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn bắt gặp ánh mắt mẹ đang chăm chú quan sát Phương làm bếp và thoáng mỉm cười. Nhớ ban đầu khi gặp Phương ấn tượng của mẹ là một cô gái nhanh nhẹn nhưng có gì đó hơi hoa hòe hoa sói, ăn mặc chau chuốt, quá chú ý đến hình thức, mẹ không thích. Nhưng qua nhiều lần gặp gỡ, mẹ tôi biết đó không hẳn là xấu vì đặc thù công việc của em. Phương dần đẹp lên trong mắt mẹ với những cử chỉ nhỏ nhặt không giống ai, nhưng giống mẹ! Từ chuyện “dằn mặt” Chúc lúc nấu ăn đến tỉ mẩn khêu từng cái hạt ớt vì sợ tôi loét dạ dày, cộng thêm cái tính “nồng nàn” sao y của mẹ….

Để đến được với nhau, cả tôi và Phương sẽ còn phải thay đổi nhiều – mẹ nghĩ vậy, nhưng ít nhất mẹ biết đã có người có thể chăm lo cho con trai mẹ. Với bản năng và sự tinh tế của một người làm cha mẹ, mẹ tin vào linh cảm của mình, rằng ai sẽ là người có thể tin tưởng để giao con trai mình. Tất nhiên những điều đó mẹ sẽ không nói, tôi cũng không nói, Phương sẽ đủ tinh tế để hiểu được vị trí của em.

– Nào, nâng cốc. Chúc sức khỏe!

– Thằng Cường có gì nói thì nói đi! – Mẹ khởi sướиɠ.

– Nói gì ạ?

– Từ qua đến giờ đi chợ với ai tôi chẳng biết! – mẹ đánh mắt sang phía Phương.

– À, vâng. Giới thiệu với em: đây là bố mẹ anh.

– Cháu chào 2 bác ạ!

– Giới thiệu với bố mẹ: đây là Phương, bạn gái con ạ.

– Rồi! thế chứ – Mẹ mình gật gù – Đúng là không phải dạng vừa đâu 

– Thôi cả nhà ăn đi không đói rồi.

– Tự nhiên cháu nhé, nhà quê có gì ăn nấy!

Tranh thủ lúc ăn cơm, bố mẹ cũng chỉ hỏi han được gia cảnh nhà Phương, quan điểm hôn nhân của gia đình. Kèm theo là vài câu “dìm hàng” thằng con trai, đúc rút lại là “lười, bẩn, khó dậy”

– Lúc nào thằng Cường đi học thì thỉnh thoảng cứ về đây chơi với 2 bác nhé con!

– Vâng ạ! – Phương khẽ trả lời.

Tôi nhìn thấy nét thoáng buồn trong mắt Phương khi bố mẹ nói đến chuyện ấy. Chắc bố mẹ cũng nhận ra được điều đó. Nhưng hai ông bà cũng đủ tinh tế để lái câu chuyện sang hướng khác và kéo tâm trạng của Phương lên.

– Hai đứa lần sau về từ thứ 7, sắp xếp công việc về chơi nhà lâu lâu tí.

– Vâng, cháu thì cũng nghỉ thứ 7, chỉ có anh Cường là hay phải lên trường thôi ạ.

– Tham công tiếc việc vừa thôi con ạ, bố mẹ có để cho mày đói đâu! lương thế đủ rồi, đừng đi dạy thêm nữa.

– Con kham được, kiếm tiền còn cưới vợ chứ.

– Mày ai thèm! Phương nhỉ?

– Hihihi……

– Chiều hai đứa định mấy giờ đi?

– Chưa ăn xong bố mẹ đã đuổi con đi rồi!

– Bố nhà anh! tôi hỏi để còn chuẩn bị đồ cho nó tươi thôi.

– Thôi con không mang gì lên đâu! lần nào lên cũng như đi buôn.

– Mày không cần thì mẹ cho cái Phương. Chiều hai bác cháu mình sang hàng xóm lấy mấy con cá chép cháu ạ, nhà mình toàn cá li ti ăn chả bõ dính răng.

Ăn cơm xong, tôi nảy ra ý định đưa Phương lên trường cấp 2 của mình chơi. Ra trường lâu quá rồi mà chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện quay lại đây thăm thú, nhớ hồi cấp 3 chỉ hẹn hò bạn bè về, lên trường tặng thầy cô bó hoa rồi cả lũ lại đi tụ tập ăn uống.

Trường vắng tanh, Chủ nhật nên chẳng có ai cả. Bác bảo vệ cũng là người mới, nhìn mình với ánh mắt nghi ngờ. Nằn nì mãi, đưa cả CMT ra thì cũng vào được trường cũ dạo một lát với điều kiện không được hái hoa, bẻ cành.

Trường tôi vẫn thế, chẳng có gì thay đổi. Có lẽ chỉ là trường làng, lại là cấp 2 nên chẳng bao giờ được đầu tư gì cho lắm. Lang thang qua những dãy nhà, ngó lom lom vào từng lớp, chỉ cho Phương thấy chỗ ngày xưa tôi từng ngồi, cái bục giảng trơ gạch ngày ngày thầy cô vẫn đứng, cái cột cờ cứ vài tuần một lần lại thấy cái mặt tôi xuất hiện đứng bên cạnh lũ bạn giặc.

Đúng là chỉ có khi đánh mất cái gì đó hoặc không còn gắn bó với nó nữa thì mới thấy thấm thía những ngày tháng đã qua. Tôi lặng đi, nhớ thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những trò nghịch ngợm, nhớ những ngày hè nóng nực rủ nhau tắm sông suýt chết đuối mấy lần…..

Phương im lặng đi bên cạnh, hai đứa khoác tay lang thang dưới những tán lá me, lá bàng….. Em bật cười thích thú khi tôi khoa chân múa tay kể về những lần ăn trộm, những lần bị phạt trực nhật, rồi có khi hét ầm lên đấm tôi thùm thụp lúc tôi dẫn đến cái bể nước của trường mà cứ mỗi lần ra chơi cả lũ con trai trèo lên rồi thi nhau xem thằng nào “cẩu” đi được xa nhất……

– Xưa anh có yêu bạn nào trong lớp không?

– Có chứ, trẻ con mà. 2 đứa liền.

– Ghê thật! Tán gái từ bé đây.

– Nhưng mà bọn nó có thèm đâu, tại hồi đấy anh cứ hâm hấp. Trêu xong chạy biến đi.

– Anh vẫn thế mà, đã hết hâm hấp đâu! Ôi, sao mình khổ thế này! Vớ phải ngay ông hâm dở.

– Em sao? Cấp 2 có anh nào tán không?

– Đầy! Hồi ấy em để tóc dài, xinh cực!

– Thế có yêu anh nào không?

– Không! Em chẳng biết gì, cứ thấy bọn nó tặng gì là chạy thục mạng. Hihii. Mà quên! Nhắc đến quà mới nhớ! Quà tỏ tình của tôi đâu? – Phương quay sang lườm nguýt.

– Cho về quê chơi rồi còn gì!

– Xí, không có cũng chẳng sao đâu.

– Thôi đừng dỗi, anh đùa đấy, tí về anh đưa cho em nhé.

– Hí hí. Cái gì đấy Cún?

– Bí mật chứ.

– Nói đi!!!

– Không!

Cứ mải nói chuyện, 2 đưa lang thang ra khu vườn cây sau trường lúc nào không biết. Ở đây giờ toàn là xà cừ, keo tai tượng. Chẳng hiểu sao ngày xưa mấy đứa suốt ngày chui vào đây trốn tìm.

Đi mỏi quá, tôi mới tựa vào gốc cây và kéo Phương tựa vào người mình. Giờ thì em đang hoa chân múa tay, kể hết chuyện nọ chuyện kia, chỉ chỏ cây cỏ hoa lá… Bất chợt tôi ôm lấy Phương từ đằng sau thì thầm: “Cho anh hôn cái”. Chẳng đợi đồng ý, tôi từ từ xoay người nàng lại, đưa mặt lại thật gần rồi ghé sát vào môi em, Phương thẹn thùng nhắm mắt lại. Nụ hôn rất nhẹ nhàng nhưng không kém nồng nhiệt. Tay tôi bắt đầu hoạt động như được lập trình, lần mò vào trong áo Phương. Có tiếng “ư,ư” của em, nhưng ngay lập tức bị miệng tôi chặn lại. Lần mò mãi mới được gần đến nơi cần đến, thì bỗng Phương gạt mạnh tay ra, nhìn tôi với ánh mắt gườm gườm. Bao nhiêu cảm xúc tụt hết xuống đến tận gót chân.

– Giỏi! Ghê thật. Cái tay. Tay nào vừa nghịch bậy?

– Làm sao? của tôi mà!

– Cái gì mà của tôi?

– Đây này! – tôi chọc chọc vào ngực Phương.

– Này! Cái tay!

– Hì hì – Tôi cười giả lả, rồi cứ thế ôm Phương chặt vào lòng, đứng như vậy thật là lâu. Những lúc như vậy mới thấy chỉ cần có em bên cạnh để ôm ấp, vuốt ve, nó đáng giá hơn nhiều là những thứ nɧu͙© ɖu͙© kia. Nhưng đàn ông mà, mấy ai kiềm chế được khi bên cạnh là người mình yêu.

– Ghê thật! Kinh nghiệm đầy mình có khác – Phương thì thầm bên tai.

– Em có sợ anh không? Khi anh đã có những tiếp xúc như thế với người khác.

– Có! Em không thích! Em gét anh! sao anh dám làm thế với người khác trước em hả? – vừa nói Phương vừa đấm vào lưng tôi. Đấm chán thì nàng chuyển sang giọng thẽ thọt.

– Nhưng mà, em là người cuối cùng, nên không sao. Hhihi. Cũng như anh ý.

– Cái gì? Em cũng để cho thằng nào sờ rồi?

– Anh bị hâm hả! Thằng nào sờ? Em cắn chết – vừa nói vừa thị phạm luôn, ngoạm luôn một miếng vào vai tôi, may mà chỉ là trả vờ.

– Mà đàn ông các anh ích kỉ thật! Mình yêu bao nhiêu đứa không sao, thế mà lại ghen với quá khứ của người yêu.

– Em không ghen chắc!

– Không! Chẳng bao giờ. Cái gì qua là qua. Chỉ khi nào anh còn lằng nhằng với tình cũ thì em chẳng tha.

– Con gái con đứa, vừa phải thôi chứ, động tí là xù lên xấu lắm.

– Em không biết đâu! lúc ấy em không kiềm chế được. Anh biết vì sao không?

– Sao?

– Vì phụ nữ là giống ích kỉ nhất.

Những điều Phương nói nghe có vẻ ghê gớm, nhưng tôi biết sẽ chẳng bao giờ có thật, đơn giản vì tôi chẳng bao giờ để nó xảy ra cả. Tận trong lòng, tôi thấy mình hạnh phúc, vì tôi biết với Phương tôi quan trọng thế nào. Từ bao giờ, tôi cũng biết mình đang có ai, biết người bên cạnh quan trọng với mình như thế nào.

Tôi kéo Phương lại gần để hôn em. Vòng tay như siết chặt hơn. Lần này thì không còn chút phản kháng nào nữa, tay tôi lần mò đến đúng chỗ phải đến. Vì …. của em khá to, lại mặc shield size vừa nên tay tôi bị shield đè vào đau nhói, nhưng mà đến được đích rồi thì bất chấp. Phương thở mạnh hơn, hai mắt nhắm nghiền, cả người thẳng đơ như khúc gỗ…. Được một lúc thì nàng gạt tay tôi ra, nhưng lần này em nhìn tôi cười e thẹn. Khẽ nâng cầm Phương lên, tôi nhìn thẳng vào mắt em, vẫn đôi mắt ấy nhưng giờ đây nó dịu dàng hơn, qua đôi mắt long lanh ươn ướt kia tôi biết em đang hạnh phúc. Rồi Phương nhoài sang ôm ngang lưng tôi, tựa mặt vào ngực thì thầm.

– Cho rồi, cấm đi lung tung nữa. Lằng nhằng em gϊếŧ anh!

……………….

Hai đứa còn tha thẩn + vần vò trong khu bạch đàn của trường khá lâu rồi mới về. Đúng là những thứ ấy có sức hút với đàn ông thực sự, cứ thỉnh thoảng đang đi tôi lại đè Phương vào gốc cây còn tay thì……. Phương dần cũng dạn dĩ hơn, không còn phản kháng hay thở dốc nữa. Trên đường về em cứ chốc chốc lại đấm, rồi cấu, rồi véo vì cái tội cho tay đi du lịch hơi xa của tôi.

– Đau ơi là đau.

– Anh xin lỗi.

– Lỗi cái gì! Lần sau không cho nữa.

– Lần sau anh sẽ dùng giữ gìn hơn nhé.

– Không cho nữa. Để dành cho con!

– Tính xa thế!

– Ý anh là sao?!!! – Phương nhoài người lên ghé miệng sát vào tai tôi, nhả từng chữ từng chữ một, gió rít qua kẽ răng, nghe như ở cõi nào vọng về.

– Đâu. Anh có ý gì đâu? – Toàn thân lạnh toát.

– Chạy làng phải không?

– Ôi dào ơi, nó phải được đến Z rồi mới gọi là chạy làng cô nương ạ. Đây mới đến T thôi.

– T là cái gì?

– Phiên âm nó sang tiếng Anh khác biết

– Anh! Anh nham nhở thế hả!!!! Chưa thấy ông thầy giáo nào như anh đâu!

Hai đứa về đến nhà đã gần 3h. Bố mẹ lập tức “đuổi” lên trường không sợ đi trời tối. Mẹ lôi tuột Phương đi “thu gom” thực phẩm, trước khi đi còn kịp ném cho tôi 1 cái lườm sắc như dao:

– Bảo về sớm để 2 bác cháu đi chợ mà lang thang giờ này mới về. Mày chỉ giỏi chân đi chơi!

– Thôi, nó không về thì cứ trách, nó về rồi thì động tí là mắng mỏ nó! – đồng minh phe ta đã lên tiếng.

– Bố con anh thì một phe rồi, tôi ở nhà này là cái gì đâu, biết bao giờ mới có phe đây!

Ở nhà còn lại hai bố con, ông cụ lại quay về dặn dò những điều mà lần nào về tôi cũng nghe. Loanh quanh chỉ có dạy dỗ, thái độ, cẩn thận đường xá…. nhưng tôi vẫn ngồi im nghe. Nhiều khi vẫn là những câu ấy, nhưng nếu ông bà không nhắc đi nhắc lại có khi lại thấy không yên tâm, sợ thiếu trách nhiệm, sợ con nó quên. Tôi hiểu vậy nên chẳng bao giờ than “biết rồi” như những đứa khác. Lần này, ngoài những nội dung cũ ấy, tôi còn biết bố mẹ suy nghĩ tiên tiến hơn cả tụi trẻ chúng tôi nữa.

– Hai đứa có gì chưa?

– Gì ạ? Chưa, bọn con vừa mới mà.

– Uhmm, có gì thì cứ bàn với bố mẹ.

– Còn xa lắm bố, con còn đi học. Giả sử có bầu rồi thì con sao đi được nữa!

………….

Đang nói chuyện với bố thì nghe thấy điện thoại của Phương trong túi kêu inh hỏi, tôi rút ra thấy “My MOM is calling”. Tôi không nghe, lẳng lặng ấn nút silence rồi cất lại vào túi. Lòng băn khoăn không biết Phương có nói cho bố mẹ biết là ở nhà tôi không nữa? Mà tôi cũng đâu để cho Phương xin phép bố mẹ đâu, cứ thế lôi tuột em đi trong đêm.

Mẹ với Phương về, đúng như tôi dự đoán: rau, củ, quả, mấy con cá còn giãy đành đạch, mấy con gà thịt sẵn. Lần nào lên cũng nhét đầy tủ lạnh xong chẳng nấu, thiu thối lại tự thân đi dọn. May quá là giờ đã có osin kiêm bảo mẫu Xuân Phương nên không phải lo nữa.

Đưa điện thoại cho Phương, tôi chằng chịt đồ đạc vào xe rồi quay vào nhà chuẩn đồ bị để đi còn em chạy ra cổng gọi lại cho mẹ.

Lúc quay ra đến nơi thấy Phương đang thẫn thờ đứng vân vê cái điện thoại. Tôi lại gần vỗ vai, em giật mình quay lại, rồi hình như chỉ chờ có thế, Phương nhìn tôi mắt ngân ngấn nước, miệng bẹp ra, giọng ngay lập tức méo hẳn đi.

– Sao thế em?

– Mẹ mắng em! – xụt xịt…

– Mắng sao?

– Mẹ bảo con gái mà dễ dãi, mẹ không chấp nhận, bắt về nhà ngay!…………..

—————-