Tạo Hóa Thần Đế

Chương 12: Vô đề

( T/G: Để làm rõ về một số thứ liên quan tới việc tu luyện trong truyện Tạo Hóa Thần Đế, ở chương này mình sẽ chỉ tập trung vào những thứ đó thôi, không viết cái gì khác, chương tiếp theo sẽ vẫn viết truyện bình thường;NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ SẼ NÓI HẾT RA ĐÂU, nói hết ra thì còn gì thú vị nữa. Đây không phải do bí truyện mà là viết theo ý kiến của độc giả. Cảm ơn mọi người đã đọc truyện của mình, cảm ơn ae bên Trời Máu HT, tại hạ đặc biệt cảm tạ các đạo hữu đã tặng quà và có những lời khen tặng cho truyện)

Nói về tu luyện, đầu tiên là phải nói tới tư chất bởi nếu không có tư chất thì cũng không thể tu luyện rồi. Tư chất được chia làm bốn đẳng cấp lớn: hạ đẳng, trung đẳng, thượng đẳng, đỉnh cấp. Mỗi đẳng cấp lớn đó lại chia làm ba đẳng cấp nhỏ hơn là: tam, nhị, nhất, trong đó tam là thấp nhất còn nhất là cao nhất ; chẳng hạn đẳng cấp hạ đẳng sẽ được chia làm tam hạ đẳng, nhị hạ đẳng, nhất hạ đẳng,

tương tự các đẳng cấp tiếp theo cũng được chia như vậy. Tư chất tam hạ đẳng là tư chất thấp nhất,

tư chất nhất đỉnh cấp là cao nhất. Người mang tư chất tam hạ đẳng cũng không khác người thường là bao, người mang tư chất này sẽ tu luyện rất chậm chạp, muốn tăng tiến tu vi rất khó, thường là sẽ chết vì tự hết thọ nguyên, do không thể thăng cấp. Tư chất đỉnh cấp là thuộc vào loại tư chất cao nhất,

hiếm có nhất,

có khi một vạn người mới có một người, thậm chí có khi tìm trong chục vạn người cũng chưa chắc có một người, thế mới biết tư chất đỉnh cấp hiếm như thư thế nào. Tư chất được xác định bằng độ lớn kinh mạch, khả năng ngộ đạo và khả năng cảm ngộ hệ nguyên tố trong tu luyện của tu sĩ. Nhưng cái quan trọng hơn cả là kinh mạch, kinh mạch càng lớn chân nguyên vận chuyển nhanh hơn, nhiều hơn giúp tu luyện nhanh, chiến đấu có lợi, thậm chí là vượt cấp, gϊếŧ chết đối thủ cũng không hiếm, nhưng nếu kinh mạch quá nhỏ thì người đó không có khả năng tu luyện đâu. Khả năng ngộ đạo cũng giống như độ IQ của một người bình thường vậy, trong khi tu luyện có thể tự tìm tòi, vượt qua các bình cảnh, khả năng ngộ đạo cao còn giúp cho việc lĩnh ngộ trong tiếp thu kiến thức, sáng tạo chiêu thức. Khả năng cảm ngộ hệ nguyên tố là khả năng mà tu sĩ đó có thể nhận biết và hấp thu linh khi hệ đó, các hệ nguyên tố trong tu luyện có: kim, mộc, hỏa, thủy, thổ và các dị hệ: băng, lôi, phong, minh, ám. Nếu tu sĩ có thể cảm ngộ được càng nhiều hệ nguyên tố thì việc tu luyện sẽ nhanh hơn. Ở đây cần phải nói, tu sĩ ở năm hệ đầu thì không thiếu, ba dị hệ tiếp theo thì hiếm hơn ( băng, lôi, phong), còn tu sĩ hệ minh và hệ ám lại càng hiếm hơn nhiều. Ngoài ra còn có một loại tư chất khác gọi là " tư chất biến dị" ( cái này không thể nói).

Có tư chất rồi thì cần công pháp tu luyện, công pháp tu luyện được chia làm: phàm cấp, huyền cấp, tiên cấp, thần cấp, hỗn độn cấp. Công pháp tu luyện phàm cấp là công pháp thấp nhất thường chỉ có những người có thân phận thấp kém hoặc tán tu( là những tu sĩ một thân một mình tìm tòi tu luyên, không có tông môn, gia tộc hỗ trợ) có ít linh ngọc mới mua. Còn công pháp hỗn độn là công pháp cao nhất, loại công pháp này cũng chỉ xuất hiện trong một vài truyền thuyết chứ chưa bao giờ thấy tận mắt hoặc thấy nhưng không nói ra nhưng khẳng định là có rất ít người có thể thấy loại công pháp đó, thậm chí là chưa có ai thấy cũng không biết được. Đẳng cấp của nó đã vượt qua phạm vi truyền thuyết rồi, vì vậy mà công pháp thần cấp được coi là công pháp cao nhất ở đây, công pháp thần cấp cũng rất hiếm hoi, chỉ có ở trong một vài tông môn cấp cao mới có. Đẳng cấp công pháp cũng ảnh hưởng việc tốc độ tu luyện và có ảnh hưởng lớn tới tu vi sau này, có người tuy mang tư chất cao nhưng tu luyện công pháp cấp thấp cuối cùng không thể tiến cấp được, muốn tu luyện công pháp mới thì cần phải chặt đứt trí nhớ về công pháp cũ và tự hủy bỏ tu vi của mình, nhưng có mấy người có thể làm được điều đó chứ?

Nói về tu vi. Tu vi là những mốc tu luyện của tu sĩ, tu vi càng cao, sức mạnh càng lớn, tu vi bị ảnh hưởng bởi tư chất, công pháp tu luyện và một số yếu tố khác. Tu vi chia làm mười đẳng cấp

: Luyện khí, kết nguyên, kim đan, huyền nguyên, kim anh, hóa nguyên, ngưng nguyên, thiên nguyên, nguyên đỉnh, thiên tiên; ở mỗi cấp chia làm chín tầng. Ở cảnh giới luyện khí cấp ba sẽ có một vài pháp thuật nhỏ như thuật tạo hỏa, thuật tạo thủy, thuật ẩn thân, thuật độn thổ, thuật phi hành. Tu vi thiên tiên là tu vi cao nhất, hiếm có nhất, muốn đạt đến cảnh giới này không phải cứ có tư chất cao và công pháp cao là được, nó yêu cầu đến cả cơ duyên nữa.

Lại nói tới các thứ bổ trợ cho việc tu luyện. Đó là đan dược, bùa chú, bảo khí, trận pháp,...

Đầu tiên sẽ nói tới đan dược. Đan dược được luyện chế từ linh thảo, mỗi loại đan dược sẽ cho một công dụng khác nhau ví dụ như dùng để giải độc, chữa thương, dùng để tấn cấp tu vi... Đẳng cấp đan dược được chia làm linh đan và chân đan. Mỗi đẳng cấp lại chia làm chín cấp nhỏ hơn,

từ cấp một đến cấp chín, chỉ là chất lượng đan dược ở ba cấp liên tiếp sẽ giống nhau, ví dụ linh đan cấp một sẽ có chất lượng không khác nhau lắm, linh đan cấp bốn đến cấp sáu có chất lượng không khác nhau lắm,

vì vậy mà người ta thường nhóm chín cấp nhỏ lại thành ba nhóm, từ cấp một đến cấp ba là nhóm hạ phẩm, từ cấp bốn đến cấp sáu là trung phẩm, từ cấp bảy đến cấp chín là thượng phẩm và nếu như đan dược luyện chế ra mà đạt trên cấp chín nhưng chưa vượt qua đẳng cấp của nó thì được gọi là đỉnh cấp. Người luyện đan hay còn gọi là đan sư,

đan sư được gọi là linh đan sư khi có thể luyện chế linh đan và được gọi là chân đan vương khi có thể luyện chế ra chân đan. Chân đan có đẳng cấp cao hơn linh đan,

cao hơn ở đây không phải là chất lượng mà là cao hơn về giá trị sử dụng, linh đan là đan dược dùng tốt cho các tu sĩ có tu vi luyện khí đến tu vi kim anh, còn tu vi ngưng nguyên chi trở lên thì linh đan không có tác dụng với hoặc nếu có thì rất ít, mà chỉ có chân đan mới có tác dụng thực sự với họ.

Bảo khí thực ra là gọi chung cho các loại pháp bảo, từ pháp bảo công kích đến pháp bảo phòng ngự, phi hành hoặc là dùng trong sinh hoạt (người có thể dùng pháp bảo dùng trong sinh hoạt không phải đại gia thì cũng là các đại năng cường giả).

Bảo khí thường được chia

từ thấp đến cao: pháp khí, chân khí, chân linh khí, mỗi cấp sẽ được phân ra làm hạ phẩm, trung phẩm, thượng phẩm, cực phẩm. Pháp bảo chân linh khí thường là chí chỉ các cường giả mới có mà thôi.

Áo giáp hay còn gọi là hộ giáp, dùng để phòng thân, hộ giáp càng cao chất lượng càng tốt, giá cả càng đắt. Hộ giáp chia làm hạ phẩm, trung phẩm, thượng phẩm có đôi khi hộ giáp đã vượt qua cấp thượng phẩm sẽ được chia làm cực phẩm.

Bùa chú hay còn gọi là phù lục, loại bùa này có nhiều loại, ví dụ như là bùa hộ thân, bùa phá không, bùa cấm động, bùa tất sát,... Phù lục được chia làm mười cấp,

từ cấp một đến cấp mười. Người luyện bùa được gọi là phù sư, đẳng cấp phù sư sẽ được xác định bằng cấp bùa cao nhất mà người đó có thể luyện ra, ví dụ như phù sư có thể luyện ra bùa cấp năm thì gọi là phù sư cấp năm.

Trận pháp cũng được chia làm mười cấp, cấp một đến cấp mười. Có nhiều loại trận pháp, ví dụ như: tụ linh trận, ảo trận, sát trận, khốn trận, cách linh trận. Trận pháp được bố trí bằng trận kì, nếu muốn trận pháp có chất lượng tốt thì có thể bố trí thêm các bảo khí vào trong đó. Trận pháp sư cũng được chia cấp theo cấp trận pháp cao nhất mà người đó có thể bố trí ra, ví dụ trận pháp sư có thể bố trí ra trận pháp cấp năm sẽ được gọi là trận pháp sư cấp năm.

Đan sư, phù sư, luyện khí sư, trận pháp sư đều được các tu sĩ kính trọng. Bởi không phải ai cũng có thể trở thành một đại sư được, có khi mười vạn tu sĩ cũng chỉ xuất hiện một đại sư chân chính mà thôi, vả lại muốn thăng cấp lên đại sư cấp cao cũng rất khó.

Ngoài ra còn có các bảo vật thần khí, hỗn độn bảo vật cùng rất nhiều thứ khác

(Có một số điều không thể bật mí ở đây, mn đọc truyện sẽ hiểu, cảm ơn mn!)