Đó là một kỳ Euro cách đây đã hơn hai chục năm, khi tôi còn là một thằng nhóc vừa đến tuổi dậy thì, tóc đỏ lòm, da đen ngòm vì bêu nắng...
Thuở ấy, cả làng tôi chỉ có đúng hai cái tivi: một của nhà chú Uy làm bí thư xóm, một của lão Trọng bán thịt chó ngoài ngã ba. Lúc đầu, chúng tôi hay xem ở nhà chú Uy, vì chú thường bê tivi để ra ngoài hiên, ngay trước cái sân rộng mênh mông, chúng tôi tha hồ ngồi, khỏi lo tranh giành, giữ chỗ. Phía góc sân nhà chú còn có cái bể nước mưa to như cái bể phốt, đang xem mà khát nước cứ tự nhiên ra đó vục gáo dừa múc lên mà tu ừng ực.
Nhưng có một điều hơi bực là chú Uy lại cứ kê một hàng gạch ở ngay chỗ đầu sân, đoạn gần cái tivi. Đứa nào đến sớm sẽ ngồi hàng đầu, và ngồi lên mấy viên gạch đó, thành ra những người đến sau và ngồi sau rất khó xem - do cái bọn đằng trước ngồi cao quá. Vậy là ai đến sau, muốn xem ngon lành, thì phải đi kiếm gạch. Kiếm cũng dễ thôi, chỉ cần ra cái sân kho ở ngay đó, có đống gạch tập kết của xã dùng để xây nhà tình thương cho mấy cụ già neo đơn, rồi cứ việc khuân. Tất nhiên, lúc xem xong, đứa nào cũng nhấc mông chuồn thẳng, chả đứa nào thèm ở lại dọn dẹp cái đống gạch vứt ngổn ngang, bừa bãi trên sân. Ấy thế mà chú Uy rất hiền, không hề mắng mỏ than phiền. Hôm nào cũng vậy, đợi mọi người đứng dậy bỏ về hết, chú lại một mình cặm cụi dọn dẹp, xếp những viên gạch gọn gàng thành một đống phía sau hồi...
Cứ vậy cho đến khi chú Uy đủ gạch để xây nhà là thôi: chú bê con mẹ nó tivi cất luôn vào trong buồng, đóng chặt cửa, khóa kín cổng, buộc thêm con chó to bằng nửa con lợn sề ngồi chễm trệ ngay đầu ngõ há mồm lưỡi thè lè.
Thế là chúng tôi đành chuyển qua xem nhờ ở quán thịt chó của lão Trọng ngoài ngã ba. Lão Trọng này thì rất thoải mái, vô tư, không hề lợi dụng chúng tôi để kiếm gạch xây nhà, mọi người đến xem cứ việc ngồi bệt xuống nền, tivi lão để trên cái nóc tủ cao, ai cũng xem được cả. Nhưng vẫn có cái bực: ấy là lão cứ nhè lúc anh em đang xem là lão hấp thịt chó rồi nấu rựa mận thơm lừng, xong lão múc một bát, bê ra bàn, một mình ngồi, vừa ăn nhóp nhép, vừa uống rượu khà khà...
Nhìn cảnh đó, anh em ai cũng thèm ứa nước miếng cả. Bởi hồi ấy, làng tôi hầu như nhà nào cũng đói, bữa cơm vẫn còn độn sắn, độn khoai, cũng chả lấy đâu ra giò chả thịt thà, hôm nào sang lắm thì có vài con tôm con cá bắt ngoài ruộng ngoài sông, còn không chỉ ăn với nước mắm suông, chấm cùng mớ rau muống rau lang mọc tràn lan ngoài bụi ngoài đồng.
Lão Trọng hẳn là biết điều đó, nên lão nhiệt tình mời các anh em lần lượt đứng dậy, lại chỗ lão, mỗi người cắn một miếng rựa mận, nhấp một hớp rượu quê nồng, gọi là cho có tí không khí, của ít lòng nhiều. Cái thứ rựa mận và rượu quê này, với chúng tôi khi ấy, chả khác gì một ả đàn bà đẹp: thà ả cứ kiêu căng, cứ xa tầm với đi, thì có khi chúng tôi cũng chả dám mong gì, đằng này, ả lại gọi chúng tôi tới, lả lơi cho chúng tôi xoa mông, vuốt đùi một cái, xong rồi thôi, đâm ra chúng tôi lại càng thấy thòm thèm, rạo rực trong người...
Và lão Trọng hẳn là lại biết điều đó, nên lão ngửa cổ, quẳng miếng rựa mận vào mồm, vừa nhai nhồm nhồm, vừa bảo: "Anh em thích thì góp tiền, năm bảy người ăn chung một bát, uống cùng một chai, có đáng bao nhiêu đâu! Tiền bạc không cần phải nghĩ! Cứ ăn đi! Không trả hôm nay thì hôm mai trả, không trả bằng tiền thì trả bằng thóc lúa ngô khoai, đều được cả!".
Anh em nghe vậy thì kẻ dứt khoát, người tư lự, nhưng rồi cuối cùng, gần như tất cả đều đã đứng dậy, ngồi vào bàn. Thế là lão Trọng mang rượu, bưng đồ nhắm ra cho từng đám, và cả lũ cắm đầu ăn nhoàm nhoàm. Nhưng riêng tôi vẫn ngồi dưới đất, bởi tôi lúc đó chửa làm ra tiền, cũng chả biết kiếm đâu ra thóc lúa ngô khoai mà trả cho lão Trọng, nên tôi không dám. Thấy thế, anh Tính - còn gọi là anh Tính "phong" - mới kêu tôi lên ngồi ăn cùng anh. Tôi còn đang băn khoăn thì anh đã phẩy tay: "Không lo! Cứ ăn đi! Tiền anh trả!".
Anh Tính "phong" là hàng xóm nhà tôi. Gọi là hàng xóm thôi, chứ vẫn cách nhau cái vườn chuối rộng phải ngang cái sân vận động. Cái vườn chuối ấy ngoài chức năng lấy quả để bán, lấy thân để nấu cám, thì còn là chỗ trú râm của mấy bà mấy cô làm đồng gặp hôm nắng nóng, và nó đồng thời cũng là cái nhà vệ sinh công cộng lớn nhất làng tôi: ai đang đi cấy đi cày, hoặc có việc tình cờ qua đây mà chẳng may mót quá thì cứ việc chui vào vườn tụt quần tự nhiên ngồi ỉa. Nếu may mắn ngồi gần chỗ nào có cái buồng chuối rủ xuống ngang thân, và đang có quả chín cây thì có thể với tay vặt ngay, vừa ỉa vừa ăn, rất hay!
Cái vườn chuối ấy là của nhà anh Tính "phong", và cái biệt danh Tính "phong" của anh ấy cũng xuất phát từ vườn chuối. Ấy là bởi một lần, một chị trong làng đi ngang có ghé vườn chuối nhà anh ỉa bậy. Vừa bước vào trong, chị thấy anh Tính đang ngồi bệt, hai chân quặp lấy cái gốc chuối, quần tụt đến đầu gối, tay trái anh đưa lên ngang vai, ôm chặt lấy thân cây, còn tay phải anh thì lại đang hạ thấp xuống khu vực dưới rốn, giật lên giật xuống lên hồi, lắc qua lắc lại, như đang đánh giày.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm bác sĩ thú y chuyên thụ tinh cho lợn, đỡ đẻ cho bò, chị gái ấy nhìn phát là biết ngay anh Tính đang bị mắc chứng phong giật - khác cái là người ta thì giật toàn thân, còn anh Tính chỉ giật mỗi cái bàn tay phải - nên chị quên cả ỉa, nhào tới giữ chặt tay anh Tính lại, rồi áp dụng các biện pháp thú y học để can thiệp, giúp anh thoát khỏi cơn nguy kịch. Cái biệt danh Tính "phong" cũng đi cùng với anh từ hôm đó!
Một buổi sớm tờ mờ, như thường lệ, tôi dậy chạy thể dục vòng quanh thôn. Lúc qua vườn chuối, nghe có tiếng động lạ, tôi rón rén ngó vào, thì thấy anh Tính "phong" đang lúi húi trong đó. Sợ anh lại lên cơn phong giật, tôi liền lao tới. Nhưng không, hóa ra, anh đang chặt một buồng chuối khá to, và đang hì hụi hạ nó xuống. Tôi nhanh nhảu giúp anh một tay, rồi hỏi: "Sao mới tinh mơ anh đã chặt chuối thế này?". Anh Tính cầm vạt áo quệt mồ hôi, hổn hển trả lời: "Tranh thủ vợ anh còn đang ngủ! Thôi, khiêng cùng anh ra quán lão Trọng cho nhanh! Kẻo vợ anh biết, nó gϊếŧ!".
À! Vậy ra cái buồng chuối này là để trả cho bữa rựa mận anh mời tôi đêm hôm trước. Thế là, trong màn sớm nhập nhờ chưa tỏ mặt người, hai cái bóng lom khom khiêng cái buồng chuối cong cong thoăn thoắt lướt đi trên con đường làng vắng vẻ, nhấp nhô bởi những mô đất gập gờn còn nhơm nhớp sương đêm...
Đến trưa, lúc tôi mang bát ra rửa ngoài sông, đã thấy vợ anh Tính "phong" đứng ở chỗ đầu vườn chuối mặt hầm hầm, hai tay chống hông, mồm chửi ông ổng. Anh Tính cũng đứng ngay gần vợ, vẻ đầy tiếc nuối, thẫn thờ...
- Có chuyện gì vậy ạ?
Nghe tôi hỏi, vợ anh Tính mới ngừng chửi, rồi đáp lời tôi bằng giọng tức tưởi: "Có buồng chuối to, định mai phiên chợ sẽ cắt mấy nải đẹp đẹp mang đi bán, còn mấy nải xấu xấu sẽ để lại hôm tới thắp hương giỗ cụ ngoại! Ấy vậy mà cái đứa mất dạy nào đã chặt trộm mất rồi! Khốn nạn quá đi thôi!". Anh Tính nghe thế thì không nói gì, chỉ cúi mặt lầm lì. Còn tôi, chả lẽ cũng lại không nói gì? Nên đành ậm ừ an ủi chị một câu cho có lệ: "Chuối người ta để thắp hương giỗ cụ mà nó cũng nỡ lòng chặt trộm được! Đúng là đồ súc vật! Cầu trời cho nó ăn cái quả chuối trộm cắp ấy vào, nó tắc cổ chết bà nó đi!".
Đêm đó, lúc hai anh em đi bộ ra quán lão Trọng xem Euro, tôi áy náy chuyện hồi trưa với anh Tính "phong" quá, nên rụt rè quay sang anh hỏi nhỏ: "Em chửi anh là súc vật, với cả rủa anh chết tắc cổ, anh có giận em không?". Anh Tính "phong" nghe vậy thì cười, xua tay: "Giận gì! Mày chửi anh thì anh chỉ nhục tí là xong thôi, còn hơn để vợ anh nó nghi ngờ, rồi biết chuyện, thì nó đánh cho anh nhập viện! Với cả cái vụ ăn chuối tắc cổ chết thì anh có ăn đâu mà sợ!".
Nói rồi, anh chỉ tay vào chỗ túi quần anh đang phùng lên, u thành một cục to bự, dài dài, xong hỏi tôi: “Đố mày biết cái gì đây?”. Tôi bảo em chịu, thì anh cười, nói: “Là chim đấy!”. Tôi há hốc mồm: “Chim gì mà phùng lên tận chỗ túi quần vậy?”. Thấy tôi có vẻ không tin, anh lập tức thò tay vào, moi chim ra cho tôi xem: đúng là chim thật: một con chim bồ câu mới ra ràng, lông còn lún phún. Chắc anh lại vừa lấy trộm được của vợ. Rồi anh cầm chim lắc qua lắc lại, hôn nhẹ lên đầu chim, giọng hồ hởi: "Buồng chuối lúc sáng trả cho bữa đêm qua vẫn còn thừa một ít, cộng thêm chú chim này nữa là đêm nay anh em ta lại được ăn thịt chó thả ga".
Rồi anh cười ha hả. Tiếng cười vang rất xa, dọc theo bờ sông đêm êm ả, trải dài trên triền đê thoai thoải, hòa vào với tiếng ếch nhái cò kè đang ì oạp râm ran trên đồng quê thăm thẳm bao la...
Lúc hai anh em đi ngang qua chỗ vườn nhà ông Kiên, đột nhiên tôi không thấy anh đâu, quay lại, hóa ra anh đang úp mặt vào cái giậu tre. Ban đầu, tôi tưởng là anh đái, nhưng rồi tôi tự cho là không phải, bởi bình thường, anh toàn vừa đi vừa vạch chim vừa đái luôn trên đường, chả có lí gì hôm nay anh lại lịch sự mà dừng lại đái vào giậu như thế. Và quả nhiên là anh không đái thật, nhưng tôi cũng không biết là anh đang làm cái quái gì, chỉ biết là anh đứng im, dán mặt vào cái giậu tre, như thể bị thôi miên, bị con ma bờ ma bụi nó nhập vào anh vậy. Tôi hoảng quá, lay lay nhẹ vai anh, thì anh quay ra, đưa ngón tay lên miệng kêu "suỵt" một cái, xong lại quay vào chăm chú...
Tôi tò mò nhìn theo hướng anh, và tôi đã hiểu điều gì làm anh bị thôi miên như vậy: Cách chúng tôi một đoạn không xa, sau lớp màn đêm thâm thẩm, nhập nhòa, một quầng sáng đỏ quạch tỏa ra từ chiếc đèn nê-ông bé tẹo soi rõ một người đàn bà trong trạng thái nguyên sơ đang thong thả múc từng gáo nước dội lên tấm thân trần trụi lõα ɭồ - người đàn bà đó là chị Huệ, con gái ông Kiên...
Giờ thì không chỉ anh Tính "phong", mà cả tôi cũng đang bị thôi miên...
Hai chúng tôi cứ đứng lặng như vậy một hồi, rồi đúng khi tôi đang mụ hết người đi thì anh Tính ghé tai tôi thì thào: "Anh vào trong xem cho rõ hơn đây! Mày có vào với anh không?". Dứt lời, anh Tính ngồi thụp xuống, chui tọt qua cái lỗ hổng phía dưới cái giậu tre, nhẹ nhàng lách vào trong. Tôi cũng chả kịp suy nghĩ gì cả, lập tức bò theo anh. Hai anh em lồm cồm như hai con chó, bò dọc theo rãnh mía và áp sát gần đến cái sân giếng chỗ chị Huệ đang tắm. Đúng là xem gần thích hơn thật, ở cự ly này, tôi nhìn rõ được cả bầu ngực của chị Huệ đang núng nính, nghe rõ từng tiếng da thịt bì bạch, và cảm nhận được từng gáo nước dội rỏ xuống nền gạch nung lách tách...
- To chả kém gì quả bóng Euro, nhỉ!
Anh Tính "phong" vừa chỉ chỉ, vừa thì thầm vào tai tôi, rồi hai anh em nhìn nhau cười hi hí. Ấy vậy mà loáng một cái, cười xong, quay ra, hai anh em đã không thấy chị Huệ đâu cả. Linh cảm là có biến rồi, tôi ngước sang, thì thấy chị Huệ đang đứng ngay bên tôi, tay cầm cái gáo dừa vẫn đang rỏ nước tong tong. Hoảng quá, chả kịp nghĩ ngợi nữa, tôi vùng luôn dậy, lao xuyên qua vườn mía, băng qua cả cái giậu tre rồi cắm đầu chạy thẳng...
Lúc ấy tôi hành động theo bản năng, nên sau đó ngẫm lại, thấy tôi cũng hơi tệ, vì trong lúc nguy nan lại bỏ mặc anh em ở lại. Nhưng anh Tính “phong” thì không hề có vẻ gì là trách giận tôi cả, bởi ngay sáng hôm sau gặp tôi, anh đã cười rất tươi, rồi bảo là tối đi xem Euro thì qua gọi anh nhé! Tôi thấy anh vui vẻ thì cũng bớt ngại, mới hỏi anh bằng giọng thỏ thẻ: “Thế hôm qua, sau khi em chạy rồi, anh ở lại đó, tình hình sao?”. Anh cười hề hề, bảo: “Thì anh cũng định chạy theo mày, ai ngờ, con bé đó nhanh tay, túm ngay áo anh lại, rồi nó giơ cái gáo dừa lên. Anh tưởng nó đập anh, liền đưa tay ra đỡ, nào ngờ, nó lại giúi cái gáo vào tay anh, rồi bảo anh vào múc nước cho nó gội đầu!”.
Những hôm sau đó, theo như lời dặn của anh, hôm nào tôi cũng qua nhà rủ anh đi xem Euro cùng để vợ anh khỏi nghi ngờ, nhưng chỉ có mình tôi là ra xem ở quán thịt chó chỗ lão Trọng thôi, còn anh thì lại chui qua cái giậu tre nhà ông Kiên, rồi xem Euro cùng chị Huệ ở trong vườn mía, hai người họ hẹn nhau ở đó.
Một hôm, lúc anh chui qua giậu tre để vào vườn mía nhà ông Kiên, thấy tôi cũng chui theo, anh ngạc nhiên hỏi: “Ủa? Hôm nay không xem ngoài quán lão Trọng à?”. Tôi cười, đáp: “Hết rồi! Chung kết hôm qua rồi mà anh! Nay em xem Euro ở đây với anh thôi!”. Anh nghe vậy thì ngớ người, xong nghiêm mặt bảo tôi: “Số mày đỏ thật đấy! Bao nhiêu hôm chỉ quờ quạng, vuốt ve thôi thì chú mày không xem, đêm nay Huệ hứa sẽ chính thức cho anh chén thì chú mày lại có mặt. Cũng được thôi, nhưng phải nấp vào một góc, trật tự xem, cấm hò hét, cấm đòi vào sân thay người!”.
Ấy thế nhưng chả biết là tôi đỏ hay đen nữa, vì đã quá giờ hẹn rồi, tôi nằm phục ngoài rõng mía cả nửa tiếng đồng hồ, muỗi cắn đến phát rồ, mà vẫn chả thấy bóng chị Huệ đâu. Anh Tính đợi lâu thì cũng tỏ ra khá thấp thỏm, lo âu. Cuối cùng, sốt ruột quá không chịu nổi, anh Tính mới bảo tôi là cứ ở ngoài vườn này đợi, để anh vào trong thám thính xem sao.
Nói rồi, anh Tính bò chồm chồm dọc luống mía, men quanh bờ ao, trèo qua hàng rào, nhảy ra hướng cổng chính, rồi anh chỉnh đốn lại quần áo, đàng hoàng, dong dả như cán bộ từ ngoài ngõ bước vào. Đến sân, thấy ông Kiên đang ngồi giữa sân hút thuốc lào, anh Tính lễ phép cúi chào, rồi nhã nhặn trình bày: “Dạ! Cháu là cán bộ văn hóa, đang muốn thành lập đội bóng đá của thôn! Thấy em Huệ nhà ta có khiếu bóng đá, nên cháu tới rủ em tham gia tập luyện luôn ạ!”. Ông Kiên nghe vậy thì gật gù: “Thật vinh dự quá! Cái Huệ nhà tôi nó vừa đi cắt cỏ về, chắc đang đổ cỏ ở ngoài chuồng bò!”.
Anh Tính nghe vậy thì lại hí hửng cúi chào, toan bước ra. Nhưng ông Kiên đã gọi giật lại, rồi cất giọng chậm rãi: “Tôi đã rình mò, quan sát lối chơi của anh mấy bữa nay, xin có đôi lời góp ý thế này: Nhìn chung, anh tấn công khá bài bản, rất mạnh trong khoản áp sát, pressing toàn thân, tuy nhiên, anh thường xuyên phạm lỗi dùng tay chơi bóng, và ham giữ bóng quá lâu. Bên cạnh đó, anh còn rất lóng ngóng khi tiếp cận khu vực cầu môn. Nếu muốn dứt điểm được, cần phải bình tĩnh hơn!”.
Ông Kiên nói xong thì đứng dậy, cầm cái điếu cày thủng thỉnh bước vào nhà. Anh Tính chỉ chờ có vậy là lao ngay ra vườn, tiến thằng tới chỗ chuồng bò phía góc bờ ao. Tôi cũng lập tức bám theo và nép sát vào gần chuồng bò để xem cho rõ. Trời tối thui, tôi chỉ nhìn thấy hai cái bóng mờ mờ quyện vào nhau. Tức thì, những âm thanh lạ, da diết cất lên, chắc là của chị Huệ. Cũng khó hiểu thật, giọng chị Huệ bình thường khá trong và dễ nghe, thế mà khi ở trạng thái hưng phấn, xúc động, thì nghe cứ ồm ồm, ông ổng như bò...
Rồi đột nhiên, tôi nghe cái “Hự!”, hệt như ai đó vừa cầm một cái gậy dài đập vào lưng ai đó. Quả đúng vậy, ngay sau tiếng “hự” ấy, tôi thấy một bóng đen – chắc là anh Tính “phong” - từ chuồng bò lao vụt ra, đuổi ngay theo sau anh là một bóng đen khác đang cầm đòn gánh – lúc đầu tôi nghĩ là chị Huệ, nhưng sau khi nghe giọng chửi thì tôi nhận ra ngay là giọng của bác Lê - mẹ chị Huệ: “Bà đập chết mày! Thằng biếи ŧɦái! Mày dám chui vào tận đây sàm sỡ bà mày à! Bà đập chết mày!”.
Vừa chửi, bác Lê vừa vung đòn gánh lên vụt liên hồi. May mà anh Tính nhanh chân đã phi ngay ra chỗ giậu tre rồi vọt được ra ngoài... Tôi cũng đợi cho tình hình lắng xuống, xong nhẹ nhàng bò sát trên rõng mía, ra chỗ giậu tre, chuồn lẹ ra...
Hai anh em thất thểu quay trở về, không khí khá nặng nề. Anh Tính “phong” vừa thở dài thườn thượt, vừa lắc đầu chua chát: “Trời tối quá, bố ai mà nhận ra đó là bà Lê chứ!”. Tôi tất nhiên là rất thông cảm với anh, nhưng tôi vẫn hỏi bằng giọng băn khoăn: “Thế còn cái âm thanh rêи ɾỉ ồm ồm, ông ổng đó là của ai? Bà ấy rên như vậy tức là đã chịu anh rồi, sao còn vác đòn gánh đuổi anh?”. Anh Tính “phong” xua tay: “Không phải của bà Lê, mà là của con bò. Lúc vừa xông vào, tối quá anh nhìn không rõ!”.
Tới lượt tôi thở dài! Biết vậy, tôi cho anh mượn cái đèn pin, tôi có mang theo đây mà vẫn để trong túi. Nghĩ rồi, tôi ngán ngẩm moi cái đèn pin ra, bật cái “tách”. Chiếc đèn pin trên tay tôi giống như một thanh gươm dài vô tận chém loang loáng lên màn đêm sâu thẳm mịt mùng...
“Suỵt!!!”. Anh Tính ra dấu bảo tôi yên lặng rồi ghé sát tai tôi thều thào: “Có tiếng động lạ! Cho anh mượn cái đèn pin”. Tôi đưa đèn pin cho anh, và chăm chú lắng nghe: đúng là có tiếng động lạ thật, nó phát ra từ chỗ đống rơm dưới chân gốc đa, cách chúng tôi một quãng không xa. Tiếng động này cũng khá da diết, làm tôi liên tưởng tới những âm thanh mà tôi đã nghe khi nấp cạnh chuồng bò. Chúng tôi rón rén, lò dò, lom khom áp sát đống rơm. Khi cảm giác những âm thanh ấy đã rất gần rồi, chỉ còn cách khoảng vài bước chân nữa thôi, anh Tính liền bật đèn pin xông tới, rọi thẳng mục tiêu, hô lớn: “Aha! Bắt quả tang nhé!”. Ngay tức thì, một bóng đàn ông tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ hoảng hốt phi vụt ra rồi cắm đầu chạy thẳng, bỏ lại người đàn bà vẫn đang chúi mặt vào đống rơm, chổng ra ngoài cái mông trắng hếu...
Anh Tính cũng chỉ trêu cho vui thế thôi, rồi hai anh em lại bỏ đi, chứ chuyện của người ta, chả liên quan đến mình, thì hơi đâu can thiệp làm gì! Nhưng đi được một đoạn, anh liền khựng lại. Tôi hỏi sao vậy, thì mặt anh nhăn lại vẻ đăm chiêu, rồi bảo: “Con đàn bà vừa rồi, tuy không thấy mặt, nhưng nhìn cái mông rất quen!”. Tức thì, anh vác đèn pin quay ngoắt lại. Tôi tất tải chạy theo anh, đến nơi, đã thấy cái đèn pin rơi, nằm lăn lăn trên đất, ngay cạnh đó, anh đang quỳ thụp xuống, hai tay bưng mặt, không nói thành lời. Người đàn bà ấy giờ đã mặc quần áo xong, và chả cần soi đèn pin vào mặt, thì tôi cũng nhận ra, đó là vợ anh Tính rồi...
Buồn quá anh Tính ơi! Anh đã dính cái quy luật khắc nghiệt của bóng đá, đó là tấn công nhiều, nhưng không ghi được bàn thắng, thì sẽ bị thủng lưới trước rồi!
Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO