Tổng Hợp Truyện Cười Võ Tòng Đánh Mèo

Chương 124: TÔI VÀO BIÊN CHẾ

 width=

Nghe tin một ngôi trường khá nổi trên huyện đang cần tuyển giáo viên, tôi lập tức tới ứng tuyển. Bà hiệu trưởng thấy tôi ôm cái hồ sơ xin việc lò dò đi vào thì mỉm cười rất thân thiện, xong chỉ chỉ tay xuống ghế, ý bảo tôi ngồi đợi, rồi bà lại tiếp tục cặm cụi, chăm chú làm việc bên cái máy tính...

Tôi vui vẻ ngồi đợi mà không hề cảm thấy khó chịu, bởi người ta là hiệu trưởng một ngôi trường lớn với cả ngàn học sinh, đương nhiên là phải bận bịu với cả núi công việc ngập đầu, người ta chịu bỏ thời gian ra tiếp mình là tốt rồi, nên dù phải chờ cả buổi tôi cũng vẫn vui!

Sau một hồi hì hục với cái máy tính, tôi thấy bà hiệu trưởng bốc điện thoại gọi cho ai đó, giọng cau có: "Tao chọn hàng xong rồi đấy: hai sơ-lít lọt khe, một coóc-xê trong suốt. Liệu mà ship hàng sớm cho tao để chiều mai tao còn đi Đồ Sơn tắm biển! Mà chúng mày làm ăn cho tử tế vào, lần trước tao mua cái váy, chúng mày quảng cáo là mặc vào xinh như Ngọc Trinh, mà tao mặc vào trông như con thần kinh. Rồi cả cái bộ đồ bơi, chúng mày bảo là mốt mới, theo phong cách nàng tiên cá, mà tao mặc vào nhìn như vua thủy tề đang ngáo đá..."

Gác điện thoại xuống, bà hiệu trưởng mới thò cổ ra, gọi chị lao công đang quét dọn ngoài hành lang vào và bảo chị ấy đi lấy nước pha trà mời khách. Tôi lúc ấy mới lễ phép chào hỏi, giới thiệu một số thông tin về tôi, rồi bày tỏ nguyện vọng muốn được xin vào làm giáo viên dạy trong trường. Bà hiệu trưởng xem qua hồ sơ của tôi thì vừa gật gù, vừa chầm chậm cất lời:

- Cháu nộp hồ sơ đúng lúc lắm! Cô vừa đuổi việc vài đứa giáo viên hợp đồng, nên cần tuyển thêm giáo viên mới để thay thế! Với cả, cô cũng đang có một suất vào biên chế, nếu cháu muốn, cô sẽ giữ cho!

- Dạ... Cháu mới ra trường, chỉ ước ao được đứng trên bục giảng, được mang những gì mình đã học ở trường mà truyền dạy lại cho các em học sinh thân yêu, trang bị cho các em kiến thức để mai sau các em vững bước vào đời, trở thành người có ích cho xã hội, vậy là cháu hạnh phúc lắm rồi, chứ biên chế hay hợp đồng thì cháu thấy cũng không quan trọng lắm ạ!

Bà hiệu trưởng nghe vậy thì cười ha hả, rồi đứng dậy vẫy vẫy tay, ý muốn bảo tôi đi theo bà ấy...

Lúc đi qua chỗ hành lang, thấy chị lao công đang chổng mông lau cầu thang - chính là cái chị vừa lấy nước pha trà hồi nãy - bà hiệu trưởng nhắc nhở ngay: "Lau xong ban công thì qua dọn phòng vệ sinh luôn đi rồi còn lên lớp, kẻo muộn giờ thì lại chạy cong đít!". Rồi bà quay sang tôi, nói như giải thích:

- Chị này hiện là giáo viên hợp đồng của trường, nhưng lương thấp quá, không đủ sống, nên xin kiêm luôn chân lao công để kiếm thêm. Chị này tốt nghiệp loại giỏi, dạy cũng tốt, nhưng đạo đức nghề nghiệp rất kém: ai lại dọn phòng vệ sinh nam mà cứ nhè lúc ra chơi giữa giờ, là lúc cao điểm các thầy đi đái để vào dọn, rõ ràng là có ý lợi dụng việc công để thỏa mãn ham muốn biếи ŧɦái của bản thân! Đợi thuê được người dọn vệ sinh khác là cô sẽ đuổi việc chị ta ngay!

- Sao cô đuổi nhiều thế? Mới hôm trước cô vừa đuổi vài người rồi mà!

- Thì cũng vì mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy và giữ gìn hình ảnh cao quý của người giáo viên thôi. Ví như cái thằng dạy hợp đồng môn Toán ấy, nó bị hở van hậu môn, đánh rắm thối um, bum bủm cả buổi, dù nó giảng hay nhưng học sinh cũng không ghi được bài, vì tay còn mải đưa lên bịt mũi. Rồi cái con bé dạy hợp đồng môn Sinh cũng vậy, nó bị ỉa chảy kinh niên, mỗi tiết học bình quân nó phải đi ỉa năm bảy lần. Tính ra, tiết học có 45 phút thì nó chỉ dạy được khoảng 15 phút, thời gian còn lại là nó dùng để đi ỉa. Nếu không đuổi việc nó thì có khác gì mình thuê nó về trường, trả lương cho nó đi ỉa?

Cuộc trò chuyện của tôi và bà hiệu trưởng bị cắt ngang bởi một chị gái tướng rất đầu gấu, xách chiếc cặp da nâu, mặc bộ áo dài ren xuyên thấu để lộ nội y màu đỏ dưa hấu đang đi tới từ đằng sau. Khi nghe bà hiệu trưởng giới thiệu sơ qua về tôi, chị gái áo đỏ ấy cười tươi, giọng hồ hởi: "Ào em, ị à áo iên ăn", xong, chị ta đi thẳng vào lớp, còn tôi hoang mang quay sang hỏi bà hiệu trưởng:

- Chị ấy nói cái gì mà ị xong rồi ăn vậy cô?

- À! Nó nói là: "Chào em, chị là giáo viên Văn". Con này trước đây nói năng bình thường, nhưng từ khi chồng nó bị cái bệnh lậu hay giang mai gì đó làm lây sang nó, thì nó bị vi khuẩn ăn cụt mất một phần lưỡi, giờ mới ngọng như thế!

- Giáo viên Văn mà bị vậy thì giảng bài thế nào được? Sao cô không đuổi việc?

- Đuổi sao được! Nó vào biên chế rồi mà! Kể cả giờ nó có cụt hết cả lưỡi thì cũng chả dám đuổi!

Đi thêm đoạn nữa, tôi bỗng thấy một anh nằm lăn trên nền đất giãy đành đạch, như thể vừa bị ai đó đánh. Đứng ngay gần đó là một đám học sinh tàn nhẫn, vô tâm, lạnh lùng trố mắt lên nhìn. Tôi liền hô to: "Gọi cấp cứu cô ơi! Có người gặp nạn kìa!". Bà hiệu trưởng nghe vậy thì cười, bảo: "Cấp cứu gì đâu! Thằng đó là giáo viên thể dục, đợt trước nó nhảy vào vườn nhà người ta rình trộm gái tắm, bị đuổi đánh cho què chân, giờ đứng không được, phải ngồi xe lăn. Nó đang hướng dẫn kỹ thuật nhảy xa cho học sinh, nhưng ngồi trên xe lăn mà hướng dẫn thì học sinh không hiểu, nên mới phải nằm ra đất!

- Thế sao không cho anh ấy nghỉ việc ạ?

- Nghỉ sao được! Nó vào biên chế rồi mà! Nếu nghỉ thì chỉ chờ già rồi nghỉ hưu thôi, chứ chả ai dám cho nghỉ việc!

Rồi tôi lại nghe tiếng kêu "a... a... ư... ư..." phát ra từ một lớp học ngay phía đầu hồi, hệt như ai đó đang mở phim sεメ. Hiểu được sự băn khoăn của tôi, bà hiệu trưởng lại nhanh nhảu giải thích ngay:

- Là con bé giáo viên dạy nhạc đó! Cách đây mấy tháng, nó đi ngủ quên đóng cửa, bị một thằng mất dạy lẻn vào hϊếp da^ʍ. Hôm sau, nó lại quên không đóng cửa, nhưng thằng mất dạy đó không thấy lẻn vào nữa. Rồi cả tuần liền sau đó nó ngủ đều quên không đóng cửa, mà cái thằng mất dạy đó vẫn không thèm quay lại, nó chờ đợi mòn mỏi, bức bối quá, thành ra tinh thần ức chế rồi phát điên. Sau khi đi điều trị ở bệnh viện tâm thần về, nó tiếp tục đi dạy, nhưng thần kinh vẫn chưa hoàn toàn ổn định, bởi vậy bây giờ, thỉnh thoảng, nó vẫn như bị ảo giác, tưởng rằng mình đang được cái thằng mất dạy đó hϊếp da^ʍ, nên cứ rên "ư... ư... a... a..." như thế!

Tôi nghe bà hiệu trưởng kể xong thì cất giọng ngập ngừng:

- Cháu... Cháu có thể hỏi cô một câu được không ạ?

- Lại định hỏi sao không đuổi việc hả? Đã bảo là không đuổi được! Nó vào biên chế rồi mà!

- Dạ không! Cháu chỉ định hỏi, nếu cháu muốn vào biên chế thì...

- Thì mất bao nhiêu tiền đúng không? Yên tâm, lát về phòng cô cho xem báo giá! Nó tùy theo môn mà! Ví như Văn, Toán, Ngoại ngữ là những môn quan trọng, dạy thêm được, thì giá sẽ cao. Còn những môn phụ, ít quan trọng hơn, thì giá sẽ thấp hơn!

- Dạ! Thế môn nào là thấp nhất ạ?

- Thấp nhất bây giờ là môn Giáo dục Công dân, tức là môn Đạo đức ấy! Đạo đức bây giờ xuống giá lắm cháu!

Tôi nghe xong thì mặt lộ vẻ bần thần. Bà hiệu trưởng tức thì đoán ra ngay điều gì đang khiến tôi băn khoăn, nên bà ngọt giọng trấn an: "Đang lo không biết xoay tiền ở đâu ra đúng không? Yên tâm đi! Cô có đứa cháu làm bên ngân hàng. Nếu cháu vay mua nhà, mua xe, hay mở công ty thì nó mới xét hồ sơ chặt chẽ, vì sợ rủi ro cao, chứ mà vay để xin vào biên chế thì hồ sơ đơn giản lắm, vài phút là ký duyệt xong, gọn nhẹ vô cùng. Rồi vài ba năm sau là cháu trả xong cả vốn lẫn lời, và dù có bị đánh què chân, bị hϊếp da^ʍ, bị thần kinh thì cũng chả phải sợ gì, cứ yên tâm, an phận mà thảnh thơi, hưởng thụ đến cuối đời...

Vay ngân hàng thì tôi sợ, không dám thật rồi! Đành về bảo bố mẹ bán lợn, bán chó, bán bò, rồi thiếu bao nhiêu thì hỏi mượn các bà, các cô vậy. Chỉ tiếc công bao năm phấn đấu học hành mới được cái bằng giỏi, để rồi, tôi không thể nhờ tấm bằng ấy, mà lại phải nhờ lũ lợn, lũ chó, lũ bò mới được vào biên chế!

Tác giả: VÕ TÒNG ĐÁNH MÈO