Tổng Hợp Truyện Cười Võ Tòng Đánh Mèo

Chương 82: CỤ SEN

Cuộc bầu chọn gương mặt thanh niên tiêu biểu của làng đang đến hồi gay cấn và căng thẳng.

Người đầu tiên trong danh sách đề cử là anh Đυ.t, còn gọi là Đυ.t linh tinh. Đυ.t mồ côi cha mẹ từ bé (mồ côi từ lúc mấy tuổi thì không ai nhớ, chỉ biết rằng khi cha mẹ Đυ.t qua đời thì cũng là lúc Đυ.t chính thức mồ côi). Từ một đứa trẻ lang thang, đầu đường xó chợ, thế nhưng bằng ý chí phấn đấu vươn lên và quyết tâm làm giàu chân chính, hiện Đυ.t đã là chủ của một quán thịt chó đông khách và nổi tiếng nhất làng. Ngoài bảy món cầy tơ lưu truyền trong dân gian, Đυ.t còn tự mày mò, nghiên cứu, và chế tạo ra một món rất đặc biệt có tên gọi là món chay chó. Món chay chó có nguyên liệu hoàn toàn bằng thịt chó, nhưng lại được Đυ.t nhào nặn và tạo thành hình các rau củ quả giống y như thật. Đυ.t bảo món này giúp khách hàng vừa thỏa mãn đam mê ăn thịt chó, vừa có được cảm giác thanh thản, an tịnh trong tâm hồn giống như ăn chay.

Khách thì đông mà nguồn cung thịt chó ngày càng khan hiếm, thành ra Đυ.t đã tuyển dụng cả chục thanh niên trong làng, trả lương cao, chia họ thành từng nhóm, ngày ngày lượn lờ, lùng sục khắp các ngả đường để đánh trộm chó. Mới đây, cơ hội việc làm tốt cho thanh niên làng lại được mở ra khi mà Đυ.t chuẩn bị tuyển thêm lứa nhân viên mới – vì đội ngũ nhân viên trộm chó cũ đã bị đánh chết gần hết, chỉ còn vài người.

Ứng viên thứ hai trong danh sách đề cử - thật trùng hợp lại là em trai ruột của Đυ.t linh tinh, tên là Địc, còn gọi là Địc lung tung. Một điều trùng hợp nữa là Địc cũng giống hệt anh trai mình: mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Dẫu vậy, Địc đã chọn cho mình con đường lập nghiệp riêng, đó là mở cửa hiệu cầm đồ và cho vay nặng lãi. Mô hình kinh doanh này không mới mẻ, và Địc chỉ là người đi sau, nhưng Địc lại nhanh chóng vươn lên dẫn đầu nhờ óc kinh doanh nhạy bén cùng với chiến lược marketing hoàn hảo.

Người thứ 3 trong danh sách đề cử là Hải, còn gọi là Hải Dóng. Hải Dóng khác với anh em nhà Đυ.t, Địc, hắn có cha mẹ đầy đủ, và được học hành đầy đủ. Sau khi tốt nghiệp đại học trên thành phố, Hải được nhận về làm giáo viên ở trường quốc tế Marie Curie, rồi lại chuyển sang làm hiệu trưởng trường quốc tế Maria Ozawa. Thế mà đùng một cái, Hải bỏ việc, về quê lập nghiệp bằng con đường đóng gạch.

Ở làng này, đóng gạch không còn là một nghề mới, thậm chí, có người đã mua máy đóng gạch về lập thành một xưởng sản xuất gạch công nghiệp. Nhưng Hải đi theo con đường khác. Hải coi đóng gạch là một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì tuyệt nhiên không thể áp dụng máy móc. Và Hải chọn phương pháp đóng gạch thủ công.

Thay vì đóng liên tục như một cái máy để chạy theo số lượng và giá trị kinh tế thì Hải lại đóng gạch bằng tay, nâng niu và đầy xúc cảm. Hải không coi đóng gạch là nghề, là công việc kiếm tiền, mà Hải xem đó là đam mê, là sự hưởng thụ. Bởi vậy, những đêm khuya thanh vắng, khi dân làng đã chìm vào giấc ngủ, thì ở ven sông, người ta vẫn nghe thấy tiếng Hải đóng gạch uỳnh uỵch đầy cần mẫn, say mê.

Ứng viên cuối cùng trong danh sách đề cử đó là cô Thắm. Trước đây, Thắm nổi tiếng khắp làng vì tội ở bẩn và lười tắm, nên người rất khắm, đứng xa cũng có thể ngửi thấy mùi hăng hắc như mùi mắm, còn đến gần thì lại thành mùi thum thủm như mùi rắm. Thế mà chỉ sau hơn một năm lên Hà Nội làm cho một cửa hàng cắt tóc gội đầu thì Thắm đã lột xác thần kỳ, trở thành một lây-đi cực kỳ sành điệu và sεメy.

Làm việc cho cửa hàng ấy khoảng một năm với thu nhập khá cao (chủ yếu là nhờ tiền bo của khách), Thắm đã tích cóp được số vốn kha khá. Cô quyết định từ giã kiếp làm thuê, trở về quê lập nghiệp, mở một cửa hàng cắt tóc gội đầu của riêng mình, và chính thức lên làm bà chủ.

Cửa hàng cắt tóc gội đầu của Thắm đông khách lắm. Đông đến nỗi Thắm đã phải tuyển thêm liền lúc 5 nữ nhân viên trẻ trung xinh tươi, tuổi từ mười sáu đến đôi mươi, mà nhiều khi vẫn phục vụ không xuể. Thắm cũng rất chịu đầu tư, ngoài việc chi tiền ngăn vách cách âm, lắp điều hòa hai chiều, đệm ga chăn gối, Thắm còn sắm cả đồng phục cho nhân viên của mình nữa. Ở nhà, ra đường muốn mặc sao thì mặc, nhưng đã đến chỗ làm thì tất cả đều phải đồng phục áo hai dây trắng, quần xanh, coóc-sê hồng.

Bốn ứng viên trên đều xuất sắc, ngang tài ngang sức, vậy nên các thành viên trong ban xét duyệt không biết phải chọn ai. Sau quá nhiều thảo luận và tranh cãi, cuối cùng, ban xét duyệt quyết định đến hỏi và xin ý kiến của cụ Sen.

Cụ Sen - tên đầy đủ là Kangny Sen, năm nay 80 tuổi, là người được trọng vọng nhất làng nhờ tài cao học rộng, kiến thức uyên thâm, và đặc biệt là cái đức, cái tâm thì luôn lấp lánh như sao Khuê, vằng vặc tựa trăng rằm. Thời của cụ, khi mà người người, nhà nhà còn chịu cảnh đói ăn, nhọc nhằn, vất vả, ngày ngày cắm mặt xuống đồng, chổng mông ven sông tìm cái cua con cáy nhét vào mồm, thì cụ Sen lại được đi du học. Cụ du học tận bên Lào, chuyên ngành thư pháp. Cụ bảo cụ quyết định học ở Lào vì thấy rằng chữ thư pháp và chữ Lào đều có những nét loằng ngoằng khá tương đồng nhau. Sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học bên Lào với tấm bằng Trung Bình Khá, cụ trở về làng tiếp tục theo đuổi đam mê thư pháp, ngày ngày đọc sách thánh hiền, rèn tâm, bồi tri, luyện trí.

Vì đã hẹn trước, nên lúc tới nhà, các thành viên trong tổ xét duyệt thấy cụ Sen đang ngồi trầm ngâm trên ghế trường kỉ uống trà, đăm chiêu đọc sách. Thấy khách, cụ niềm nở mời ngồi rồi khoan thai rót trà…

- Dạ! Cụ đang đọc sách gì vậy ạ? – Một người trong tổ xét duyệt tò mò hỏi.

- Ta bây giờ, ngoài sách thánh hiền tu đức dưỡng tâm ra thì còn đọc gì được nữa!

- Đưa con xem nào…

Dứt lời, anh ta vồ lấy cuốn sách trên tay cụ Sen, lầm rầm đọc:

- “Bí quyết cùng nhau lêи đỉиɦ”. Đây là sách thánh hiền hả cụ?

- Con đừng đem cái đầu bậy bạ mà áp đặt cho những thứ thanh cao! Đỉnh ở đây tức là đỉnh cao của tri thức, của trí tuệ, văn hóa, hiểu chửa? Mà hôm nay, các con đến đây gặp ta, hẳn là có chuyện muốn thỉnh?

- Dạ vâng thưa cụ! Chúng con đến là muốn xin ý kiến cụ về việc xét duyệt và bầu chọn gương mặt tiêu biểu của làng ạ!

Cụ Sen không nói gì, chỉ âm thầm lấy bút lông, chấm mực, đưa tay múa những nét thuần thục trên giấy thư pháp. Xong, cụ giơ tờ giấy đó ra trước mặt mọi người rồi bảo:

- Ta là người học sâu hiểu rộng, bởi vậy ta không thích nói dài. Ta chỉ có một chữ này tặng các con thôi.

Mọi người chăm chú, căng mắt nhìn vào tờ giấy…

- Chữ “Da^ʍ”! Sao cụ lại tặng chúng con chữ này?

- Da^ʍ đâu mà da^ʍ, đây là chữ “Dân”! Có lẽ tại chữ “N” ta viết thừa thêm một nét, thành ra các con mới đọc ra cái từ bậy bạ ấy! Nhưng thư pháp thì kiểu nó phải loằng ngoằng thế, chứ nhìn phát đọc được ngay thì gọi gì là thư pháp, thì cần gì ta phải đi du học!

- Dạ! Nhưng chúng con chưa hiểu, thầy cho chữ “Dân” là muốn chỉ dạy điều gì ạ?

- Ý ta là khi các con làm gì, quyết định việc gì cũng phải lấy dân làm gốc, phải nghĩ đến dân, phải hợp lòng dân, hiểu chửa? Ví như đợt trước, hàng xà cừ hai bên đường làng ta đẹp là thế, xanh tốt là thế, đột nhiên bị chặt hết. Ai cũng đau đớn, xót xa, nhưng vì nó hợp lòng dân, được hầu hết nhân dân ủng hộ, nên cứ chặt thôi. Giờ, việc xét duyệt gương mặt thanh niên tiêu biểu của làng cũng vậy. Cứ ai hợp lòng dân, vì dân, có lợi cho dân thì ta chọn!

- Dạ! Vậy có chọn anh Đυ.t được không ạ?

Cụ Sen không nói gì, lẳng lặng mở ngăn kéo lôi ra một bịch thuốc tây…

- Đây là thuốc ỉa chảy, ta mua hết nửa triệu bạc, tất cả là vì đã xơi phải thịt chó thiu ở quán thằng Đυ.t! Thằng đó hại dân chứ vì dân bao giờ?

- Thế còn anh Địc?

Cụ Sen lại lẳng lặng tụt quần, chỉ vào vết sẹo to vài dài như cái tông hằn lên ở mông…

- Đây là vết sẹo mà đàn em của thằng Địc đã chém ta chỉ vì ta trả lãi chúng chậm đúng một ngày. Thằng đó chém dân chứ vì dân bao giờ?

- Còn anh Hải?

Cụ Sen đưa ngón tay run run, chỉ vào đôi mắt thâm quầng:

- Nhìn đi! Bao đêm ta không ngủ được vì tiếng đóng gạch của thằng Hải uỳnh uỵch vọng về từ ven sông. Thằng đó làm khổ dân chứ vì dân bao giờ?

- Vậy chỉ còn mỗi cô Thắm thôi! Nhưng cô Thắm bị dị nghị, phàn nàn nhiều lắm ạ!

- Phàn nàn gì?

- Rằng gội đầu lành mạnh mà sao phải đóng kín mít cửa; rằng gội đầu mà không thấy ướt tóc, chỉ ướt quần…

- Nực cười! Gội đầu không đóng kín cửa để cho gió độc lùa vào làm khách đột tử hay sao? Gội đầu không ướt tóc bởi tóc đã được chăm sóc, sấy khô cẩn thận; khách bị ướt quần là bởi những giọt mồ hôi vất vả, tận tình của nhân viên chảy xuống. Đó không phải là vì dân sao? Ngay như ta đây, hôm trước làm ở quán con Thắm đó, thấy đứa cháu gái phục vụ nhẹ nhàng, chu đáo quá, ta móc tiền ra bo, nhưng trong ví chỉ còn mấy chục lẻ, con bé thấy vậy cũng vui vẻ nhận, rồi bảo lần sau cụ bù cho con cũng được. Nghĩ cũng may, chứ hôm ấy mà ở những quán khác là nó gọi đồng bọn đến chém chết bà mình rồi. Đó không phải là vì dân thì vì ai? Bởi thế, các con phải nhớ: cứ cái gì có lợi cho dân, hợp với lòng dân thì ta chọn, ta làm!

Vậy là nhờ sự chỉ dạy, khai sáng của cụ Sen, làng đã chọn ra được gương mặt thanh niên tiêu biểu đầy xứng đáng. Từ khi nhận được danh hiệu cao quý ấy, quán của Thắm đã đông lại càng thêm đông…

Nhưng bỗng một ngày, có tin trời giáng lan đi khắp làng rằng: hơn một nửa số nhân viên trong quán của Thắm bị phát hiện nhiễm HIV. Một không khí u ám và tang tóc bao trùm lên cả làng, sự hoang mang, sợ hãi lộ rõ trên mặt các nam thanh niên, trung niên, dù là khách quen hay mới chỉ một đôi lần lui tới quán. Không khí thê lương này gợi cho người ta nhớ lại thời điểm cách đây vài năm, khi dịch lở mồm long móng bùng phát làm lợn của dân làng chết hàng loạt. Tất nhiên, hồi đó là lợn, còn bây giờ là người, nhưng sự đau thương thì vẫn giống nhau như thế.

Quá sốt ruột và không muốn tình trạng hoảng loạn, lo lắng này kéo dài thêm, người làng đã quyết định lấy xe tải chở đám đàn ông lên tỉnh làm xét nghiệm để những ai may mắn chưa bị nhiễm bệnh thì có thể thở phào mà sống, ai xui xẻo bị rồi thì về lo ăn tiêu, hưởng thụ chờ chết. Dự tính ban đầu chỉ khoảng 3 xe tải là đủ (đều là xe chở lợn của làng), nhưng sáng hôm tập kết, số lượng đông quá, nên phải thuê thêm mấy xe nữa ở làng bên.

Sau khi đã nhét người chật cứng trên thùng, đoàn xe nổ máy, chầm chậm lăn bánh. Bỗng từ trong ngõ, bóng một ông cụ lụ khụ chống gậy cồng cộc, vừa chạy theo xe hồng hộc vừa gọi bằng giọng khó nhọc:

- Từ từ! Đợi ta! Cho ta đi với!

Mọi người đều nhận ra đó là cụ Sen. Anh tài xế thấy vậy thì đành cho xe dừng lại, rồi chạy xuống đỡ cụ:

- Cụ ơi! Cái bệnh Sida này phải vài năm mới chết, cụ thì già rồi, biết có sống được một hai năm nữa không mà đi làm gì cho khổ?

- Sống chết không quan trọng! Chỉ là cái việc đi xét nghiệm này nó hợp với lòng dân, có lợi cho dân. Mà ta thì cứ cái gì vì dân, được hầu hết nhân dân ủng hộ là ta làm! Nào! Ta đi thôi kẻo muộn!