Tổng Hợp Truyện Cười Võ Tòng Đánh Mèo

Chương 4: LÀNG VĂN HÓA

Hôm trước, thằng bạn rủ tôi qua làng bên cạnh chúc Tết bà chị nó. Biết tôi lâu nay quen sinh hoạt và ăn nói theo kiểu mất dạy, nên trước khi đi, nó cẩn thận dặn dò: “Làng chị tao là làng văn hóa, với hơn 90% số hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa, mày qua đó hãy cứ giả vờ là người có văn hóa nhé, kẻo họ lại khinh cho”. Đương nhiên là tôi đồng ý. Bởi có văn hóa thật mới khó, chứ giả vờ có văn hóa thì dễ ợt, ngoài xã hội, rồi trên đài báo, ti vi, có cả tỉ người, vẫn thường xuyên làm như thế mỗi ngày!

Đến làng của bà chị nó, đập ngay vào mắt tôi là cái cổng đồ sộ, trên có ghi ba chữ “Làng văn hóa” to đùng, được trang trí cầu kỳ, diêm dúa, rồng bay phượng múa. Đang ngước cổ lên say sưa nhìn cái cổng, thì tôi thấy thằng bạn tôi cứ lái xe đánh võng loằng ngoằng trên đường. Lúc đầu, tôi tưởng quy định khi đi xe vào cái làng văn hóa này là phải đánh võng ngoằn ngoèo như vậy, nhưng không phải, bởi lúc nhìn xuống đường, tôi thấy toàn cứt chó, cứt chó la liệt như xác pháo ngày Tết, và thằng bạn tôi đánh võng như vậy là để tránh đâm phải cứt chó.

- Sao làng văn hóa mà lại nhiều cứt chó thế hả mày? – Tôi hỏi thằng bạn.

- Ô hay! Đây là làng văn hóa với những hộ gia đình, những con người văn hóa, còn chó nó ỉa bậy là chuyện của chó, người ta có phong tặng danh hiệu văn hóa cho chó đâu. Bởi vậy, giữa cứt chó và văn hóa không hề có sự liên quan!

Rồi chiếc xe lại tiếp tục loằng ngoằng trên đường cho đến khi rẽ vào một ngôi nhà tranh vách nát tồi tàn. Đương trong ngày Tết ngập tràn sức xuân, nhưng cảnh vật và không khí của ngôi nhà nghèo nàn này khiến tôi có cảm giác mình đang bước vào một ngôi nhà xác: nó âm u, lạnh lẽo và ủ dột vô cùng. Ngoài vườn, mấy khóm dưa chuột mọc hoang không ai chăm bón, nên những quả dưa chuột èo uột, lủng lẳng dính trên những thân dây già cỗi ấy cứ gầy guộc, héo hon, từ đầu đến cuống nổi lên toàn những mụn nhỏ li ti, sần sùi, đốm trắng, đốm xanh, nhìn như bị bệnh lậu, bệnh sùi mào gà kết hợp với giang mai, hoa liễu. Phía đầu hồi, cây bưởi khẳng khiu, trơ trụi như vừa sót lại sau một trận hỏa hoạn đã rụng sạch lá. Trên cái cành gầy guộc phía trước nhô ra ấy, còn vắt vẻo đúng hai quả bưởi quắt queo, chảy sệ như hai quả mướp già...

Thấy có khách, một người phụ mệt mỏi từ trong nhà ngó ra. Người ta bảo: “Chủ làm sao thì cây cối hao hao làm vậy” – quả không sai. Dường như sự ủ rũ, héo hon của khóm dưa, của cây bưởi ngoài vườn đã lây truyền luôn cả sang chị. Mời khách vào nhà, chị uể oải rót trà. Thằng bạn tôi đặt giỏ quà lên bàn thờ, thắp hương kính cẩn. Bàn thờ ngày Tết, nhưng tôi quan sát, cũng chả có gì nhiều, trừ cái giỏ quà mà thằng bạn tôi vừa đặt lên, thì tôi chỉ thấy có nải chuối xanh, vài quả ớt, mấy bông cúc còi cạch, cùng với một chùm sung thâm sì như cà muối lâu ngày mang ra phơi gió. Nổi bật nhất ở chính giữa ban thờ lại là một tờ giấy màu sắc rất đẹp, ép plastic bóng loáng với dòng chữ đỏ lòm được in đậm rất to: “Giấy chứng nhận gia đình văn hóa”.

- Tết này anh lại không về được chị nhỉ! – Thằng bạn tôi vừa nhấp ngụm trà, vừa hỏi chị chủ nhà bằng giọng khề khà.

- Ừ! Chắc phải Tết sang năm anh mới về! – Chị trả lời, không giấu nổi vẻ não nề.

Tôi nghe vậy thì cũng cố hỏi thăm một câu cho cuộc nói chuyện bớt vẻ u sầu:

- Anh nhà mình đi xuất khẩu lao động hả chị?

- Không! Anh đi tù em ơi!

- Anh phạm tội gì ạ?

- Gϊếŧ người và hϊếp da^ʍ em ạ!

Rồi chị kể là cũng vào dịp Tết cách đây mấy năm về trước, sau khi cùng nhau uống rượu no nê xong, chồng chị và một số anh em trong làng mới lượn lờ ra ngoài bờ đê hóng gió rồi gặp một đôi trai gái đang ngồi tâm sự ở đó. Chẳng biết lời qua tiếng lại xích mích thế nào mà mấy anh em đó lại xông vào đấm cậu thanh niên kia túi bụi. Chồng chị vốn yếu người, không thích đánh nhau, nhưng văn hóa của làng quy định rằng anh em mà vừa uống rượu cùng nhau thì khi đánh nhau cũng phải đánh cùng nhau, chồng chị cũng vì muốn giữ gìn văn hóa của làng mà phải lao vào đánh cùng. Đánh chết cậu thanh niên xong, vẫn còn hơi men trong người, mấy anh em tiện thể quay sang hϊếp da^ʍ luôn bạn gái của cậu thanh niên ấy. Chồng chị vốn yếu sinh lý, không thích hϊếp da^ʍ, nhưng văn hóa của làng quy định rằng anh em mà vừa uống rượu cùng nhau thì khi hϊếp da^ʍ cũng phải hϊếp cùng nhau, chồng chị cũng vì muốn giữ gìn văn hóa của làng mà phải lao vào hϊếp cùng...

- Thế cái Trinh nhà mình đi đâu rồi chị? – Thằng bạn tôi hỏi.

- À! Em nó đi làm từ hôm mùng hai Tết rồi mà! – Chị trả lời.

- Em Trinh nhà mình làm bác sĩ hay sao mà phải đi làm sớm vậy hả chị? – Tôi hỏi.

- Không! Em nó làm phò!

Rồi chị lại kể rằng cái Trinh – con gái lớn nhà chị - đang làm phò ở một nhà nghỉ gần ngay cổng làng. Làm quanh năm rồi, có mấy ngày Tết, con bé cũng muốn được nghỉ ngơi, nhưng làng chị có văn hóa đá phò, càng Tết càng đá mạnh, nên để bảo tồn, giữ gìn văn hóa của làng, con gái chị phải đi làm rất sớm. Từ khi làm phò, cái Trinh nhà chị gần như không có Tết. Nó đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình vì hạnh phúc chung, vì truyền thống văn hóa chung của cả làng.

- Thế thằng Nhật nhà mình đi đâu rồi chị? – Thằng bạn tôi hỏi.

- À! Em nó ra nhà văn hóa chơi xóc đĩa cũng từ hôm mùng hai Tết rồi mà!

Rồi chị lại kể rằng thằng Nhật – con trai út nhà chị - học thì dốt nhưng xóc đĩa rất giỏi. Chị rất tự hào và ủng hộ cho nó chơi xóc đĩa, bởi đó là truyền thống văn hóa của làng chị, và mỗi một cá nhân, mỗi một gia đình trong làng đều có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa đó...

- Thế nếu xóc đĩa mà thắng thì tiền đó dùng vào việc gì? – Tôi hỏi chị.

- Thì lại ra đầu làng đá phò! Đó là văn hóa của làng mà!

- Vậy nếu xóc đĩa thua?

- Thì về nhà xóc lọ! Đó cũng là văn hóa của làng mà!

Bọn tôi ngồi thêm một lát rồi cáo từ ra về. Lúc chị tiễn bọn tôi ra cổng, nhìn thấy mấy cái chuồng lợn, chuồng gà trống huơ trống hoác, tôi hỏi chị: “Lợn gà nhà mình đâu hết rồi chị? Hay chúng cũng ra nhà văn hóa chơi xóc đĩa?”. Chị bảo: “Không! Mấy con đó chị vừa bán hết, lấy tiền xây cái cổng kia rồi! Nhà chị còn có cái mà bán, chứ nhiều nhà phải đi vay nặng lãi để xây cổng. Bởi làng quy định rằng nhà nào cũng phải xây cổng to, cổng đẹp, có vậy làng mới đủ tiêu chuẩn để xin xã xét duyệt danh hiệu làng văn hóa”. À! Ra vậy! Thảo nào, tôi cứ thắc mắc tại sao ở đây, nhà nào cũng tường tranh vách đất tồi tàn nhưng lại đều có một cái cổng màu trắng được xây kiên cố, to đùng như cổng biệt thự của Mr. Đàm...

Bọn tôi lên xe trở về khi trời đã nhập nhoạng tối. Sương chiều buông bảng lảng khiến những chiếc cổng to đẹp, trắng tinh trước những ngôi nhà tranh nghèo nàn trở nên huyền ảo, mập mờ, hệt như những nấm mồ thập thò nơi nghĩa địa. Thằng bạn tôi lúc này đi xe rất tử tế, không còn loằng ngoằng đánh võng tránh cứt chó như lúc chiều nữa. Thấy vậy, tôi hỏi: “Chắc mày đã ngấm được một chút văn hóa của làng này, và hiểu ra rằng việc vừa đi xe vừa đánh võng - dù là đánh võng để tránh cứt chó – thì cũng vẫn là vô văn hóa, đúng không?”. Thằng bạn tôi lắc đầu, bảo: “Không! Tại giờ tối rồi, có nhìn thấy cứt chó nữa đéo đâu mà tránh”.

À! Ra vậy! Thế mà hồi chiều, nó dám bảo với tôi là không hề có sự liên quan giữa cứt chó và văn hóa!