Bởi Vì Ta Thuộc Về Nhau

Chương 33

Chương 33
- Nào, uống đi - Hùng đưa chén lên - Quên chuyện lúc nãy đi.

- Không phải cậu đến để bắt tớ sao? Sao lại rủ tớ đi ăn sáng? - Phan ngồi yên trên ghế, bát cháo lòng của anh vẫn còn nguyên.

- Đừng có dở hơi thế. Tối qua khi ông về rồi, bọn tôi đã đến bệnh viện ngay khi nhận được tin có tai nạn. Ngày xưa khi tụi mình học cùng lớp, tôi vẫn thường tranh cãi với Vũ, nhưng tôi vẫn rất quý cậu ấy. Ai ngờ... - Hùng thở dài - Rạng sáng nay khi tôi vừa về tới nhà, chưa kịp chợp mắt thì có điện thoại báo của hàng xóm nhà ông. Tôi vội chạy đến chỗ ông luôn. Cũng may là còn kịp...

- Chỉ là mấy cậu thanh niên choai choai, có gì đáng lo đâu?

- Bọn choai choai mới đáng lo đấy ông ạ. Bọn đấy mới liều lĩnh và lỗ mãng. Nhưng sao bọn chúng lại nói là ông đã gϊếŧ Vũ nhỉ? Mọi nhân chứng mà bọn tôi có đều nói rằng đó chỉ là một tai nạn, và chứng cứ trên đường cũng cho thấy điều đó.

- Có lẽ họ nghĩ tớ đã gây ra tai nạn cho Vũ - Phan tư lự, rồi tự lẩm bẩm một mình - Nhưng chính vì mình mà Vũ mới bị như vậy, vì mình hết.

- Ông đang lảm nhảm cái gì đấy? Đáng ra tôi phải mời ông lên đồn, đừng hiểu nhầm, chỉ là mời ông lên để hợp tác điều tra thôi. Liệu ông... ông còn nhớ gì về chiếc xe đã gây ra tai nạn không? Bọn tôi cần thêm thông tin để điều tra.

Người thanh niên đã không còn sức để rêи ɾỉ nữa, anh đang lịm dần đi. Phan hốt hoảng bỏ mặc chiếc xe của mình đổ ầm xuống đường, anh lao tới khi nhận ra đó chính là Vũ. Mặt Vũ bê bết máu, ánh mắt đã dại đi, anh chỉ còn thoi thóp. Hoảng loạn, Phan nhìn quanh, con đường vắng tanh, cũng chẳng hi vọng gì còn có ai chạy xe trên đường giữa đêm khuya lạnh lẽo trong thị trấn miền núi thưa người này. Bệnh viện huyện chỉ cách đây khoảng hơn một cây số, vẫn biết sẽ rất nguy hiểm cho Vũ nếu cứ vác anh chạy trên đường bởi có thể sẽ làm cho những vết gãy xương của anh càng thêm trầm trọng. Nhưng không thể đợi cho đến khi có ai đó giúp đỡ, tình trạng của Vũ đã quá nguy kịch rồi. Phan bế xốc Vũ lên bằng một sức mạnh đến chính anh cũng không thể ngờ tới. Vừa hùng hục chạy trong đêm, Phan vừa gào lên thảm thiết, cầu mong Vũ đừng đầu hàng, anh thề sẽ làm mọi cách có thể để cứu giúp Vũ, và ông trời cũng sẽ đứng về phía anh, anh biết điều đó mà. "Cố lên, anh không được phép bỏ cuộc, nghe em nói gì không? Anh phải cố lên, rồi anh sẽ không sao đâu" - Phan gào lên trong tiếng mưa rơi, tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng ra rích, và tiếng gọi hồn của con chim Lợn - Anh cố lên, Vũ ơi"!

Đêm mưa nuốt chửng lấy tiếng kêu gào của Phan. Tiếng con chim Lợn kêu lên đắc thắng.

Phan đạp tung cánh cửa cổng đang khép của bệnh viện, sồng sộc ôm Vũ chạy hướng về phòng cấp cứu trong khi ông bảo vệ già bấm số gọi bác sỹ trực ban. Người thanh niên đang bất tỉnh vừa được đưa vào có cái gì đó rất quen thuộc, dường như ông đã gặp anh ta rất nhiều lần rồi thì phải? Người đã bế anh vào chạy nhanh quá, ông không nhận được ra anh ta là ai? Nhưng ông thấy quen lắm, là ai ấy nhỉ?

Rất nhanh chóng, bác sỹ trực đã có mặt ở phòng cấp cứu, ông hoảng hốt khi nhận ra đó là Vũ, con trai của Giám đốc bệnh viện. Tình trạng của Vũ rất nguy kịch, người thanh niên lạ mặt đưa Vũ vào đang bóp bóng Ambu để trợ thở với vẻ rất thuần thục. Anh ta đang gào lên những lời động viên Vũ, với vẻ rất đau khổ và lo lắng. Nhưng ông vẫn phải yêu cầu anh ra ngoài thôi, vì cô y tá cũng vừa tới và quy định của phòng cấp cứu không cho phép sự có mặt của người lạ. Phan vặc lại phản đối, anh gọi tên người bác sỹ để ông nhận ra anh là em họ của Vũ, và anh cũng là bác sỹ. Trong lúc đang nước sôi lửa bỏng thế này, biết đâu anh sẽ giúp được một điều gì đó? Không có thời gian để tranh luận, ông bác sỹ già đành mặc kệ Phan ở đó cùng với sự bướng bỉnh của anh, ông đang bận chú tâm vào người thanh niên đang nằm bất tỉnh trước mặt mình. Trong khi đó, người y tá đã hoàn tất việc đặt nội khí quản và đính các điện cực của Monitor theo dõi bệnh nhân lên người Vũ. Có thể cô đã quên, vẫn chưa bật công tắc hoạt động máy, vì các chỉ số của máy vẫn nằm ở các "điểm chết", còn sóng điện tim thì chỉ như là một sợi chỉ ai đó vắt ngang trên màn hình.

Hai mươi phút trôi qua trong im lặng, ông bác sỹ hối hả sử dụng mọi cách để níu kéo Vũ ở lại với cuộc sống. Thi thoảng, chỉ có tiếng ra lệnh của ông cho cô y tá vang lên phá tan sự tĩnh lặng và áp lực khủng khϊếp trong phòng. Nhưng rồi, ông thở dài, chiếc ống nghe lạnh lùng rơi xuống ngực, hai cánh tay ông buông thõng xuống, ánh mắt thất vọng, đau đớn và bất lực của ông còn tàn độc hơi bất kỳ một lời kết án tử hình nào khác của tòa án. Chưa thể tin được những điều vừa đọc được trong mắt ông, Phan giật lấy chiếc tai nghe, tự mình khám cho Vũ. Phải có một sự nhầm lẫn nào đó, gã lang băm chó chết này phải bị đuổi về hưu sớm mới phải chứ? Nhất định là ông ta đã nhầm lẫn rồi.

- Tôi xin lỗi, nhưng chúng ta không thể làm gì hơn. - Giọng ông bác sỹ hẫng xuống, buồn bã và bất lực - Anh ấy đã đi rồi.

- Không thể nào - Phan hét lên, nắm lấy cổ áo Blouse của ông mà lắc mạnh - ông đã làm gì đâu? Ông phải làm gì đi chứ? Hãy mổ cho anh ấy, hãy dùng máy sốc tim, hãy làm bất cứ điều gì ông có thể, tôi van ông. Anh ấy chưa chết, hoặc chỉ là chết lâm sàng thôi. Đôi khi máy móc cũng nhầm lẫn mà, ông phải làm cái gì đó đi. Ông làm đi!!!

- Anh nghe tôi này, tim anh ấy đã ngừng đập, đồng tử giãn, và không còn mạch. Anh ấy đã mất qúa nhiều máu, anh ấy có thể còn bị chấn thương sọ não, và não của anh ấy đã chết. Tôi rất tiếc.

- Ông tiếc thì làm được gì? Không! Ông vừa nói là có thể thôi mà? Vậy là còn hi vọng. Ông chưa hết sức, phải mổ, phải hút máu đọng trong não, làm quái quỷ gì cũng được, ông làm đi. Xin ông, nếu ông không làm, tôi sẽ làm.

- Anh phải nghe tôi, anh ấy đã đi rồi, và chúng ta không thể mổ một xác chết, chúng ta không được phép, hãy để cho anh ấy yên. Điều cuối cùng chúng ta có thể làm, là hãy gọi điện báo cho bố mẹ anh ấy. Họ cần phải biết chuyện này ngay.

- Vứt mẹ nó cái quy tắc của các ông vào sọt rác - Phan thét vào mặt ông bác sỹ - hoặc nếu các ông sợ, cứ viết giấy đi, tôi sẽ ký, tôi sẽ chịu hết trách nhiệm.

- Muộn rồi, tôi rất tiếc. Tôi hiểu là anh rất đau lòng, cả chúng tôi cũng vậy, nhưng chúng ta không làm được gì khác, xin hãy để cho anh ấy được yên.

- Ông kệ mẹ tôi, tôi sẽ thức anh ấy dậy, tôi sẽ làm được. Máy sốc tim, đưa tôi máy sốc tim.

- Nhưng không có một chút tín hiệu của sự rung thất nào cả? - Cô y tá rụt rè đưa ra ý kiến - Thậm chí chúng ta không có một tín hiệu nào để đưa ra một tiên lượng lạc quan cho tình trạng của anh ấy.

- Cứ làm như anh ấy nói - Ông bác sỹ lưỡng lự một chút rồi ra lệnh cho cô y tá trong tiếng thở dài - tất cả mọi điều.

Dòng điện khiến 350mA nhấc bổng người Vũ lên không trung rồi thả bịch xuống giường, chiếc Monitor vẫn bướng bỉnh không đưa ra một chỉ số nào chứng tỏ những điện cực của chúng được gắn lên một cơ thể sống. Không nản lòng, Phan hét lên gần như lạc cả giọng để ra lệnh cho cô y tá phải nhanh chóng nạp điện. "360, nạp". Một cú giật, không ăn thua. "Không, mẹ kiếp, 380, khoan, cho tôi 400". Lại một cú giật nữa, nhưng vẫn không có gì mới. Phan lại hét lên, cô y tá lặng lẽ làm theo lệnh, không quên làu bàu trọng miệng, "anh điên rồi". Phan xoa xoa hai điện cực vào nhau, áp vào ngực Vũ, thêm một cú giật mạnh nữa khiến anh lại nẩy người lên rồi tiếp tục rơi xuống. Màn hình Monitor vẫn ngoan cố bảo vệ chính kiến của mình, chỗ thể hiện sóng nhịp tim chỉ là một đường thẳng nằm ngang lạnh lẽo. Phan đổ gục xuống, hai tay anh đấm bùm bụp xuống người Vũ, khiến ông bác sỹ và cô y tá phải vất vả lắm mới cản lại được. Một lúc sau thì ông bác sỹ bỏ ra ngoài để gọi điện cho ông Hiếu. Lúc sau nữa thì ông vẫy cô ý tá, lúc đó vẫn đang an ủi Phan trong phòng, hỏi cô có biết số máy bàn nhà ông Hiếu không, vì ông đã tắt máy di động của mình.

Còn lại một mình với Vũ, Phan nấc lên, anh muốn khóc nhưng những giọt nước mắt không chịu trào ra, mà cứ chảy ngược vào trong. Phan gào lên gọi tên Vũ nhưng anh không thể gọi thành tiếng, dù chỉ là hai tiếng "Vũ ơi".

Im lặng, chỉ có tiếng đáp lại từ phía những con chim Lợn...