Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam

Chương 10

Quyển 1 - Chương 10
Phạm Khắc Hòe rón rén bước vào: "Bẩm Hoàng thượng, Toà Khâm sứ đã có trả lời, họ vừa gửi thông điệp sang". Bảo Đại trong bộ đồ "gôn" luôn luôn chải chuốt, tiếp tục đánh quả bóng trước mặt. Sân gôn, tiếng Anh gọi là bãi cỏ xanh (green) vì cũng phải gọi như thế, mảnh đất rộng hai, ba hecta được san phẳng trồng cỏ xanh mướt. Ông Hòe tiến lại gẩn rồi đọc bức công văn của Toà Khâm sứ trả lời đồng ý cho xây căn nhà để máy bay.

Bảo Đại không nói gì chỉ nhếch mép mỉm cười. Cái tin tầm thường đó là lời kết cho cả một câu chuyện. Căn nhà kho, ông không hề xin, không đáng phải hạ mình xuống để xin Toà Khâm sứ một việc cỏn con ấy.

Một vị Hoàng đế không phải đi thương lượng, không giải thích hay biện hộ gì với ai. Ông chỉ có nhận. Đúng là như thế. Tuy nhiên việc cho một căn nhà để máy bay khiêm tốn đó cũng đánh dấu thành tích của ông. Ông đã để cho người ta giám sát thì ông cũng là đối tượng để được nhận điều gì ông muốn, cũng hơi giống như một đứa trẻ dùng mưu mẹo để người lớn cho quà.

Vụ việc bắt đầu từ ba hôm trước bằng cách gửi một thư cho giám đốc hãng chế tạo máy bayRepublic Air craft Corporation Farmingale ở Long Islandthuộc bang New York.

Ngự tiền văn phòng yêu cầu gửi quyển quảng cáo vẽ máy bay Seversky, giá cả và thời gian giao hàng. Thư gửi đi và thư trả lời đều bị cơ quan mật vụ Pháp chặn lại. Hãng buôn Mỹ đề nghị các dịch vụ và cho biết có khuyến mại: một thuỷ phi cơ Grunman cũ, giá năm mươi bảy nghìn đôla Mỹ và nếu mua mới nguyên thì giá sáu mươi nghìn. Một thương vụ khá?

Toàn quyền Catroux đang tại chức thời kỳ này cũng gửi ngay một điện mật cho Bộ trưởng Thuộc địa:

"Tôi có nguồn tin chắc chắn cho biết Hoàng đế Bảo Đại đang thương lượng mua một máy bay du lịch do Mỹ sản xuất giá sáu trăm nghìn frăng xuất xưởng. Tôi cho rằng một Nhà vua được bảo hộ mà lại mua máy bay nước ngoài sản xuất để tập lái là không thích hợp cho lắm. Không kể việc giá mua đòi hỏi phải chuyển tiền Đông Dương sang ngoại tệ không phù hợp với thu nhập cá nhân của Bảo Đại. Vậy tôi đang tác động với Bảo Đại để ông ta hướng về máy bay do Pháp sản xuất. Tôi nghĩ có thể thuyết phục được dễ dàng nếu chiếc máy bay do Pháp sản xuất sẽ do chính phủ nhà nước Cộng hoà Pháp tặng toàn bộ hay một phần. Tôi cũng xin báo là ông ta đã hé ra rằng có những nhân vật cao cấp ở Paris đã hứa với ông ta sẽ dành những điều kiện có lợi".

Thế rồi công việc cũng xong. Ba tháng sau, Toàn quyền Đông Dương thông báo cho Nhà vua biết nhà cầm quyền Pháp sẽ biếu ông ta một chiếc máy bay du lịch Farman 393 hay một chiếc Morane do Pháp sản xuất. Nhưng chiếc máy bay đó phải có nhà để chứa. Vậy là Nhà vua không muốn trích đồng lương ít ỏi của mình để làm nhà chứa máy bay. Và phải một phen thư đi thư về qua nhiều cấp thẩm quyền để cuối cùng chính quyền bảo hộ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng nhà để máy bay.

Cuộc sống của triều đình bận bịu về những chuyện lặt vặt khốn khổ và nhục nhã như vậy.

***

Nhà vua đang mê mải với máy bay nên không thèm để ý ôtô nữa. Ông chọn các kiểu xe với tư cách người thợ cơ khí hơn là một vị chúa tể. Người ta nói Bảo Đại có thể tự mình tháo rời và lắp lại một động cơ. Hơi giống vua Louis XVI thích loay hoay với các bộ khoá của mình.

Bảo Đại đã trịnh trọng nhận xét như vậy trong lúc ông đang ngắm cảnh nông thôn Đà Lạt từ trong chiếc xe vừa mới giao cho ông. Một chiếclimousineđồ sộ, nặng nề, sơn đen, bóng nhoáng lăn êm trên con đường dốc thoai thoải dẫn đến trung tâm thành phố. Nhìn những cây thông cao vυ't, cành lá sum suê, phủ đầy sương trắng trong bầu không khí trong lành và mùa xuân tới đột ngột, ông nhớ lại cảnh quan Zermatt bên Thuỵ Sĩ.

Đà Lạt có nhiều ngọn đồi, thung lũng, các cánh rừng thưa xanh mướt và dịu dàng. Phong cảnh có phần giống Thuỵ Sĩ, lại có phần giống Vichy ở Pháp, cả hai nơi ông ta biết khá tường tận. Cả hai nơi ông đều biết qua. Ông thích nơi đây và dùng toàn bộ quyền lực yếu đuối của ông để biến Đà Lạt thành nơi giải trí và bồi bổ sức khỏe. Trong thành phố có một chỗ tương đối bằng phẳng nhất được ông cho xây một trường đua ngựa.

Một đường đua thật sự đang hình thành, xung quanh có những con ngựa thuần chủng đang gặm cỏ và một đội ngũ đông đảo những người chăm sóc ngựa, khác biệt với cư dân thành phố. Chủ yếu đó là dân miền núi người Mnông đã cư trú ở đây từ nhiều thế kỷ nay. Nhà vua chỉ đi theo con đường của những người thực dân da trắng đã vạch sẵn từ trước nhằm biến cao nguyên thành nơi nghỉ được ưa thích. Đà Lạt, có thể nói, là sự pha trộn kỳ quặc một thành phố nghỉ dưỡng hiện đại với một thị trấn thời Trung cổ, hoàn toàn khác biệt với các vùng khác trong nước. Xa đồng bằng, cách kinh đô Huế hàng trăm cây số, thành phố Đà Lạt được khai sinh năm mươi năm trước đây do thiên tài Alexandre Yersin, giám đốc đầu tiên của Viện Pasteur tại thành phố ven biển Nha Trang. Giữa nhiều phát minh, trong đó có việc tìm ra vi khuẩn dịch hạch, nhà bác học Yersin đã tận dụng những giây phút giải trí để đóng vai nhà thám hiểm. Ông đã tìm ra cao nguyên này và vốn là người thông thạo. Ông đã kiểm nghiệm thấy không khí ở đây trong lành và rất tốt cho sức khỏe, phục hồi sức lực cạn kiệt vì khí hậu xứ An Nam cho những người Pháp. Họ đến đây rất đông để nghỉ ngơi và hưởng sự yên tĩnh. Tại đây an ninh được bảo đảm, cảnh sát rất hiếm trái ngược với dân nơi khác đến ở rất đông cùng con em họ học trong các trường học của thành phố.

Xe ôtô của Nhà vua đỗ trước trường học Yersin, để hoàng đệ Vĩnh Cẩn, người em họ của Bảo Đại xuơng còn ông đi tiếp vào rừng săn. Nhưng trước hết ông ngắm nghía bộ sưu tập các súng săn của ông: các khẩu mauser, parabellum, hay beretta. Ông bôi mỡ, tự mình chăm chút lau chùi giống như chăm sóc các xe ôtô của ông. Đó là những đồ chơi chính quyền bảo hộ đã thưởng thêm cho ông.

Chiếc xelimousineđồ sộ, màu đen lại lăn bánh. Lần này có một chiếc xe nhẹ hơn bám theo sau. Trên xe ngồi bên cạnh người lái có người coi khu săn bắn làm nhiệm vụ dẫn đường. Tuy nhiên, Bảo Đại, hơn bất cứ ai, biết rõ những vùng rộng lớn bao quanh Đà Lạt. Mới đi được khoảng chục cây số xe to dừng lại bên vệ đường.

Chỉ còn chiếc xe nhẹ đi theo con đường mòn, giữa hàng thông đến một cánh đồng cỏ. Người trông nom khu săn bắn chỉ một đàn bò đang gặm cỏ cách một trăm mét.

Đó là những con bò rừng to lớn, sừng đen dài. Ba người lần theo đường mòn đi tiếp giữa đám cỏ cao bằng đầu người. Bảo Đại dừng lại rình. Một mình. Còn người dẫn đường rón rén vòng qua đằng sau súc vật. Người lái xe đứng phía sau Bảo Đại. Ông chuẩn bị súng: Hôm đó ông mang theo hai khẩu mauser. Còn phải đợi thêm nữa, có thể một tiếng mới nổ súng. Một con bò ra khỏi bụi cây tiến thẳng lên, ngang qua mặt, Bảo Đại tỳ súng vào vai nhưng chưa bắn. Một con bò thứ hai xuất hiện, hơi ngập ngừng khi thoáng thấy hai người trước mặt. Nó do dự trong giây lát rồi l*иg lên. Bảo Đại khẽ đưa đạn lên nòng, đôi sừng đen là là mặt đất. Lần này ông bấm cò. Một phát, con vật tiếp tục chạy. Cả hai người đều nghe thấy tiếng thở hổn hển của con bò trúng đạn đang tiến gần. Khẩu mauser khạc thêm một phát đạn nữa trong lúc con bò xấu số khựng lại, sắp ngã xuống.

Lần này nó trúng đạn gần mõm, ngã vật xuống giữa bụi cây chỉ cách hai, ba mét, mình run bần bật, hai chân trước còn cựa quậy. Máu từ vết thương ở ức con vật, phọt ra từng cơn, đỏ sẫm. Bảo Đại đứng dậy giao súng cho người dẫn đường hổn hển chạy đến. Ông bước ra về, chẳng buồn ngoái cổ nhìn lại. Người lái xe tiến lại gần con vật đang hấp hối và kết liễu bằng một viên đạn cạc-bin.