Tuần trước, L tiết lộ với tôi một tin động trời:tiểu thư A mà tôi đang làm gia sư kèm cặp đã tới gặp bố L để tư vấn và chữa trị tâm lý khoảng mấy tuần nay. Anh dặn tôi vụ này hoàn toàn là bí mật, ngay cả ông bà X cũng không biết vụ con gái phải đi khám ở chỗ bố anh. L biết được nhờ ông bố tiết lộ. Sở dĩ ông nói với L vì bạn gái của anh đang làm gia sư cho một đứa có vấn đề tâm lý và ông khuyên tôi nên đối xử thận trọng với con bé, tránh khiến nó cảm thấy nặng nề và áp lực hơn. Lẽ ra lời khuyên ấy nên dành cho nó thì đúng hơn.
Anh chép miệng: “Bố anh nói con bé có một số triệu chứng của rối loạn cảm xúc, tăng động, khó tập trung, nguyên nhân có thể do chịu nhiều áp lực mà không thể giải tỏa hoặc tâm sự với ai, dẫn đến sự tích tụ ức chế, lâu dần thành rơi vào tình trạng khó tự kiểm soát. Kể cũng tội nghiệp.”
Tội nghiệp cái khỉ mốc!
“Điều đó chắc chứ? Vì em thấy nó lúc nào cũng vui vẻ?” – tôi suýt chêm thêm từ “khốn nạn“. Cái con nhà giàu nứt đố đố vách biếи ŧɦái vô độ đấy thì có cái quái gì đáng lo! Tôi, một con người thân cô thế cô bị đặt trong nguy cơ trở thành nô ɭệ tìиɧ ɖu͙© ở mức báo động cao, mới là đáng lo, đáng tội nghiệp!
“Thì có phải ai cười cũng vui?” – L nhún vai. Tôi ngẫm lại một chút. Có thể anh đúng. Nếu A bị bệnh tâm lý và phải gặp bác sĩ chữa trị thì điều này có thể giải thích cho những hành vi lệch lạc kì cục của nó như là cố gắng biến tôi thành nô ɭệ tìиɧ ɖu͙©. Tôi hôn chóc má anh trước khi về lớp học Thuế của mình. Vì cảm thấy hơi hơi tội nghiệp cho Val nên tôi sẽ thử nói chuyện với nó về căn bệnh của nó xem sao.
Tuần này, khi chưa kịp mở mồm đề cập về vấn đề bệnh tâm lý củanó hay tìm hiểu về bệnh của nó để tìm phương cách đối phó hiệu quả hơn, may sao tôi chứng kiến A đang hút cần sa với một cô bạn trong phòng ngủ của nó. Biếи ŧɦái, thần kinh, chưa phải tệ nhất, nó còn hút cần nữa, mọi sự thương hại tí ti của tôi dành cho nó bay sạch như khói. Phòng nó đầy khói thuốc. Đáng lẽ tôi sẽ không biết nếu như tôi không quên điện thoại của mình ở nhà A,và vì tầm quan trọng của việc giữ liên lạc nên tôiphải trở lại nhà nó để lấy điện thoại về trước giờ của chuyến xe buýt cuối cùng. Khi đẩy cửa vàophòng nó, tôi thấy cảnh tượng rệu rã hết chỗ nói: con bạn nó phê thuốc nằm trên giường lim dim. A ngồi dưới sàn nhà, lưng dựa vào giường rít vài hơi, không hốt hoảng khi bị phát hiện là đang hút cần, bình thản hỏi tôi: “Sao chị quay lại?”
“Chị để quên điện thoại.” – tôi nuốt nước bọt nói. Bọn nghiện ngập luôn đem lại cảm giác bất an cho tôi. Cặp mắt lờ đờ vì cần sa của A làm tôi ơn ớn. A thảy điện thoại chotôi chụp. Tôi bèn mở khóa điện thoại, nhận ra tin nhắn của mình đã bị xem lén.
“Em có biết xem trộm tin nhắn của người khác là bất lịch sự lắm không?”- Khỏi phải nói tôi lúc đó đang tức điên thế nào. Sự riêng tư bị xâm phạm trắng trợn! Chắc nó đoán được pass điện thoại của tôi qua những buổi gia sư, khi tôi vô ý sử dụng điện thoại trước mặt nó.
“Chị nên cám ơn em vì em còn nhắn tin hộ chị để cho anh L ấy đỡ lo lắng về chị.” – tôi muốn đập vỡ cái bản mặt khinh khỉnh láo toét của nó.
Tôi tức tốc mở tìm tin đã gửi nhưng không thấy.
“Đừng tìm, em xóa rồi!”
“Mày đã nhắn những gì?” – nếu nó nhắn linh tinh gì tôi thề ngay tối đó tôi sẽ báo ông bà X biết là con gái họ là một đứa đồng tính thần kinh!
Nó cười khẩy: “Vềđi! Hẹn tuần sau gặp lại! Đừng quên bí mật của chị ở trong đây.” – A gõ ngón tay lên thái dương nó. Phải kiềm chế dữ lằm tối mới không lao vào cho nó vài cái tát.
Cái tin nhắn bí ẩn của nó làm tôi đêm ấy không ngủ được.
Hôm sau gặp lại L,tôi ướm hỏi hôm qua tôi đã nhắn gì với anh. L khó hiểu trước sự tò mò lạ thường của tôi nhưng vẫn chiều tôi, cho tôi xem tin nhắn hôm qua, nó chỉ vỏn vẹn vài câu: “Em ngủ sớm. Ngủ ngon, anh yêu.”
Hú hồn, tôi cứtưởng…
Tôi sẽ không hỏi nóvề việc tại sao nó tới gặp bác sĩ tâm lí-tình-cờ-là-cha-của-người-yêu-tôi. Tôi đã nói bệnhviện tâm thần hợp với nó hơn mà. Nhưng bệnh của nó thì tôi sẽ tìm hiểu. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.