Đế Bá

Chương 4006: Rốt Cuộc Là Truyền Thuyết

Cho đến nay Tam Tiên là truyền thuyết trong Tam Tiên giới, có người nói là sự thật, có người bảo là giả. Không ai biết là thật hay giả.

Có người nói Tam Tiên giới là vì nơi này có tam giới, mỗi người đều muốn đăng tiên nên mới có xưng hô Tam Tiên giới. Cũng có người bảo Tam Tiên giới đặt tên này để kỷ niệm Tam Tiên, vì Tam Tiên mở mang Tam Tiên giới, nên mới có tên là Tam Tiên giới.

Cho đến nay không ai biết cụ thể về Tam Tiên, trên đời nhiều người không biết tên thật của Tam Tiên là gì.

Có người nói Tam Tiên là ba vị Đại Đế cổ xưa nhất, vô địch nhất, chí tôn nhất. Họ gọi ba vị Đại Đế là: Toại Đế, Hi Đế, Nông Đế.

Đây chỉ là phỏng đoán rất cổ xưa, Tam Tiên có thật sự là ba vị Đại Đế này không thì chưa biết.

Nhiều người khi nói đến Tam Tiên chỉ bàn về truyền thuyết, chỉ là đề tài câu chuyện sau bữa ăn.

Nhưng khi một tu sĩ cường đại đến trình độ nhất định, đặc biệt bước vào cảnh giới như Thủy Tổ thì ít nhiều gì sẽ chú ý truyền thuyết này, tìm tòi nghiên cứu truyền thuyết đó.

Vì với Thủy Tổ khi đến cảnh giới đó rồi sẽ thắc mắc phải chăng đẳng cấp Tiên Thống là cuối cùng? Thủy Tổ đến đẳng cấp này rồi còn cảnh giới nào mạnh hơn nữa không?

Đây là đáp án không ai đưa ra được, chỉ có thể tự Thủy Tổ đẳng cấp Tiên Thống đi lần mò, nghiên cứu.

Nếu nói trên Thủy Tổ đẳng cấp Tiên Thống còn cảnh giới càn cao, càng mạnh, ý nghĩ đầu tiên của những Thủy Tổ là: Tam Tiên.

Nếu hỏi trên thế giới này này còn cái gì mạnh hơn Thủy Tổ đẳng cấp Tiên Thống, bao trùm trên Thủy Tổ Tiên Thống, nhiều người thường nghĩ đến Tam Tiên.

Mặc dù với người đời thì Tam Tiên chỉ là truyền thuyết, một truyền thuyết hư vô mờ mịt. Nhưng Thủy Tổ Tiên Thống sẽ đắn đo vấn đề này, tìm tòi nghiên cứu Tam Tiên có thật sự tồn tại.

Tam Tiên là tồn tại cổ xưa nhất, mạnh nhất, vô địch nhất, chí tôn duy nhất mà Tam Tiên giới biết. Có người bảo tất cả hệ thống tu luyện của Tam Tiên giới có lẽ ra từ tay Tam Tiên.

Nhưng không ai biết thời đại của Tam Tiên là đâu, có lẽ vì quá xa xưa, quá lâu, không có ghi chép gì về họ. Nên Tam Tiên tựa như sương mù trong dòng sông thời gian, dù sương mù luôn bao phủ dòng sông thời gian Tam Tiên giới nhưng chưa từng có ai thấy rõ bộ mặt thật của nó.

Bí ẩn là thế nhưng việc thăm dò Tam Tiên chưa từng ngừng, đặc biệt Thủy Tổ Tiên Thống thăm dò Tam Tiên không phải vì họ muốn biết Tam Tiên có tồn tại hay không. Quan trọng hơn là Thủy Tổ đến cảnh giới như vậy càng muốn ngược dòng khởi nguồn tu luyện, khi đi ngược về khởi nguồn hệ thống tu luyện mới có thể thoát khỏi đẳng cấp này, nhảy ra gông xiềng hệ thống, vượt trên Thủy Tổ Tiên Thống.

Nên trên con đường này nhiều Thủy Tổ Tiên Thống vất vả mày mò, vì tìm được đáp án không tiếc đi xa.

Nên Cửu Ngưng Chân Đế mới nghiêm túc, vẻ mặt trang trọng. Không chỉ vì bày tỏ tôn trọng với Tam Tiên, cũng là với tiên hiền. Trên con đường này luôn có người lần mò đi tới, không dừng bước.

Nếu có ngày nàng có thể trở thành Thủy Tổ, thậm chí lêи đỉиɦ Tiên Thống, khi nàng trở thành Thủy Tổ Tiên Thống thì cũng sẽ giống tiên hiền cất bước lên đường thăm dò Tam Tiên tồn tại, đi ngược dòng khởi nguồn hệ thống tu luyện.

Đối với câu nói của Cửu Ngưng Chân Đế, Lý Thất Dạ cười bảo:

- Thật là giả, giả là thật. Nếu ngày đó đến, nàng sẽ hiểu, đương nhiên khi đó thật hoặc giả đã không quan trọng vì nàng có thể đứng trên đỉnh cao giai đoạn đó, nàng cũng rộng mở hơn.

Cửu Ngưng Chân Đế nghiêng đầu lắng nghe, gật nhẹ đầu.

Một lát sau Cửu Ngưng Chân Đế nhìn Lý Thất Dạ, khẽ hỏi:

- Đạo huynh, có một câu không biết có nên nói không?

Lý Thất Dạ nhìn bầu trời xanh, không chút phật lòng cười bảo:

- Nói đi.

Cửu Ngưng Chân Đế thản nhiên nhìn Lý Thất Dạ, ánh mắt soi thấu lòng hắn:

- Với kiến thức hạn hẹp của ta thì đạo huynh tu không cùng hệ với chúng ta, ta nhớ một câu là ngoài trời có trời, phải chăng đạo huynh đến từ trời bên ngoài?

Lý Thất Dạ liếc qua Cửu Ngưng Chân Đế, nàng bình thản nhìn lại, ánh mắt hai người giao nhau, thật tự nhiên mà hòa hợp.

Lý Thất Dạ không trả lời thẳng, lắc đầu nói:

- Phải hay không chẳng quan trọng, như nàng nói, ta chỉ là khách qua đường trên cõi đời, dù ở thế giới nào đều chỉ là khách qua đường, không dừng chân, luôn đi tới. Có lẽ ta chỉ đi ngang qua đây, đi qua cả thế giới, đi qua bất cứ cõi đời nào, không hơn.

Câu nói khiến Cửu Ngưng Chân Đế lặng im, nỗi lòng trăm mối cảm xúc.

Một người đi xa một đường, đi qua ngàn vạn trần gian, đi qua ngàn vạn thế. Ngay từ đầu đến hiện tại tới tương lai vẫn cứ bước tiếp.

Bóng dáng người đó kéo thật dài trong dòng sông thời gian, mặc cho cõi trần phồn hoa, quen bao nhiêu người trong ba ngàn thế giới, yêu bao nhiêu người, được bao nhiêu người yêu. Từ đầu đến cuối hắn đi một mình, trên con đường vô cùng dài dòng chỉ riêng hắn đi tiếp, đơn độc mà kiên định.

Trên con đường không thấy cuối, có lẽ từng có người đi cùng hắn, nhưng đi mãi có người rời đi, có người đã chết, có người dừng bước, mỗi mình hắn vẫn đi tiếp, vĩnh viễn không thay đổi.

Một lúc lâu sau Cửu Ngưng Chân Đế nhẹ sờ trán Lý Thất Dạ, dịu dàng mà thoải mái:

- Đi như vậy đạo huynh có mệt không?

Lý Thất Dạ mỉm cười nói:

- Nàng từng nói rồi, đại đạo từ từ không có hai chữ dễ dàng. Đi tới trước có mệt hay không đều không sao cả, bởi vì ngươi đã chết lặng.

Cửu Ngưng Chân Đế lặng im, cuối cùng nàng nhẹ giọng nói:

- Ta từng nghe một vị tiên hiền nói vạn cổ chìm nổi, hoặc thành thánh, hoặc hóa ma, đạo huynh thấy sao?

Lý Thất Dạ bật cười búng trán nàng:

- Nha đầu, đừng thăm dò ta.

Lý Thất Dạ cười lắc đầu nói:

- Thánh cũng tốt, ma cũng thế, đó chỉ là một ý nghĩ trong lòng ta, cái gì thánh không thánh, ma không ma.

Cửu Ngưng Chân Đế áy náy nói:

- Lỗi của Cửu Ngưng coi nhẹ đạo huynh, cỡ như Cửu Ngưng không thể suy đoán đạo huynh thâm sâu.

Cửu Ngưng Chân Đế và Lý Thất Dạ ngồi sóng vai bên nhau nhìn trời xanh.

Một lúc lâu sau Cửu Ngưng Chân Đế cảm khái thì thầm:

- Đi lêи đỉиɦ được người đời kinh và ngưỡng mộ, nhưng đại đạo từ từ từ, bao nhiêu người biết đại đạo cô độc.

Lý Thất Dạ cười nói:

- Được thì cũng có mất, ếch ngồi đáy giếng có hạnh phúc của nó, Côn Bằng trên chín tầng trời có buồn phiền của nó. Đạo tâm không dao động mới cười vạn cổ được.

Cửu Ngưng Chân Đế khen:

- Nhờ Cửu Ngưng nói cho Cửu Ngưng được lợi, đạo tâm không dao động mới cười vạn cổ được.