Thiên Bảo Phục Yêu Lục

Quyển 5 - Chương 223: Thành Trường An

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Trường An (nay được gọi là Tây An) là cố đô lâu đời nhất của Trung Quốc, Trường An là kinh thành của 13 triều đại kéo dài hơn 1.000 năm, từ thời nhà Chu cho đến sau thời Thịnh Đường. Là một trong những thành đô cổ đại nổi tiếng nhất, sánh ngang với Rome, Athens, và Cairo.

Cho đến hiện giờ, Trường An vẫn giữ được rất nhiều các di tích lịch sử nổi tiếng của nó, sau những đợt trùng tu, phục dựng lại của chính quyền thành phố, nhằm phát triển văn hóa du lịch nơi đây.

Trường An là điểm bắt đầu Con Đường Tơ Lụa từ thời Tây Hán, cho dù sau này kinh đô các triều đại Trung Quốc được dời qua Lạc Dương, Khai Phong… thì Trường An vẫn có vị thế riêng của mình.

(Do trong Thiên Bảo bối cảnh Trường An ở thời Đường nên mình sẽ chỉ tìm hiểu thông tin về Trường An ở thời kỳ này nhé, chứ đào hết lịch sử của Trường An lên dài quá, mình lười!!)

Trường An trong thời Thịnh Đường có chu vi 35,56km, diện tích 87,27 km vuông; lớn hơn nội thành Tây An hiện nay 9.7 lần, Trường An thời Tây Hán 2,4 lần, thời Nguyên 1,7 lần, lớn hơn Bắc Kinh thời Minh Thanh 1,4 lần.

Quy mô Trường An rất lớn, bố cục nghiêm chỉnh, kết cấu đối xứng, sắp xếp chỉnh tề. Ngoại thành có ba cổng thành lớn, xuyên qua mười hai cổng thành là sáu con đường cái làm trục giao thông chính. Từ nam đến bắc có phố Chu Tước làm trục trung tâm, nối liền Thiên Môn và Minh Đức môn, chia đôi thành Trường An làm hai nửa đối xứng. Phía đông là Vạn Niên huyện, phía tây là Trường An huyện, có hai khu buôn bán lớn là Chợ Đông và Chợ Tây. Trục Bắc Nam có 11 đường lớn, Đông Tây có 14 đường lớn vừa vặn chia thành 110 phường, hình dạng như bàn cờ vây.Bản đồ thành Trường An thời Đường

Thành Trường An thời Đường gồm có ba phần, quách thành (vòng ngoài cùng), cung thành, hoàng thành. Cung thành ở chính giữa phía Bắc, có hình chữ nhật, chiều Nam Bắc dìa 1492m, Đông Tây dài 2820, ở giữa là Thái Cực cung (Tùy Đại Hưng cung), Chính điện là điện Thái Cực (Tùy Đại Hưng điện). Phía Đông có Đông cung, phía Tây là Dịch Đình cung, nơi ở của cung nhân. Phía nam Hoàng Thành tiếp giáp với Cung Thành, bên trái Tông miếu, phải Xã tắc, có sắp xếp nơi làm việc cho quan lại. Về sau từ thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân đến Đường Cao Tông cho xây dựng Đại Minh cung, sau khi Đường Huyền Tông Lý Long Cơ đăng cơ trùng tu lại Hưng Khánh cung, hợp ba tòa cung điện gọi là ‘Tam Nội’.

Thành Trường An mạnh về thương nghiệp, trong thành có bốn kênh rạch dẫn nước sinh hoạt góc đông nam có một khu vườn trồng cây – Phù Dung viên, trong vườn có Khúc Giang trì.

Quy hoạch của thành Trường An ảnh hưởng đến những quốc gia xung quanh. Bình Thành kinh và Bình An kinh của Nhật Bản, phủ đô Long Tuyền của Bột Hải Quốc đều bắt chước theo lối quy hoạch này.Đại Minh cung

Cung Đại Minh được khởi công xây dựng vào năm Trinh Quán thứ tám (năm 634), dưới đời hoàng đế

Đường Thái Tông. Ban đầu nơi này là một bộ phận vườn thượng uyển của nhà Tùy Đường, sau đó

Đường Thái Tông

đã xây dựng Cung Vĩnh An cho cha của mình là

Lý Uyên. Năm 635, Lý Uyên qua đời, nơi này cũng được đổi tên thành Cung Đại Minh hay còn được gọi là “Đông Nội”. Sau khi Đường Cao Tông kế vị, ông cho rằng Cung Thái Cực, nơi ở hiện tại của mình, quá ẩm ướt nên đã cho tiến hành một đợt mở rộng Cung Đại Minh trên quy mô lớn vào năm Long Sóc thứ hai (năm 662), đổi tên thành Cung Bồng Lai và chuyển vào ở nơi này. Năm 670, cung điện này được đổi tên một lần nữa thành Cung Hàm Nguyên trước khi lấy lại tên cũ là Cung Đại Minh vào năm 705.

Từ thời Đường Cao Tông, Cung Đại Minh trở thành trung tâm chính trị quốc gia trong suốt 234 năm. Câu thơ “Cửu thiên xương hạp khai cung điện, vạn quốc y quan bái miện lưu” (dịch nghĩa: “Cửu trùng cung môn mở rộng cổng cung điện, các quan từ vạn quốc vào triều kiến quân vương”)

của

Vương Duy

đã miêu tả khung cảnh thịnh thế Nhà Đường cũng như sự to lớn hùng vĩ của Cung Đại Minh. Về sau,

Chu Thử



Hoàng Sào

cũng xưng đế ở Cung Đại Minh. Đến thời Đường Hi Tông, Cung Đại Minh liên tục gặp chiến hỏa, đến năm 896 thì

Chu Ôn

(người sau này ép

vị vua Đường cuối cùng

thiện nhượng ngôi vị cho mình) ra lệnh thiêu hủy cung điện năm 896.

Cả khu cung điện có thể được chia làm hai bộ phận: tiền triều và nội đình.

Tiền triều

được sử dụng chủ yếu cho các buổi triều hội.

Nội đình

chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cư trú và thưởng lãm. Cửa chính của Cung Đại Minh là Cổng Đan Phượng kết nối với trục đường chính rộng 176m. Tiếp theo đó hướng về phía bắc là Điện Hàm Nguyên, Điện Tuyên Chính, Điện Tử Thần, Điện Bồng Lai, Điện Hàm Lương và Điện Huyền Vũ tạo thành trục chính nam-bắc của cả khu cung điện. Các kiến trúc khác trong Cung Đại Minh đều được xây dựng xung quanh trục chính này.

Cung Đại Minh là tòa cung điện có quy mô lớn nhất trong số ba toà cung điện chủ yếu trong thành Trường An Nhà Đường (bao gồm Cung Đại Minh, Cung Thái Cực, Cung Hưng Khánh). Trong suốt hơn hai trăm năm kể từ thời Đường Cao Tông, các hoàng đế Nhà Đường đều ở đây để xử lý triều chính, khiến nơi này trở thành trung tâm cai trị quốc gia. Đến cuối thời Nhà Đường, Cung Đại Minh bị phá hủy trong chiến tranh.Cổng Đan Phượng của Đại Minh cungHưng Khánh cung

Hưng Khánh cung vốn là phủ đệ của Đường Huyền Tông khi còn là phiên vương, sau khi ông lên ngôi đã xây dựng, đưa cung Hưng Khánh lên làm tam đại trong thành Trường An, gọi là ‘Nam nội’. Nơi đây là trung tâm chính trị trong những năm Thiên Bảo, là chỗ ở của ông và ái phi Dương Ngọc Hoàn.

Năm Thiên Bảo thứ mười lăm, sau Loạn An sử, Hưng Khánh cung mất đi vị thế là nơi hoạt động chính trị, trở thành nơi an dưỡng cho các vị Thái Thượng Hoàng hoặc Thái hậu. Sau đó nhà Đường mạt vận, Trường An phá hủy, cung Hưng Khánh cũng thành chỗ bỏ hoang.Một góc cung Hưng KhánhĐại Nhạn tháp

Tháp Đại Nhạn

hay

Chùa Đại Nhạn

là một chùa Phật giáo nằm ở phía nam thành Trường An. Nó được xây dựng vào năm 652, dưới triều đại nhà Đường ban đầu có cấu trúc năm tầng tháp. Cấu trúc được xây dựng lại vào năm 704 dưới triều đại của Nữ hoàng

Võ Tắc Thiên

và sau đó được cải tạo dưới thời nhà Minh. Đây là nơi mà

Đường Tam Tạng

đã lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch

Kinh Phật

từ

tiếng Phạn

sang

chữ Hán

sau khi thỉnh kinh từ

Ấn Độ

về. Các bức tượng Phật bên trong tháp được khắc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Diêm Lập Bản (600–673)

Ngôi chùa ban đầu được xây dựng dưới thời trị vì hoàng đế

Đường Cao Tông lúc đó tháp cao 54 m. Tuy nhiên, tháp được xây bằng đất nhồi

với bề mặt bằng đá và đã sập năm thập kỷ sau đó. Võ Tắc Thiên đã cho xây lại và thêm năm tầng mới vào năm 704. Nhưng trong trận

động đất Thiểm Tây năm 1556

thì tháp bị hư hại nặng nề và bị giảm đi ba tầng và chỉ còn có chiều cao như ngày nay với bảy tầng.TruyenHD

Cấu trúc bị nghiêng về phía tây rất dễ nhận thấy. Một cấu trúc khác liên quan là

Tháp Tiểu Nhạn được xây vào thế kỷ 8 chỉ bị hư hại nhẹ trong trận địa chấn năm 1556 (vẫn chưa bị sửa chữa lại cho đến ngày nay).

Tháp Đại Nhạn được đại tu nhiều lần vào thời

nhà Minh

(1368–1644) và được phục chế vào năm 1964. Hiện tại tháp cao 64 mét tính từ đỉnh và từ đỉnh có thể nhìn bao quát thành phố Tây An.Chùa Hưng GiáoChùa Hưng Giáo

nằm ở quận

Trường An. Bên trong chùa có di tích của một ngôi chùa tháp Phật giáo cao 5 tầng, bảo tồn các di sản của Huyền Trang.

Hưng Giáo được xây dựng vào năm 669 và là một trong tám ngôi chùa nổi tiếng dưới Triều đại

nhà Đường

lúc bấy giờ. Mặc dù ngôi chùa bằng đá dưới Triều đại nhà Đường ban đầu vẫn còn đứng vững nhưng ngôi chùa đã từng bị thiêu cháy dưới thời hoàng đế

Đồng Trị nhà Thanh. Ngôi chùa được xây dựng lại trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc.Sơn môn ở chùa Hưng GiáoTháp chuôngChính điện

Nguồn: zhihu, baidu, wikipedia

p/s: Tớ sẽ update thêm các địa danh của Trường An xuất hiện trong truyện nha, tạm thời nhớ được mấy chỗ này thì làm trước. Thời gian vừa rồi có bộ phim “Trường An mười hai canh giờ” cũng tái hiện hình ảnh của Trường An thời Thịnh Đường, nếu bạn nào hứng thú có thể tìm xem nhé, hình ảnh xuất sắc luôn.