Tinh Tế: Mỹ Nhân Bạo Hồng Trong Show Lính Gác Dẫn Đường

Chương 4

Bà ngoại họ Úc, bà là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và tao nhã, nhưng trên mặt lại có một vết sẹo dài.

Bà đến từ Thượng Thành Nội, phong thái và cách nói chuyện của bà vượt trội hơn hẳn người thường.

Dù bà chỉ cầm theo một cây bút đã cũ cũng không ai dám coi thường bà.

Khi nữ nhân viên kia giúp bà ngoại làm thủ tục di chuyển hộ khẩu, bà đã đứng quan sát rất lâu. Thấy bà ngoại sống một mình, bà ấy đã đánh liều nhờ bà nuôi cô bé ba tuổi mà bà ấy đã chăm suốt mấy năm qua.

Và bà ngoại đã đồng ý.

Từ đó, Úc Thanh Điệp theo họ bà ngoại, cái tên “Thanh Điệp” cũng là bà đặt cho.

“Thanh Điệp là hình thái tinh thần thể ưu nhã nhất.”

Bà ngoại đã nói như thế, cằm bà hơi nâng cao như thể đang thản nhiên kể một chân lý hiển nhiên.

Úc Thanh Điệp thấy bà ngoại thật mê người.

Mỗi khi cô nói chuyện với bọn trẻ cùng tuổi trong khu dân nghèo, cô cũng thích bắt chước mà ngẩng cằm như bà ngoại.

Nhưng vì cô ngẩng quá cao nên thành ra lại trông buồn cười.

Lúc đó, bà ngoại không nói gì. Nhưng sau này, ngoài ba bữa cơm mỗi ngày, bà bắt đầu dạy cô học thêm một buổi phụ đạo.

Bà ngoại là người đã dạy Úc Thanh Điệp biết chữ, dạy cô dáng đi đúng cách, cách ăn uống có lễ nghi và kể cho cô nghe vô số câu chuyện về những người lính gác dẫn đường.

Úc Thanh Điệp không thích học lễ nghi, nhưng cô lại rất thích nghe kể chuyện.

Mọi thứ tiếp diễn như thế… Cho đến năm cô 12 tuổi, bà ngoại đã qua đời.

Từ đó, cô bắt đầu ghi nhớ lại những kiến thức bà từng dạy.

Đôi khi là để giữ cho ký ức về bà không phai mờ, đôi khi… Là vì những kiến thức đó giúp cô đổi được một túi bánh mì từ một đứa trẻ khác có gia đình.

Cuộc sống của cô khó khăn lắm, cuộc sống ấy kéo dài hơn nửa năm, cho đến khi Úc Thanh Điệp phát hiện ra một thứ mới — “thương cơ”.

Kể từ khi sáu căn cứ lớn được dựng lên, từ việc con người chống chọi với ô nhiễm cho đến chuyển hóa cơ thể để thích nghi đều không thể rời khỏi một loại kim loại đặc biệt, đó chính là bạc.

Nói chính xác thì kim loại này không phải là “bạc” theo nghĩa cổ xưa. Chỉ vì sau khi được tinh luyện, nó có màu trắng bạc nên người ta đặt tên như vậy.

Bạc được khai thác từ lớp khoáng sản sâu dưới khu ô nhiễm.

Nó có khả năng đặc biệt trong việc diệt trừ ô nhiễm, vì thế được dùng để chế tạo quần áo bảo hộ.