First Lady - Đệ Nhất Phu Nhân

Chương 2

Chương 1-2
“Ta hiểu hơn ai hết nỗi đau xót khi mất đi người thương yêu,” ông tiếp tục, “nhưng con là cầu nối mà mọi người sẽ công nhận khi chuyển giao từ Chính phủ của Case thành của Vandervort. Đất nước này cần con.”

“Không phải ý cha là chính đảng đang cần con sao?” Họ đều hiểu sự thiếu tín nhiệm của Lester sẽ gây khó khăn cho ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng khi chỉ có một mình. Mặc dù là một chính khách tài tình, ông thiếu nguồn năng lượng thu hút người ủng hộ như nguyên Tổng thống Dennis Case.

“Chúng ta không chỉ nói về chuyện tái bầu cử,” cha cô nói dối dễ dàng. “Chúng ta đang nghĩ tới người dân Mỹ. Con là một hình tượng quan trọng của sự vững vàng và tính liên tục.”

Vandervort khẳng định. “Nếu làm Đệ nhất phu nhân, em vẫn sẽ sử dụng văn phòng cũ và đội ngũ nhân viên y như hiện tại. Tôi sẽ đảm bảo em có mọi thứ mình cần. Hãy dành 1 tháng để nghỉ ngơi và hồi phục ở biệt tự của cha em ở quận Nantucket, và rồi sau đó chúng ta sẽ dần trở lại với lịch trình công việc, bắt đầu với những buổi tiếp xúc với đoàn ngoại giao các nước. Để tháng 1 trống lịch cho hội nghị thượng đỉnh G8 và một chuyến công du tới Nam Mỹ là cần thiết.

Tất cả vốn sẽ là lịch trình của em rồi, nên sẽ không có vấn đề gì cả.”

Ông ấy cuối cùng cũng nhớ ra những sự kiện đó từng nằm trong lịch trình của cô, bởi vì cô đã lên kế hoạch thực hiện tất cả ở vị trí bên cạnh người chồng hấp dẫn với mái tóc vàng óng của mình. Ông hạ giọng xuống, và thêm vào chầm chậm. “Tôi biết giờ là khoảng thời gian khó khăn với em, Cornelia, nhưng ngài Tổng thống hẳn sẽ muốn em sống tiếp, và giữ cho bản thân bận rộn sẽ khiến em dần phai nỗi đau xót.”

Khốn khϊếp. Cô muốn hét từ đó vào mặt ông ta, nhưng cô là con gái của một người như cha cô, người được dạy từ tấm bé cách che giấu cảm xúc của mình, nên cô không làm thế. Thay vào đó, cô nhìn cả hai người đàn ông một cách kiên định. “Điều này là không thể. Tôi muốn cuộc sống của mình trở lại bình thường. Tôi xứng đáng được nhận điều đó.”

Cha cô bước tới gần, đi qua tấm thảm trải sàn hình bầu dục với hình logo của tổng thống, ông như rút cạn oxi trong phòng. Cô cảm thấy bị cầm tù, và cô nhớ lại Bill Cliton từng gọi Nhà Trắng là phòng giam hạng sang của hệ thống nhà tù liên bang.

“Con không có đứa trẻ nào để phải chăm sóc, cũng không có công việc nào khác để theo đuổi,” cha cô nói. “Con không phải là một người ích kỷ, Cornelia, và con được nuôi dạy để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Sau khi dành thời gian nghỉ ngơi trên đảo, con sẽ lấy lại được con người sẵn có của mình thôi. Người dân Mỹ trông chờ vào con.”

Và làm sao chuyện đó có thể xảy ra? cô tự hỏi. Cô đã làm cách nào để khiến mình trở thành một Đệ nhất phu nhân được yêu mến như hiện nay? Cha cô nói nguyên nhân là do người dân cả nước đã theo dõi cả quá trình trưởng thành của cô, nhưng cô nghĩ lí do mình được yêu mến là vì cô được huấn luyện từ nhỏ để cư xử trước đám đông mà không gây ra bất kỳ sơ suất gì.

“Tôi không có sự nhận diện của công chúng.” Vandervort nói bằng sự thẳng thắn mà cô luôn thích ở ông, ngay cả khi chính điều đó khiến ông không nhận được nhiều phiếu bầu. “Và em sẽ giúp tôi có nó.”

Cô vô thức tự hỏi liệu phu nhân Jacqueline Kenedy sẽ làm gì nếu Tổng thống kế nhiệm LBJ cũng đề nghị điều này. (Jacqueline Kenedy là phu nhân tổng thống John Kenedy. Ông cũng bị ám sát, sau đó phó tổng thống Lyndon B.Johnson – LBJ lên kế nhiệm.) Nhưng ông LBJ không cần một người thay thế vào vị trí Đệ nhất phu nhân. Ông đã kết hôn với người phụ nữ thích hợp nhất rồi.

Nealy cũng nghĩ cô đã kết hôn với người phù hợp nhất với mình rồi, nhưng nó dường như không phải theo cách đó. “Tôi không muốn làm chuyện đó. Tôi đã dự định cho một cuộc sống riêng tư bình thường.”

“Con đã từ bỏ quyền được sống riêng tư và bình thường kể từ khi con kết hôn với Dennis rồi.”

Cha cô đã sai. Cô đã từ bỏ quyền đó kể từ ngày cô sinh ra là con gái của James Litchfield rồi.

Khi cô lên bảy, lâu trước khi cha cô trở thành Phó tổng thống, báo chí đã đưa tin về câu chuyện cô tặng những quả trứng Phục sinh tìm thấy trong khu vườn của Nhà Trắng cho một đứa trẻ khuyết tật. Câu chuyện không nhắc tới đoạn cha cô, một thượng nghị sĩ lúc bấy giờ, đã thì thầm với cô rằng cô phải từ bỏ chỗ trứng đó và điều đó đã khiến cô khóc nức nở sau đó vì cô không muốn cho ai khác trứng cả.

12 tuổi, với nụ cười tươi rói đầy niềng răng, cô được chụp ảnh khi đang múc đầy một muôi sữa bắp trong một nhà ăn tình thương cho người vô gia cư ở Washington, D.C. 13 tuổi, một vệt sơn xanh dính trên mũi cô khi cô đang giúp sơn lại căn nhà cho người gia. Nhưng sự nổi tiếng của cô được khẳng định chắc chắn khi một bức ảnh chụp cô ở Ethiopia, 16 tuổi, đang ẵm một đứa bé chết đói trên tay và nước mắt giận dữ, bất lực lăn dài trên má. Bức ảnh đó lên bìa tờ Time và dán chặt cô thành một biểu tượng về lòng trắc ẩn của người Mỹ.

Những bức tường xanh nhạt như chạy lại vây chặt lấy cô. “Tôi chôn chồng mình chỉ mới chưa đến 8 tiếng trước. Bây giờ tôi sẽ không bàn thêm một lời nào nữa về chuyện này.”

“Đương nhiên rồi, em. Chúng ta có thể hoàn thành việc sắp xếp công việc vào ngày mai.”

Cuối cùng, cô quyết định tự dành cho mình 6 tuần một mình để nghỉ ngơi, nhưng rồi cô bị kéo lại làm việc một lần nữa, làm những gì người khác lên kế hoạch cho cô, làm những gì người dân Mỹ mong chờ được thấy cô làm. Trở thành Đệ nhất phu nhân.