Chuyện Về Người Phụ Nữ Hoang Dâm

Chương 41.2: ngoài lề: Cho các em học sinh sinh viên còn đi mài đít quần

Gửi đến các cháu thiếu niên nhi đồng, chủ yếu là đang học cấp ba và các thanh niên đang học đại học.

Đã trải qua cái gọi là mài đít trên ghế nhà trường cũng gần hai năm rồi điều mà tôi rút ra luôn cho cái hệ thống giáo dục đang khốn khổ này là ba chữ: Không ra gì.

Tôi là lứa đầu tiên được học theo chương trình sách giáo khoa mới, đúng tuổi là sinh năm 1991 và lớp 6 là bắt đầu sử dụng những cuốn sách được in màu rất dày. Tôi và các bạn đều không có sự lựa chọn nào khác cho riêng mình. Kiến thức trong sách giáo khoa cập nhật rất tốt, kiến thức rất rộng nhưng lại hời hợt không đi sâu vào những vấn đề cần thiết. riêng cái giáo trình tiếng anh của chúng ta là cái thứ nữa nạc nữa mỡ không ra gì nhất. thay vì đi mua lại giáo trình Cambridge hoặc Oxford….tệ lắm là streamline để học thì sách chúng ta lại tự soạn theo kiểu học mãi không khá lên được chưa kể giáo viên cũng chỉ biết rất hời hợt không đủ khả năng chuyên môn sâu. Nói ra thì nhiều lắm nên tới đó tạm ngưng vậy.

Gần đây nghe đồn cái vụ cải cách sgk mới lùm xum loạn giá hết cả lên….rồi kết cục chỉ là hai từ ngu dốt cộng nhiệt tình ra đại phá hoại.

Chẳng cần phải biên soạn thêm bất kì một bộ sgk nữa làm con mẹ gì cả. bộ chỉ cần đưa ra khung chuẩn chi tiết cho từng lớp từng cấp. phần còn lại các nhà giáo, nhà xuất bản sẽ tự lo liệu, đương nhiên sách nào hay thì người ta sẽ mua về học và dạy, thậm chí giáo viên của trường có cơ hội viết sách soạn sách theo phương pháp của mình để phù hợp với học sinh của mình. Hồi đó riêng môn toán chúng tôi chưa bao giờ biết đến cuốn sgk vì đơn giản học trong đó thì chẳng bao giờ khá nổi.

Lên đại học khỏe re, mấy ông thầy lên lớp quăng cho mấy cuốn giáo trình, giới thiệu cho vài cuốn sách rồi về tự đọc tìm hiểu hôm sau lên trả lời và đặt câu hỏi qua lại, học xong làm báo cáo tiểu luận liên tục. có ông thì lấy những bài báo nckh nước ngoài về bắt dịch rồi phân tích, báo cho cả lớp. ông nói học như vậy mới mở rộng ra kiến thức cũng như biết người ta đi tới đâu rồi, làm quen dần với phương pháp học tập và nghiên cứu mới.

Cũng đúng học như kiểu này hết lên mạng search kiểu mấy đề tài tiếng việt rồi copy paste các kiểu làm đi làm lại nó nhàm chán đến mức khỏi làm cứ bỏ tiền ra mua nó có sẵn y chang.

Chưa kể cái kiểu lai F1: sinh viên giỏi nhất khóa được giữ lại để học lên tiếp rồi đi dạy, xin lỗi luôn chứ mấy người này vừa dạy thí nghiệm vừa đi học cao học không ra gì cả. Cũng mới từ sinh viên mà ra hơn nhau 1 khóa làm thầy của nhau rồi, toàn là con mọt sách không. Các bạn cứ tự nghĩ kiến thức sẽ bị hao mòn rơi rớt từ khi truyền đạt người này sang người kia, cứ thế hệ này sang thế hệ kia kiểu F1 nó cũng như thế và cái kết là 20 năm trước cha đi học đại học ông thầy đó dạy cũng cái đó 20 năm sau cha mở vở con ra xem cũng vẫn là cái kiến thức đó nhưng của hậu duệ ông thầy đó sau này.

Giáo viên chưa từng có kinh nghiệm làm thêm ở các công ty xí nghiệp lớn đến nổi nhiều cái cần tư vấn, xây dựng hay thậm chí dạy một cách mơ hồ, không biết nó cụ thể ra sao nữa thì hỏi làm sao năng lực của sinh viên ra trường không bị đánh giá thấp và phải đào tạo 2 tháng học việc 2 tháng thử việc…vv…

Còn chưa nói đến vấn đề nhà trường dạy cho cố xác đến khi sinh viên đi thực tập thì không kiếm ra một chỗ cho đàng hoàng, nhiều đứa chỉ lên nhận tài liệu rồi về viết báo cáo, có đứa may mắn thì đi dạo một vòng công ty, may mắn hơn vào đó làm công nhân, số ít quen biết hoặc thi đậu các chương trình thực tập sinh thì được train đúng bài bản.

Năm ngoái tôi có về dự ngày cựu sinh viên, các thầy cô cũng hỏi thăm rồi lại nhờ vả việc giúp các em khóa sau chỗ thực tập. khổ nổi tôi có là gì đâu mà xin được cho chúng nó, muốn vào thực tập phải có sự đồng ý của bộ phận nhân sự rồi giám đốc. cũng đã qua cái cảnh đó nên tôi cũng về viết một chương trình thực tập cho sinh viên liên kết với trường đại học, chạy đi chạy lại vất vả 3 tháng trời mới được đồng ý. ấy thế mà nhiều khi không nói ra cũng chẳng ai biết mình làm những điều đó, đôi lúc chỉ vì mang tiếng là cựu sv của trường thôi. Mấy anh chị, mấy ông bà các khóa trước ra trường hơn 5 năm rồi ko thấy nói năng gì, mà lại nhắc đến tôi với cái chức quản đốc quèn….

Mỗi năm tôi nhận 5 sinh viên vào thực tập và trực tiếp hướng dẫn, nói chung là điểm phải cao tôi mới nhận vì một phần là do bộ phận nhân sự yêu cầu. cơ bản trên 7.0 đối với tôi là ok nhưng cấp trên đòi 7.5 nên đành chịu. các bạn sinh viên trẻ ngày càng tệ, điểm học thì cao, điểm thi đầu vào ngày càng cao nhưng hỏi gì cũng ngơ người ra hết, làm một cái báo cáo, xây dựng một cái quy trình cũng còn không ra gì nữa. mang tiếng hướng dẫn tôi phải dày công chỉ lại tụi nó kiến thức học ở trường rồi kiến thức thực tế trong công ty. Ngoài cái tiếp thu nhanh thì cái sự sáng tạo tư duy và tìm hiểu bản chất của tụi nó bị mai một quá nhiều. Hai khóa trôi qua mà nhiều lúc tôi email cho thầy sư phụ, cũng thuộc có chức vụ trong khoa nhưng cũng không thay đổi được gì. Ngẫm lại mà thương tụi nó chứ chẳng trách được vì chúng nó cũng không khác mình mấy lúc mới ra trường. ít ra mình chịu kham khổ quen biết nhiều nên trưởng thành hơn chúng nó. Hết hai tháng thực tập đứa nào cũng tiến bộ rõ rệt chỉ hi vọng sau này chúng nó thành công trên trường đời đầy chôn gai. Chúng nó có mua quà tặng tôi nhưng tôi từ chối không nhận gì cả, sinh viên nghèo tiền ăn không có lại còn quà cáp. Tôi kêu chúng nó mang cái đó về để dành sau này làm đồ án xong tặng thầy hướng dẫn ấy. sau này ra trường đi làm có tiền nhớ anh thì rủ anh đi café được rồi.

Nói thiệt chứ trường nào cũng có bộ phận quan hệ ngoại giao nhưng làm ăn chẳng ra gì…điều tôi vừa trình bày trên là một ví dụ nho nhỏ.

Kiến thức học đại học hơn nhau do đọc sách tìm hiểu mà có chứ chẳng thể nói là thông minh hay kém thông minh gì. Còn cái kĩ năng cứng kiến thức thực tế thì giáo viên, giảng viên không biết lấy gì mà chỉ các bạn.

Bây giờ giáo dục đại học cũng như làm kinh doanh không khác gì cả. nhưng có điều khách hàng không có nhiều sự lựa chọn cũng như yêu sách, đó là thực trạng chung của VN.

Cho nên nói tóm lại và suy cho cùng các bạn sinh viên còn đang học cố gắng học thật tốt, kiến thức nắm vững ko có nghĩa là điểm cũng sẽ cao.

Bây giờ bằng đại học mất giá trị khá nhanh, không còn sự chênh lệch lớn giữa các trường đại học công lập hay ngoài công lập nữa. mà nó phụ thuộc rất lớn và Khả năng, Kĩ năng của các bạn.

Bạn nào càng lam lũ, chịu khó vừa học vừa làm thời sinh viên va chạm nhiều sau này sẽ ít bị vấp ngã và trưởng thành hơn những bạn có điều kiện.

Bên cạnh đó với tốc độ phát triển cũng như hội nhập thì chúng ta không còn cạnh tranh lẫn nhau nữa mà phải cạnh tranh quốc tế rồi. vì vậy nếu bạn không sử dụng được ngoại ngữ điều đó không khác gì bạn mù chữ.

ở công ty tôi hiện nay khâu tuyển dụng khá đơn giản, tiêu chí sẽ đánh giá từ trên xuống dưới theo các thứ tự sau: Ngoại ngữ, kĩ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn

Vậy các bạn có thể hiểu là chúng tôi sẵn sàng nhận một anh học dân lập nhưng biết ngoại ngữ còn hơn nhận một anh học công lập không biết ngoại ngữ. vì đằng nào các anh vào công ty cũng phải học việc và thử việc, phải training các anh lại từ đầu. mà muốn training được thì các anh phải hiểu và giao tiếp bằng ngoại ngữ được. chấm hết.

Xu thế ngoại ngữ hiện nay là: tiếng Anh nhưng ngoài ra các bạn hoàn toàn có thể học tiếng Nhật. vì sự đầu tự của nhật bản vào VN hiện nay là khá lớn bên cạnh đó sự già hóa dân số làm thiếu hụt nguồn lao động ở Nhật ngày càng cao.

Tôi có lời khuyên cho các bạn trước khi ra trường là học IELTS ít nhất 5.5 và tiếng Nhật ít nhất n4, nếu muốn đảm bảo một xuất chắc ăn thì IL 6.5 và tiếng Nhật n3.

Thật ra nói các tiêu chí ra trường cho cái bằng IL 5.5 và tiếng Nhật n4 là không quá khó, cứ đơn cử như việc ngày xưa đại học BK chưa yêu cầu đầu ra là toiec 400 thì ai nấy cũng phỡn sau này trường kí quyết định thì sv khiếu nại kiện tụng….vv….nhưng kết quả là không làm thay đổi được điều đó, phải chấp nhận học để ra trường không thì coi như đi tong kết quả bao năm học. cứ lấy áp lực làm động lực, năm này sv ra trường ít lại thế là sv khóa sau bắt đầu sợ và lo học sớm hơn…cứ như thế thành ra quen và yêu cầu 400 toeic không còn tác dụng nữa thì nhà trường lại nâng lên 450….ai biết sau này sẽ là 500 rồi bao nhiêu cao hơn nữa…

Thật ra tôi cũng đã từng học toeic rồi nên điều rút ra là không khả thi. Vì hiện nay đa phần các bạn học toeic chỉ học nghe – đọc như vậy các bạn không thể nói – viết mà không nói và viết làm sao đi làm, làm báo cáo, giao tiếp triển khai công việc sau này…mà điều đó thì xa xôi quá, chưa kể là làm sao các bạn pass được phỏng vấn ấy kìa.

Tôi cũng đã từng email cho thầy hiệu trưởng trường UTE nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thấy trường có kế hoạch gì về việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên mặc dù thầy có trả lời email của tôi. Nhìn sinh viên UTE ra trường mà thua thiệt nhiều mặt so với các trường khác chỉ vì mỗi cái chứng chỉ tiếng Anh hay ngoại ngữ.

Tôi cũng không mong ai đó có quyền có thế làm thay đổi hiện trạng giáo dục VN hiện nay chỉ mong các bạn sinh viên đọc được và hiểu điều tôi muốn nói.

PS: Các cháu thiếu nhi, các em thanh thiếu niên đừng lo lắng quá. năm 2010 có một bạn học sinh bán bánh mì thi thủ khoa đại học sau 5 năm bạn sinh viên này cũng tốt nghiệp loại giỏi và tiếp tục đi bán bánh mì.