Khanh Vốn Phong Lưu

Chương 1

Chương 1-1: Giải thích giai đoạn lịch sử xảy ra câu chuyện
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Ngũ Hồ Thập Lục Quốc

Thập lục quốc

(Trung văn giản thể:

十六国;

phồn thể:

十六國;

bính âm:

Shíliù Guó), còn gọi là

Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm

304

đến

439

kéo theo sự rút lui của

nhà Tấn

về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương bắc, mở ra cục diện mới là

Nam Bắc triều.

Nguồn gốc thuật ngữ này do

Thôi Hồng

đưa ra trong văn bản hiện đã mất

Thập lục quốc Xuân Thu

và giới hạn trong mười sáu quốc gia ở thời kỳ này, gồm:

Hán Triệu,

Hậu Triệu,

Thành Hán,

Tiền Lương,

Hậu Lương,

Bắc Lương,

Tây Lương,

Nam Lương,

Tiền Yên,

Hậu Yên,

Bắc Yên,

Nam Yên,

Tiền Tần,

Hậu Tần,

Tây Tần



Hạ. Thuật ngữ này đã được mở rộng ra cho tất cả các quốc gia tồn tại trong giai đoạn 304 đến 439. Tất cả các nước này đều không tồn tại được trong toàn bộ giai đoạn này.

Giai đoạn này còn gọi là

“Ngũ Hồ loạn Hoa”

(năm dân tộc Hồ làm loạn Trung Hoa). Ngũ Hồ tính 5 tộc:

Hung Nô

(Lưu Uyên



Hán Triệu),

Yết

(Thạch Lặc



Hậu Triệu),

Tiên Ti

(Mộ Dung

– các nước Yên, trừ Bắc Yên),

Đê

(Phù Kiên



Tiền Tần,

Lý Đặc



Thành Hán),

Khương

(Diêu Trường

– nước

Hậu Tần). Một thuật ngữ ít được sử dụng hơn là

Giai đoạn thập lục quốc

miêu tả thời kỳ hỗn loạn này từ năm

304

đến

439.

Hầu như quân chủ của các quốc gia trên đều có nguồn gốc từ dân tộc

Ngũ Hồ

và đều xưng đế và vương. Quân chủ bốn nước

Bắc Yên,

Tây Lương,Hậu Lương

và nước Ngụy (Nhiễm Nguỵ) là

người Hán. Sáu vị vua nước Tiền Lương vẫn giữ tước hiệu danh nghĩa của Nhà Tấn.

Bắc Ngụy

(với tiền thân là

nước Đại) không được coi là một trong thập lục quốc dù cũng được thành lập trong giai đoạn này, vì về sau nó phát triển thành quốc gia lớn mạnh, thống nhất làm chủ cả

Trung Nguyên, trở thành Bắc triều trong thời

Nam Bắc triều.

Sự xâm nhập của các dân tộc Hồ vào Trung Hoa thực ra đã bắt đầu từ lâu. Ngay từ cuối thời

Đông Hán

tới

Tam Quốc, do nội chiến liên miên, dân số giảm sút, giai cấp thống trị cần bổ sung nhân lực cho chiến tranh nên cho các ngoại tộc vào trong

Vạn Lý Trường Thành. Các địa chủ người Hán thường mộ họ làm tá điền, làm lính và cướp bán cho người khác làm nô ɭệ.

Người Hung Nô

Từ cuối thời

Tây Hán, Hung Nô có nội loạn. Một

thiền vu



Hô Hàn Tà

mang 5.000 hộ vào hàng nhà Hán. Tới thời

Đông Hán, thiền vu Nam Hung Nô cũng hàng Hán, được dời đến ở

Thiểm Tây

và bắc Sơn Tây. Tới thời

Tam Quốc, dân Hung Nô đã đông đúc, thế lực lớn dần.

Tào Tháo

bèn phân tán người Hung Nô thành 5 bộ, cho ở 5 huyện thuộc

Sơn Tây

hiện nay là: Huyền Thị (huyện Cao Bình), Bồ Tử (huyện Bồ), Tân Hưng (Hãn Châu), Đại Lăng (huyện Văn Thuỷ), Kỳ huyện (huyện Kỳ). Mỗi bộ đặt một quan cầm đầu gọi là Súy, sau đổi làm Đô úy và chọn một người Hán làm chức Tư mã để cai quản chung. Trong 5 bộ đó, bộ nhỏ có khoảng 3.000 hộ, bộ lớn khoảng 10.000 hộ.

Người Yết

Đây là một bộ lạc nhỏ của người

Hung Nô, từ

Trung Á

dời đến miền Vũ Hương ở đông nam Sơn Tây (huyện Tẩm) và chịu sự lãnh đạo của các quý tộc Hung Nô tại đây.

Người Tiên Ti

Là một tộc

Đông Hồ. Cuối thời Đông Hán, sau khi người bắc Hung Nô dời về phía tây thì người Tiên Ty lấn gần hết đất cũ của Hung Nô. Tới giữa thế kỷ 2, người Tiên ty khống chế một vùng rộng lớn từ khu vực

Liêu Hà

tới

hành lang Hà Tây, giáp U Xum và có một bộ phận đã vào bên trong Vạn Lý trường thành. Thị tộc Tiên Ty có 4 họ:

Mộ Dung,

Đoàn,

Thác Bạt,

Vũ Văn.

Người Chi (hay người Đê)

Là một tộc ở miền đông

Cam Túc, trước đây thời

nhà Chu

gọi là Tây Nhung. Sau này một bộ phận rời đến

Thiểm Tây. Người Chi có 5 họ: Du Mi (huyện Kinh Dương – Thiểm Tây), Nghiên, Hưng Quốc, Lâm Vi, Lược Dương. Thời

Tam Quốc, người Chi vào Trung nguyên rất nhiều.

Người Khương

Cũng là một tộc Tây Nhung, ở rải rác miền

Cam Túc,

Thanh Hải



Thiểm Tây. Thời Hán, người Khương luôn đánh nhau với người Hán. Người Khương có tới 150 thị tộc.

Người Tung

Dân tộc Tung vốn ở đất

Ba Thục

cổ, vùng Ba Tây, Giang Cừ (huyện Thượng Khê, huyện Cừ tỉnh

Tứ Xuyên). Người Tung có 5 họ: Ba, Phàm, Thẩm, Tướng, Trịnh. Họ Ba làm vua, các họ kia làm tôi. Cuối thời

Đông Hán, một bộ phận người Tung rời vào

Hán Trung.

Tào Tháo

phân tán đến đất Lược Dương cho ở lẫn với người Chi. Cuối thời Tây Tấn, lưu dân trở về Ba Thục cùng tù trưởng

Lý Đặc.

P/s: Đây là mình giải thích sơ bộ về giai đoạn lịch sử và các dân tộc ngũ hồ của câu truyện

Khanh Vốn Phong Lưu

xảy ra trong giai đoạn này. Các bạn muốn biết thêm về các cuộc chiến trong suốt hơn trăm năm thì có thể tìm hiểu thêm trên mạng nhé. Viết dài quá các bạn đọc cũng mỏi mệt