Gõ Mõ Cầm Canh Ở Cổ Đại

Chương 1: Đèn lồng bị rách

Năm Thái Hòa thứ ba mươi ba, đêm đông.

Trấn Ngọc Khê, thành Tĩnh Châu, phố Trường Ninh.

Gió rét căm căm quét qua thị trấn nhỏ bé hẻo lánh này của vương triều Đại Hưng, màn đêm dày đặc như mực.

Phố Trường Ninh chìm trong bóng tối và tĩnh lặng, chỉ có một chiếc đèn l*иg treo trước cổng một ngôi nhà cũ kỹ, đổ nát ở cuối phố phía tây.

Gió lạnh không ngừng đập vào chiếc đèn, khiến lớp giấy dó bọc ngoài kêu xào xạc.

"Vù vù, vù vù... bụp!"

Một cơn gió mạnh nữa ập đến, khiến lớp giấy dó đã cũ mòn không chịu nổi, "bụp" một tiếng rách toang, ngọn nến bên trong tắt phụt.

"Kẽo kẹt." Cánh cửa gỗ cũ kỹ mở ra từ bên trong.

Cố Chiêu tay vịn then cửa, thò đầu ra ngoài. Nghe tiếng giấy rách, nàng ngước nhìn đèn l*иg, rồi đưa mắt nhìn xuống con phố Trường Ninh tối đen.

Một lúc sau, Cố Chiêu mím môi, quay vào trong nhà.

Khi nàng trở ra, tay đã cầm chiếc cung đình mới tinh.

Đèn l*иg hình con thỏ, lông trắng, tai dài, chân ngắn, mắt được vẽ tỉ mỉ bằng chu sa đỏ.

Ánh nến màu vàng tỏa ra từ bụng tròn của con thỏ, trông khá đáng yêu và ngộ nghĩnh.

Cố Chiêu đặt chiếc đèn thỏ xuống đất, kéo một chiếc ghế đẩu nhỏ rồi ngồi xuống.

Gió thổi khiến nàng cảm thấy lạnh. Cố Chiêu không kìm được co tay co chân vào trong chiếc áo bông rộng, đôi mắt trong veo nhìn chăm chú vào chiếc đèn thỏ, vẻ mặt có phần thẫn thờ.

Người ta thường nói thời gian trôi nhanh tựa thoi đưa, quả thật không sai!

Thấm thoắt đã hơn một tháng kể từ khi nàng tỉnh giấc trong thân xác này.

Ký ức kiếp trước như bị che phủ bởi một màn sương, mờ mờ ảo ảo chẳng thể nhìn rõ, mà cũng khó lòng nhớ ra. Nàng chỉ nhớ mình cứ thế ngây ngốc, trôi nổi bồng bềnh, vô định giữa hư không.

Mở mắt ra, chỉ thấy xám xịt một màu.

Không ánh sáng, không màu sắc... đó là cõi u minh của kẻ đã khuất.

Chưa kịp buồn bã, hay có lẽ đã không còn biết buồn bã là gì, thì bỗng nhiên, tâm trí mơ hồ của nàng bị đánh thức bởi một tiếng khóc thê lương.

Không phải nói quá, nhưng tiếng khóc ấy tựa sấm rền giữa trời quang, chấn động cả đất trời, vang vọng bên tai nàng.

Trong khoảnh khắc đó, nàng như thấy được hoa bung nở, nghe thấy được cả tiếng băng vỡ... Theo tiếng gọi từ đáy lòng, nàng quay đầu lại, muốn đi qua nhìn xem.

Ai vậy, là ai đang khóc, sao mà đau đớn, oán hận... lại tuyệt vọng đến thế.

Hiếm khi, trong lòng nàng dấy lên sự tò mò.

Cứ thế tâm trí bị lay động, khi mở mắt ra, nàng đã trở thành Cố Chiêu của nhà họ Cố ở trấn Ngọc Khê.

...

Gió đông vẫn thổi không biết mỏi mệt. Cố Chiêu cúi đầu nhìn chiếc đèn thỏ bên cạnh, sau khi xác định lớp giấy dó vẫn che chắn được ngọn nến bên trong, thì nàng mới chuyển mắt.

Hôm nay là tết Nguyên Tiêu, ở trấn Ngọc Khê có tục lệ trẻ con đi rước đèn trên phố, chiếc đèn thỏ này là do nhà họ Cố chuẩn bị cho Cố Chiêu.

Nghĩ đến đây, Cố Chiêu lại nâng niu vuốt ve đôi tai dài của chiếc đèn thỏ.

...

Trong bếp, cụ bà Đỗ thị lại bỏ thêm một khúc củi vào lò, thuận tay phủi phủi tro đen trên tay rồi mới đứng dậy.

Nhìn qua song cửa, bà thấy Cố Chiêu ngồi thẫn thờ trên ghế đẩu trước cửa viện.

Ánh mắt cụ bà lóe lên tia thương xót, bà thở dài sườn sượt.

Bé Chiêu nhà bà số khổ, cha mất sớm, tháng trước, đến cả người mẹ mà con bé nương tựa cũng đi bước nữa.

Đứa nhỏ này từ bé đã trầm tính, có chuyện gì cũng giữ trong lòng. Chắc hẳn chuyện mẹ đi lấy chồng đã khiến con bé quá đau lòng, nên đêm hôm đó liền phát sốt, người nóng hầm hập, mê man gọi cha gọi mẹ.

Họ mời thầy lang đến, thầy bảo là do lo nghĩ quá độ, tổn thương tâm tỳ (tim, lách), nếu đêm đó không qua khỏi thì người sẽ mất.

Người ta vẫn nói bệnh tới như núi đổ, bệnh đi như kéo tơ, quả thật không sai.

Cơn bạo bệnh ập đến quá nhanh, nói gở mồm, lúc ấy, nhìn đứa nhỏ bé bỏng nằm trên giường, bà và lão già cũng chẳng còn trông mong gì nữa.

Cả đời cụ bà đã quen khổ cực, con trai chết, con gái bỏ đi biệt tích, giờ con dâu cũng tái giá, ngay cả đứa cháu duy nhất, cũng sắp mất.

Lúc ấy, lòng bà đau như cắt, oán hận chất chồng.

Ông trời sao quá bất công!

Bé Chiêu nhà bà còn nhỏ như vậy, từ bé đã mồ côi cha, sống khổ cực mười năm, chưa được một ngày vui vẻ, vậy mà nay lại sắp ra đi.

Cụ bà hận lắm!

Bà già rồi, không sợ chết, nhưng bé Chiêu của bà, con bé còn bé bỏng quá.

May mắn thay, cuối cùng trời cao cũng nghe thấu lời cầu nguyện của bà, giữ lại mạng sống cho Bé Chiêu, cũng cho bà và lão già nhà bà có lý do để sống tiếp.

Nghĩ đến lúc nguy kịch ấy, lòng cụ bà vẫn còn hơi chua xót.

...

Lại nhìn Cố Chiêu ngồi trên ghế đẩu trước cửa, cụ bà đậy nắp nồi lớn, bước ra khỏi bếp đến bên cạnh cô bé, nhẹ nhàng nói:

"Bé Chiêu à, sao lại ngồi đây?"

"Nào, ngoài này gió to lắm, theo bà vào bếp đi, trong đó ấm hơn."

"Lát nữa bà hấp cho cháu quả trứng nhé. Bà nói cho cháu biết, đó là món ngon lắm đấy. Sáng ăn một bát trứng hấp, cả ngày đều khỏe khoắn."

Cụ bà kéo tay Cố Chiêu định đứng dậy.

Cố Chiêu ngẩng đầu lên: "Bà ơi, cháu đang đợi ông."

Vừa nói, cô bé vừa nhấc chiếc đèn l*иg bên cạnh lên cao, ra hiệu cho cụ bà nhìn lên trên, rồi mới tiếp tục:

"Cái đèn l*иg lớn ngoài nhà bị gió làm rách rồi. Đêm tối gió to, ông về sẽ không nhìn rõ đường mất."

Cụ bà nhìn theo hướng Cố Chiêu chỉ, lúc này mới phát hiện cái đèn l*иg dưới mái hiên nhà đã bị gió thổi rách một lỗ to.

Cụ bà lập tức đau lòng: "Ôi trời ơi, sao lại rách thế này. Rách toác cả ra thế kia!"