Nàng nói xong không lâu, Trần Kính Tông từ bên trong đi ra, một tay bưng bát không, một tay cầm đũa.
Triều Nguyệt đứng thẳng người, không kiêu ngạo không siểm nịnh.
Trần Kính Tông nhìn về phía phòng trên, cửa sổ kia đã đóng lại, che khuất người bên trong.
Trần Kính Tông nhíu mày.
Cãi nhau thì cãi nhau, hắn cũng không tức giận, nàng là công chúa, có tư cách ghét bỏ hắn, không đau không ngứa, hắn không thèm so đo.
Nhưng hắn không thể nhìn nàng tiếp tục tiều tụy mãi, nói cho cùng, đây là nỗi khổ nàng phải gánh chịu khi gả cho hắn.
Trần Kính Tông đi đến nhà bếp, cửa sổ đều đóng kín mít.
Triều Nguyệt nghe ngóng một lúc bên ngoài, đi bẩm báo công chúa.
Hoa Dương có chút tò mò, nàng biết Trần Kính Tông nướng thịt rừng được, chẳng lẽ hắn còn biết nấu canh cá? Trên đời này, có mấy nam nhân biết nấu nướng?
Nhà bếp.
Trần Kính Tông thuần thục xử lý cá xong.
Phụ thân hơn ba mươi tuổi mới hoàn toàn an cư ở kinh thành, đón cả nhà đến đó, nhưng bà nội không quen, nhịn một năm liền dẫn theo nhị thúc cả nhà về quê cũ.
Trần Kính Tông mười tuổi cũng dẫn theo võ sư về, sống đến mười tám tuổi mới bị bà nội giục lên kinh thành, bảo hắn kiếm cái tiền đồ.
Tám năm ở giữa, bà nội xuất thân nông thôn thích tự mình xuống bếp nấu nướng, Trần Kính Tông thường xuyên giúp đỡ, liền học được tay nghề nấu nướng của bà.
Cá là cá bản địa trong núi, vùng hồ nước kia xung quanh địa thế hiểm trở, thợ săn gần đó đều không đến. Không có nguy hiểm, cá trong hồ lớn lên béo tốt.
Trần Kính Tông chỉ cắt đầu cá, thân cá tạm thời ướp, để dành bữa trưa kêu nha hoàn kho.
Đầu cá to bằng một bàn tay hắn, trước chiên sau hầm, lửa to nấu canh.
Trước lò rất nóng, Trần Kính Tông lúc thêm củi, một giọt mồ hôi trên trán rơi xuống.
Mở cửa sổ sẽ mát mẻ hơn, nhưng mùi thơm của canh cá cũng sẽ bay ra ngoài, gió thổi qua, nếu bay đến nhà chính, lão gia ngửi thấy lại mắng hắn.
Trần Kính Tông không sợ bị mắng, chỉ là nhiều chuyện không bằng ít chuyện, càng không muốn để người nhà nghi ngờ nàng có phải cũng đang ăn mặn hay không, sau lưng nói này nói nọ.
Khoảng một khắc sau, Trần Kính Tông mở nắp nồi, thấy nước canh bên trong đã chuyển sang màu trắng sữa, đậu phụ trơn bóng cùng nấm hương như chiếc ô nhỏ lăn lộn trong đó.
Trần Kính Tông mở tủ chén bát, tìm thấy một chiếc bát đựng canh bằng sứ vẽ hoa mẫu đơn, rồi lấy ra một bộ bát đũa phù hợp.
Nàng hình như rất thích hoa mẫu đơn, trong phòng ngoài phòng chỗ nào cũng thấy bóng dáng hoa mẫu đơn.
.
Triều Vân trốn sau cửa sổ phòng khách, thấy cửa bếp mở ra, phò mã gia cũng bưng khay đi về phía phòng trên, vội vàng vào phòng trong bẩm báo công chúa.
Hoa Dương ngồi bên bàn, trước mặt trải một tờ giấy Tuyên Thành, đang chuẩn bị viết thư nhà cho mẫu hậu và đệ đệ ở kinh thành.
Kiếp trước nàng xem Lăng Châu là nơi hẻo lánh nghèo khổ, cho rằng mình đến đây là chịu khổ, không có gì đáng viết, cho nên chỉ dịp cuối năm mới gửi một phong thư nhà cho có lệ.
Bây giờ, nàng muốn viết vài chuyện thú vị, để mẫu hậu, đệ đệ tin tưởng nàng sống rất tốt ở đây.
Mới viết được "Mẫu hậu kim an", Triều Vân đã đến báo tin.
"Các ngươi lui ra hết đi."
Hoa Dương tay phải cầm bút, tay trái vén tay áo, tiếp tục viết.
Trần Kính Tông bưng khay bước vào phòng khách, liền thấy Triều Vân, Triều Nguyệt một trước một sau đi ra.
Hắn thần sắc như thường, dường như không để tâm nha hoàn biết hắn tự tay nấu canh cá cho công chúa.
Triều Vân, Triều Nguyệt cúi đầu tránh sang một bên nhường đường cho hắn, khi Trần Kính Tông đi ngang qua, hai người đều ngửi thấy mùi canh thơm phức.
Triều Vân không kiềm chế được nuốt nước bọt.
Đối với các nàng, canh cá thật sự không phải thứ gì hiếm lạ, nhưng ba tháng không được uống, một bát canh cá bỗng chốc trở thành mỹ vị nhân gian.
Cách một bức rèm.