Nước bắn lên trúng mặt Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi, bỏng rát như bị đốt cháy da thịt.
Mẹ Nguyên Nhi sụp đổ:
“Hỏng rồi, hỏng rồi, hỏng cả rồi.”
“Sau khi đưa Nguyên Đệ ra khỏi giếng, Nguyên Đệ giống như trở thành một người khác, bây giờ Tiểu Long chết trong giếng… Tôi đã nói phải lấp giếng lại rồi, ông cứ cố chấp nói muốn dùng để nhốt Nguyên…”
“Chát!”
Một bạt tay in lên mặt mẹ Nguyên Nhi.
Vệ Quân Bình phủi tay, ông ta lau mặt, đau khổ nhe răng trợn mắt.
Vào tang lễ của Vệ Tiểu Long, mọi người trong làng đều đến.
Họ luôn như vậy, nhìn người khác đau khổ nhưng không giúp đỡ, có chuyện náo nhiệt thì đến mỉa mai dè bỉu.
Phùng Lai đi theo ông Đỗ đến dự tang lễ.
Vệ Quân Bình không còn kiêu ngạo như trước nữa, nhìn thấy ông Đỗ còn mỉm cười chào hỏi.
Trong bữa tối, tôi và ông Đỗ ngồi cùng bàn, ông ta chu đáo gắp thức ăn cho Phùng Lai.
Trên mặt Phùng Lai dính thức ăn, ông ta cũng tự nhiên lau cho Phùng Lai.
Động tác không hề có chút du͙© vọиɠ nào, giống như chăm sóc con cháu trong nhà vậy.
Người trong làng nhìn thấy họ bèn thì thầm bàn tán, nhưng ông Đỗ không hề để tâm.
“Bà mối Nhậm, cô nhìn chằm chằm tôi rất lâu rồi đấy.”
Tôi ngượng ngùng, chuyển ánh mắt sang chỗ khác, thầm đoán trong cơ thể ông Đỗ còn có một người khác, nhưng đó là ai?
Chẳng lẽ là Nguyên Nhi?
Ăn xong, ông Đỗ dắt Phùng lai đi, khi đi đến bên cạnh tôi, ông ta dừng bước:
“Bà mối Nhậm, cô biết Nguyên Nhi chết như thế nào không?”
Tôi lắc đầu.
“Rất đáng thương, chết thế nào cũng không ai biết.”
Ông ta định rời đi, nhưng lần này tôi cản ông ta lại:
“Rốt cuộc ông là ai?”
Ông Đỗ im lặng, buồn bã nói:
“Sợ rằng không còn ai nhớ đến tôi nữa rồi.”
Câu nói này khiến tôi ghi nhớ trong lòng, suy đi ngẫm lại.
Lúc ông ta nói câu này thì trong lòng đang nghĩ gì nhỉ?
Không ai nhớ đến ông ta, nghĩa là tuổi ông ta rất lớn.
Lời này làm tôi nhớ đến một người, ông ấy cũng lớn lên trong ngôi làng này, chưa từng lập gia đình, lại mở rất nhiều trung tâm phúc lợi.
Ông nội Tống đi đường không dễ dàng, ông ấy hơn bảy mươi tuổi, cơ thể không khỏe, nghe nói nhà họ Vệ xảy ra chuyện nên vội vàng chạy đến.
“Tiểu An, người cô nói ở đâu?”
Tôi dẫn ông Tống đến gặp ông Đỗ, khi hai người gặp nhau, tôi nhạy bén phát hiện trong đáy mắt ông Đỗ hiện ra ý cười.
Ông nội Tống hỏi rất nhiều chuyện trước đây, bởi vì quá xa xưa nên tôi không quen thuộc mấy, ông Đỗ chỉ có thể trả lời một số chuyện, sau đó đều lắc đầu.
Con của Phùng Lai ngoan ngoãn đáng yêu, ông Đỗ đặt tên cho con bé là Nguyên Vọng, không có họ.
Ông nội Tống càng nói càng hăng, mặc dù hai người họ trò chuyện không nhiều lắm.
Khi rời đi, tôi hỏi ông Tống:
“Ông có ấn tượng gì với người này không?”
Ông nội Tống tiếc nuối nói:
“Không có.”
Trước khi lên xe, ông ấy dặn dò tôi:
“Tiểu An, đừng can thiệp quá nhiều, có một số thứ là báo ứng mà ông trời đưa đến, chúng ta không thể ngăn cản đâu.”