Năm 998 sau Công nguyên, Trung Nguyên Tống Thái tông Triệu Quang Nghĩa cầm quyền, trở thành triều đại Ung Hi. Lúc đó sau khi Đại Tống kiến quốc mối lo hàng đầu trong lòng chính là nhà Liêu đang ngày càng cường thịnh bên ngoài Vạn Lý Trường Thành ở phương bắc.
Đại Liêu kiến quốc vào thời kì Đường Ngụy và Ngũ Đại. Ban đầu là Khiết Đan tộc, sống bằng đánh cá và săn bắt du mục, do Liêu Thái tổ Da Luật A Bảo Cơ sau khi thống nhất các bộ tộc, bắt đầu thành lập quốc hiệu. Sau đó, Đại Liêu vẫn do dòng họ Da Luật cầm quyền. Trước khi đặt quốc hiệu, Khiết Đan vốn có hơn hai mươi bộ lạc, tự mình làm chủ, trong đó lấy tám thế gia vọng tộc thị: Da Luật, Diêu Liễn, Tôn, Hề, Quật Ca, Ma Hội, Đốt La, Hạ, là tám bộ tộc cường thịnh nhất. Trong số tám bộ tộc này lại đề cử ra một vị đồng minh chủ đứng đầu, được xưng "Bát bộ đại nhân", cũng tức là "Khả Hãn" . Khả Hãn dân tộc Bắc Á thông thường sẽ chọn ra theo phương thức "Cha truyền con nối". Mà đặc điểm thiết yếu của Khả Ô là:
Một người được đề cử phải là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất.
Hai nhất định phải anh dũng, cường hãn có năng lực.
Ba phải ứng với đề cử di mệnh tiên vương.
Bốn cần phải công nhận qua một số hình thức hội nghị.
Hơn nữa, nhiệm kỳ của Khả Hãn là ba năm, để ngăn chặn sự thống trị của một bộ tộc.
Tộc trưởng các bộ tộc gọi chung "Di ly đổng" .
Những ngày đầu kiến quốc của Đại Tống lúc đầu, chính là thời kì nhà Liêu ngày càng cường thịnh, nhất là lúc Tranh Quang Nghĩa cầm quyền, đó là thời kỳ thịnh vượng đầu tiên của nhà Liêu.
Liêu Thánh Tông -- tức Da Luật Long Tự, mười hai tuổi đăng cơ. Lúc đó Đại Tống cho rằng hoàng đế này còn nhỏ không đủ để e ngại, chính là thời cơ tốt nhất để tiêu diệt hắn trong một lần, các đại thần lấy lý do "Chủ trẻ quốc yếu", phái đại binh tiến công, đó là chiến dịch "Kỳ câu quan" nổi danh. Chiến dịch này không chỉ không thể tiêu diệt Đại Liêu trong một lần, trái lại đại bại mà trở về. Trong sử sách "Dương gia tướng" chịu thương vong nặng nề trong trận chiến này.Từ nay về sau, chẳng những mười sáu châu Yến Vân không thể thu hồi về, mà bản đồ người Liêu lại chính thức kéo dài tới bên trong Trường Thành, Đại Tống giống như cửa nhà mở rộng, dần dần nằm vào cục diện bị đánh.
Sau khi Liêu Thánh Tông lên ngôi, chủ xướng Hán hóa, mở hội thi cử, khoa cử, thu phục lòng nhân dân nhà Hán, tri nhân thiện nhậm*, trọng dụng người Hán hàn đức làm tể tướng, thành lập nam bắc hai viện, lấy liêu trị liêu, lấy hán trị hán, được lòng dân khắp nơi.
*tri nhân thiện nhậm : có thể phân biệt nhân tài cũng giỏi về sử dụng nhân tài.
Các bộ lạc vẫn có chế độ phân quan riêng, đại vương (Di Cách Huyên) dưới có Thái sư, Tả Hữu Thừa tướng, Dịch Ẩn quan, Tường Ẩn quan, Thạch Liệt quan ... Ở trên các lãnh địa đều bố trí vương phủ, các mỗi nơi đều có chế độ hành chính.
Còn ở phía tây bắc Đại Tống, ngoại địch thứ yếu là Tây Hạ. Thế lực của nhà Tây Hạ không mạnh, lại vì Đại Tống cũng không cường thịnh, nên tuân theo nguyên tắc "Dựa vào kẻ mạnh để bắt nạt kẻ yếu", trong lúc đó hai nước như hổ rình mồi, tùy thời hành động. Vào thời kì Đường triều Tây Hạ đã từng nhận chiêu an ban thưởng quốc họ Lý của Đại Đường , vì thế hầu hết nhân dân Tây Hạ đều lấy họ Lý làm họ.
Một lần nữa, chúng ta cùng thưởng thức lại chuyện xưa nào!
Những câu chuyện tình yêu xen kẽ với quỹ đạo lịch sử nghiêm minh tất nhiên là bịa đặt. Nó không phải lịch sử cố sự, chỉ là một câu chuyện lợi dụng bối cảnh lịch sử biên soạn ra chuyện tình yêu lãng mạn, chư vị nhìn đọc đừng quá nghiêm khắc nha Thoải mái một chút.
Được rồi! Kế tiếp không cần nhiều lời, hãy mở mắt ra, rong chơi vui vẻ giữa phong cảnh đại mạc đi nào!