Sa Bà

Chương 11: Đèn lưu ly

Đi tới nhà Khương Xương, trời đã tối mò.

Đây là một căn nhà ngói, không thể nói là tráng lệ, giàu sang nhưng cũng được thu dọn sạch sẽ, thoáng đãng.

Bên ngoài căn phòng là một hàng rào vây quanh tiểu viện, còn có một l*иg gà được xếp ở một bên, bên trong có nuôi mấy con gà, một bên khác là vườn rau, trong bờ kè có dựng một đống gỗ, đêm trước chưa đốt hết vẫn chưa kịp thu dọn.

Bọn họ được dẫn vào trong một căn phòng bên trái nhà chính, hai căn phòng gần nhau bên phải đều bị khóa lại.

Khương Xương mở căn phòng gần sân: “Hai người ở đây nhé.”

Sau đó hắn ta vừa dẫn người vào, vừa mở cửa sổ ra cho thông gió, rồi đi thu dọn: “Ban đầu trong nhà có ba phòng, sau phòng bếp kia là phòng của muội muội ta, để hai người chịu thiệt, chen chúc một chỗ rồi. Trong nhà không có khách đến, bình thường ta cũng quét dọn nên bây giờ còn có thể ở tạm. Các ngươi cứ đợi chút, ta đi ôm hai cái chăn đến.”

Hắn ta ra ngoài, không bảo người bên cạnh giúp đỡ, tự mình nhanh chóng rời đi, để Đề Đăng với nam tử áo đen kia ở lại trong phòng.

Căn phòng bỗng chốc trở nên yên tĩnh.

Đề Đăng ôm tay nải, ngẩng đầu nhìn bóng tối dưới mũ, không nói lời nào.

Đối phương bị y nhìn đến lúng túng, vừa nghiêng người muốn trốn thì Đề Đăng không nói một lời mà dịch chân, đứng trước mặt người kia, nhìn xét nét.

Cả người hai người đều ướt rượt, Đề Đăng bị lạnh đến mặt tái lại, y phục bị ướt dán sát vào cổ và sau lưng, dù cho chật vật nhưng ánh mắt vẫn sắc bén.

Y vừa muốn mở miệng, Khương Xương đã ôm mấy tấm chăn từ ngoài vào: “Còn ngẩn ra đó làm gì? Xem cả người ngươi ướt hết rồi, dưới đất đều là nước. Bên ngoài viện tử có nhóm lửa, còn không mau ra đó hong khô đi. Hai ngày này mới vào xuân, không sợ lạnh hả.”

Nói xong, hắn ta ném chăn đệm lên giường, thuận trải thảm rơm trên đất rồi vội vàng đẩy hai người ra ngoài: “Đi nhóm lửa, nhanh lên.”

Đề Đăng đứng ngoài cửa, nhìn đống lửa cháy hừng hực trong sân, y chậm chạp không bước.

Người bên dưới áo choàng vừa nhấc chân, thấy Đề Đăng bất động, hắn ta cũng thu chân lại, lặng lẽ quay đầu nhìn y.

Đề Đăng không nói lời nào, chỉ nhìn chằm chàm đống lửa rồi ngẩn người, sau y lại nghe thấy tiếng Khương Xương truyền tới: “Sao thế? Sao không ra đây?”

Lúc này y mới bước qua ngưỡng cửa, ra ngoài.

Dù cho ra ngoài rồi, y cũng chỉ ngồi trong mái hiên, miếng cưỡng chạm được đến vùng sáng đống lửa tỏa ra, y không muốn tiến lên trước.

Người áo đen thấy y ngồi ổn định rồi cũng lặng lẽ canh sau lưng y.

Khương Xương thấy hai người vẫn ngồi cách đống lửa xa thế, hắn ta tức giậm chân: “Này! Ngồi xa như thế thì sao có thể hơ khô người được? Ta thấy đống lửa này có muốn hong khô y phục của hai người cũng không hong được.”

Nói xong, hắn ta kéo Đề Đăng lại gần đống lửa, còn cách đống lửa chưa tới nửa trượng nữa, kéo thế nào, Đề Đăng cũng bất động.

Khương Xương hết cách, chỉ có thể để mặc y.

Ba người quây quần quanh đống lửa, Đề Đăng vừa mở tay nải ra, vừa nói chuyện với Khương Xương: “Muội muội ngươi không ra ngoài sao?”

Khương Xương lấy thanh gỗ chọc củ khoai lang được vùi vào trong đống lửa từ trước, gương mặt được ánh lửa hắt lên đỏ hây hây: “Cô nương mà, nào có thể tùy tiện ra khỏi cửa. Lát nữa ta đưa đồ ăn vào cho muội ấy là được rồi. Đợi một chút nữa ta bắc cái giá lên đây, hai người cởϊ áσ ngoài xuống, nhân lúc lửa còn cháy to thì vắt lên trên hơ một chút.” Xong, hắn ta lại nói với người đối diện: “Đã đến đây rồi, cởi mũ xuống đi! Nếu không sao tóc có thể khô được.”

Đề Đăng đang lấy đèn bát giác trong tay nải ra, nghe thấy vậy, y cũng nhìn sang bên cạnh.

Người kia vẫn bất động như cũ.

“Thôi vậy.” Khương Xương cười: “Có khó chịu hay không cũng chẳng cần người bên cạnh nhọc lòng.”

Hắn ta rời mắt, nhìn chằm chằm một miếng vải dệt sẫm màu ló ra khỏi tay nải Đề Đăng, giống như y phục gì đó nhưng y chưa được lấy ra hết, chỉ đặt một góc tay áo trong lòng bàn tay để hong, phần còn lại được y giấu trong lòng.

“Ngươi hong như này đến ngày tháng năm nào mới khô?” Khương Xương cho rằng chất liệu y phục trong tay nải của Khương Xương quá mức quý giá, Đề Đăng không tiện lấy ra nên muốn đứng dậy: “Ta đi lấy giá đến ngay đây, ngươi treo y phục trong tay nải lên giá nhé.”

Đề Đăng: “Không cần đâu.”

Y nói tiếp: “Ta hong như này.”

Khương Xương vừa mới rời ghế, thấy Đề Đăng không giống như cố ý từ chối, hắn ta lại ngồi xuống: “Nếu mà cứ hong như thế, ngươi hong đến canh ba mới xong.”

Đề Đăng nghe hắn ta trêu chọc, y cũng nhếch môi: “Vậy thì ta sẽ hong đến canh ba.”

Dưới đống củi tỏa ra hương thơm, Khương Xương khều củ khoai ra, gạt mấy củ đến bên chân Đề Đăng rồi lại không ngừng truyền qua truyền lại giữa hai tay, đưa cho người đối diện: “Hôm nay vội quá, không có gì ăn được, các người ăn lót dạ nhé. Ngày mai ta thịt gà.”

Đề Đăng nhìn củ khoai trên đất: “Gà nhà ngươi nuôi bằng thứ gì?”

“Ngô, nghiền ra rồi trộn lần với chút kê.” Khương Xương hất cằm về phía vường ray: “Cũng có cả rau nhà tự trồng nữa.”

“Không có thứ gì khác à?”

Khương Xương lại cười: “Các người đừng chê, mặc dù nhà ta nghèo nhưng cũng không bạc đãi mấy con gà. Thấy ngươi ăn mặc, cả người quý phái, phải chăng là một quý công tử được nuông chiều trong một thành trì nào đó nhỉ, ngươi không hiểu được cách nuôi súc vật, cho rằng những con gà kia của ta được cho ăn chẳng ra sao. Thực ra ngươi không biết, những lương thực kia đã được xem là loại tốt rồi, nuôi ra thịt cũng rất thơm.”

Đề Đăng từ chối cho ý kiến, y hỏi tiếp: “Trong nhà ngươi còn con vật vào khác không? Như bò, dê chẳng hạn?”

Khương Xương bóc vỏ khoai rồi lắc đầu: “Mất mùa loạn thế, dê con, nghé con còn đáng giá hơn mạng người. Ta nuôi sao nổi.”

Hắn ta đưa củ khoai đã bóc vỏ xong cho Đề Đăng: “Vừa ăn vừa hong nhé.”

Đề Đăng vừa mới cầm qua đã nghe thấy Khương Xương thì thầm: “Đèn lưu ly này của ngươi cũng rất tinh xảo. Ta có thể xem một chút không?”

Đề Đăng gật đầu, cười không để ý: “Mất mùa loạn lạc, thế mà ngươi vừa nhìn đã nhận ra cái này là lưu ly.”

Động tác cầm đèn của Khương Xương khựng lại, hắn ta giải thích: “Các lão gia thành chủ luôn thích dùng nó. Lúc ta vào phủ làm công, nhìn nhiều nên nhận ra được.”

Trời đã tối lại hoàn toàn.

Khương Xương vừa cầm chiếc đèn lưu ly vào tay đã thấy bên trong đèn, chỗ bấc đèn bừng lên một đốm lửa, tỏa sáng dập dờn.

Hắn ta kinh ngạc: “Sao không có lửa lại tự nhiên cháy lên được?”

Người bên dưới áo choàng đang cúi đầu hơ lửa cũng nhìn qua.

Đề Đăng đổi một góc khác của y phục trong tay rồi hong tiếp: “Đèn này không cần dầu hỏa. Gặp âm thì sáng, gặp dương thì tắt.”

Khương Xương hỏi: “Có ý gì?”

Đề Đăng liếc mắt nhìn hắn ta rồi nói: “Nhật là dương, nguyệt là âm; ngày là dương, đêm là âm; nam là dương, nữ là âm; sống là dương, chết là âm. Lúc này là đêm đen, thuộc về âm nên nó mới sáng.”

“Vậy thì lạ thật.” Khương Xương nói: “Đêm là âm nhưng ta là dương, tại sao nó lại lựa chọn sáng lên mà không chọn tắt đi?”

Đề Đăng nheo mắt nhìn hắn ta, hỏi ngược lại: “Ngươi cảm thấy cái đèn này là vật chết hay vật sống?”

“Có hồn như thế, đương nhiên là vật sống.”

“Nếu là vật sống, tại sao nó vẫn luôn bên người ta mà không rời đi?”

Khương Xương sửng sốt: “Nó... nhận ngươi làm chủ?”

Đề Đăng thả củ khoai xuống, đón lấy đèn lưu ly từ trong tay Khương Xương, vừa cầm đến tay, đèn đã vụt tắt.

Khương Xương lại ca thán: “Ta nói mà. Nếu gặp âm là sáng, vậy thì chẳng phải cứ vừa đến tối là nó sáng thâu đêm sao? Vậy thì sao người ta ngủ được.”

“Nó dùng để phán đoán chứ không dùng để chiếu sáng.” Đề Đăng nắm chặt cây đèn, nhất thời, ngọn đèn lại sáng lên, đốm lửa lay động trong mắt y: “Nếu đã nhận ta làm chủ thì tương đương với tâm linh tương thông với ta, biết lúc nào ta cần, lúc nào ta không cần.”

Y nhấc đèn, chậm rãi đưa gần lại gương mặt Khương Xương, lúc đèn sắp dán lên mặt Khương Xương, ngọn lửa bỗng nhiên vụt tắt.

Khương Xương mặt không cảm xúc, chỉ cười với Đề Đăng: “Xem ra vừa nãy đã chứng minh ta thực sự là nam.”

Đề Đăng thu tay lại, đặt đèn xuống, quay qua tiếp tục hơ lửa: “Vừa rồi chứng minh ngươi là người sống.”

Khương Xương làm như không nghe thấy, hắn ta không tiếp lời, cúi người nhặt mấy củ khoai trên đất lên rồi rời đi: “Ta đi cho muội muội ăn đây. Các người hơ lửa nóng rồi thì đằng kia có cái giếng, lấy nước tắm rửa rồi đi ngủ đi nhé. Ta cũng nghỉ ngơi đây.”

Đề Đăng với người áo đen ngồi bên ngoài rất lâu.

Đêm khuya đằng đẵng, Đề Đăng hong khô y phục, đúng như những gì y nói, không khô thì không đi ngủ.

Lúc đầu người áo đen còn ngồi cùng y, ngồi lâu rồi, cả người hắn ta cũng khô lại rồi nhưng hắn vẫn ngồi đó không lý do.

Đề Đăng chậm rãi nhìn sang bên cạnh, nhìn đến cuối cùng, người áo đen kia đứng lên, đi vào trong phòng, để lại một mình y buồn rầu ngồi hơ áo.

Sắp canh ba rồi, Đề Đăng bỗng nhiên quay đầu lại mà không hề báo trước, quả thật thấy trong căn phòng hai người ngủ, người mặc áo choàng đen kia đang đứng canh bên cửa sổ, nhìn về phía y. Vừa thấy Đề Đăng nhìn qua, hắn ta vội vàng cúi đầu, lật cái chén lên rót nước.

Đề Đăng thấy vậy thì cười lạnh, thu tay nải lại rồi vào phòng.

Lúc y bước vào phòng, đối phương đã ngủ trên thảm rơm bên dưới rồi.

Đề Đăng bước qua người hắn ta, đến trước giường, đặt đèn lên đầu giường, ngọn đèn bên trong hộp lưu ly sáng lên, ánh sáng nhu hòa hơn lúc còn bên ngoài kia nhiều, không làm người ta chói mắt, lại còn có thể để người khác nhìn được đại khái hoàn cảnh trong phòng.

Trong phòng rất yên ắng.

Đề Đăng lên giường, bên tai là hô hấp của cả hai. Y lấy bộ y phục đã hong khô cả tối trong tay nải ra, đặt trước mặt, tỉ mỉ kiểm tra xem có chỗ nào bị bẩn, bị nhăn không.

Chất liệu rất tốt, không dễ bị nhăn, bởi vì y phục màu đen nên kiểm tra xem có bẩn hay không cũng tốn chút công.

Đề Đăng sờ từng chút một, nhìn suốt nửa nén hương mới nhặt y phục lên, hai vai run rẩy.

Lúc này y thấy tiếng thở của người bên trên đệm rơm bỗng nhiên ngừng lại.

... Y phục được Đề Đăng nhặt lên, được bày ra không chút che đậy bên dưới ánh đèn: Đó không phải y phục của Đề Đăng mà là của Tạ Cửu Lâu.

Là áo trong của Tạ Cửu Lâu.

Ngày đó, bởi vì chuyện tượng người ngọc, Tạ Cửu Lâu tức giận không nguôi, hắn dày vò Đề Đăng một trận, cuối cùng xuống giường, không mặc áo trong đã hùng hổ ra ngoài múc nước, lúc quay lại nào có chú ý đến y phục mới thay ra bị ai nhặt đi mất.

Y phục này với chiếc đèn kia là hai thứ duy nhất Đề Đăng mang theo khi ra ngoài, bây giờ y thu dọn sạch sẽ rồi, đèn trong phòng cũng tắt đi, Đề Đăng không quan tâm đến người nằm dưới đệm cỏ có phản ứng thế nào, y chỉ cuộn y phục của Tạ Cửu Lâu lại thành một đống rồi ôm vào lòng, nghiêng đầu ngủ, mặt vùi vào trong y phục, nhắm mắt cả đêm, không có động tĩnh gì khác.