Thần Phật Diễn Nghĩa

Chương 7

Một tảng thiên thạch lớn rơi vào mặt phẳng nguyên rỗng của võ trụ, may sao nó gặp được dòng đối lưu của sông Ngân nên nương nhờ vào đó, lâu niên chí hóa, đành phải sinh sôi lớp lớp con đàn cháu đống, lập gia nghiệp cho họ hàng luôn sẵn ngoài chân không.

Bạch Chương Sa sau khi trở lại Trái Đất mới hay tin các giống loài của mình đều đã đoạn dòng nên nó phải đành sống lang thang ở sông Dưỡng hoang vu.

Tiên lão nhà Trạch Ngư nói:

- Đại Vương! Hơn hai ngàn một trăm năm, nhị khí phân ra rõ ràng, nên cả hai cực tách rời nhau. Vì sức nóng xì hơi làm cho phía trên vỏ Trái Đất giao thoa hỗn độn, rồi vận ngược xuống phía dưới lớp dờn hóa ra một trận đại cuồng phong. Trận gió kia rộng lớn và dày đặc nên giữa lòng gió nguyên hình ra một phôi thai.

Họ Bạch hỏi:

- Phôi thai? Trận gió mà lại sinh ra một phôi thai sao?

Trạch Ngư Công đáp:

- Vâng! Phôi thai đó khi va chạm với mặt đất của lần hoạch tạo liền vỡ ra một vị Phong Thần!

Bạch Công lại hỏi:

- Trên đời này lại có Phong Thần nữa sao?

Trạch Ngư Công đáp:

- Thưa có! Năm đó khi Phong Thần nở ra ngoài không gian, miệng khóc oa oa làm méo mó cả vòm trời, nên Cổ Sơn Tiên Lão hóa hiện Chiêu Tinh Thông, phá nát các lớp hỗn độn của nhị khí âm dương lần ra hài nhi đó.

Bạch Công lại hỏi:

- Thế Phong Thần kia tên gọi là gì?

Trạch Ngư Công nói:

- Tôi nghe nói con dân ở Đông Nam gọi hắn là Phong Hưng Lôi. Hắn có công khai phá ra miền đất hứa cho nông điền lập nghiệp, nhà nhà có cơm ăn áo mặc, không lo sợ việc hạn hán kéo dài làm hoa màu mất giống. Ân đức của hắn được Cổ Sơn ca ngợi là sánh với non sông, hào khí ngất ngưỡng.

Bạch Chương Sa nói:

- Phong Thần kia muốn làm nên đại sự phải kinh qua giáo pháp! Ta không rõ là khi hắn còn học phép ở Cổ Sơn động, Tiên Lão có giảng pháp vi tiên cho hắn không!

Sách quan Khảm Trai nói:

- Đại Vương! Xưa nay nhân gian vốn không có chuyện lạ kì giống như trong Kinh Thiên có lưu chép. Không lí nào một đứa trẻ lại được sinh ra giữa lòng ngọn đại phong! Lời của Trạch Ngư Công nghe có phần hoang đường!

Tổ Trạch Ngư nhớ lại một hồi rồi nói lớn:

- Đại Vương! Hiện nay, hắn chính là viên giáo chủ của phái Hộ Pháp Long Đàm.

Bạch Công hỏi:

- Hắn đang ngự ở đâu?

Trạch Ngư Công đáp:

- Hắn đang là Phong Vương ở đất Đông Nam, một đại địa của gió nằm phía trên Thiên Địa Mộc. Cái cây đó đâm rễ vào lòng nước ở sông này, nơi nó lớn lên nằm cách đây hơn hai trăm năm mươi lăm dặm.

Bạch Chương Sa nghe vậy nên kinh nể, lấy một ngọn dao cắt huyết làm mực, lấy một nhánh lau của sông Dưỡng nhuộm cho đen đặc lông ngòi, kính viết chiếu chiêu an. Ông sai một tên lính hầu ngoài điện Thanh Long tên là Khổng Hải Sa đi du ngoạn, cầm vi lệnh cho mời đại thiên nhân Tiết Mao Công đến.

Hai cánh sông Dưỡng có gắn lộng châu sa đính sắc ngọc lục, lớp rong rêu dọc theo hai phía sông làm dây kéo cột cờ, trên bờ sông Dưỡng có cắm một lá cờ vàng cao năm mươi thước hai mươi mốt tấc. Trên cờ lộng có ghi huyết văn: “Chiêu An Hiền Sĩ”. Tin cầu khẩn mau chóng loan sang miền lương quốc với mong muốn kêu gọi các vị lão niên đại sĩ xin chỉ giáo.

Tiết Mao Công vốn đã thông hiểu lí sự.

Lão hiện lực thần thông khi đến nơi, hai cổ vai liền khép sát cây huyền trượng Tề Vi vào trong người, lớn giọng hỏi:

- Đại Vương cho gọi ta đến chắc là vì chuyện Hưng Lôi mới vừa lập nghiệp có phải?

Bạch Giang Thần ngạc nhiên vì Tiết Công đã hay chuyện.

Hai ngày nay, vì khảm sơn phong đài chuyện Hưng Lôi mà Chương Sa phải kém sắc lo sợ, quá nỗi mất ăn mất ngủ, nên ông mới đành thưa:

- Lời Ngài nói chí phải! Tôi có dịp nghe qua Phong Quốc Ca do họ hàng nhà Trạch Ngư kể lại, lòng chợt nao nao, dâng niềm hoan hỉ. Nhưng tôi vẫn còn lo ngại. Vì tôi vốn dĩ không rõ lai lịch thật sự của con người này, không biết rằng liệu hắn có phải là cao nhân khắc tinh của kì Mạt hay không.

Họ Bạch vời Tiết Công ngồi chệm xuống ngai vàng.

Tay ông Bạch Công lễ phép nâng chén trà Linh Đan mời Tiết Công thọ hưởng, khói phá lên nghi ngút khiến cả đoàn người nhìn mãi không nguôi:

- Đức Cổ Sơn đã viên mãn, nên giữa vòng càn khôn này chỉ còn lại có mình Ngài. Kẻ hiền sĩ trong nhân gian xưa nay hiếm có, nên khi nghe tin Ngài đang ngự lãm võ nghệ cho môn đồ tại Võng La Trấn, hạ quan mới liền nhanh tay hạ chiếu, sai quân hầu đến Võng La Trấn cho mời Ngài đến xin chỉ giáo, liệu tiện hỏi rõ.

Tiết Mao Công liền nói:

- Ngài cứ yên tâm! Tiết dưỡng của tôi chính là vị thần gió ở Đài Bắc Phong. Danh xưng là Dương Xích Tử. Hiện giờ nó đang phò trợ cho Hưng Lôi xây nghiệp hoằng đạo, lưu khả cửu nhị niên. Cả hai đang ngày đêm nhập định còn không có thời giờ đàm luận việc gió mưa ở Dương Gian. Thay vì Bạch Công đi chiêu an hiền sĩ, cầu tôi góp sức, Ngài vẫn có thể cậy vào họ Dương.