Mùa Xuân Trong Tay Áo

Chương 15.2: Trẫm thấy hơi phiền!

Sau một đêm nghỉ ngơi, Hoàng thượng tiếp tục dẫn đoàn người đi đến Tiểu Thang Sơn.

Chiều hôm đó bọn họ đến hành cung. Hành cung rộng lớn, lại có nhiều nữ quyến.

Khương Tuyết Chân là quả phụ của tiên đế, không tiện ở gần Hoàng thượng, được phân ở viện riêng cách xa nơi ở của ngài.

Khương Nhu Uyển cũng không ở cùng Khương Tuyết Chân, sau khi Khương Minh rời đi, nàng để Khương Nhu Uyển và Mạnh thị ở cùng nhau tại phòng sau của viện, nàng không quan tâm đến họ, còn thấy thoải mái khi được yên tĩnh.

Hiền Thái phi biết Khương Tuyết Chân đang bệnh, cho người gửi đến nhiều loại thuốc bổ, nhưng bà lại không rảnh để đến thăm nàng.

Dùng bữa tối xong, Khương Tuyết Chân hỏi Như Ý về vết thương trên mặt của Như Đường. Như Ý chỉ nói rằng vết sưng chưa giảm bớt, Khương Tuyết Chân cũng không muốn gọi người đến, để Như Ý đỡ nàng đi dạo một vòng quanh sân.

Bên bức tường phía đông vọng lại tiếng cười nói, Như Ý khẽ giải thích: “Thái hậu nương nương gọi nhiều người đến vui chơi, nhưng biết thân thể của người cần tĩnh dưỡng nên đã căn dặn không làm phiền đến người.”

Khương Tuyết Chân khẽ cười: “Nhị muội có đến đó không?”

Như Ý cười gượng: “Việc này nô tì không rõ.”

Khương Tuyết Chân đáp: “Ta đi thăm nhị muội.”

Hai người đi đến căn phòng ở phía sau, khi đến gần cửa, họ nghe thấy giọng Khương Nhu Uyển đầy đắc ý: “Ta đánh ả tiện tỳ đó thì sao? Hoàng thượng chẳng những không trách ta nửa lời, còn lo ta bị ác mộng, gọi thái y đến khám cho ta. Con tiện tỳ đó dám đi mách lẻo với Hoàng thượng, ta nhất định không để ả được yên!”

Như Ý nghe mà tim đập thình thịch. Làm nô tỳ như họ, có mấy ai dám lên mặt cáo tội chủ nhân? Hoàng thượng đối với Khương Nhu Uyển lại mập mờ như thế, dù Như Đường có vô lễ đến đâu, bị đánh cũng không thể chạy đến Hoàng thượng mà tố cáo.

Mấy ngày nay Như Đường đều lẩn trốn, sợ rằng ai đó sẽ nhìn thấy nửa khuôn mặt sưng tấy của mình. Giờ thì hay rồi, Khương Nhu Uyển lại còn ghi hận lên nàng.

Như Ý vốn nghĩ rằng Khương Tuyết Chân nghe xong những lời này sẽ quay người rời đi, tránh để Khương Nhu Uyển phát hiện. Như Ý biết Khương Nhu Uyển là người tâm địa hẹp hòi, độc ác. Dù nàng ta không dám làm gì Khương Tuyết Chân, nhưng nếu để nàng ta chú ý đến mình thì sẽ là một rắc rối lớn.

Nhưng bất ngờ Khương Tuyết Chân lại muốn gõ cửa.

Như Ý vội nhỏ giọng: “Nương nương…”

“Ngươi đứng ra kia, đợi ai gia.” Khương Tuyết Chân khẽ nói.

Như Ý không khỏi cảm kích trong lòng, lẳng lặng lui về phía xa.

Khương Tuyết Chân gõ cửa. Người bên trong đột nhiên im bặt. Mạnh thị lên tiếng: “Ai đó?”

“Ngươi định để ta đứng chờ ở cửa bao lâu nữa?” Khương Tuyết Chân lạnh lùng hỏi.

Cánh cửa lập tức mở ra, Khương Nhu Uyển thò đầu ra ngoài, thấy Như Ý đứng ở đằng xa, nghĩ chắc nàng ta không nghe thấy lời nói vừa rồi, nên cũng không để tâm liệu Khương Tuyết Chân có nghe được hay không.

Tính cách của nàng ta, Khương Tuyết Chân biết rất rõ, dù sao nàng ta cũng không nói xấu gì, và chắc hẳn Khương Tuyết Chân sẽ không vì một cung nữ mà đứng ra bênh vực.

Khương Tuyết Chân bước vào phòng, Mạnh thị đứng dậy nhường chỗ, Khương Tuyết Chân không khách sáo, ngồi vào ghế chính. Nhìn hai mẹ con họ đứng trước mặt, Khương Tuyết Chân cười nhạt: “Hoàng thượng ưu ái nhị muội như vậy, chờ đến lúc hồi kinh, có lẽ nhị muội sẽ nhanh chóng được vào hậu cung thôi?”

Khương Nhu Uyển mặt mày hớn hở, nhưng vẫn giả bộ khiêm tốn: “Thái phi nói đùa rồi.””

Mạnh thị cười nói: “Lão gia vừa được Hoàng thượng bí mật điều đến Thanh Châu trong đêm, lần này khi trở về, chắc chắn sẽ được vào Nội các.”

Lời nói của bà ta mang đầy hàm ý so bì. Mẹ của Khương Tuyết Chân, Võ Gia Ninh, đã áp chế Mạnh thị một bậc.

Khương Tuyết Chân vào cung, trước là quý phi của tiên đế, rồi trở thành Thái phi, tiếp tục lấn át hai mẹ con Mạnh thị.

Giờ đây, nếu Hoàng thượng thực sự sủng ái Khương Nhu Uyển, để nàng làm hoàng hậu, và Khương Minh bước vào Nội các, thì lúc đó Mạnh thị mới có thể ngẩng cao đầu thực sự.

“Vậy thì sau này ta phải nhờ cậy nhị muội nhiều rồi.” Khương Tuyết Chân thản nhiên đáp.

Khương Nhu Uyển không nén được nụ cười: “Thái phi đã từng giúp thần nữ, thần nữ vẫn luôn ghi nhớ, không dám quên ơn.”

Khương Tuyết Chân bật cười: “Viện của Thái hậu rất náo nhiệt, đã mời nhị muội chưa?”

Khương Nhu Uyển và Mạnh thị đông cứng lại.

Khương Tuyết Chân chỉ nói đến đó rồi đứng dậy, rời khỏi phòng.

Mạnh thị thúc giục Khương Nhu Uyển: “Thái hậu cố ý không mời chúng ta, sợ rằng Hoàng thượng cũng sẽ đến đó. Con mau theo ta đến viện của Thái hậu, đừng để ả Chu Uyển Nhi dùng chiêu trò mê hoặc Hoàng thượng.”

Hai mẹ con vội vàng kéo nhau đến viện của Thái hậu.

Khương Tuyết Chân đứng tựa vào tường nghe ngóng.

Sau khi mẹ con họ bước vào viện của Thái hậu, tiếng cười nói lúc trước bỗng dưng im bặt. Không khí trong đó bỗng trở nên kỳ lạ dù chỉ đứng bên ngoài tường cũng có thể cảm nhận được.

Khương Tuyết Chân ngáp dài, thong thả trở về phòng, Như Ý đã chuẩn bị sẵn thuốc bổ, đem đến cho nàng.

Khương Tuyết Chân uống từng ngụm nhỏ, nghe Như Ý nhẹ nhàng cảm tạ: “Chuyện lúc nãy… nô tỳ cảm tạ Thái phi.”

Khương Tuyết Chân uống hết chén thuốc, nhẹ nhàng lấy khăn chấm miệng, “ừm” một tiếng rồi cảm thấy hơi mệt, muốn nằm xuống nghỉ ngơi.

Như Ý đỡ nàng nằm xuống giường, đắp chăn cẩn thận rồi khép cửa ra ngoài.

Khương Tuyết Chân ngủ không được sâu, ngoài trời bắt đầu lất phất mưa.

Không biết đã bao lâu trôi qua, nàng cảm giác như không khí trong phòng thấm đầy hơi nước.

Đột nhiên, một vòng tay ôm trọn lấy nàng, trong cơn mơ màng, bàn tay ai đó luồn vào trong áo của nàng. Nàng khẽ run lên, đôi môi bị một đôi môi khác mạnh mẽ chiếm lấy.

Khương Tuyết Chân hé mắt, thấy khuôn mặt tuấn tú gần sát mình, hắn cắn lên môi nàng, rồi bế bổng nàng đặt lên bàn. Sau đó, hắn nhấc một cây nến, soi sát vào người nàng, nhìn y nàng xộc xệch, mái tóc xõa rối, gương mặt trắng mịn như tuyết vẫn còn chút mơ màng sau khi thức dậy. Hàng mi của nàng như đôi cánh bướm khẽ rung động, một tay che chắn cơ thể, thân hình nàng mềm mại như dòng nước.

Hoàng thượng chậc một tiếng, đưa tay vén lọn tóc vướng bên khóe miệng nàng, trượt xuống đôi môi: “Trẫm thấy hơi phiền, dùng cái miệng này dỗ ngọt trẫm đi!”

Khương Tuyết Chân không nhìn hắn. Hắn dùng hai ngón tay xoay khuôn mặt nàng đối diện với mình, đôi mắt híp lại quan sát nàng, rồi đưa tay kéo dây lưng của nàng.

Khương Tuyết Chân đưa tay giữ lại, hắn vẫn kiên nhẫn đợi nàng.

Sau một lúc lâu im lặng, nàng mới khẽ nói: “Người bí mật triệu Khương Minh đi Thanh Châu, đến khi ông ta trở về, có phải người sẽ để hắn vào Nội các không?”

-còn tiếp-

() "đồng nam đồng nữ": chỉ những đứa bé trai và gái từ bảy tám tuổi cho đến mười một, mười hai tuổi; nhưng nếu hiểu hai chữ này theo nghĩa rộng thì chẳng phân biệt tuổi tác lớn hay nhỏ, miễn là chưa kết hôn, hoặc người theo chủ nghĩa độc thân đều có thể coi là đồng nam, đồng nữ.

() Đô sát viện (都察院): là cơ quan tối cao trong các triều đại Trung Quốc và Việt Nam xưa, với trọng trách thay mặt vua giám sát, và kiến nghị mọi hoạt động của quan lại các cấp, lẫn trọng trách giám sát việc thi hành luật pháp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc triều đình ban hành từ trung ương đến địa phương. Đô sát viện là cơ quan độc lập tại trung ương, trực thuộc sự điều hành của vua, và không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào trong hoạt động giám sát của mình. Đô sát viện đã tạo nên một hệ thống giám sát hiệu lực và góp phần làm trong sạch hệ thống quan lại trong các triều đại quân chủ xưa.

Đứng đầu Đô sát viện là 4 vị đại thần giữ các chức vụ sau:

Tả Đô ngự sử và Hữu Đô ngự sử (tức là Trưởng quan Đô sát viện), hàm ngang với chức Thượng thư các bộ, trật Chánh nhị phẩm.

Tả phó Đô ngự sử và Hữu phó Đô ngự sử, hàm ngang với Tham tri các bộ, trật Tòng nhị phẩm