Bánh Xe Nhân Quả

Quyển 7 - Chương 12: Hưng Đạo Đại Vương

Trần Hưng Đạo sau khi tỉnh lại khỏi cái giấc ngủ dài đó thì ngài vội vàng ướm thử bộ áo giáp sắt rỉ đó lên mình. Trần Hưng Đạo mặc áo giáp rồi cử động đi lại, quả nhiên đây là pháp bảo. Rõ ràng bộ áo giáp sắt này khi dùng tay gõ vào thì thấy cứng như thế, vậy mà mặc lên người thì lại có thể di chuyển nhẹ nhàng như mặc áo lụa vải bình thường vậy. Chưa kể đến thanh kiếm rỉ sét này, Trần Hưng Đạo có cầm kiếm múa vài đường, đây cũng là một pháp bảo khi mà thanh kiếm cầm nhẹ tựa lông hồng, thế nhưng khi dùng tay gõ vào lưỡi kiếm thì lại phát ra những tiếng thanh thoát nghe rất cứng cáp và chắc chắn.Ngoài ra, Trần Hưng Đạo còn để ý điều lạ đó là mỗi lần ngài cầm thanh kiếm lên đều có cảm giác như có nhịp đập phát ra từ thanh kiếm tựa như là nhịp tim đập của người vậy. Trần Hưng Đạo có mang bộ áo giáp khoe với mấy tướng sĩ dưới chướng, mọi người nhìn vào cái bộ áo giáp sắt và thanh kiếm rỉ đó thì cũng bán tín bán nghi. Tuy nhiên, khi các vị tướng lãnh cầm thử thì ai nấy cũng phải rùng mình ngạc nhiên khi cảm nhận được nhịp đập khe khẽ phát ra từ thánh kiếm, và họ đều nghĩ rằng thanh kiếm này như có sức sống vậy. Riêng chỉ có mình Thiên Hà khi thấy Trần Hưng Đạo đem khoe và tập luyện thì cậu ta có vẻ như không được vui cho lắm.

Trần Hưng Đạo đã tập luyện với áo giáp và thanh kiếm được một thời gian dài, giờ thì ngài đã có thể sử dụng chúng thành thạo và nhuần nhuyễn rồi. Bên cạnh đó, Trần Hưng Đạo cũng cố tìm đủ mọi cách để gột rửa thanh kiếm và bộ giáp sắt để nó lộ ra là giáp vàng kiếm ngọc. Thế nhưng cho dù có làm bằng cách nào đi chăng nữa thì cả bộ áo giáp và thanh kiếm pháp bảo kia vẫn mãi mãi là một đống sắt rỉ mà thôi. Trần Hưng Đạo đã nhiều lần ngồi một mình để nhớ lại về cái giấc chiêm bao, khi ngài bị ông hoàng ngũ hành nhập mộng đấu kiếm. Nghĩ đến đây, bỗng nhiên Trần Hưng Đạo đứng bật dậy, giờ thì ngài đã nhớ ra rồi, cách duy nhất để có thể gột rửa lớp rỉ sét trên kiếm và áo giáp sắt đó là dùng máu của mình. Trần Hưng Đạo nhớ như in lại cái lúc khi mà ngài tự tay rút kiếm ra khỏi ngực, thế rồi ngài kiệt sức mà quý gối một tay chống vào thanh kiếm rỉ kia cắm xuống đất. Trần Hưng Đạo đến giờ phút này gần như có thể nhìn thấy được lưỡi kiếm dính máu khi không hiện nguyên hình là một thanh kiếm ngọc ánh sáng lấp lánh. Không chỉ có vậy, ngài còn nhớ như in cái lúc ông hoàng ngũ hành tiến tới lấy tay quệt máu ở lưỡi kiếm bôi lên tới cán, sau khi cả thanh kiếm được nếm máu của Trần Hưng Đạo thì nó hiện rõ nguyên hình là một thanh kiếm ngọc sáng chói lòa.

Nghĩ đến đây, ngay lập tức Trần Hưng Đạo rút con dao gắm nhỏ ra cắt một đầu ngon tay, sau đó ngày tiến tới quệt máu từ trên ngón tay lên lưỡi kiếm, thế nhưng đã quệt khá nhiều mà lưỡi kiếm rỉ sét vẫn không biến thành kiếm ngọc. "không lẽ nào lại ít máu quá?", Trần Hưng Đạo tự hỏi lòng mình. Còn đang đứng đó hí hoáy bôi máu lên kiếm, bất ngờ Thiên Hà từ ngoài bước vào buồng. Thấy Trần Hưng Đạo đang đứng đó hỳ hục lấy máu bôi lên lưỡi kiếm rỉ sét thì Thiên Hà lạo vội người tới, cậu đưa tay rút mạnh thanh kiếm ném ra xa xuống đất phát ra tiếng "keng" một cái trước sự ngỡ ngàng của Trần Hưng Đạo, Thiên Hà hỏi giọng sợ hãi:

- Huynh làm cái trò gì thế?

Trần Hưng Đạo đáp:

- Ta ... ta đáng biến nó thành kiếm ngọc...

Thiên Hà mặt nhăn nhó nói:

- Kiếm ngọc cái nỗi gì chứ? nó là binh khí của tà phái thì làm sao mà kiếm ngọc được... bây giờ huynh lại còn lấy máu mình bôi lên kiếm nữa cơ chứ?

Trần Hưng Đạo xua tay nói:

- Đệ hiểu nhầm rồi, chính mắt ta chông thấy ông hoàng ngũ hành đó lấy máu ta bôi lên thanh kiếm thì lập tức nó trở thành một thanh kiếm bạc mà...

Thiên Hà nghe xong thì không hiểu Trần Hưng Đạo đang nói cái gì, thế nhưng cậu ta lắc đầu tỏ vẻ thất vọng. Thiên Hà giơ một tay về phía thanh kiếm rỉ sét, tức thì thanh kiếm như bị lực hút mà bay lại vào tay của cậu ta. Thiên Hà một tay cầm ngược thanh kiếm đễ lưỡi chúi xuống đất, tay kia đưa lên phía trên thanh kiếm mở rộng lòng bàn tay. Chỉ trong tích tắc, từ bàn tay Thiên Hà tuôn ra một dòng nước trắng tinh gột rửa đi cái sự rỉ sét của thanh kiếm. Giờ đây, trước mặt Thiên Hà và Trần Hưng Đạo là một thanh kiếm có mầu đen xì, khắp từ lưỡi cho đến thân là những đường vân mầu đỏ rực cứ thế lúc mờ lúc tỏ. Thiên Hà chỉ ngon tay vô thanh kiếm đó nhìn Trần Hưng Đạo nói:

- Huynh nhìn đi, kiếm ngọc cái nỗi gì chứ? Đây mới chính là hình thù thật của cây kiếm này.

Trần Hưng Đạo đứng đó mắt không rời khỏi thanh kiếm, miệng ngài lắp bắp, cái đầu hơi khẽ lắc:

- Không thể nào... tuyệt đối không thể nào...

Thiên Hà nghe giọng điệu của Trần Hưng Đạo vẫn có vẻ bán tín bán nghi thì cậu ta thở một hơi thật dài thất vọng. Thiên Hà buông tay cho thanh kiếm rơi xuống nền nhà tạo ra những tiếng leng keng inh tai nhức óc rồi sải chân bước thẳng ra ngoài, vừa đi cậu ta vữa nói:

- Huynh thật đúng là...

Thiên Hà ra khỏi phòng, chỉ còn lại Trần Hưng Đạo vẫn đứng đó ngỡ ngàng nhìn vào thanh kiếm đen xì đang nằm trên đất kia. Trần Hưng Đạo từ từ tiến lại và nhặt thanh kiếm lên, rồi không hiểu vì sao mà ngài lại lấy miếng khăn để trên bàn và bắt đầu lau khô thanh kiếm đen xì này. Trần Hưng Đạo lau khô thanh kiếm thì ngay lập tức thanh kiếm lại biến thành một thanh kiếm rỉ sét như bình thường. Trần Hưng Đạo ngồi đó nhìn thanh kiếm đang cầm trong tay, cái nhịp đập từ thanh kiếm cứ thế phát ra đều đặn. Trần Hưng Đạo hiện giờ vẫn đang tự hỏi trong đầu mình rằng liệu phải chăng thanh kiếm này hoàn toàn không phải là thanh kiếm ngọc như ông hoàng ngũ hành đã cho mình thấy? Và tại sao khi dùng máu bôi lên lưỡi kiếm lại không biến thành kiếm ngọc như trước được chứ?

Sau cái lần đυ.ng độ đó với Thiên Hà, Trần Hưng Đạo ngày lo lắng, đêm không ngủ, lúc nào cũng suy nghĩ về việc nên giữ bộ áo giáp này hay không. Một phần ngài thấy thái độ của Thiên Hà là vô cùng tiêu cực, nhưng Trần Hưng Đạo cũng không thể nào trách Thiên Hà được vì vốn dĩ cậu ta là người của trời (nếu đúng như những gì mà Thiên Hà nói với ngài là thật). Nói là Trần Hưng Đạo nghĩ là vậy thôi, chứ trên thực tế trong suốt thời gian mà Thiên Hà phò trợ cho Trần Hưng Đạo thì ngài đã được chứng kiến tài phép của Thiên Hà, dựa vào đó, Trần Hưng Đạo không thể nào phủ nhận được việc Thiên Hà đúng là người của trời. Nhưng bên cạnh dó, Trần Hưng Đạo nhận thấy rằng việc Thiên Hà cương quyết chỉ trích và bài trừ ông hoàng ngũ hành cũng như bộ áo giáp này là không đúng một tẹo nào, như vậy là quan trọng hóa vấn đề lên. Tại sao Trần Hưng Đạo lại nghĩ như vậy ư? Đơn giản là vì ngài vẫn chưa kể cho Thiên Hà nghe về việc ông hoàng ngũ hành nhập mộng, và Trần Hưng Đạo tin rằng nếu như mà quả thật ông hoàng ngũ hành là quỷ thì ông ta đã thẳng tay trừ khử ngài khi có thể rồi. Và rồi cứ như thế, Trần Hưng Đạo xuốt một thời gian dài trăn trở với những suy nghĩ đó chỉ cho đến khi vào một đêm, Trần Hưng Đạo đang nằm thiu thiu chìm vào giấc ngủ thì bỗng như có tiếng nói của ai đó vanh vảnh ngay bên tai mình "muốn thấy được kiếm ngọc giáp vàng, phải cân bằng lại thế giới trước đã". Trần Hưng Đạo bật dậy ngay giữa đêm tối trên giường, " thôi đúng rồi, làm sao mà mình có thể quên được cơ chứ...", Trần Hưng Đạo tự nhủ lòng mình.

Ngay sáng sớm hôm đó, Trần Hưng Đạo trên mình mặc bộ giáp sắt rỉ sét, bên hông là thanh kiếm rỉ và leo lên yên ngựa. Lúc đầu các tướng sĩ thấy Trần Hưng Đạo mang binh khí tồi tàn lại còn đi một mình tới nơi bị coi là nguyền rủa đó thì lo lắm. Phải thuyết phục mãi Trần Hưng Đạo mới đồng ý cho các tướng sĩ thân tín đi cùng, vì họ muốn đảm bảo chắc rằng chẳng may có gì đó không hay xảy ra thì có thể ứng cứu kịp thời. Trước khi phi ngựa ra khỏi cung, Trần Hưng Đạo có ngoại đầu nhìn, tuy nhiên lần này không còn thấy Thiên Hà đâu cả. Trần Hưng Đạo có chút buồn bã, một vị tướng sĩ thấy vậy bèn hỏi:

- Tướng quân, có chuyện gì thế ạ?

Trần Hưng Đạo giật cương ngựa hộ lớn:

- Không có gì, tiến quân.

Trần Hưng Đọa dẫn đầu các tướng sĩ phi ngựa ra thẳng khỏi cung. Vậy Thiên Hà ở đâu? sao cậu ta không ra cửa làm lễ và tiến Trần Hưng Đạo? Thì ra Thiên Hà đang ngồi một mình trong phòng cúng tế, cậu ta đã bịt kín hết các cửa sổ, nên không có một thứ ánh sáng nào khác có thể lọt vào bên trong căn phòng tối tăm này. Thiên Hà ngồi thẳng lưng trước cái bàn cúng tế, trên bàn là có độc ngọn nến cháy leo lắt, thân cây nến này có khắc ba chữ "Trần Hưng Đạo". Ánh nến cứ thế léo lắt hắt ra cái thứ ánh sáng yếu ớt như để chống trọi lại cái màn đêm đang bao vây lấy ngọn nến vậy. Bất ngờ, Thiên Hà vung tay, ngọn nến tắt lịm, một thứ khói trắng bốc lên, tuy nhiên đầu bấc vẫn còn đỏ rực. Thiên Hà dập tắt nến xong thì ngồi đó nín thở như để chờ đợi một phép nhiệm mầu. Thật là kì lạ quá, ngọn nến vốn dĩ đã bị tắt này khi không lại bốc cháy tỏa sáng rực rỡ hơn trước soi rọi khắp cả căn phòng, đẩy lui bóng đêm. Trên gương mặt Thiên Hà xuất hiện một nụ cười, cậu ta nói thì thào:

- Nếu ý Thiên Phụ đã vậy, thì tôi yên tâm rồi.

Trần Hưng Đạo cùng với các tướng sĩ đã đứng trước cái hang động lớn ngày nào có giam giữ Lý Thông. Mọi người xuống ngựa tiến tới trước hai cánh cửa đồng đen lớn. Trần Hưng Đạo rút gươm rỉ sét ra đưa lên trước mặt khấn "xin thần phật phù hộ cho nước Nam lấy lại được sự cân bằng". Nói rồi ngày dùng hết sức đưa thanh kiếm rỉ sét lên vung mạnh chém ngang một phát. Trước sự ngạc nhiên của cả Trần Hưng Đạo lẫn các tướng sĩ, khi không cả hai cánh cổng đồng đen bông đổ sụp xuống tan thành tro bụi. Gió từ trong hang ùa ra lạnh lẽo vô cùng, kèm theo là cái mùi hôi thối phát ra. Mấy tướng sĩ kia có người không chịu được đã nôn ngay tại chỗ. Trần Hưng Đạo gồng mình chịu đựng, tay ngài lăm lăm thanh kiếm lao vào.

Trần Hưng Đạo vừa tiến vào vừa nhìn quanh, nền hang là một mầu đỏ tựa như máu, thêm vào đó, ngay cửa hang là năm bộ áo giáp sắt và kiếm vương vãi, xương người thì mẩu còn mẩu không. Trần Hưng Đạo cứ tiến vào cho khi trước mặt ngài là một cái l*иg sắt đã rỉ nát, bên trong l*иg sắt là cái ngai vàng cũng mục rữa, xung quanh là vô vàn những mảnh giấy vương vãi nhìn như bùa. Trần Hưng Đạo như rùng người khi mà hai mắt của ngài đang nhìn vào cái thây của Lý Thông ngồi ngửa cổ trên ngai vàng, toàn cơ thể của hắn như đã tiêu thụ hết mỡ và thịt, bây giờ bị cái lớp da bùng nhùng bám lên khung xương chảy ra tựa như nến vậy. Trần Hưng Đạo đứng nhìn cái lớp da chẩy bầy nhầy đó có vô vàn hình xăm mà ngài còn phải cảm thấy kinh tởm, bất ngờ thanh kiếm rỉ sét trongg tay của Trần Hưng Đạo bỗng phát ra nhịp đập thình thịch. Chưa dừng lại ở đó, bất ngờ cái đầu đang ngửa ra sau của Lý Thông bỗng nhúc nhích và dựng thẳng dậy, Trần Hưng Đạo rùng mình kinh hãi mà lùi lại mấy bước. Lý Thông mỉm cười nhìn Trần Hưng Đạo:

- Thì ra là nhà người đó sao?!

Trần Hưng Đạo còn chưa hiểu chuyện gì thì Lý Thông đã đứng dậy, toàn thân hắn chỉ còn lớp da chảy xệ bọc lấy xương, hắn tiến tới bẻ cong đến độ gẫy cả lông sắt mà chui ra. Trần Hưng Đạo thì cứ thế mà lùi lại, toàn thân run lên, có lẽ đây là lần đầu tiên mà ngài phải đối mặt với một con quái vật kinh tởm như thế này. Lý Thông chui ra khỏi l*иg, hắn lao tới vung tay tấn công Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo nhanh người né đòn, thế rồi ngài cầm kiếm chém ngang, nhưng thật không may thay là Lý Thông dùng cái cánh tay gầy gộc đó túm được lưỡi kiếm, thế rồi hắn dùng chân đá mạnh vào ngực Trần Hưng Đạo khiến ngài văng ra tới gần cửa ngã sấp người cái "rầm". Tướng sĩ ở ngoài thấy Trần Hưng Đạo bị tấn công, bọn họ vội lao thẳng vào hang, thế nhưng cửa hang như có một bức tường vô hình cản họ lại không ai vào được. Cáng tướng sĩ đứng ngoài mặt lo lắng nói:

- Tướng quân...

Trần Hưng Đạo nằm trên mặt đất, cứ ngỡ rằng Lý Thông bây giờ chỉ còn da bọc xương thì sẽ yếu lắm, nào ngờ đâu cái cú đá của hắn lại có lực mạnh đến mức làm móp cả lớp áo giáp và làm nội thương ngài. Trần Hưng Đạo nằm đó mà l*иg ngực ngài đau nhói, và tất nhiên là ngài đã thổ ra huyết. Trần Hưng Đạo nằm đó một lúc mới đứng lên được, Lý Thông tiến tới, thế nhưng hắn phải dừng lại và không dám bước ra ánh nắng. Tướng sĩ ở ngoài thấy Lý Thông thì họ kinh hãi, thế rồi bọn hò dùng kiếm và sức cứ thế chém về phía cái bức tường vô hình đó để lao vào giải cứu Trần Hưng Đạo.

Trần Hưng Đạo để ý thấy rằng thanh kiếm rỉ bi văng ở phía sau lưng Lý Thông, thế là ngài nghĩ cách để có thể tiến tới phía thanh kiêm. Nảy ra ý kiến, Trần Hưng Đạo lao thẳng tới phía Lý Thông tung một cú đấm trời giáng, thế nhưng Lý Thông nhanh người né, hắn một tay túm cổ Trần Hưng Đạo siết manh, một tay kia hắn túm tay Trần Hưng Đạo bẻ ngoặt lệch khớp vai đau đớn vô cùng. Trần Hưng Đạo la lớn, thế rồi Lý Thông một tay túm cổ Trần Hưng Đạo nhấc bổng lên ném về phía sau. Trần Hưng Đạo lại một lần nữa tiếp đất bằng lưng cái "rầm", ngài hộc máu tươi từ mồm, thế nhưng mà cuối cùng thì ngài đã nằm cạnh thanh kiếm. Trần Hưng Đạo gồng mình cố chịu đau đớn đứng bật dậy. Ngài cố gắng nghiến răng chống cánh tay phải xuống đất và vặn thân mình để bẻ khớp vai vào lại vị trí. Không trần trừ thêm một phút giây, Trần Hưng Đạo cầm kiếm vừa tính lao tới phía Lý Thông thì hắn đã tiến tới một lần nữa túm cổ Trần Hưng Đạo ép vào thành hang. Trần Hưng Đạo tay cầm kiếm tính chém bay đầu của Lý Thông thì hắn đã dùng tay kia túm chặt vào bàn tay Trần Hưng Đạo. Thế rồi chỉ trong tích tắc, hắn đã bẻ gẫy cổ tay của Trần Hưng Đạo, sau đó hắn dùng tay của Trần Hưng Đạo đang cầm kiếm mà huớng lưỡi kiếm về phía Trần Hưng Đạo mà đâm mạnh một nhát trí tử.

Lưỡi kiếm rỉ sét xuyên qua cả lớp áo giáp sắt rỉ xuyên qua cả áo giáp của Trần Hưng Đạo và cắm ngập vào tim ngài. Lý Thông từ từ lụi lại đứng nhìn Trần Hưng Đạo đang thở những hơi thở cuối cùng, cố chút lực tàn dùng cánh tay trái cố mọi cách để rút thanh kiếm rỉ ra nhưng không thể nào. Trước khi chút hơi thở cuối cùng, Trần Hưng Đạo đã khóc, ngài ngửng mặt nhìn ra phía cửa hang nơi các tướng sĩ đang gào thét điên loạn tìm cách lao vào, Trần Hưng Đạo nói:

- Thần phật ơi ... không lẽ nào... không... lẽ nào... nước Nam này... nước Nam này không thể cân bằng hay sao!!!!

Trần Hưng Đạo vừa nói giứt câu, tức thì trời đang nắng to bỗng một tiếng sấm nỏ ngang trời rung chuyển cả mặt đất. Lý Thông nghe cái tiếng sấm đó mà hắn cũng phải rùng mình quay đầu nhìn ra cửa hang. Không hiểu bằng cách nào, mà khi không Trần Hưng Đạo có sức mạnh tuôn trào, ngài dùng tay trái rút kiếm ra, thế rồi toàn thân Trần Hưng Đạo rơi xuống đất, vết thương ở ngực tự liền lại, thế rồi bộ giáp sắt rỉ bỗng liền lại và hóa thành một bộ giáp vàng sáng chói lòa, ngay cả thanh kiếm trong tay cũng hiện nguyên hình là một thanh kiếm ngọc. Lúc Lý Thông quay lại thì hắn bị cái ánh sáng chói lòa từ áo giáp sắt của Trần Hưng Đạo thiêu cháy hai con mắt khiến cho hắn bốc cháy khói nghi ngút. Trần Hưng Đạo cầm kiếm ngọc bằng tay trái vung lên chém tới tấp vào người Lý Thông, một thứ máu đen văng ra, toàn thân hắn xuất hiện những vết chém tơi tả. Lý Thông không nhìn thấy gì chỉ còn biết vung tay đỡ những nhát chém trí mạng đó, tưỡng sĩ ở ngoài đứng nhìn Trần Hưng Đạo mặc giáp vàng chói lòa cầm kiếm ngọc mà thẫn thờ. Lý Thông bị Trần Hưng Đạo chém nát cả hai cánh tay, nát bấy toàn thân cuối cùng cũng ngã ngửa ra đất. Trần Hưng Đạo chân đi giầy vàng dẫm thẳng lên cổ Lý Thông ghì xuống nghiến răng nhìn. Lý Thông hơi thở yếu ớt nói:

- Tại sao ... tại sao ... ta lại thua được chứ?

Trần Hưng Đạo không thèm đáp lời, ngài cầm ngược lại thanh kiếm giơ cao lên trời hô lớn:

- Thần phật chứng giám, Trần Hưng Đạo tôi sẽ làm cân bằng lại nước Nam!

Nói dứt câu Trần Hưng Đạo cắm mạnh lưỡi kiếm xuống xuyên sọ của Lý Thông.

Thiên Hà vẫn đang ngồi trong phòng cúng tối mù nhìn ngọn nến vẫn cháy sáng bừng kia. Bất ngờ thay từ sau lưng cậu ta, trong cái bóng đen xuất hiện một ai đó. Thiên Hà nói:

- To gan, ma quỷ mà dám tiến vào nơi thiêng liêng này sao?

Ông hoàng ngũ hành bước hai bước tiến tới nói:

- Nhà ngươi nên nhớ một điều rằng, khi chính và tà hợp làm một, thì sức mạnh là vô song.

Ông hoàng ngũ hành vừa nói dứt câu thì tất thẩy toàn bộ mảnh vải che cửa sổ, cửa phòng và cửa sổ bỗng mở toang ra. Ánh sáng từ ngoài tràn ngập vào căn buồng, và tất nhiên là ông hoàng ngũ hành cũng biến mất cùng với bóng đêm luôn. Thiên Hà thở dài nhìn ra cửa sổ nơi có bầu trời trong xanh kia mà nói:

- Thiên Phụ ơi, Địa Mẫu ơi... có đúng là như vậy không?

... Tại quỷ giới ...

Lý Thông tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên nền đất khô nứt nẻ, trên trời là một mầu tím huyền ảo. Lý Thông vừa dứng dậy thì hắn đã thấy bà chúa tượng hình tiến tới, Lý Thông chưa kịp nói gì thì cô ta đã nói:

- Ta đợi giờ này đã lâu lắm rồi, cuối cùng nhà ngươi cũng đã thua cuộc rồi.

Lý Thông nhìn bà chúa tượng hình chưa kịp đáp trả thì tiếng "vù vù" xé gió phát ra, thế rồi một cây rìu cắm "phập" vào bả vai hắn khiến Lý Thông quỳ gục lên một đầu gối, khí hắn quay lại nhìn thì thấy Thạch Sanh toàn thân cơ bắp quần quận, trên người là độc những hình xăm mầu tím đang hùng hục lao tới mỉm cười nói:

- Chào người anh em, ta đợi ngươi đã lâu rồi.