Con Đường Khoa Cử Của Bần Gia Tử

Chương 10: Bánh Quả Hồng

Nhìn bóng dáng hớn hở của cha khi ôm cái bình chạy đi, Lâm Viễn Thu lập tức cảm thấy ruột gan như thắt lại. Tự trách bản thân sao lại để đầu óc nóng lên thế chứ?

Chỉ vì một tiếng hô to này của cha mà việc cậu lén giấu trộm mấy quả Hồng đã bị bại lộ hoàn toàn. Bây giờ làm sao mà dám ngẩng mặt nhìn ai được nữa?

Điều quan trọng nhất là, cậu chỉ là một đứa bé vừa mới 5 tuổi, lát nữa không biết phải giải thích như thế nào về nguồn gốc của mấy thứ này đây?

Quả Hồng chín còn có thể nói là bị gió thổi rơi xuống đất nên nhặt được, nhưng còn mấy cái bánh quả Hồng thì sao đây? Những thứ này cần phải trải qua chế biến mới có được hình dạng như thế. Chẳng lẽ lại nói Hồng từ trên cây rụng xuống "bịch" một cái, biến thành bánh Hồng à?

Tế bào não của Lâm Viễn Thu cấp tốc xoay chuyển, cậu cần phải nhanh chóng nghĩ ra cách đối phó mới được.

Ôi! Lâm Tam Trụ ơi là Lâm Tam Trụ, cha đúng là "hố đen" của con mà! Con làm bánh ngon để hiếu kính cha, ai ngờ cha lại đi "bán đứng" con như thế.

Đúng như dự đoán, không bao lâu sau, Lâm Tam Trụ với vẻ mặt phấn khích và đôi chân trần trụi lại hớn hở chạy về, hắn vội vàng mang giày vào rồi lập tức ôm lấy Lâm Viễn Thu đang ngơ ngác, sau đó nhanh chóng đi về phía nhà chính.

Lâm Viễn Thu vẫn còn nuôi chút hi vọng hỏi, “Cha, mấy quả Hồng của con đâu rồi?” “Đưa hết cho ông bà nội con rồi!” Lâm Tam Trụ trả lời một cách hiển nhiên.

Lâm Viễn Thu nghiến răng tức tối. Cậu và hai em gái chỉ mới ăn được một quả, vậy mà giờ toàn bộ đã bị sung công hết rồi sao?

Xem ra sau này cậu phải nhớ kỹ bài học này, tuyệt đối không được khoe khoang đắc ý. Nếu không phải lần này trong lòng cậu có chút muốn khoe khoang, thì có lẽ đã không bị tóm gọn thế này.

Trong nhà chính, Lâm Đại Trụ và Lâm Nhị Trụ vừa mới cởi giày chuẩn bị rửa chân để lên giường đất ngủ thì đã bị cha gọi lại đây.

Hai anh em thấy mẹ đang cầm trong tay một thứ gì đó giống như bánh ngô, nhìn bà có vẻ rất trân trọng nó. Cả hai ngạc nhiên hỏi: “Mẹ, mẹ đang cầm cái gì thế?” Sao chưa từng thấy bao giờ nhỉ?

Bà Ngô chỉ cười mà không nói gì, cầm kéo trong rổ lên và cắt bánh quả Hồng ra thành nhiều miếng nhỏ, sau đó đưa tới trước mặt hai con: "Hai đứa mau nếm thử đi!"

Trên mặt bà hiện lên vẻ vui mừng không cách nào che giấu được, bởi lúc nãy bà và chồng đã nếm thử một cái, cảm thấy bánh này mềm ngọt, dẻo thơm, ăn ngon miệng vô cùng.

Lâm Đại Trụ và Lâm Nhị Trụ cũng không chần chừ, mỗi người cầm một miếng bỏ vào miệng, chỉ cần nhai vài cái đôi mắt họ lập tức sáng bừng lên. “Mẹ, bánh ngô này ở đâu ra thế, ăn ngon thật đấy.” Lâm Đại Trụ không nhịn được hỏi.

Bánh này vừa ngọt ngào lại dẻo thơm, thật sự là ngon quá sức tưởng tượng. Lâm Nhị Trụ đứng bên cũng gật đầu tán thành, hắn cũng cảm thấy bánh này thật mềm ngọt, đúng là rất ngon.

“Đây không phải là bánh ngô đâu! Lão tam nói nó gọi là bánh quả Hồng, làm từ những quả Hồng trong vườn sau nhà mình đấy. Ha ha, mẹ lần đầu mới nghe nói quả Hồng còn làm thành bánh được, lại còn ngon thế này.”

Bà Ngô vừa nói vừa mở nắp cái bình trên giường đất, lấy ra hơn chục miếng bánh quả Hồng còn lại. “Trong bình vẫn còn nhiều quả Hồng lắm, toàn bộ đều là Cẩu Tử để dành được. Nghe lão tam nói, mấy cái bánh Hồng này cũng là do Cẩu Tử đã nghĩ cách làm ra đấy.”

“Không biết Cẩu Tử nghĩ thế nào mà làm được nữa,” Ông Lâm vừa nãy đã vui mừng một hồi lâu, giờ nhìn thấy nhiều bánh quả Hồng như vậy vẫn không nhịn được cầm một miếng lên, đưa đến trước đèn dầu cẩn thận ngắm kỹ.

Chiếc bánh màu đỏ cam dưới ánh đèn dầu trở nên trong suốt lấp lánh, trên mặt bánh còn phủ một lớp đường mỏng, nhìn rất hấp dẫn.

Ông Lâm có thể chắc chắn rằng, nếu không nhìn vào cuống Hồng còn dính trên bánh, thì chẳng ai có thể nghĩ ra được những chiếc bánh mềm mại, thơm ngon này lại được làm từ quả Hồng.

Nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của hai người con trai lớn, ông Lâm cũng không lấy làm lạ, vì trước đó khi lão tam ôm cái bình đựng bánh vào đây, ông cũng đã rất bất ngờ.

Ai mà ngờ được, một đứa bé chỉ mới năm tuổi lại có thể nghĩ ra cách làm quả Hồng thành bánh mà ăn chứ? Thật không hiểu cái đầu nó phát triển kiểu gì nữa.

Ông Lâm tự động bỏ qua chuyện Lâm Viễn Thu lén giấu quả Hồng, bởi vì hiện tại những chiếc bánh quả Hồng ngon lành trước mắt này mới là thứ khiến ông quan tâm nhất.

Ông đã nghĩ ra kế hoạch dùng bánh quả Hồng để kiếm tiền rồi. Hiển nhiên, Lâm Đại Trụ và Lâm Nhị Trụ cũng có cùng suy nghĩ như ông. Món ăn hiếm lạ như thế này chắc chắn sẽ được nhiều người yêu thích.

Không để ông và mọi người phải chờ lâu, Lâm Tam Trụ ôm con trai, lao nhanh vào phòng như một con khỉ, rồi thả phịch Lâm Viễn Thu lên giường đất. Hắn vội vàng thúc giục: “Cẩu Tử, con mau kể cho ông bà nghe, mấy cái bánh quả Hồng trong bình là làm thế nào đi.”

Làm thế nào à? Cứ làm như bình thường thôi chứ còn làm sao nữa. Lâm Viễn Thu chỉ thiếu điều trợn trắng mắt với người cha “tiện nghi” này, chưa từng thấy ai hố con ruột mình thảm như thế!

Ai, xem ra hôm nay xúc động rơi nước mắt vì Lâm Tam Trụ thật là sai lầm mà, Quá uổng phí tình cảm của cậu rồi!

Nhìn quanh phòng, mọi người đều có vẻ như đang chuẩn bị “thẩm vấn”, Lâm Viễn Thu nghĩ thầm, hay là cứ nhắm mắt mà gào khóc đi, chắc họ sẽ chẳng biết phải làm sao với mình đâu nhỉ.

Nếu không làm vậy thì lát nữa cậu có khả năng sẽ bị ăn đòn, vì mới đây thôi, tứ ca chỉ trộm một quả Hồng ăn vụng đã bị đánh cho sưng cả mông rồi.

Anh ấy chỉ trộm một quả thôi mà còn bị đánh như vậy, trong khi cậu lại giấu cả một bình đầy, lần này chắc chắn sẽ bị đánh thê thảm hơn nhiều.

Trong khi Lâm Viễn Thu còn mãi bối rối về chuyện giấu trộm đò ăn, cậu không hề hay biết rằng mọi người trong phòng vốn chẳng mấy quan tâm đến cậu mà đều đang tập trung chú ý vào mấy cái bánh quả Hồng kia.

Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì đến từ thế kỷ 21 nên Lâm Viễn Thu không nghĩ rằng món bánh vốn bình thường và vô cùng phổ biến ở kiếp trước, lại hoàn toàn chưa từng xuất hiện ở triều Đại Cảnh này.

Thế nên khi ông Lâm lần nữa nhắc tới mấy quả Hồng, Lâm Viễn Thu vẫn chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ nói ra lời đối phó đã nghĩ sẵn trong đầu.

“Là gió lớn thổi rụng quả Hồng xuống đấy ạ.” Lâm Viễn Thu nói với vẻ rất nghiêm túc. “Cháu ăn thấy nó hơi chát nên mới nghĩ bỏ vào bình đậy lại để dành chờ chín dần rồi ăn, sau đó đem đặt lên giường cho ấm, thế là nó tự chín thôi.”

Nghe xong lời Lâm Viễn Thu giải thích, mấy người mới sực nhớ ra, đúng vậy, nếu quả Hồng chưa chín mà bị gió thổi rơi xuống đất thì chắc chắn sẽ cứng và chát, không thể ăn nổi.

Nhưng lúc này khi nhìn lại Hồng trong bình, chúng đã chuyển thành màu cam đỏ, sờ vào còn thấy mềm mềm nữa. Nói vậy thì... Hồng không nhất thiết phải chín mềm mới có thể hái xuống.

Lâm Đại Trụ có chút kích động, hắn nghĩ có lẽ hắn đã biết cách ủ chín quả Hồng. Ông Lâm cũng nghĩ đến điều này, trong lòng càng thêm rõ ràng: nếu cách ủ chín này thực sự hiệu quả, thì từ nay về sau nhà ông có thể bán quả Hồng sớm hơn nhiều so với các nhà khác.

Lợi ích của việc này là, giá bán mỗi cân Hồng sẽ do chính gia đình ông quyết định, không còn phải lo cảnh Hồng chất đống mà chẳng bán được giá cao. Ông Lâm cố nén sự phấn khích trong lòng, quyết định chờ đến mùa Hồng năm sau sẽ thử nghiệm phương pháp ủ chín này.

Còn về cách làm bánh quả Hồng, Lâm Viễn Thu cũng đã có sẵn câu trả lời.

Cậu sắp xếp lại lời nói, bắt chước giọng điệu của một đứa trẻ năm tuổi để giải thích: “Cháu thấy có mấy quả Hồng rụng bị nứt vỏ nên bắt chước cách bà phơi bồ dưa (*). Cháu gọt vỏ Hồng rồi đem phơi chúng lên đống củi. Đến khi cháu nhớ ra và quay lại xem thì quả Hồng đã biến thành như thế này rồi.”

Nói về cách làm bánh Hồng, Lâm Viễn Thu thật sự là không hề bịa đặt. Thực ra, nguồn gốc của mấy cái bánh này cũng là - vô tình trồng liễu, liễu mọc xanh - một sự tình cờ mà thôi.

Khi đó, đúng là có mấy quả Hồng bị rơi vỡ vỏ. Cảm thấy bỏ đi thì quá lãng phí, nên Lâm Viễn Thu học theo cách bà ngoại mình ở kiếp trước làm Hồng khô, liền thử gọt vỏ rồi đem phơi trên đống củi ở sau nhà.

Do đống củi nằm ở vị trí khá khuất và không ai để ý, nên mấy quả Hồng được phơi ở đó không bị ai phát hiện. Sau vài ngày, Lâm Viễn Thu cũng quên bẵng đi chuyện này. Khi cậu nhớ ra và quay lại kiểm tra, những chiếc bánh quả Hồng đã phơi khô thành công.

Sau đó, cậu lại làm theo phương pháp của bà ngoại, nhẹ nhàng ép những quả Hồng cho bẹp xuống, và thế là thành hình những chiếc bánh quả Hồng như bây giờ.

Trong khi Lâm Viễn Thu vừa giải thích vừa khua tay múa chân diễn tả. Ông Lâm, bà Ngô và Lâm Tam Trụ mấy người cuối cùng cũng hiểu ra cách làm bánh quả Hồng. Họ cũng cho rằng, mấy cái bánh này hoàn toàn là do Cẩu Tử “chó ngáp phải ruồi” tình cờ làm được.

Sự hiểu lầm này đúng là điều mà Lâm Viễn Thu mong muốn, nếu không thì một đứa bé nhỏ như cậu làm sao lại đột nhiên biết làm Hồng khô được, thật sự không hợp lý chút nào.

"Cẩu Tử, cách làm bánh quả Hồng này con tuyệt đối không được nói với người khác, hiểu không?" Ông Lâm xoa đầu đứa cháu nhỏ của mình, giọng nói rất nghiêm túc.

"Đúng vậy, Cẩu Tử," Lâm Tam Trụ cũng phụ họa, "Tối nay những gì con nói với ông bà nội và đại bá nhị bá, đừng bao giờ nói cho người khác, hiểu chưa?"

Lâm Đại Trụ và Lâm Nhị Trụ cũng lên tiếng dặn dò: "Cẩu Tử, cha con nói đúng đấy. Cách làm bánh quả Hồng này, chúng ta không thể để lộ cho người ngoài biết."

Đến lúc này, Lâm Viễn Thu cuối cùng mới nhận ra vấn đề. Thì ra mấy cái bánh quả Hồng mà cậu vô tình làm ra, ở triều Đại Cảnh có thể coi là độc nhất vô nhị.

Điều này cũng giải thích vì sao mọi người dặn cậu không được tiết lộ ra ngoài. Chắc chắn là họ đang lên kế hoạch về sau bán bánh quả Hồng để kiếm tiền. Đúng rồi, nhất định là vậy.

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, trong lòng Lâm Viễn Thu không khỏi dâng lên niềm vui sướиɠ. Nếu thực sự có thể làm bánh quả Hồng để kiếm tiền, thì với một gia đình nghèo khó như nhà cậu, đó quả là một tin tốt lành.

Vậy nên, một cách kiếm tiền tốt như thế, chỉ có kẻ ngốc mới đem chuyện này nói ra ngoài. Lâm Viễn Thu lắc đầu, nghiêm túc nhìn ông nội nói: "Cháu không nói đâu, nhất định sẽ không nói." Dù có đánh chết, cậu cũng không hé răng.

Ông Lâm rất hài lòng, đứa cháu nhỏ của ông ngày càng hiểu chuyện hơn rồi. Sau khi dặn dò kỹ càng, thấy không còn việc gì liên quan đến Lâm Viễn Thu nữa nên ông Lâm bảo Lâm Tam Trụ đưa Cẩu Tử về phòng trước.

Dù việc làm bánh quả Hồng phải đợi đến năm sau mới có thể bắt đầu, nhưng lúc này mấy cha con đang rất hứng thú, muốn lên kế hoạch sớm một chút.

Lâm Tam Trụ cởϊ áσ khoác ra bọc Lâm Viễn Thu lại, vì từ nhà chính đến phòng hắn còn một đoạn đường phải đi, trời đã khuya thế này, hắn sợ con trai mình bị lạnh. "Cha ơi, quả Hồng của con..." Lâm Viễn Thu cố gắng nài nỉ lần cuối, mong lấy lại được vài quả Hồng.

Đúng rồi, mấy quả Hồng này là do Cẩu Tử từng quả từng quả tích góp lại mà. Lúc này, Lâm Tam Trụ mới nhớ tới chuyện mình đã gom hết đống quả Hồng trong bình giao cho cha mẹ rồi.

"Cha, số quả Hồng đó là do Cẩu Tử tự tích cóp được." Ý của Lâm Tam Trụ là, con trai hắn đã dành dụm khó khăn lắm mới được như vậy, nên muốn mang về phòng mình.

Bà Ngô nhanh chóng giữ chặt cái bình chứa quả hồng lại, bên trong ít nhất cũng còn hơn 30 quả. Trước đây bà không biết thì không nói, nhưng giờ đã biết thì bà chắc chắn không thể để cho Lâm Tam Trụ mang hết đi được.

Cuối cùng, ông Lâm quyết định chia đều cho mọi người, ba mươi lăm quả Hồng, mỗi người hai quả, quả dư ra thì ông đưa luôn cho Lâm Viễn Thu.

Về phần bánh quả Hồng, một người một cái chắc chắn không đủ chia, nên bà Ngô lấy kéo ra ‘rắc rắc’ một hồi. Mấy cái bánh quả Hồng nhanh chóng bị cắt thành mười bảy, mười tám miếng nhỏ, thế là mỗi người đều được chia một miếng, không ai bị thiệt cả.

Gần đến tháng Chạp, thời tiết càng thêm lạnh. Nửa đêm, Lâm Viễn Thu mơ hồ nghe thấy tiếng lạo xạo ngoài cửa sổ, chắc là tuyết rơi rồi. Cậu kéo chăn lên che kín người, xoay người một cái rồi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.

(*) Bồ dưa: là cách nói dân dã ở một số vùng miền Việt Nam, dùng để chỉ tấm phên hoặc giàn phơi bằng tre, nứa, hoặc gỗ dùng để phơi khô các loại nông sản như thóc, ngô, lúa, đậu, hoặc trái cây. Tấm "bồ dưa" thường được đan thưa, giúp nông sản nhận đủ ánh sáng mặt trời và gió để khô tự nhiên.

Chức năng của bồ dưa khá quan trọng trong các gia đình nông thôn trước đây khi phơi khô là một phương pháp bảo quản phổ biến.