Người xin vào cáo việc cơ mật là quan Thái Bộc nước Lương.
Thái Bộc bị Bành Việt nhân lúc say rượu mắng mấy câu, sinh lòng căm tức nghĩ thầm:
- Ta với Bành Việt vốn là bầy tôi nhà Hán, hắn lay lập được công lớn, nên vua phong làm Lương Vương. Hắn lài cậy quyền thế khinh bỉ ta thậm tệ. Ta chẳng có gia quyến gì ở đây, chi bằng trốn về Tràng An cáo biến, khiến cho cái vương tước của hắn phải mất ta mới hả dạ Nghĩ rồi thu thập hành trang, đang đêm lẻn vào Tràng An cáo biến.
Hán đế đòi vào hỏi:
- Ngươi là người ở đâu? Vào tố cáo việc cơ mật gì?
Thái Bộc nói:
- Thần tuy làm quan ở Lương, nhưng thực là bề tôi nhà hán. Gần đây thấy Lương vương chiêu tạp binh mã, dụng ý phản loạn nên thần trốn về đây cấp báo.
Hán đế nói:
- Lời nói nhà ngươi có gì làm bằng chứng chăng?
Thái Bộc tâu.
- Trước đây, Trần Hy phản loạn, Bệ hạ truyền chỉ sai Lương vương đi dẹp loạn, Lương vương cáo bệnh không xuất quân, đó là bằng chứng thứ nhất. Lúc Hàn Tín bị gϊếŧ, Lương vương khóc lóc rất thảm thiết, đó là bằng chứng thứ hai. Nếu không có ý khác sao lại hành động như vậy?
Hán đế liền sai triệu Trần Bình vào cung thượng nghị.
Trần Bình nói:
- Bành Việt thấy. Bệ hạ gϊếŧ Hàn Tín nên sanh dị tâm. Nay phải cho người đến triệu về. Nếu hắn chịu về thì bắt giữ lại, cách chức đi. Bằng hắn không chịu về, ta sẽ đem quân đến đánh.
Hán đế theo lời, sai Lục Giả đến Ðại Lương truyền triệu Bành Việt.
Lục Giả vâng mệnh đến nơi. Bành Việt tiếp đón rất hậu và nói:
- Quan Ðại phu đến đây có việc gì?
Lục Giả nói:
- Quan Thái Bộc nước Lương tố cáo ngài mưu phản, nhưng lời tố cáo thiếu bằng chứng, khiến cho Hoàng thượng nghi ngờ, bắt hắn giam lại, rồi sai tôi đến đây triệu ngài về triều để hỏi cho rõ ràng.
Bành Việt nói:
- Người ấy vì lâu nay chính sự bê trễ, tôi có vài lần khiển trách nên hắn thù tôi vu cáo đó. Nay Chúa thượng đã vời tôi về tôi xin tuân lệnh để tỏ lòng thanh bạch của tôi
Lục Giả nói:
- Ngài nghĩ như thế rất phải.
Bành Việt bèn đặt tiệc khoản đãi Lục Giả rồi sắp sửa hành trang để cùng Lục Giả ra đi.
Hổ Triệt bước ra can:
- Trong lúc Hán đế đang nghi ngờ, Ðại vương về triều không khỏi bị hại như Hàn Tín.
Bành Việt nói:
- Hàn Tín là kẻ có tội, còn ta là người trong trắng, lẻ nào lại trốn không về để cho thiên hạ cho ta là đứa phản phúc.
Lục GIả nghe Hổ Triệt nói vội vã bàn:
- Lời quan Ðại phu họ Hổ chẳng qua là cái lo tạm thời, chứ không phải cái lợi lâu dài. Nay có người tố cáo ngài, mà ngài không chịu về triều, tất nhằm vào âm mưu của kẻ vu cáo. Hoàng thượng sẽ đem quân đến đánh, chừng đó ngài tránh sao khỏi tội.
Bành Việt nghe Lúc Giả nói, suy nghĩ một lúc rồi quyết đinh về triều.
Lúc khởi hành, các bô lão nước Lương đồng kéo đến đưa tiễn rất đông.
Vừa ra đến cửa thành, Bành Việt thấy Hổ Triệt treo ngược đầu xương đất cố ý can gián.
Bành Việt nói:
- Cớ gì mà quan Ðại phu lại khổ gián như vậy?
Hổ Triệt nói:
- Tôi treo ngược đầu xuống đất còn được Ðai vương cứu, nhưng nếu Ðại vương về triều, bị khổ hình biết lấy ai cứu? Tấm gương Hàn Tín còn đó, sao Ðại vương đã quên.
Bành Việt nói:
- Lời quan Ðại phu tuy là xác luận, song lòng ta đang nóng gặp Hán đế để minh oan, không thể nghe lời quan Ðại phu được.
Dứt lời cùng Lục Giả thẳng tiến.
Bấy giờ gặp lúc vua Hán ra tuần du ở Lạc Dương.
Bành Việt liền đến nơi yết kiến.
Hán đế thấy mặt Bành Việt, nổi giận mắng:
- Ngày trước Trần Hy làm phản, ta sai nhà ngươi đi dẹp loạn sao nhà ngươi không đến?
Bành Việt tâu:
- Lúc ấy hạ thần bệnh, chứ không phải kháng lệnh.
Hán đế nói:
- Nay viên Thái Bộc tố cáo ngươi tội mưu phản, ngươi nói làm sao?
Bành Việt nói:
- Người ấy lười biếng, bỏ bê công việc bị hạ thần khiển trách, nên sanh thù oán. Xin Bệ hạ sáng soi kẻo hạ thần bị hàm oan.
Hán đế giao Bành Việt cho tòa Ngự Sử tra hỏi.
Bành Việt vẫn một mực kêu oan.Chợt có một người đến trước cửa tiểu xin vào yết kiến Hán đế.
Hán đế đòi vào hỏi:
- Nhà ngươi là ai?
Người ấy nói:
- Tôi là quan Ðại phu nước Lương tên Hổ Triệt.
Hấn đế hỏi:
- Nhà người đến đây có việc gì?
Hổ Triệt nói:
- Bệ hạ lúc trước bị khốn nơi Huỳnh Dương, nếu không có Lương vương chân đường lương của Sở, thì Bệ hạ đâu có ngày nay. Lương vương hết lòng với Bệ hạ như thế mà Bệ hạ nghe lời vu cáo, làm hại Lương vương, thiên hạ sẽ kinh động chăng?
Hán đế nghe nói, lòng hoang mang chưa quyết. Hổ Triệt vẫn quỳ mãi trước thềm không chịu lui ra.
Hán đế nói:
- Trẫm có ý định gϊếŧ Bành Việt. Nay nghe lời ngươi cũng có lý. Vậy trẫm cách chức Bành Việt, cho làm thứ dân ở huyện Thanh Y thuộc Tây Xuyên, trọn đời không được hưởng bổng lộc gì cả.
Lại phong cho Hổ Triệt làm quan Ðại phu.
Hổ Triệt nói:
- Lương vương bị cách chức, tôi lẽ nào lại nhận làm quan! Xin Bệ hạ cho tôi được về cày ruộng là đủ lắm rồi.
Hán đế thở dài, truyền Hổ Triệt lui ra.
Bành Việt bị đày đi Tây Xuyên, lòng đau đớn nhưng không biết nói sao, âm thầm sắp sửa hành trang lên đường.
Một hôm, đi đến Ðồng Quan bỗng gặp Lã hậu cùng sang Lạc Dương với Hán đế.
Bành Việt thấy Lã hậu, khóc lóc chạy đến trước long xa kêu oan.
Lã hậu hỏi:
- Nhà ngươi là ai? Có việc chi?
Bành Việt nói:
- Tôi là Lương vương Bành Việt, vốn vô tội, Chúa thượng nghe lời tên nô bộc vu oan, đày tôi sang đất Thục, xin Hoàng hậu cứu gỡ cho.
Lã hậu nói:
- Vậy thì nhà ngươi theo ta đến Lạc Dương, ta sẽ tâu xin Hoàng thượng tái xét.
Bành Việt dập đầu tạ ơn và nói:
- Nếu Hoàng hậu cứu tôi phen này thật là ơn tái tạo
Lã hậu đến Lạc Dương, vào yết kiến Hán đế và tâu:
- Bành Việt là một tráng sĩ, trí dũng có thừa. Nếu hắn đã sanh tâm tạo phản thì nên gϊếŧ phứt đi, sao lại đày vào đất Thục cho sanh thù oán. Thần thϊếp gặp hắn ở giữa đường, có đem hắn về đây, xin Bệ hạ xét nghĩ.
Hán đế nói:
- Lã hậu nói rất phải.
Liền truyền lệnh đem Bành Việt ra chém, kết tội phản quốc.
Lã hậu lại nói:
- Thiên hạ vì thấy Bệ hạ nhân từ nên coi thường uy lực, không tuân phép nước. Nay nên đem xác Bành Việt ướp làm mắm rồi chia cho chư hầu. Có thế chư hầu mới không dám loạn động.
Hán đế theo lời, toan đem xác Bành Việt làm mắm, bỗng có một người từ phía Ðông thành Lạc Dương chạy đến, ôm thây Bành Việt vừa khóc, vừa nói:
- Oan ức thay
Quân canh liền bắt nộp cho Hán đế. Hán đế hỏi:
- Ngươi là ai? Tại sao ôm thây kẻ tôi mà khóc?
Người ấy nói:
- Tôi là Loan Bố, người đất Xương ấp làm chức Ðại phu ở nước Lương. Tại vì thấy Lương vương chết oan, nên đến đây khóc.
Hán đế nói.
- Lương vương mưu phản, sao ngươi lại bảo là chết oan.
Loan Bố nói:
- Ngày xưa, Bệ hạ bi khổn nơi Huỳnh Dương, Hàn Tín tlù nằm yên nơi Bắc Hà không đến, trong cơn nguy ngập ấy Lương vương đã kéo binh đến chận đường lương của Sở, khiến cho Sở phải lui binh. Chẳng những thế, mấy lần Bệ hạ lâm nguy, Lương vương đều tận tâm giải cứu.
Nay thiên hạ thái bình, kẻ có công mong được cộng hưởng vinh hoa, thi Bệ hạ lại nghi ngờ, nghe kẻ thất phu hãm hại tôi trung. Tôi chỉ sợ sau này công thần ai nấy đều tự lo thân mình, chẳng ai muốn cùng Bệ hạ lo việc thiên hạ.
Nói xong, Loan Bố lại cất tiếng khóc ầm ĩ.
Hán đế ngồi yên một lúc, không nói lời nào, rồi truyền phong cho Loan Bố làm chức Ðô úy.
Loan Bố từ chối, nói:
- Thần không muốn làm quan, chỉ ước mong được thu nắm xương tàn của Lương vương đem về mai táng.
Hán đế nhậm lời. Loan Bố liền đem hài cốt Bành Việt về đất Lương.
Ngay lúc đó, quân sĩ đã lóc hết thịt của Bành Việt để làm mắm rồi, Loan Bố chỉ còn thu nhặt bộ xương trắng đem đi mà thôi.
Quân sĩ làm mắm xong, Hán đế sai đem chia cho các chư hầu mỗi nơi mỗi lọ.
Một hôm, sứ thần đem mắm đến Hoài Nam đưa cho Anh Bố.
Gặp lúc Anh Bố đang bày tiệc ở lầu Vọng Giang, thết đãi quần thần, thấy vua ban lọ mắm, vội vàng bái lĩnh và mở ra nếm một
miệng.
Mắm vừa qua khỏi cổ, Anh Bố bỗng nôn ọe ra ngã xĩu xuống đất.
Tả, hữu xúm lại đỡ dậy. Hồi lâu Anh Bố mới tỉnh, lòng nghi ngại, hỏi sứ thần:
- Thịt gì có mùi vị lạ vậy?
Sứ giả không dám giấu, thực mình kể lại. Anh Bố nổi giận hét lớn rút gươm chém sứ giả rơi đầu, rồi điểm hai mươi vạn binh đóng ngoái thành, quyết chống lại Hán đế.
Tin ấy đồn khắp xa gần.
Bỗng một hôm, Loan Bố mặc đồ tang, chống gậy tre tìm đến yết kiến Anh Bố kể lại việc Lương vương chết oan.
Loan Bố nói:
- Trước kia nhờ có Hàn hầu, Lương vương và Ðại vương ra công diệt Sở, nghiệp Hán mới thành. Thế mà Hán đế đang tâm gϊếŧ Hàn hầu và Lương vương, không tưởng đến chút công lao. Nay chỉ còn Ðại vương đây, tôi e sớm muộn không khỏi vạ.
Anh Bố nói:
- Tôi đã gϊếŧ sứ thần, quyết dấy binh báo thù cho Hàn hầu và Lương vương. Nay lại có quan Ðại phu đến đây giúp đỡ công việc ắt thành.
Phi Hách nói:
- Phàm việc quân, trước tiên phải tạo lấy thế. Ðại vương nên truyền hịch đến các vùng Yên, Triệu, chiếm giữ đất Sơn Ðông làm căn bản, rồi sau sẽ tính việc giao tranh. Chớ nên vì cái nộ khí nhất thời mà hỏng việc lớn.
Anh Bố nói:
- Việc trả thù rất gấp, lòng ta như lửa đốt, thế mà ngươi lại bảo diên trì, để thủ thế thì bao giờ mới trừ được cừu nhân?
Anh Bố chẳng nghe lời Phi Hách, tức tốc điểm binh đánh đất Thượng Sái và đất Ngô. Vua chư hầu hai nước này là Lưu Giao và Lưu Giả đem quân chống cự. Thế quân của Anh Bố quá mạnh, Lưu Giao và Lưu Giả cự không lại đều bị tử trận.
Tin báo về đến Tràng An, Hán đế thất kinh, triệu các tướng vào triều nghị kế.
Các tướng nói:
- Anh Bố là đứa hữu dõng vô mưu, làm được trò gì mà lo.
Như Âm hầu Thắng Công nói:
- Tôi có một người môn khách, nguyên là quan lệnh doãn nước Sở, tên Tiết Công. Lúc hay tin Anh Bố làm phản, hắn cười lớn nói: "Kẻ ấy mà làm nên việc gì". Hạ thần đoán chắc là Tiết Công có kế gì hay!
Hán đế vội sai người tiểu Tiết Công đến hỏi.
Tiết Công tâu:
- Sách lược của Anh Bố có ba đường. Nếu hắn dùng thượng sách thì Bệ hạ phải mất hẳn Sơn Ðông, thiên hạ chia đôi. Nếu hắn dùng trung sách thì hai bên thắng bại chưa biết. Nếu hắn dùng hạ sách thì nhà Hán vững như bàn thạch không lo ngại gì cả.
Hán đế hỏi:
- Thế nào là thượng sách?
Tiết Công nói:
- Mặt Ðông lấy Ngô, mặt Tây lấy Sở, gồm Tề, nuốt Lỗ, truyền hịch đi các vùng Yên, Triệu, thì dù Bệ hạ có bá vạn hùng binh cũng không thể nào chiếm lại đất Sơn Ðông nổi.
Hán đế hỏi:
- Thế nào là trung sách?
Tiết Công nói:
- Mặt Ðông lấy Ngô, mặt Tây lấy Sở, gồm Hàn, chiếm Ngụy, giữ kho thóc Ngao Thương, lấy cửa Thành Cao, như vậy Bệ hạ khó mà thắng nổi.
Hán đế hỏi:
- Còn thế nào là hạ sách?
Tiết Công nói:
- Ðông lấy Ngô, Tây lấy Thượng Sái, để ý đất Việt, kéo quân đến Trường Sa đánh vào Tràng An. Như vậy Bệ hạ có thể yên gối mà nằm.
Hán đế hỏi:
- Ngươi đoán chừng Anh Bố sẽ theo đường nào?
Tiết Công tâu:
- Anh Bố quyết sẽ theo hạ sách.
Hán đế hỏi?
- Tại sao vậy?
Tiết Công nói:
- Anh Bố là bọn ly sơn, không phải người trí dũng chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không để ý đề phòng những tai hại về sau. Tôi chắc Anh Bố sẽ theo hạ sách.
Hán đế mừng rỡ, phong cho Tiết Công làm chức Thiên Hộ, rồi truyền điểm quân, ngự giá thân chinh, giao Tiêu Hà ở lại Tràng An coi việc nhϊếp chính.
Lúc đó vào mùa đông năm thứ mười hai nhà Ðại Hán.
Ðại binh của Hán đế kéo đến đóng dọc bờ sông Hoài, hai bên gặp nhau đình binh hạ trại và sai người dò xét địch tình.
Chẳng bao lâu, quân thám thính trở về báo với Hán đế:
- Anh Bố đã lấy đất Ngô, thuận đường kéo qua sông Hoài, chiếm Thượng Sái rồi. Ðịch quân chỉ còn cách nơi đây mười dặm.
Hán đế cười lớn nói:
- Lời Tiết Công quả không sai.
Liền sai Vương Lăng dẫn một đội binh mã đi trước thám thính, và sai Chu Bột, Quán Anh theo sau tiếp ứng.
Ngay lúc đó Anh Bố cũng đã hay tin đại binh Hán đế kéo đến một mặt củng cố dinh trại, sắp đặt việc canh phòng nghiêm mật, một mặt dẫn quân qua mé Ung Sơn để dò chừng địa thế.
Vừa đến nơi, gặp đội binh của Vương Lăng cũng vừa đến.
Vương Lăng giục ngựa đến trước, gọi Anh Bố mắng lớn:
- Nhà ngươi chẳng qua là một tên phu làm mướn ở Ly Sơn, một sớm được phong tước vương, lẽ ra lấy thế làm thỏa mãn lắm rồi cớ sao còn manh tâm phản loạn?
Anh Bố nổi giận hét:
- Lưu Bang là đứa rượu chè nơi huyện Bái, nhờ được bọn ta giúp sức mới nên nghiệp lớn. Thế mà đặng chim bẻ ná, bội nghĩa vong ân, gϊếŧ Hàn Tín, hại Bành Việt. Ta quyết trả thù cho hai kẻ ấy. Còn bọn các ngươi cũng nên. sớm tỉnh ngộ, cùng ta diệt đứa bất nhân để khỏi ân hận về sau.
Vương Lăng không đáp, cầm đao phóng tới. Anh Bố cũng vang búa đánh lại. Hai bên hỗn chiến được một lúc thì quân Hán ồ ạt kéo đến tiếp cứu.
Quân Anh Bố cự không lai chạy trốn tản mác nơi chân núi.
Hán đế cưỡi con bạch long ung dung tiến đến, thấy quân Anh Bố thua chạy, liền ra lệnh đuổi theo truy kích.
Chẳng ngờ Loan Bố núp sau hốc núi, thấy Hán đế đi qua, giương cung bắn một mũi, tên găm vào bả vai, Hán đế sa xuống ngựa.
Tả hữu thất kinh, xúm lại đỡ Hán đế lên ngựa, đưa về trại. Các tướng Hán nghe tin ấy không ai còn hăng đánh nữa, lần lượt kéo binh về.
May thay! Hán đế bị mũi tên không nặng lắm, ngày hôm sau có thể đứng dậy được.
Thấy các tướng vào viếng an, Hán đế nói:
- Anh Bố thấy ta thọ tiễn ắt không phòng bị, các ngươi nên thừa cơ đánh một trận tất thắng.
Trần Bình nói:
- Chớ nên đánh vội. Cứ án binh bất động làm cho Anh Bố tưởng Bệ hạ bị thương nặng, sanh lòng kiêu ngạo, chừng ấy mới xuất quân.
Hán đế theo lời, truyền quân canh phòng cẩn mật.
Lại sai Tào Tham lĩnh ba vạn quân đến Lục An tróc nã gia quyến Anh Bố, lại sai Ky Thông lĩnh hai vạn quân phục sau trại Anh Bố, sai bọn Chu Bột đóng giữ bến Hoài Giang. Tất cả đều chuẩn bị, chờ mệnh lệnh.
Anh Bố thấy Hán đế mấy ngày không ra quân, mừng rỡ nghĩ thầm:
- Hán đế tất bị thương nặng nên án binh bất động. Ta nên thừa cơ tiến đánh.
Loan Bố nói:
- Ta nên dò xét cẩn thận, e họ có mưu kế gì khác chăng?
Anh Bố nói:
- Thế trận đã vậy còn chờ gì nữa.
Liền chia hai cánh quân kéo đến khiêu chiến. Song suốt ba ngày, dinh Hán không có một người nào ra đối địch.
Anh Bố nói:
- Vua quả đã bị thương, nên quân không chủ tướng. Ðêm nay ta thừa cơ đến cướp trại chắc được toàn thắng.
Loan Bố nói:
- Bọn Trần Bình có sẵn nhiều chước quỉ. Tôi e chúng có mưu kế gì đây.
Nói chưa dứt lời, có quân vào báo:
- Ðại dinh đã bị tướng Hán là Kỷ Thông cướp mất rồi. Hiện bọn Chu Bột đang đóng giữ cửa sông, còn Tào Tham thì đem binh đến Lục An, bắt hết gia quyến của Ðại vương.
Anh Bố nghe báo thất kinh vội vã thu quân dồn về phía sau núi đóng trại. Song chưa kịp lui binh thì đã thấy trong dinh Hán có một cánh binh mã hùng hổ kéo ra, tướng cầm đầu là Phàn Khoái.
Phàn Khoái giục ngựa đến, lớn tiếng gọi Anh Bố nói:
- Nhà ngươi mau đầu hàng kẻo mất mạng.
Anh Bố nổi giận, kềm ngựa lại cùng Phàn Khoái giao chiến.
Hai tướng đánh nhau hơn hai mươi hiệp, quân Hán ồ ạt kéo đến tiếp viện.
Anh Bố không dám đánh nữa quảy ngựa bỏ chạy. Quân Hán thừa thế đuổi theo, gϊếŧ quân Anh Bố không biết bao nhiêu mà kể.
Anh Bố chạy đến mé sông Hoài, nhìn đàng sau chỉ còn hơn hai mươi quân kỵ, nghĩ thầm:
- Nếu lẩn quẩn nơi đây mạng ta ắt chẳng còn, chi bằng qua đất Ngô, tìm đến nhà người bạn là Ngô Nhuế ẩn thân, chiêu tập nghĩa sĩ rồi sẽ tính.
Nghĩ rồi giục ngựa qua sông Hoài, nhắm phía Ðông Nam chạy thẳng.
Hán đế thấy Anh Bố chạy trốn, liền thu quân về trại, mật sai người dò xem Anh Bố chạy đến đâu? Trú ngụ nơi nào? Rồi sẽ tìm kế đến bắt.
Anh Bố chạy đến đất Ngô, vào nhà Ngô Nhuế, nhưng rủi thay, lúc đó Ngô Nhuế đi săn, vắng nhà, chỉ có người cháu là Ngô Thành ở đó.
Ngô Thành trước kia từng bị Anh Bố làm nhục, lòng căm phẫn chưa nguôi. Nay thấy Anh Bố làm phản, bị quân Hán đánh tan tành, nên nghĩ thầm:
- Anh Bố là đứa vũ phu, trước kia ỷ thế, trấn thủ Hoài Nam, xem người như cỏ rác. Nay đến đây ta cũng nên trả thù cho hả dạ.
Nghĩ rồi bước ra tiếp đón Anh Bố vào phủ, sai tả, hữu đặt tiệc khoản đãi.
Anh Bố hỏi:
- Lệnh thúc đi chơi đâu vắng?
Ngô Thành nói:
- Chú tôi khi rảnh việc thường đến Nam Sơn săn bắn, có khi năm sáu bên mới về. Xin Ðại vương cứ an lòng ở đây nghỉ ngơi ít bữa.
Anh Bố nói:
- Bữa trước tôi xuất quân sang Ngô, nhờ được lệnh thúc đem quân ra hàng nên tôi mới lấy được Thương Soái và kéo binh đến Thiện Tây. Chẳng ngờ bị sa cơ, để quân Hán cướp trại, thế quân bị thất. Nay tôi định đến đây tạm trú ít hôm, đợi lệnh thúc về sẽ họp binh mã cùng quân Hán quyết chiến. Nếu thu được thiên hạ, phú quý chúng ta cùng hưởng.
Ngô Thành giả cách vâng lời, cố mời Anh Bố uống rượu. Anh Bố uống đến say mèm, rồi ra nhà công quán nằm ngủ.
Gần đến canh hai, Ngô Thành dẫn bốn mươi tráng sĩ, trang bị dao mác, từ phía sau nhà công quán trèo tường vào, sẽ lén đến chỗ Anh Bố nằm ngủ.
Ðến nơi, thấy Anh Bố đang ngáy như sấm. Ngô Thành rút kiếm, chém một nhát, đầu Anh Bố rơi xuống. Ở phòng bên cạnh, có vài mươi tên quân hầu, nghe động, la ầm lên.
- Bên phòng Ðại vương có việc gì thế?
Chúng đổ xô chạy đến. Nhưng bốn mươi tráng sĩ của Ngô thành chân lại gϊếŧ hết.
Ngô Thành đem thủ cấp của Anh Bố đến nạp cho Hán đế.
Hán đế mừng rỡ, truyền Ngô Thành đem đầu Anh Bố vào, Trần Bình can:
- Không nên, Anh Bố là tay kiện tướng một thời, nay thốt nhiên bị gϊếŧ như vậy hồn phách chưa tan nếu đến gần e ác khí xung phạm vào long thể.
Hán đế nói:
- Trẫm từ lúc khởi binh đất Bái, đã từng xông pha trăm trận, trải mấy mươi năm chiến đấu? Những đầu lâu lớn nhỏ trông thấy biết muôn vạn, nào sá gì cái đầu của Anh Bố mà sợ.
Liền truyền đem thủ cấp Anh Bố vào.
Hán đế vừa trông thấy, đã buột miệng mắng lớn:
- Thất phu! Không biết giữ bổn phận làm tôi, mưu tâm phản loạn. Nay đã bị chém đầu, phỏng còn ngang dọc ở vùng Ngô Sở nữa chăng?
Lời Hán đế vừa dứt, chiếc đầu Anh Bố cử động, râu tóc dựng ngược lên, rồi một luồng ác khí xông ra, bay vào mặt Hán đế làm cho Hán đế xây xẩm, té xuống đất.