Hán Sở Tranh Hùng

Chương 28

Sáng hôm sau, Hạng vương trốn về được nơi bản doanh, thấy doanh trại trống không, Hàn Tín thừa đêm khuya đã kéo quân đến cướp phá sạch cả.

Hạng vương thu góp tàn quân, lòng căm tức, nói:

- Thằng chui khố làm hại ta bao nhiêu nhân mã,nếu không báo được tnù này ta nguyền chẳng đội chung trời.

Chung Ly Muội nói:

- Hàn Tín nhiều mưu lắm kế, quân ta mới thua,nhuệ khí đã lụt, xin Ðại vương dưỡng uy, củng cố tinh thần quân sĩ rồi sẽ tính, chớ nên đánh vội.

Chung Ly Muội mới vừa dứt lời, bên ngoài lại nghe có tiếng quân ó vang trời.

Hạng vương hét lên một tiếng, cầm thương vỗ ngựa xông ra, nói:

- Ðể cho giặc khinh khi như thế này thì còn gì uy vũ của ta.

Các tướng cũng cầm thương lên kéo ngựa kéo theo Hạng vương vừa ra khỏi trại, bị một mũi tên bắn tới, trúng vào miếng kính tâm, làm cho Hạng vương cả kinh không không dám tiến, quảy ngựa chạy về hướng Ðông.

Tướng sĩ đều chạy theo bảo vệ.

Lúc bấy giờ, Hạng vương chỉ còn vài trăm quân kỵ,phía sau quân Hán đuổi theo, tiếng reo hò như thác đổ.

Hạng vương chạy suốt ngày đêm không nghỉ, lại gặp lúc trời mưa đường trơn, ngựa mệt, lắm điều nguy khốn.

May thay, giữa lúc đó từ trong rừng rậm có một toán quân kéo ra, cầm đầu là Bồ tướng quân.

Bồ tướng quân trông thấy Hạng Vũ mừng rỡ nói:

- Xin Ðại vương an tâm. Tôi phụng mệnh quân sư đem ba ngàn quân đến đây cứu giá.

Hạng vương hỏi:

- Vì sao quân sư biết ta nguy khốn nơi đây mà khiến ngươi đi cứu giá.

Bồ tướng quân nói:

- Ðại vương nóng giận, quân sư đoán biết thế nào cũng lầm kế Hàn Tín.

Bồ tướng quân vừa dứt lời thì tiền đội quân Hán đã đuổi đến, cầm đầu là hai tướng Lý Tất và Lục Giáp.

Bồ tướng quân liền vung đao cản lại.

Ba tướng đánh nhau hơn hai mươi hiệp, Lý Tất sa cơ, bị Bồ tướng quân đâm một đao nhào xuống ngựa Lục

Giáp thấy Lý Tất không dám đánh, quay ngựa bỏ chạy, bị Bồ tướng quân bắn theo một mũi tên ngang lưng, chết

không kịp la lên một tiếng.

Tiền đội của quân Hán thấy chủ tướng bị chết chạy dồn trở lại báo cho đạo trung quân biết.

Hàn Tín nói:

- Binh pháp có nói: "Giặc thế cùng không nên đuổi ", Ta sơ xuất làm mất hai chiến tướng, thật là lỗi nặng.

Nói xong truyền đóng quân lại, không đuổi theo nữa.

Bồ tướng quân thấy quân Hán không theo vội vã phò Hạng vương trở về Bành Thành.

Hạng vương ngẩng mặt lên trời than:

- Từ khi ta kéo cờ khởi nghĩa đến nay, đánh dư trăm trận, nhưng chưa hề bị thua nhục nhã như vầy.

Phạm Tăng được tin Hạng Vũ hồi loan, vội vã mở cửa thành đón tiếp, kiểm điểm tàn quân hao mất hai mươi vạn.

Hạng vương nói:

- Ta không nghe quân sư nên đến nỗi này. Nay phải làm thế nào để trả thù, kẻo nhục nhã quá.

Phạm Tăng nói:

- Tôi nghe Ngụy Báo từ khi lui về Bình Dương, suốt ngày buồn bã, lo sợ Hán vương hỏi đến tội bại binh ở Truy

Thủy. Nay nếu sai một biện sĩ, đến cổ động vài điều tất Ngụy Báo lại bỏ Hán đầu Sở. Ngụy Báo phản Hán, thì

Hàn Tín phải đem binh đi đánh. Chừng đó ta thừa cơ Huỳnh Dương bỏ trống, đem quân đến đánh, tất bắt được

Lưu Bang, trả thù cho trận vừa qua.

Hạng vương mừng rỡ nói:

- Quân sư nói rất phải. Song biết sai ai làm biện sĩ bây giờ?

Quan thượng thư Hạng Bá đến gần tâu:

- Tôi có nghe một người thầy tên Hứa Phụ hiện ở Bình Dương rất thân với Ngụy vương. Ngụy vương có việc

gì đều hỏi đến Hứa Phụ rồi mới thi hành. Vậy tôi xin viết một bức thư bảo Hứa Phụ làm việc ấy tất thành công.

Phạm Tăng nói:

- Thế thì còn gì hơn, xin quan Thượng thư làm ngay kẻo trễ.

Hạng Bá liền viết một phong thư sai tên tiểu tốt giả người lái buôn, lần đến Bình Dương tìm Hứa Phụ.

Hứa Phụ ở Bình Dương lâu nay có tiếng, nên hỏi đến, ai cũng biết.

Tên tiểu tốt đến tư gia, nhờ bọn gia đinh vào báo có thư cố nhân đưa đến.

Hứa Phụ đòi vào, mở thư ra đọc mới biết Hạng Bá nhờ mình xúi Ngụy vương phản Hán đầu Sở.

Hứa Phụ nghĩ thầm:

"Hán vương thế đang mạnh, Hạng Bá lại là chỗ bạn cũ, nay đã có lời ủy thác chẳng lẽ ta bỏ qua".

Nghĩ rồi vào yết kiến Ngụy Báo.

Ngụy Báo mừng rỡ hỏi:

Tôi đang mong ông đến để đoán một việc, nay ông lại tự nhiên đến đây, thực may mắn.

Hứa Phụ nói:

- Ðại vương muốn đoán xem việc chi?

Ngụy Báo nói:

- Lúc này, tâm thần tôi thường hay hoảng hốt, vậy nhờ ông xem thừ sắc khí thế nào?

Hứa Phụ bảo Ngụy Báo quay qua phía ánh sáng,thấy sắc mặt Ngụy Báo nhợt nhạt biết là điềm xấu.

Tuy nhiên, Hứa Phụ lại nghĩ thầm:

- Nếu ta nói thực thì phụ tình Hạng Bá. Chi bằng nói dối cho xong.

Nghĩ rồi, cúi đầu nói:

- Tôi coi Ðại vương sắc mặt hồng hào đó là hỉ khí minh hiện. Chỉ trong trăm ngày, Ðại vương đánh đâu được đó Chẳng bao lâu dựng lên nghiệp lớn, lên ngôi cửu ngũ chớ chẳng phải làm tước vương mà thôi.

Ngụy Báo mừng rỡ nói:

- Nếu được như lời ông, tôi sẽ báo ân một cách xứng đáng.

Hứa Phụ lại nói:

- Tôi còn trông thấy nơi hậu cung của Ðại vương vượng khí xông lên rất nhiều.

Ngụy Báo hớn hở nói:

- Thế thì nhờ ông vào hậu cung xem tướng Bạc hậu xem sao?

Hứa Phụ tuân lời, bước theo Ngụy Báo vào hậu cung. Vừa trông thấy mặt Bạc hậu, Hứa Phụ sụp xuống

khen vui:

- Ôi chao! Tướng của nương nương sang quá. Sau này thế nào cũng làm mẹ thiên hạ. Tôi nói chẳng sai.

Ngụy Báo thích ý nghĩ thầm:

- Ta đã làm bậc đại quan lẽ nào vợ ta không làm mẹ thiên hạ?

Liền thưởng Hứa Phụ rất hậu. Sau khi Hứa Phụ bái biệt, Ngụy Báo gọi Ðại phu là Chu Thúc vào nói:

- Ngày trước Hán vương dùng ta làm Ðại tướng,chẳng ngờ đến khi thua trận Truy Thủy, Hán vương đối xử với ta tệ bạc, lột ấn chức trao cho Hàn Tin. Vừa rồi Hàn Tín lại phá hơn hai mươi vạn quân Sở. Như thế tội ta thực khó ngồi yên được. Nay ta muốn nhân cơ hội này phản Hán để đầu Sở, chia ba thiên hạ, nhà ngươi nghĩ sao?

Chu Thúc thưa:

- Không nên! Hán vương là bậc khoan nhân đại độ,đâu có lẽ vì thua một trận mà bất tội Ðại vương. Vả lại Hàn Tín dụng binh như thần, đến Hạng vương mà địch chưa nổi huống hồ Ðại vương binh ít, tướng cô. Xin Ðại vương cứ phò Hán giữ đất Bình Dương này bảo tồn cho nước Nguy là hơn.

Ngụy Báo nói:

- Thiên hạ là của chung, trời cho ai nấy được, đâu phải căn cứ vào việc mạnh yếu. Lời Hứa Phụ đoán lẽ nào sai được, nhà ngươi chưa hiểu đó thôi.

Chu Thúc nói:

- Trước hết phải xét sức mình rồi mới nói đến mệnh trời. Mình thiếu tài, kém đức mà hy vọng ở mệnh trời thật là chuyện hão huyền.

Ngụy Báo nổi giận nói:

- Ta muốn cử binh sao người lại buông lời gàn dở. Hay nhà ngươi có tư thông với Hán?

Chu Thúc nói:

- Tôi thờ Ðại vương đã lâu, có bao giờ lại hai lòng.Chẳng qua thấy việc trái can ngăn đó thôi. Bây giờ Ðại vương không nghe lời tôi, ngày sau hối không kịp.

Ngụy Báo bực tức, đuổi Chu Thúc ra ngoài, rồi tự mình điểm lấy mười vạn quân dùng Hàng Trưởng làm Quân sư, Phùng Kích làm Ky tướng, Hạng Ðà làm Bộ tướng giữ vững cửa ải Bình Dương, dâng biểu xin hàng về Sở.

Hán vương nghe tin Ngụy Báo làm phản, cười lớn nói:

- Ðứa thất phu ấy làm gì nên việc mà hòng phản phúc. Tuy nhiên ta cũng phải sai người đem binh đến bắt hắn mà gϊếŧ đi để răn muôn chúng.

Lịch Sinh can:

- Quân sĩ đánh Sở vừa về, chưa kịp nghỉ ngơi, bây giờ lại đi đánh Ngụy e không nên. Nếu dụng binh như vậy sẽ mất lòng dân. Tôi có quen với Ngụy Báo, xin sang tận nơi lấy lẽ phải trái mà giảng cho Ngụy Báo nghe. Nếu hắn không nghe, chừng ấy ta kéo binh sang trách phạt cũng chẳng muộn.

Hán vương nói:

- Nếu tiên sinh dùng lời thuyết phục được Ngụy Báo thì công ấy rất lớn, tiên sinh khá thực hành ngay.

Lịch Sinh liền từ biệt Hán vương, thẳng đến Bình Dương ra mắt Ngụy Báo.

Ngụy Báo vội hỏi:

- Cố nhân sang đây có lẽ muốn thuyết khách cho bên Hán chăng?

Lịch Sinh nghiêm nét mặt đáp:

- Tôi sang đây vì tình bạn, muốn đem lời hơn lẽ thiệt bàn bạc. Ðại vương muốn nghe hay không thì tùy ý, cần gì phải nghi nhau là thuyết khách!

Ngụy Báo nói:

- Thế thì cố nhân có điều chi xin chỉ giáo.

Lịch Sinh nói:

- Bậc Ðại nhân từ ý nghĩ đến việc làm bao giờ cũng nhất quyết. Ðại vương trước bỏ Sở theo Hán, bây giờ lại bỏ Hán đầu Sở, việc làm của Ðại vương không nhất định, phải trái không phân minh. Người mà phải trái điên đảo tất nhiên mang thảm họa. Huống chi, cứ như ngày nay Hán, Sở tranh hùng, Hạng vương tuy có vũ dũng nhưng tàn bạo, lòng dân không phục. Chúa thượng tôi ân đứcdấy đầy muôn người hoài vọng, lại dùng Hàn Tín làm tướng, mưu lược như thần, chẳng bao lâu thiên hạ sẽ về nhà Hán. Ðại vương nên khuông phò nhà Hán để nước Ngụy khỏi vì Ðại vương mà tang tóc.

Ngụy Báo nghe Lịch Sinh nói đến đấy, lắc đầu,ngắt lời nói:

- Hán vương có tính khinh người, tôi tự lấy mình làm xấu hổ, không thể nào trông thấy mặt nhau được nữa. Vả lại chịu khúm núm dưới chân người mãi sao? Ý tôi đã quyết dẫu Tô Tần, Trương Nghi sống lại cũng không thể dùng lời nào làm đổi ý tôi được.

Lịch Sinh biết không thể thuyết phục được NgụyBáo nổi, liền bỏ ra về tâu lại với Hán vương mọi lẽ.

Hán vương hỏi:

- Viên chủ tướng của Ngụy Báo là ai?

Lịch Sinh thưa:

- Là Hoàng Thực.

Hán vương nói:

- Thằng đó miệng còn hôi sữa, làm sao địch lại HànTín của ta.

Nói xong, Hán vương liền sai quân gọi Hàn Tín,Quán Anh, Tào Tham lãnh mười vạn binh theo đường An Ấp thẳng tới Tây Ngụy đánh Ngụy Báo.

Lúc sắp đi, Hàn Tín nói với Hán vương:

- Tôi đi đánh Ngụy tất Sở thừa cơ đến đánh Huỳnh Dương. Trong các tướng ở nhà, Vương Lăng có thể giao được việc lớn, Ðại vương nên sai Vương Lăng chống vớiquân Sở. Vương Lăng trí dũng có thừa, quyết không ngại gì

Hán vương nói:

- Mẹ Vương Lăng bị giam ở Sở đã lâu, chắc gì Vương Lăng dám mạnh dạn đánh Sở?

Hàn Tín nói:

- Vương Lăng ý chí sắt đá, tôi chắc không làm gì lay chuyển nổi. Ðại vương cứ tin dùng Vương Lăng làm tướng và nếu có gì khó khăn cứ hỏi đến Trương tiên sinh là xong.

Hán vương nhậm lời. Hàn Tin cáo từ lui ra, tức tốc dẫn đại quân thẳng tới Bồ Bản.

Ðến nơi, quân Ngụy cũng vừa kéo đến nghênh chiến. Nhưng vì cách con sông, hai bên chưa thế đánh nhau được.

Hàn Tín gọi các tướng đến nói:

- Ngụy Báo dùng con sông này để làm thế thủ, quân ta khó sang sông được. Bắc cầu dùng thuyền đều bất tiện.

Quán Anh nói:

- Ý định của Nguyên soái như thế nào?

Hàn Tín nói:

- Tướng quân hãy lựa trong quân một số thợ mộc,làm cho tôi một số lớn chum bằng gỗ để thay thuyền, đổ quân sang sông mới được.

Quán Anh hỏi:

- Cách thế chum gỗ như thế nào mà thay thuyền được?

Hàn Tín nói:

- Chặt cây bên rừng, cưa từng khúc, đẽo tròn hình cái chum, khoét trống ruột, thế là xong. Các chum ấy ta sẽ thả xuống nước kết lại thành bè.

Quán Anh vâng lời, sai lính thợ theo phép chế ra rất nhiều cái chum gỗ.

Chưa đầy ba ngày, chum gỗ đã đủ số. Hàn Tín lại sai Quán Anh đem một vạn quân bày thuyền ở bến Lâm Tấn, kéo cờ, giương buồm làm ra cách muốn độ binh sang sông. Ðồng thời lại sai Tào Tham, lãnh một vạn quân xuống bến Hạ Dương, dùng chum gỗ, độ qua sông, lén bọc vào phía sau đánh úp quân Ngụy.

Hai người tuân lệnh, dẫn quân ra đi.

Bên kia, Ngụy Báo thấy quân Hán muốn độ qua bến ấy, cho quân mai phục sẵn sàng, không để ý gì tới Hạ Dương cả.

Tào Tham, dùng chum gỗ, chở quân sang bến Hạ Dương kéo thẳng ra mặt hậu, đánh lấp ìấy An Ấp, bắt cả gia quyến Ngụy Báo, rồi lại đốc quân đánh thẳng đến Lâm Tấn.

Ngụy Báo hay tin thất kinh truyền quay lại chống với Tào Tham.

Tức thì, Hàn Tín lợi dụng cơ hội ấy, cho thuyền độ quân sang sông, hai bên đánh dồn lại.

Ngụy Báo nhắm thế không địch nổi tế ngựa chạy về phía Tây.

Tào Tham và Quán Anh đốc quân đuổi theo bắt sống được Ngụy Báo, trói lại đem nạp cho Hàn Tín.

Hàn Tín trợn mắt hỏi Ngụy Báo:

- Nhà ngươi làm chức Nguyên soái không tròn nhiệm vụ, để quân thua, thất trận nơi Truy Thủy. Lẽ ra chúa thượng chiếu luật trừng phạt, nhưng lại để cho nhà ngươi được về Bình Dương, giữ y vương vị ân đức ấy nhà ngươi không cố sức báo đền, lại nghe lời thầy tướng phản phúc. Nay ta bắt ngươi, đáng ra phải chém đầu song nghĩ nhà ngươi là vua một nước, nên giải về cho Chua thượng xét định.

Nói xong, một mặt sai người đóng cũi giải Ngụy Báo về Huỳnh Dương, một mặt hiểu dụ muôn dân, cho Chu Thúc tạm coi các việc nước Ngụy.

Nhắc lại bên Sở, khi Hạng vương nghe tin Hàn Tín đi đánh Ngụy Báo, liền đòi Phạm Tăng đến bảo rằng:

- Quả như lời quân sư đã đoán, Ngụy Báo nay đã phản Hán, và Hàn Tín đã đem quân đi đánh. Tôi muốn nhân cơ hội này lấy Huỳnh Dương, quân sư nghĩ sao?

Phạm Tăng nói:

- Lúc này đánh lấy Huỳnh Dương là phải. Tuy nhiên, Ðại vương cũng nên thận trọng chớ có khinh địch, sợ rằng Hàn Tín ra đi có để mưu gì lại chăng?

Long Thư đứng dậy góp ý:

- Sao quân sư lại nhát gan đến thế?

Phạm Tăng nói:

- Việc binh cần phải thận trọng sao lại gọi là nhát?

Hạng vương nói:

- Lời quân sư bảo thán trọng là phải lắm.

Nói rồi điểm binh, theo đường Huỳnh Dương, Hán vương đang cùng với Trương Lương bàn việc đề phòng quân Sở, xảy có tin báo:

- Ðại binh của Bá vương đã khéo đến Huỳnh Dương chỉ còn cách mười dặm. Tướng Tiên phong của Sở là Lý Phụng đã cho quân thám thính dò xét quân tình.

Hán vương giật mình nói:

- Lúc Hàn Tín ra đi có dặn hễ quân Sở đến đánh phải dùng Vương Lăng làm tướng, Trần Bình phụ tá, thế thì ta phải đòi Vương Lăng đến bàn mới được.

Liền cho đòi Vương Lăng đến hội kiến.

Vương Lăng vào, Hán vương hỏi:

- Nay Hạng Vũ kéo dại binh đến Huỳnh Dương, tướng quân có kế chi chăng?

Vương Lăng tâu:

- Theo ngu ý thì quân của Hạng Vũ đang lúc thế mạnh, nếu dùng sức mà địch, không thể nào địch nổi. Ta nên hạ cờ, giấu trống cố thủ thành trì, đợi cho quân Sở trể biếng sẽ phản công thì mới thắng.

Hán vương nghi ngại hỏi:

- Nếu quân Sở trễ biếng, tướng quân dùng mưu gì phá giặc?

Vương Lăng ghé vào tai Hán vương nói nhỏ một hồi, Hán vương hân hoan nói:

- Nếu tướng quân can đảm như vậy lo gì không thắng quân Sở.

Rồi, Hán vương phong Vương Lăng làm Ðại tướng, Trần Bình làm Quân sư lo việc phá Sở.

Vương Lăng truyền quân sĩ quấn cờ, dấu trống,đóng chặt bốn cửa thành cố thủ.

Tướng tiên phong của Sở là Lý Phụng kéo quân đến nơi, dò thấy quang cảnh như vậy lòng nghi hoặc, không dám dẫn quân đến bên thành, sai người báo choHạng vương biết.

Hạng vương hỏi các tướng:

- Thành Huỳnh Dương cửa đóng chặt, trên thành không một tên quân thấp thoáng là ý gì vậy?

Viên cận thần tâu:

- Cái đó có hai lẽ. Một là, Hán vương hay tin Ðại vương đến, sợ hãi bỏ thành trốn đi nơi khác. Hai là, Hàn Tín mắc đi đánh Ngụy, trong thành không còn tướng giỏi, không dám xuất quân đối địch nên làm kế nghi binh, để cho Ðại vương hồ nghi không dám đánh.

Hạng vương nói:

- Quân ta mới đến, hãy đóng quân an nghỉ, ngày mai xem hư thật thế nào rồi sẽ liêu.

Quân sĩ tuân lệnh, hạ trại, cỡi giáp bỏ gươm, ăn uống no nê, rồi mạnh ai nấy tìm chỗ nghỉ ngơi.

Vương Lăng ở trong thành, sai người tâm phúc giả thường dân ra ngoài do thám.

Khi biết được địch tình Vương Lăng liền tuyển hai nghìn tinh binh, quấn khăn đỏ, đeo khí giới, lên ngựa ra khỏi thành. Một mặt chọn năm trăm pháo thủ mang hỏa pháo theo sau, chất nơi chân cửa thành và dặn khi nào nghe pháo nổ thì phải đốt lửa để phòng quân Sở cướp thành. Ðoạn sai Hạ Hầu Anh đem ba vạn quân theo sau tiếp ứng.

Cắt đặt xong, trống canh hai vừa điểm. Vương Lăng truyền vài mươi tiểu tốt, giả quân Sở đến dò thám một lần nữa cho chắc ý.

Quân thám thính về báo:

- Quân Sở đều yên nghỉ, không có phòng bị gì cả.

Vương Lăng bèn đốc quân xông vào dinh Sở, mở toang bốn cửa, reo hò ầm ĩ.

Quân Sở đang ngủ, giật mình thức dậy, thất kinh mạnh ai tìm đường chạy trốn. Cảnh hỗn loạn làm náo động cả góc trời. Quản Hán ùa vào chém gϊếŧ, quân Sở nằm như rạ, máu loang khắp doanh trại.

Lúc đó, Hạng vương đang ở trong trướng, nghe bên ngoài có tiếng quân reo, vội vã vác giáo lên ngựa xông ra.

Vừa ra khỏi dinh gặp một tướng Hán hoành đao cản lại. Hạng vương nổi giận cùng tướng ấy giao chiến.

Hai bên đánh nhau một lúc, tướng Hán liệu bề không cự nổi thúc ngựa bỏ chạy. Hạng vương hét lên một

tiếng thúc ngựa đuổi theo. Vừa lúc ấy có bọn Quý Bố,Chung Ly Muội, Long Thư kéo đến trợ chiến.

Hạng Vương hỏi:

- Các nơi có biết tương vừa đánh với ta là ai chăng?

Quý Bố nói:

- Ðó là Vương Lăng được Hán vương phong làm Ðại tướng. Vương Lăng vốn là tay vũ dũng, sức mạnh muôn người khôn địch, mưu chước như thần, xin Ðại vương chớ nên đuổi theo.

Hạng vương nói:

-Nếu không chém Vương Lăng làm thế nào hạ Huỳnh Dương được.

Long Thư nói:

- Vương Lăng đến cướp trại, giành thế chủ động tất đã phòng bị, xin Ðại vương thu góp tan quân rồi sai bắt mẹ Vương Lăng kê gươm vào cổ để ở trong dinh, đồng thời cho người đến báo cho Vương Lăng biết.

Vương Lăng là kẻ chí hiếu tất phải ra hàng. Chừng ấy thành Huỳnh Dương lấy dễ như trở tay.

Hạng vương khen phải, liền sai người về Bành Thành bắt mẹ Vương Lăng dẫn đến.

Vương Lăng, sau khi thắng trận, kéo quân vào thành, Hán vương mừng rỡ ban một chung ngự tửu, và nói:

- Tướng quân một đêm gϊếŧ hơi ba vạn quân Sở, khiến cho Bá vương phải lui ba chục dặm. Từ nay danh tiếng tướng quân lẫy lừng trong thiên hạ.

Vương Lăng tâu:

- Ðó chẳng qua tôi biết địch tình, nhân lúc quân Sở không phòng bị đến đánh bất ngờ. Hạng vương tuy thua nhưng nay mai tất kéo đến đánh thành, xin Ðại vương lo kế phòng thủ.

Trương Lương nói:

- Tôi nghe Hàn Tín đã thắng quân Ngụy, nay mai sắp kéo quân về. Ta cứ an tâm thủ thành, đợi Hàn Tín về sẽ liệu.

Hán vương theo lời, truyền các tướng chuẩn bị gỗ, đá quanh thành, cố thủ không ra đánh.

Hôm sau, có quân vào báo:

- Sứ Sở đến ngoài thành, muốn mời Vương tướng quân lên thành nói chuyện.

Vuơng Lăng lập tức lên mặt thành. Sứ Sở trông thấy nói lớn rằng:

- Lão mẫu của tướng quân hiện. ở trong dinh Sở, muốn được thấy mặt tướng quân ngay bây giờ. Nếu tướng quân không sang, Bá vương quyết sẽ hủy hoại lão mẫu. Và như thế, tướng quân sẽ là kẻ bất hiếu, tiếng xấu lưu muôn đời.

Vương Lăng nghe nói khóc òa, bước vào ra mắt Hán vương, tâu:

- Mẹ tôi năm nay hơn bảy mươi tuổi, xưa nay tôi chưa hề phụng dưỡng cho trọn đạo. Mẹ tôi hiện bị giam bên Sở, muốn trông thấy mặt tôi, dù phải chết tôi cũng không thể bỏ chữ hiếu, xin Ðại vương cho phép tôi sang Sở và tôi hứa quyết không khi nào ra sức giúp Sở.

Trương Lương nói:

- Tướng quân chớ tin lời sứ Sở. Vừa rồi tướng quân gϊếŧ hơn ba vạn quân Sở, biết đâu đó là kế của Hạng Vương, mà lão mẫu không có nơi đó. Muốn chắc chắn, tướng quân nên cho người dò xét buộc Sở phải có bức thư lão mẫu gởi sang mới tin được..

Vương Lăng vừa khóc vừa nói với Hán vương:

- Xin Ðại vương cho người sang Sở dò xét xem sự thế ra sao.

Hán vương lòng cũng cảm động, liền sai Thúc Tôn Thông làm sứ sang dinh Sở.

Thúc Tôn Thông tuân lệnh, đến xin ra mắt Hạng vương.

Hạng vương đòi vào, nói:

- Vương Lăng là người Bái quận mà nỡ không về với ta, lại theo giúp Lưu Bang. Nay ta đã bắt mẹ hắn giam ở đây, nếu hắn mau mau về hàng, thì mẹ con sẽ gặp mặt, bằng không, ta chém ngay mẹ hắn, để cho hắn mang tiếng bất hiếu với thiên hạ muôn đời.

Thúc Tôn Thông xin ra thăm mẹ Vương Lăng. Bá vương truyền dẫn Vương mẫu đến.

Trong lúc hai người gặp nhau, bà già đáng thương có bị gươm kề cổ, nức nở khóc.

Thúc Tôn Thông lòng áy náy, trơ mắt nhìn.

Bà ta hỏi:

- Ông là người ở đâu?

Thúc Tôn Thông đáp:

- Tôi là sứ giả bên Hán, tên Thúc Tôn Thông.

Vương mẫu hỏi:

- Ông đến đãy có việc gì?

Thúc Tôn Thông thưa:

- Vương tướng quân là con trai cụ, nghe cụ bị bắt ở đây ý muốn hàng Sở để cho hai mẹ con được trông thấy nhau. Vì chưa biết thiệt hư lẽ nào, nên sai tôi sang đây dò xét. Nếu lòng cụ muốn thấy mặt Vương Lăng xin viết thư cho tôi đem về, tất Vương Lăng sang ngay.

Vương mẫu trợn mắt, nói:

- Nói vậy là nghĩa lý gì? Con tôi đem thân ra phò Hán vương, một bậc khoan nhân đại độ, thế là chính nghĩa rồi.

Nhờ ông v bảo nó: "Hễ muốn đến chữ hiếu phải dốc lòng diệt Sở lập công. Già này dẫu chết cũng an thân ".

Dứt lời bà ta chụp lấy thanh gươm đâm mạnh vào cổ mình.

Thúc Tôn Thông thết kinh toan chạy đến đỡ tay bà ta thì bà ta đã nhào xuống đất tắt thở.

Khắp tướng sĩ, ai trông thấy cũng thương xót.

Cảm cảnh ấy người ta có thơ khen Vương mẫu:

Thương con chẳng kể tấm thân già,

Tình nước trọn hơn chút nghĩa nhà.

Nhờ mẹ, Vương Lăng nên sự nghiệp,

Khí thiêng muốn thuở vẫn chưa nhòa.

Bà mẹ Vương Lăng chết rồi. Hạng vương hay tin nổi giận nói:

- Mẹ già ấy sao liều lĩnh dại dột thế.

Liền truyền quân sĩ đem bằm thây để làm hiệu lệnh trong quân.

Quý Bố can:

Mẹ Vương Lăng đã chét rồi, dàu có bằm thây cũng chẳng ích gì, chỉ nung thêm lòng căm thù của Vương Lăng. Xin Bệ hạ sai quân đem thây Vương mẫu về huyện Bái mai táng tử tế để mua lòng Vương Lăng thì hơn.

Hạng vương khen phải, truyền lệnh khâm liệm thi thể Vương mẫu đưa về Bái quận chôn cất, rồi đòi Thúc Tôn Thông vào nói:

- Ngươi về nói với Hán vương và Vương Lăng mau mau mở cửa ra hàng, nếu không ta sẽ đem quân đến phá Huỳnh Dương như bình địa.