Viên tướng vừa xin đi chém rắn là Tín Vũ Hầu Ngân Hấp.
Ngân Hấp vốn là trang dũng tướng, đem thân phò Hán vương lâu nay, nhưng chưa có dịp trổ tài.
Hàn Tín thấy Ngân Hấp thân hình vạm vỡ, ăn nói khí phách, cả mừng, nói:
- Tướng quân tuy có sức mạnh, song nơi đây rừng núi âm u, khí hậu độc địa, loài rắn đó lại nguy hiểm, tướng quân phải đề phòng cho lắm mới được.
Nói xong rót ba chén rượu thưởng Ngân Hấp, rồi sai bộ tốt dẫn đường đưa Ngân Hấp đến nơi có rắn độc.
Lúc ấy trời đã mờ tối, vành trăng chênh chếch đỉnh non Ðông, Ngân Hấp trông xa nơi khe núi, dưới ánh sáng vàng nhạt thấy hai đốm lửa to bằng cái thúng chói lòa.
Càng đến gần, khí tanh ngạt mũi, hơi lạnh buốt xương. Mấy tên bộ tốt chỉ chỗ ánh sáng nói với Ngân Hấp:
- Hai đốm đỏ chói lòa đó là hai mắt của rắn độc. Nếu ta đến gần sẽ bị nó thở hơi ra như khói. Hơi độc ấy ai thở vào cũng bị té xỉu chết ngay, xin tướng quân liệu định.
Ngân Hấp nổi giận cầm gươm nhảy đến khe, hét lên một tiếng như sấm.
Rắn độc cất đầu lên cao nghêu, uốn mình lướt tới, dài thườn thượt đến mấy trượng, miệng phun khói mù mịt.
Ngân Hấp lách mình sang một bên, nhường cho rắn đến gần. Rắn độc vừa há mồm chực đớp, bị Ngân Hấp chém một nhát đứt làm hai đoạn, đầu rơi xuống suối, máu tuôn ồng ộc như thác đổ.
Quân sĩ vỗ tay reo hò. Hàn Tín dẫn chư tướng đến xem, ai nấy đều kinh khủng, khen Ngân Hấp là kẻ phi thường.
Chư tướng hỏi Hàn Tín:
- Con rắn dài hơn thế này chắc có lẽ đã sống hơn trăm năm nay?
Hàn Tín nói:
- Ðời thượng cổ, núi Côn Lôn chu vi ba vạn dặm, thế mà có một con rắn quấn khắp vòng núi. Ấy vậy, trước kia loài thú dữ còn đáng sợ hơn thời bây giờ.
Tướng sĩ nghe nói le lưỡi, lắc đầu.
Hàn Tín truyền tấn binh. Ði gần đến núi Thái Bạch, Hàn Tín gọi Lư Quán đến bảo:
- Lúc trước tôi qua đây có gặp một người tên Tân Kỳ, kết làm anh em, hẹn ngày tái ngộ. Người ấy có hàng cơm dưới núi, phiền tướng quân đến báo trước cho Tân Kỳ hay, ta sẽ đến thăm viếng để tỏ tình tri ngộ.
Lư Quán lĩnh mệnh ra đi. Một lúc lại trở về nói:
- Dưới núi Thái Bạch có độ vài mươi nóc nhà..
Nhưng tháng bảy vừa rồi bị một trận lụt tràn ngập, dân cư đã rời bỏ nơi ấy, dời đến ở phía núi bên Bắc, chưa rõ Tân Kỳ có ở đấy hay không.
Hàn Tín thở dài, kéo quân đèn chân núi Thái Bạch quả thấy cửa nhà xiêu vẹo, không còn một bóng người, bốn bề hoang lạnh đìu hiu.
Ðoàn quân lại tiến bước. Vừa qua khỏi mấy cụm núi nhỏ, bỗng có quan tuần tiễu chạy về báo:
- Trước mặt có một tráng sĩ đang đuổi một con mãnh hổ chạy vòng chân núi.
Hàn Tín vội cưỡi ngựa đến gần xem, thấy tráng sĩ đầu đội mũ da hổ, mình mặc áo da beo, chân đi giày da báo, tay cầm cây đinh ba, đuổi theo một con cọp rất lớn.
Cọp bị đuổi, l*иg lên chạy, vừa lúc gặp quân sĩ kéo đến, cọp định vồ lấy vài tên. Nhưng tráng sĩ lanh tay, phóng đinh ba trúng ngay giữa trán, cọp té quy xuống, nằm giẫy đành đạch.
Hàn Tín thấy tráng sĩ chính là Tân Kỳ, liền truyền một bộ tướng chạy đến, gọi lớn:
- Hỡi tráng sĩ, có Hàn Nguyên soái đến tìm, xin tráng sĩ mau mau yết kiến.
Tân Kỳ nghe gọi vội vàng lội qua suối, đến chỗ gò cao, trông thấy Hàn Tín liền sụp lạy.
Hàn Tín cầm tay đỡ dậy, Tân Kỳ nói:
- Tiểu đệ nghe Nguyên soái sửa soạn chinh Ðông lại sai người tu bổ Sạn đạo, ngỡ là Nguyên soái đi đường ấy nên sắp sửa vào Hán Trung ứng hầu, nhưng vì chưa được lệnh mẫu thân nên còn nấn ná. Nay may gặp Nguyên soái đến đây, thật vạn hạnh.
Hàn Tín nói:
- Từ khi cùng hiền đệ giã biệt, ta mải lo việc nước không viết thư thăm được, thật có lỗi. Nay nhân đi ngang qua đây cố tìm đến thăm cho thỏa tình mong ước. Vậy nhà hiền đệ ở nơi nào?
Tân Kỳ nói:
- Nay hiền huynh đã làm Nguyên soái Hán triều, nhà tiểu đệ nghèo nàn, mái tranh cột sậy, e đến đó mất đi thể diện chăng?
Hàn Tín nói:
- Ðã là anh em cố cựu, ai còn kể nghèo sang. Xin hiền đệ đừng nghĩ như thế mà phụ lòng nhớ mong của ta!
Tân kỳ nói:
- Hiền huynh đã có lòng chiếu cố. vậy cứ đi thẳng lối này, đến chân núi đá kia là nhà của tiểu đệ.
Hàn Tín đem vài mươi tên quân tùy tùng, theo Tân Kỳ. Ðối ngựa song song qua mấy chòm cây rậm, đến một vùng nhà độ vài mươi nóc. Trong đó có một ngôi nhà có vẻ sạch sẽ rộng rãi hơn, Tân Kỳ xuống ngựa, đón Hàn Tín vào rồi mời mẹ và gọi vợ ra chào.
Hàn Tín lấy một trăm lạng vàng trao cho Tân Kỳ làm lễ chúc thọ thân mẫu. Tân Kỳ không nhận.
Hàn Tín nói:
- Ðó là lộc của vua ban, ta thành tâm kính dâng lão mẫu, hiền đệ nên vì ta nhận lấy, giao cho đệ phụ phụng dưỡng. Còn hiền đệ nên theo ta đi phò vua lập công, một mai tên ghi sử sách, như thếmới khỏi uổng tấm thân nam tử
Tân Kỳ vâng lời, nhận lấy vàng trao cho vợ, và pha trà khoản đãi.
Hàn Tín lại nói:
- Chỗ này rừng thiêng nước độc, hiền đệ không nên lưu gia quyến nơi đây trong lúc tòng quân. Ta sẽ viết thư đưa về Nam Chính bẩm với Tiêu Thừa tướng cho người đến rước về đó cấp dưỡng, hiền đệ mới yên lòng theo ta chinh phạt.
Tân Kỳ cảm tạ, phục lạy đền ơn. Hàn Tín đỡ dậy nói:
- Chúng ta đã kết nghĩa anh em, thì gia quyến của hiền đệ là gia quyến của ta, cần gì phải bận tâm như thế.
Nói xong viết thư giao cho quan Quân Chính, đưa gia quyến Tân Kỳ về Nam Chính.
Tân Kỳ thu xếp hành trang để kịp ngày ra đi.
Hàn Tín nói:
- Ðây đến Tản Quan chỉ còn hai ngày đường nữa mà thôi, hiền đệ quen thuộc lối, vậy hãy nhập vào đoàn hướng đạo, giúp Phàn Khoái tiến đến Tản Quan gấp.
Hàn Tín lại gọi Phàn Khoái và Hạ Hầu Anh đến dặn:
- Hạ Hầu tướng quân tìm một nơi cho quân sĩ nghỉ ngơi chớ nên kinh động, đợi khi tiền quân qua được cửa quan rồi bấy giờ sẽ sung chức Tiên phong vượt sang Phế Khâu đánh với Chương Hàm. Còn Phàn tướng quân thì hiệp với Tân Kỳ lãnh đội quân thứ hai làm cứu viện.
Hai tướng tuân lệnh kéo quân ra đi.
Hàn Tín lại sai quân thám thính, biết được quân Hán vương mới vừa đến Hán Khê, bèn sai người đến ngã ba đường nơi chân núi để tìm mả tiều phu lúc nọ.
Quân sĩ tuân lệnh, tìm kiếm khắp nơi, rồi trở về báo:
- Chỗ dốc núi bên đường kia có một mô đất, chắc là mộ của người ấy.
Hàn Tín liền sai chặt gỗ, đóng quan tài, và sắm đồ khâm liệm, cải táng cho tiều phu, bên trên có dựng tấm bia, để mấy dòng chữ:
" Ngày mồng bảy tháng tám, mùa thu năm ất vị tức là năm th ứ nhất nhà Ðại Hán, quan Phá Sở Ðại Nguyên soái Hoài Âm Hàn Tín vì nghĩa sĩ tiều phu lập bia... "
Ðoạn lập miếu, cắt người ở đó phụng thờ, bốn mùa hương khói.
Nhắc qua việc bên Sở, quan trấn thủ Tản Quan là Chương Bình từ khi được hai tướng Diêu Long và Ngân Vũ đem dân phu đến đầu hàng, ngày ngày sai quân lính đi thám thính xem Sạn đạo tu bổ đã xong chưa.
Một hôm, có quân về báo:
- Sạn đạo vẫn chưa tu bổ xong, mà người đốc công nay không phải Phàn Khoái nữa.
Chương Bình hỏi:
- Ai đến thay cho Phàn Khoái vậy?
Quận sĩ thưa:
- Viên nha tướng tên Tôn Hưng, còn dân phu mỗi ngày một ít đi, việc Ðông chinh cũng không nghe thấy động tĩnh gì nữa.
Diêu Long nói:
- Người Hán Trung chỉ thị uy thế thôi, chứ tài nào thoát ra khỏi Bao Trung được?
Ngân Vũ nói:
- Mấy năm nay Bao Trung được mùa, dân tình sung mãn, Hán vương chỉ hưởng lạc, đâu còn nghĩ đến việc lớn
Chương Bình nói:
- Cứ xem Hán vương dùng Hàn Tín đủ biết con người thấp thỏi, không có con mắt tinh đời rồi.
Ba người đang bàn luận, bỗng có quân vào báo:
- Phàn Khoái dẫn quân đến cửa quan đốc quân đánh thành.
Chương Bình nghe báo tái mặt, vội vã cấp báo cho Chương Hàm biết để đem quân đến cứu, và bàn với Diêu Long, Ngân Vũ:
- Phàn Khoái đã đến đây, ta phải ra quân cự chiến.
Vậy hai ngươi đốc quân canh bốn mặt thành cho Nghiêm ngặt.
Hai người đồng thanh nói:
- Xin tướng quân cứ an lòng. Chúng tôi nguyện tận lực
Chương Bình dẫn ba ngàn quân xuống cửa Ðông, thấy quân Phàn Khoái đội ngũ chỉnh tề, giáo gươm sáng chói, đàng sau có Tân Kỳ áp hậu, sát khí đằng đằng.
Phàn Khoái ngồi trên ngựa, mặt hầm hầm như than lửa đỏ, thấy Chương Bình kéo quân ra, hét lớn, nói:
- Bọn bây đem hai mươi vạn quân Tần đầu Hạng Vũ để cho Hạng Vũ chôn sống cả. Nay lại còn tham danh làm tướng, chẳng hổ lắm sao?
Chương Bình cũng quát lớn nói:
- Hán vương nhà ngươi được thụ phong nơi Bao Trung lẽ ra phải an phận chăn dân, giữ đạo chư hầu, cớ sao còn dám phạm đến đất đai ta? Nếu muốn sống phải kéo quân về kẻo hối không kịp.
Phàn Khoái nổi giận, cầm kích đâm thẳng tới.
Chương Bình đưa dao ra đỡ. Giao chiến được hai mười hiệp, Chương Bình đuối sức, quất ngựa bỏ chạy.
Tân Kỳ lập tức xua đạo hậu quân đuổi theo.
Chương Bình chạy vào thành đóng kín cửa lại.
Phàn Khoái và Tân Kỳ đắc thắng thu quân về trại.
Hôm sau, Phàn Khoái dự bị các hỏa pháo, hỏa tiễn, kéo đến dưới thành khiêu chiến.
Chương Bình đóng cửa, có thủ không ra.
Phàn Khoái chẳng biết làm sao, còn đang nghĩ kế thì có tin Hàn Nguyên soái đã kéo quân đến nơi.
Phàn Khoái và Tân Kỳ vội vã ra khỏi trại ba dặm nghênh đón.
Hàn Tín đến cửa Tản Quan, xem xét mọi nơi, thấy được ám hiệu của mình, biết Chương Bình đã trúng kế, đang trọng dụng Diêu Long và Ngân vũ, liền truyền quân đốt hỏa pháo và bắn hỏa tiễn tung vào cửa quan.
Quân canh rối loạn, không dám lên mặt thành chống giữ.
Chương Bình nóng ruột, thân dẫn quân sĩ lên mặt thành.
Lúc đó Ngân Vũ, Diêu Long và một trăm dân phu đầu hàng trước kia, cũng đều cầm giáo lên mặt thành cả.
Hàn Tín giơ roi quất ngựa đến nói:
- Chương Bình? Bá vương nhà ngươi vô đạo gϊếŧ vua Nghĩa Ðế, bội ước với Hán vương, lòng dân căm phẫn.
Nay ta đem quân đến đây quyết dẹp loạrl, trừ đứa hung tàn, cứu muôn dân. Nếu ngươi giác ngộ đầu hàng sẽ khỏi
tội chết.
Chương Bình nói:
- Ta đây là quý tộc của Ung vương, làm sao lại hàng đứa luồn trôn thiên hạ.
Chương Bình vừa dứt tiếng thì Diêu Long và Ngân Vũ xông đến bắt Chương Bình trói lại. Một trăm dân phu đều bao quanh, cầm binh khí canh giữ.
Ngân Vũ giơ gươm lên trời nói lớn:
- Hỡi binh sĩ, Hán vương là một minh quân, giàu đạo đức đáng cho chúng ta tôn thờ. Nếu kẻ nào đầu hàng sẽ được thu dụng, kẻ nào chống lại sẽ rơi đầu.
Quân sĩ trong thành thấy chủ tướng đã bị bắt, đều bỏ vũ khí, quì móp xuống đất.
Diêu Long, Ngân Vũ sai mở cửa giải Chương Bình ra.
Hai người này đâu phải ai xa lạ, chính là Chu Bột và Trần Vũ, tướng của Hán Vương. Trước đây Hàn Tín sai Lục Giả đến Sạn đạo bảo Phàn Khoái sai Chu Bột và Trần Vũ giả cách đầu hàng. Ðợi khi Hàn Tín đến thì dùng đá dựng ở cửa quan làm ám hiệu, và lợi dụng lúc Hàn Tín công thành bắt Chương Bình.
Ðó là kế "Minh tu Sạn đạo, ám độ Trần Thương".
Vì vậy chỉ trong mười hôm, Hàn Tín đã hạ được Tản Quan, đệ nhất kỳ công trong bước đường Ðông chinh của Hàn Tín.
Hàn Tín vào thành, vỗ an trăm họ, rồi sai dọn dẹp các công thự để chờ đón rước Hán vương.
Quân sĩ giải Chương Bình đến, Hàn Tín truyền rằng:
- Ngươi là cháu Chương Hàm, làm. quan với Sở, trấn thủ ải này, nay bị bắt đáng lẽ phải chém, song người là đứa đê hèn, dẫu có chém cũng chỉ bẩn gươm, nên ta giao người cho quan Quân Chính quản thúc trong quân để sai khiến. Nếu có hành động nào ngang ngạnh chẳng toàn mạng.
Chương Bình mừng rỡ dập đầu xuống đất lạy tạ, rồi lủi thủi theo quân sĩ bước ra.
Bỗng có tin báo xa giá Hán vương đã gần đến Tản Quan.
Hàn Tín liền đem văn vũ ra khỏi thành mười dặm tiếp đón.
Hán vương thấy hạ được Tản Quan, lòng vui khôn tả truyền chỉ cho Hàn Tín được lên ngựa theo về Tản Quan.
Hán vương nói:
- Tản Quan là chỗ yết hầu của Tam Tần, Nguyên soái không tốn một tên quân mà hạ được, khiến cho Tam Tần nghe tin phải vỡ mật, công ấy thật đáng khen.
Hàn Tín tâu:
- Nay Tản Quan vừa lấy được, Tam Tần chưa kịp phòng bị, xin Ðại vương tạm đình giá lại đây, để hạ thần đem quân đánh Phế Khâu, bắt sống Chương Hàm, thu phục Tam Tần xong sẽ xin nghênh giá. Ðại vương cứ truyền chỉ tiếp vận binh lương, và kíp tu bổ cho xong Sạn đạo để tiện lối đi lại.
Hán vương nhậm lời, truyền định đô nơi Tản Quan, giao cho Hàn Tín xuất quân chinh phạt.
Hàn Tín truyền đem Chương Bình ra, cắt mất một tai, thả cho về Phế Khâu để khích lệ Chương Hàm.
Ngay lúc đó, ở Phế Khâu, Chương Hàm mới vừa được tin Phàn Khoái đánh phá Tản Quan rất gấp.
Chương Hàm thất kinh bàn với các tướng:
- Ta cứ tưởng Sạn đạo chưa làm xong nên Hán vưong không thể nào vượt ra khỏi Bao Trung, ngờ đâu chúng lại kéo đến Tản Quan mau như vậy? Việc đã đến nỗi này, vậy phải báo cho hai xứ Lịch Dương và Ca Nô phòng bị mới kịp.
Nói xong, sai Mã Thông và Tôn Anh điểm binh mã đi cứu Tản Quan.
Bàn bạc chưa xong, bỗng thấy Chương Bình ôm cái tai bị cắt đứt chạy về, khóc lóc, kể lể tự sự.
Chương Hàm toát mồ hôi, than thầm:
- Phạm quân sư trước kia đã có ủy thư tâu với Bá vương: "Nếu không dùng Hàn Tín thì nên gϊếŧ đi". Nay để Hàn Tín trốn về Hán, hối sao kịp nữa!
Chẳng bao lâu lại có quân vào báo:
- Quân Hán rầm rộ kéo đến, chỉ xa cách đây mấy dặm..
Chương Hàm tức giận, vỗ án hét:
- Ta thề gϊếŧ cho được thằng luồn trôn này mới hả giận.
Các tướng bàn:
- Ðại vương chớ nên khinh địch. Hàn Tín có lắm quỉ kế, xem như việc lấy Tản Quan vừa rồi đủ biết thao lược dường nào?
Chướng Hàm hét lớn:
- Ta cầm quân ra trận đã hơn ba mươi năm, trải hơn trăm trận, há lại sợ cái thằng bất cố liêm sỉ ấy sao?
Liền cầm thương lên ngựa, khai thành, dẫn quân sĩ ra đấu chiền.
Lúc ấy Hạ Hầu Anh đã đen Phế Khâu trước một hôm, nhưng chưa thấy Chương Hàm động binh nên chưa dám khiêu chiến, truyền quân hạ trại cách Phế Khâu năm mươi dặm để chờ Hàn Tín đến.
Hàn Tín vừa đến nơi, kêu Hạ Hầu Anh dặn nhỏ:
- Chương Hàm là một dũng tướng của nhà Tần trước kia, nếu dùng sức không thắng nổi. Phải dụng mưu mới thành công được. Tướng quân ra trận, phải làm như vậy như vậy.
Hạ Hầu Anh nhất nhất tuân theo, hành động có vẽ thận trọng lắm.
Lúc Chương Hàm kéo quân đến nơi, đã thấy Hạ Hầu Anh dàn quân đợi sẵn hàng ngũ chỉnh tề, gươm đao rợp đất.
Chương Hàm giục ngựa đến hét:
- Chúa ngươi đã được thụ phong nơi Hán Trung, lẽ phải giữ gìn cương thổ, sao lại nghe lời đứa luồn trôn đến đây quấy rối?
Hạ Hầu Anh nói:
- Vua Nghĩa Ðế có ước, ai vào Quan Trung trước thì được làm vua Quan Trung. Chúa ta vào trước, thế mà Hạng Vũ dám trái lời, tự lập lên làm vua, gϊếŧ vua Nghĩa Ðế đày Chúa ta vào Ba Thục. Thật là vô đạo. Nay ta đem quân vấn tội chúng bay là bọn theo đóm ăn tàn, lẽ phải tự xấu hổ bó mình chịu tội, sao lại dám đối địch?
Chương Hàm nổi giận vung đao đâm tới. Hạ Hầu Anh rước đánh. Vừa được vài mươi hiệp, Hạ Hầu Anh giả thua bỏ chạy về trại. Chương Hàm đuổi theo, Hạ Hầu Anh không vào trại mà rẽ cương cho ngựa chạy ngược lêи đỉиɦ núi gần đó, gọi Chương Hàm, nói:
- Chương Hàm, ngươi có giỏi thì lên đây chúng ta tranh thắng phụ.
Chương Hàm cười lớn, nói:
- Hán tặc! Mi đã thua mà còn phách lối à?
Hạ Hầu Anh múa tít lưỡi gươm đáp:
- Nhà ngươi già rồi, gân cốt suy nhược, đối địch với ta sao lại? Sở dĩ ta bỏ chạy là muốn dụ ngươi lên đây để gϊếŧ cho quân sĩ hai bên trông thấy rõ chứ đâu phải ta thua ngươi.
Chương Hàm không nén được giận, giục ngựa lên núi cùng Hạ Hầu Anh đấu chiến. Ðánh vừa được mười hiệp, Hạ Hầu Anh lại lui chạy vào rừng thông, Chương Hàm đuổi theo hét lớn:
- Quân phách lối, hãy để cái đầu lại đó cho ta rồi sẽ chạy!
Nhưng Chương Hàm vừa qua khỏi mé rừng, bỗng nghe một tiếng pháo hiệu nổ vang, bên đường một đoàn quân xông ra chân lại.
Chương Hàm thấy tướng cầm đầu đoàn quân ấy là Hàn Tín, nổi giận hét:
- Thằng luồn khố kia! Hôm nay gặp ta mi tận số rồi.
Hàn Tín không thèm đáp lại, cầm kích nhắm ngay đầu Chương Hàm đánh xuống. Chương Hàm né khỏi. Hai bên đánh nhau được mười hiệp, Hàn Tín bỏ chạy, Chương Hàm tức giận đuổi theo. Ðàng sau hai tên bộ tướng của Chương Hàm là Quý Lương và Quý Hằng đốc quân theo kịp, cản lại, nói:
- Xin Ðại vương chớ vào sâu trận địa, e trúng kế Hàn Tín chăng?
Chương Hàm nói:.
- Thằng hèn mạt ấy tài cán gì mà sợ. Ta quyết đuổi theo lấy đầu, dẹp cho xong giống phản loạn. Hai ngươi cứ thúc quân tiếp ứng.
Chương Hàm vừa nói vừa dứt lời, bỗng có quân đến báo:
- Hàn Tín bị trại vương đuổi gấp quá nên cả người và ngựa đều lọt xuống khe núi. Hạ Hầu Anh cùng chư tướng đang tìm cách cứu lên. Nếu Ðại vương đến ngay thì có thể bắt sống Hàn Tín được.
Chương Hàm lấy làm lạ, dắt Quý Lương và Quý Hằng lên chỗ cao xem, quả thấy trước mặt có một hang núi đầy bụi rậm. Trên sườn núi có một số quân sĩ đang lấy dây thòng xuống.
Chương Hàm đắc ý nói:
- Phen này thằng luồn khố tận mạng rồi.
Liền đốc quân nhắm hang núi ấy tiến tới. Nhưng khi đến nơi không thấy tên quân Hán nào cả xung quanh toàn cây cối và đá dựng chập chồng.
Lúc bấy giờ quân sĩ của Chương Hàm ùa tới quá đông không làm sao trở lại được nữa. Cửa hang chật, người ngựa lộn xộn chẹt lối đi. Chương Hàm còn do dự, thì trên núi có tiếng pháo nổ, tiếp theo đó ngọn lửa, chẳng biết từ đâu bốc cháy ngất trời, sau trước khói tỏa ngùn ngụt.
Quân sĩ thất kinh, lui tới không thông, đạp nhau chạy, lớp chết, lớp gãy chân, tiếng kêu vang cả góc trời.
Quý Lương và Quý Hằng nới với Chương Hàm:
- Phía trước rừng này có con đường hẻm dẫn đến Phượng Lĩnh, xin Ðại vương theo đường ấy lánh nạn may ra khỏi chết.
Chương Hàm theo.lời, cùng hai tướng bỏ ngựa chạy bộ đến Phượng Lĩnh, người người mệt gần ngất hơi.
Ngồi trên tảng đá, nghỉ được một lúc, Chương Hàm nói với hai tướng:
- Chỗ này không thể ở lâu được. Chúng ta không khí giới không còn ngựa, nếu quân Hán đuổi theo lấy gì tự vệ. Chi bằng chúng ta cố gắng sang bên kia núi, tìm một cái đồn nghỉ đỡ, sáng máu sẽ liệu.
Quý Lương nói:
- Ðại vương nghĩ thế cung phải, song biết đường nào đi bây giờ.
Lúc đó trời đã tối, ngoài ánh sáng của ngọn lửa bọc cháy nơi hang núi, ánh trăng cũng đã bắt đầu soi tỏ những khóm cây cao. Quý Lương đưa mắt nhìn xa rồi chỉ tay về phía trước nói:
- Chỗ hốc núi kia có ánh đèn, chắc có nhà người ở, chúng ta lần mò đến đó hỏi thăm.
Ba người mò mẫm dắt nhau đến chỗ có ánh đèn. Ðó là điếm Ðại Trấn, có hơn ba trăm nhà ở, nhưng đêm khuya dân chúng đóng chặt cửa, ngủ yên phăng phắc.
Gần đó, đại có một cái miếu, ba người lần vào, nằm trên bệ đá nghỉ chân.
Quá nhọc mệt, không ai còn muốn màn bạc gì nữa cả và họ ngủ thϊếp đi lúc nào không hay biết.
Gần đến nửa đêm, bên ngoài có tiếng vó ngựa bước rộn ràng, Quý Lương giật mình thức dậy, dòm qua khe cửa sổ thấy một toán quân đang đi lùng quanh nơi đấy.
Một người trong bọn nói:
- Cửa hang kia có lửa, ta chớ nên khinh tiến.
Không biết Ðại vương ở nơi nào, hay đã bị thương trong đám loạn quân rồi?
Quý Lương nhận ra tiếng người Sở, mừng rỡ gọi Chương Hàm và Quý Hằng dậy, mở cửa chạy ra.
Thì ra đó là Sở tướng Mã Thông.
Mã Thông thấy Chương Hàm mừng rỡ nói:
- Khi Ðại vương đuổi theo Hán tướng, Chương Bình đoán biết thế nào. Ðại vương cũng mắc mưu Hàn Tín nên sai tôi đem một toán quân cứu ứng. Tôi lãnh một nghìn quân đi đến giữa đường thấy nơi ven núi lửa cháy ngất trời, biết là Ðại vương đã mắc kế, nhưng không dám tiến, phải vòng sang mé Tây Nam để phòng ngừa. Trời tối, không biết Ðại vương ở đâu, cho quân Sĩ bủa tìm khắp nơi, may gặp Ðại vương nơi đây, thật may mắn.
Mã Thông sai quân sĩ nấu cơm đem dâng cho Chương Hàm ăn xong thì trời đã rực sáng. Chương Hàm cùng các tướng lên ngựa, theo Mã Thông quanh vế lối cũ.
Ðến Phế Khâu, Chương Bình và Tôn An hay tin đem quân ra tiếp đón vào thành.
Trận ấy, tiền quân của Chương Hàm chết quá nửa, chỉ còn vài nghìn người sống sót trở về, nhưng phần nhiều bị thương khá nặng.
Chương Hàm hối hận, truyền quân đóng chặt cửa thành để an dưỡng. Kế đó, sai người đến hai xứ Lịch Dương và Cao Nô xin điều binh cứu viện.
Chương Hàm phân phối công việc vừa xong thì có tin Hàn Tín kéo quân đến vây thành.
Chương Hàm tức giận vỗ bàn hét:
- Trước đây ta làm tướng nhà Tần, uy đanh lừng lẫy trong sáu nước ai nghe đến danh ta cũng đều khϊếp vía. Nay đường đường một vương vị, đứng đầu Tam Tần, há lại sợ thằng luồn trôn, phải đóng cửa thành cố thủ sao? Ba quân hãy chỉnh tề đội ngũ mở cửa thành ra đánh. Ta quyết sống thác với Hàn Tín phen này.
Quý Lương và Quý Hằng can:
- Ðại vương không nên nóng nảy. Hàn Tín lợi dụng sự nóng nảy của Ðại vương mà thủ thắng, xin Ðại vương cứ yên tâm tịnh dưỡng vài ngày rồi sẽ liệu.
Chương Hàm mặt vẫn hầm hầm, ngồi đứng không an. Bên ngoài có quân vào báo:
- Quân của Hàn Tín đứa nằm đứa ngồi, có đứa cởϊ áσ quần chỉ vào thành mắng nhiều lời rất thô bỉ.
Chương Hàm nghiến răng, dắt chư tướng lên vọng địch lầu trông ra, quả nhiên thấy quân Hán làm đủ trò ngáo nghễ.
Chương Hàm nói nhỏ với các tướng:
- Hàn Tín đắc thắng trận vừa qua, nay đã kiêu ngạo chẳng khác Hạng Lương lúc trước ở Ðịnh Ðào. Ðó là triệu chứng bại vong của Hàn Tín rồi.
Quý Lương nói:
- Người ta lúc thắng trận ai cũng kiêu. Hễ thắng mà kiêu là điều tối ky trong binh pháp. Nếu Ðại vương áp dụng phương pháp phá Sở trước kia tất Hàn Tín không tránh được cái nạn Ðịnh Ðào.
Tôn An nói:
- Hạng Lương trước kia ít mưu lược, nay Hàn Tín nhiều quỉ kế, Ðại vương phải suy tính cho kỹ chớ khinh thường...
Chương Hàm mỉm cười nói:
- Hôm qua vì ta cố thắng nên mới mắc lầm gian kế. Hàn Tín đâu có gì đáng gọi là quan trọng. Cứ xem như hàng ngũ quân Hán trước mặt đó, cũng biết quân lực chẳng ra gì.
Chương Hàm xuống thành, truyền chư tướng điểm quân, dự bị sẵn sàng để tối đến đi cướp trại Hán.
Lại gọi Quý Lương và Quý Hằng đến dặn:
- Hai tướng đem ba nghìn quân ra Nam môn tuần tiễu. Ta sẽ đem một vạn quân ra cửa Tây cướp trại địch.
Còn Chương Bình vì bị thương nên để lại giữ thành.
Lúc bấy giờ Hàn Tín liệu chừng việc kɧıêυ ҡɧí©ɧ mình đã thành công liền sai Phàn Khoái và Sài Vũ đem ba ngàn quân ra đóng nơi phía Bắc, Hạ Hầu Anh và Chu Bột đem ba nghìn quân đóng ở phía Nam, Ngân Hấp đem năm ngàn quân phục ở tả trại, Lư Quán và Quán Anh đem năm ngàn quân phục ở hữu trại, còn mình kéo hết đại binh lùi ba mươi dặm hạ trại.
Hàn Tín phân phối xong thì trời cũng vừa tối. Bên kia, Chương Hàm cũng đã kiểm điểm quân mã, bố trí sẵn sàng chỉ chờ đến canh ba là mở cửa thành kéo ra.
Thời gian âm thầm trôi trong lo lắng. Trống canh ba vừa điểm, quân Chương Hàm im chiêng lặng trống, người ngậm thẻ, ngựa bó lạc, kéo ra.
Quý Lương ra cửa Bắc, Mã Thông ra cửa Nam, Chương Hàm ra cửa Tây. Cả ba đạo quân nhất tề kéo đến trại Hán một lượt.
Nhưng khi đến nơi, thấy dãy trại không người, bốn bề vắng ngắt. Chương Hàm thất kinh, biết mình đã trúng kế, liền truyền lệnh lui ra.
Hời ôi! Hùm thiêng đã sa bẫy, còn hối sao kịp nữa?
Một tiếng pháo lệnh nổ vang, hai bên quân phục nổi dậy đánh ập vào tên bắn như mưa. Quân Chương Hàm lớp chết, lớp bị thương, tranh nhau bỏ chay.
Chương Hàm nhờ mấy viên kiện tướng bảo vệ, thoát ra được. Nhưng dọc đường lại bị một mũi tên, suýt té xuống ngựa. Tả hữu phải xúm lại đỡ và dìu đi.
Cũng trong lúc ấy, Quý Lương ra cửa Bắc, đi chưa đến trại địch đã bị đạo quân của Phàn Khoái đón lại đánh. Quý Lương bất ngờ chống cự không lại phải bỏ chạy. Phàn Khoái vì chưa có tướng lệnh nên không dám đuổi theo.
Còn Mã Thông và Tôn An ra cửa Nam, đi đến giữa đường Tôn An nói với Mã Thông:
- Hàn Tín lắm quỉ kế, tôi e Ðại vương lầm mưu! Chúng ta không khéo nguy mất. Chi bằng cứ tạm đóng quân lại đây nghe động tinh đã. Nếu quả quân Hán không đề phòng, chừng ấy chúng ta tiến binh cũng chưa muộn.
Còn nếu quân ta bị thua, thì ta rút về theo đường lớn Phế Khâu để ứng cứu. Như vậy lưỡng toàn hơn.
Mã Thông nói:
- Ông lo xa như thế cũng phải? Nhưng nếu Ðại vương hỏi đến cái tội trái quân lệnh thì sao?
Tôn An nói:
- Không sao! Phàm làm tướng ra trận phải tùy cơ ứng biến, cứ gì mỗi mỗi phải theo lệnh vua.
Mã Thông và Tôn An bàn luận xong đóng quân lại, sai người thám thính. Chẳng bao lâu, quân thám lưu về báo:
- Quân ta bị lầm mưu Hàn Tín. Ðại vương đã bị thua to, nhị vị tướng quân mau cứu ứng.
Hai người tức khắc kéo quân vòng ra đường lớn đến Phế Khâu. Vừa đến nơi, gặp quân Hán đuổi theo Chương Hàm rất nguy cấp.
Hai tướng ra sức chống cự, vừa đánh vừa chạy, giải thoát cho Chương Hàm.
Hàn Tín thấy có quân tiếp viện, liền ra lệnh thu quân.
Các tướng hỏi:
- Chương Hàm đã kiệt lực, sao Nguyên soái không cho đuổi bắt, lại thu quân?
Hàn Tín nói:
- Binh pháp có câu." Ðuổi giặc không nên đuổi đến bước đường cùng ". Vả lại Chương Hàm cũng là tay danh tướng không nên khinh thường. Ðợi sáng mai sẽ chuẩn bị công tiếp.