Một hôm, Tiêu Hà và Ðằng công vào triều, tâu với Hán vương:
- Chúng tôi vừa chọn được một hiền sĩ, tài kiêm văn học suốt cổ kim, đáng làm Phá Sở Nguyên Nhung, xin Hán vương trọng dụng.
Hán vương hỏi:
- Hiền sĩ tên gì, quê quán ở đâu, tài năng ra thế nào?
Tiêu Hà tâu:
- Người ấy ở Hoài Âm, họ Hàn tên Tín, trước làm quan Chấp Kích Lang nước Sở, thường dâng biểu, nhưng Hạng vương không dùng nên bỏ Sở về đây..Vừa rồi, chúng tôi cùng nói chuyện, biết là bậc đại tài, dẫu Y Doãn, Tử Nha, Tôn Vũ cũng khó sánh kịp.
Hán vương cười rằng:
- Người này khi còn ở Huyện Bái ta đã nghe tiếng luồn khố Ðỗ Trung, xin cơm Phiếu mẫu, làng nước ai cũng khinh bỉ. Nay Thừa Tướng cử người này làm Ðại tướng sợ ba quân không phục, các nước chê cười, Hạng vương cho ta là người không có mắt.
Tiêu Hà nói:
- Tâu Ðại vương, xưa nhiều người xuất thân bần tiện, mà vẫn dựng nên nghiệp cả, như Y Doãn xuất thân là kẻ thất phu ở Sàn Giã, Thái Công là kẻ đi câu sông Vị, Ninh Thích là người buôn xe, Quản Trọng là kẻ tù đồ, đến lúc gặp được thời, đều tạo nên đại sự cả. Hàn Tín tuy xuất thân bần tiện song.tài học tuyệt vời, nếu không dùng, tất hắn sang nước khác, xin Ðại vương xét lại.
Hán vương nói:
- Các khanh đã bảo tấu, không lẽ ta chẳng vị tình.
Thế thì cho đòi hắn vào xem.
Tiêu Hà liền sai người đến mời Hàn Tín vào bệ kiến.
Hàn Tín nghĩ thầm:
- Hán vng khinh bỉ ta thế này tất không dùng ta nổi. Tuy nhiên, ta cứ vào bệ kiến xem sao!
Liền theo gót sứ giả. Vừa vào đến nơi, Hán vương hỏi:
- Nhà ngươi từ nghìn dặm đến đây, chưa thấy rõ tài năng làm sao đại dụng được. Nay trong kho thiếu chức Chưởng lý, ta cho ngươi làm chức Liên Ngao, xem tài năng thế nào đã.
Hàn Tín tạ ơi lui ra, sắc mặt vẫn tự nhiên không hề tỏ bất mãn.
Ðằng công và Tiêu Hà thấy vậy lòng lo lắng không an.
Hôm sau, Hàn Tín đến kho, kiểm điểm thóc lúa, tính toán sổ sách, mau lẹ phi thường, không sai một mảy.
Những người coi kho thấy Hàn Tín tính toán minh bạch đều sụp lạy thưa:
- Từ khi có kho đến nay chúng tôi chưa thấy ai thần toán như ngài.
Hàn Tín vừa cười vừa nói:
- Ðó chẳng qua cái trò nô ɭệ thôi, có gì là thần thánh!
Tiêu Hà sai người đến thám thính, thấy Hàn Tín tài giỏi như vậy, liền mời về dinh, nói:
- Ngài học ở đâu ra phép tính toán thần diệu như vậy?
Hàn Tín đáp:
- Phép toán có nhiều lối, có số "tiểu cửu" có số "đại cửu" Nếu tinh tường các phép ấy thì dẫu bốn bể, năm châu cũng chỉ ở trong bàn tính đó.1.. Trước kia vua Phục Hy chỉ có 61 quẻ, mà thiên biến vạn hóa, việc vũ trụ không thoát ngoài các quẻ ấy được.
Tiêu Hà nói:
- Học vấn của ngài chắc là. tất chung vậy.
Hàn Tín nói:
- Thóc gạo trong "kho để lâu nay đã mục nát, xin đem ra bán cho dân, thay hạt củ lấy hạt mới, vừa lợi cho dân, vừa ích cho nước đó là việc của Thừa Tướng!
Ngài đề nghị rất phải.. Ngày mai tôi sẽ tâu với Hán vương thi hành ngay việc ấy.
Ba hôm sau, Hán vương không ngự triều. Tiêu Hà viết sớ sai nội thị vào tâu. Hán vương phán:
- Mấy hôm nay ta bực tức, chỉ mong thoát ra khỏi Bao Trung, nhưng chưa có kế gì hay. Vì vậy không lâm triều. Ngày mai xin mời Thừa Tướng đến thương nghị.
Hôm sâu, Tiêu Hà cùng bá quan vào chầu, Hán vương kiểm điểm công việc xong, vào tiền điện cùng với Tiêu Hà nghị sự.
Hán vương nói:
- Ta ở đây đã tâu, nóng lòng muốn xuất quân, chẳng hay Thừa Tướng có kế gì chăng.
Tiêu Hà nói:
- Tâu Ðại vương, muốn xuất quân tất phải dùng một vị Phá Sở Ðại Nguyên Soái mới được.
Hán vương thở dài nói:
- Chính ta cũng đang lo về việc đó.
Tiêu Hà nói:
- Ðại vương bất tất phải lo, chỉ cần phong ngay Hàn Tín làm tứớng là xong việc.
Hán vương cười nói:
- Làm gì cái tài nhỏ nhen ấy!
Tiêu Hà tâu:
- Cứ xem tài này tất hiểu tài khác. Hàn Tín quả thực đáng làm Nguyên Nhung, không nén cố chấp.
Hán vương suy nghĩ rồi phán:
- Ừ! Nếu vậy cứ thăng cho Hàn Tín chức Tri túc Ðô Uý xem sao đã.
Cận thần ban lệnh, Hàn Tín vẫn nghiễm nhiên nhận lãnh.
Hôm sau, Hàn Tín đến dinh Ðô Uý, đem cả sổ sách ra tra xét, lương tiền, thu nộp, chi phí đâu đó rành mạch.
Khi trước, những quan Ðô Uý đến nhận chức, hay ăn lễ các người nhà kho, nên chúng bảo thế nào nghe thế ấy, dân tình thán oán, mất lẽ công bằng. Nay Hàn Tín đến, trước hết ra giấy yết thị, tra xét những kẻ nhũng lạm trước kia, cách chức tất cả, rồi đưa vào những người đứng đắn, vì vậy trăm họ hoan hỉ, tranh nhau nộp thuế. Chỉ trong nửa tháng mà thuế khóa nộp hết không thiếu một đồng tiền nào. Dân chúng mến phục, tìm đến nói:
- Từ ngài đến coi kho, dân chúng tôi chẳng ai mất một thúng thóc một đồng tiền nào. Mới mấy hôm mà lương tiền dồi dào, so với khi trước cách xa lắm.
Lại rủ nhau đến phủ Thừa Tướng, nói:
- Hàn đại nhân đến đây thực là phúc đức cho dân chúng tôi lắm. Trước kia quan coi kho tham lam, áp bức dân chúng, phù thâu tiền lúa, nay chúng tôi không còn bị nạn ấy lấy làm hoan hỉ.
Tiêu Hà an ủi:
- Hàn đại nhân là kẻ hiền tài, đâu phải coi kho mãi mãi. Chẳng qua Chúa thượng muốn thử tài người vài hôm đó thôi. Người ấy phải là Nguyên Nhung, đánh Ðông dẹp Bắc, giúp vua thâu thiên hạ, dựng cơ đồ mới xứng mặt.
Dân chúng bái lạy lui ra, Tiêu Hà nằm vắt tay lên trán nghĩ thầm:
- Hàn Tín là kẻ quốc sĩ, việc lớn việc nhỏ đều tinh tường cả... Ta phải hết lòng tiến cử, nếu không hoài mất một vị Phá Sở Nguyên Nhung.
Hôm sau, Tiêu Hà vào triều Hán vương mặt buồn bã, đòi Tiêu Hà lên điện, nói:
- Ðêm qua ta nằm mơ thấy mộng không lành, lại thêm lòng nhớ cha mẹ, vợ con nơi Bành Thành, không biết ngày nào trông thấy mặt. Nếu cứ uất ức ở đây mãi ta không thể nào vui được, Thừa Tướng có nghĩ đến việc đó chăng?
Tiêu Hà nói:
- Tâu Ðại vương, trước kia vua Cảnh Công nước Tề đi săn về nói chuyện với Án Tử: "Quả nhân mỗi khi mơ thấy triệu bất tường, thì lòng lại không vui".
Án Tử thưa: "Triệu bất tường thế nào, xin Chúa công cho biết". Cảnh Công nói: "Ta trông lên núi thấy hùm, nhìn xuống hầm thấy rắn...". Án Tử nói: "Núi là chỗ hùm ở, hầm là nơi rắn ở, đó là thuận cảnh sao gọi là bất tường được. Hiện nay trong nước có ba điều bất tường mà Chúa công không biết" Cảnh Công hỏi: "Ba điều bất tường ấy là gì?". Án Tử nói: "Nước có người tài mà không biết là một điều bất tường ; biết mà không dùng là hai điều bất tường, dùng mà không xứng với tài năng là ba điều bất tường". Bây giờ Ðại vương mộng thấy điềm chẳng lành, chính là cái triệu có hiền sĩ mà không biết dùng đó.
Hán vương ngơ ngác hỏi:
- Nếu trong nước có người tài lẽ nào ta lại không dùng? Từ ngày ta vào Bao Trung đến nay nào có thấy ai là anh tài đâu?
Tiêu Hà nói:
- Người tài trước mặt Ðại vương không dùng, lại mong người đâu đâu thực là lạ lắm!
Hán vương bực dọc hỏi:
- Người hiền sĩ là ai? Thừa Tướng cứ nói, ta sẽ trọng dụng ngay.
Tiêu Hà nói:
- Tôi muốn tiến cử e Ðại vương khinh kẻ bần tiện, không chịu dùng, làm mất lòng người ấy, và khiến cho kẻ hào kiệt bốn phương sanh lòng chán ngán, không muốn đến làm tôi Hán vương nữa.
Hán vương nói:
- Thừa Tướng bất tất phải nói lắm. Cứ nói tên hiền sĩ ấy cho ta biết.
Tiêu Hà khấu đầu nói:
- Hiện nay bậc hiền sĩ trong thiên hạ không ai hơn Hàn Tín. Nếu Ðại vương không dùng, chắc y không chịu ở đây nữa.
Hán vương nói:
- Tước lộc đâu phải là món đồ chơi, muốn cho ai cũng được. Hàn Tín mới đến đây một tháng mà phong thưởng hai lần Nếu còn phong thưởng nữa e những tướng sĩ theo ta từ Phong Bái đến đây, cho ta là thất đáng chăng?
Tiêu Hà tâu:
- Các bậc Ðương thời xưa dùng người cốt tùy tài mà trao chức. Hàn Tín là bậc trí dũng, Ðại vương đem dùng vào việc nhỏ, không xứng đáng tài năng, vì vậy hạ thần mới phải mấy phen tiến cử. Còn như các tướng ở Phong Bái, đều kém xa Hàn Tín, Ðại vương bì sao được?
Hán vương nói:
- Thôi! Ta cũng nghe lời Thừa Tướng, nhưng phải chờ đợi hai tháng nữa, nếu Trương Lương không tiến cử ai đến đây, chừng ấy ta sẽ trọng dụng Hàn Tín cũng chẳng muộn.
Tiêu Hà bất đắc dĩ phải trở về dinh chờ lệnh.
Hôm sau, Tiêu Hà lại mời Hàn Tín đến tư dinh hỏi chuyện làm thế nào hạ được Tam Tần?
Hàn Tín cười nhạt nói:
- Tôi vẫn tưởng Thừa Tướng thông hiểu binh pháp, ngờ đâu lại chẳng biết gì cả. Phàm việc quân tùy cơ mà động, tùy thời mà biến, không thể tiên liệu hoặc dự mưu được Mà dẫu có dự mưu thì cha con cũng không nên cho biết... Vậy mà Thừa Tướng lại hỏi chuyện đó chớ.
Tiêu Hà rất khâm phục. Từ đó lại càng kính trọng hơn.
Hàn Tín trở về Công quán, cách hai tháng sau vẫn không thấy tin tức gì, nghĩ thầm:
- Nếu không khích Tiêu Hà, e Hán vương bỏ lơ, mà dẫu mình có đưa giốc thư của Trương Lương ra, tứớng sĩ cũng không phục. Chi bằng lập kế làm cho Tiêu Hà sốt ruột mới xong.
Nghĩ rồi, truyền bọn môn hạ sắm sẵn một con ngựa tốt để sáng hôm sau đi sớm có việc.
Trời vừa tang tảng sáng, Hàn Tín gói ghém hành lý đề một bài thơ lên vách, rồi giục ngựa ra cửa Ðông đi thẳng.
Bọn gia nhân thấy Hàn Tín đi một cách vội vàng, đem lòng nghi ngờ, bàn với nhau:
- Thừa Tướng sai chúng ta đến đây phục dịch Hàn đại nhân, và dặn hễ Hàn đại nhân đi đâu phải cấp báo. Nay Hàn đại nhân bỗng dưng đi sớm thế này, chúng ta phải cấp báo mới được.
Chúng liền vào trình với Tiêu Hà.
Tiêu Hà hay tin tay chân bủn rủn, vội vàng đến nhà Công quán, thấy trên vách có bài thơ như vầy:
Anh h ùng lở vận bước long đong
Thà chịu an thân khỏi thẹn lòng
Vó ngựa ~a ~r~ trông cố quận
Công danh chán ngắt mặt hồng anh
Tiêu Hà dậm chân xuống đất thở dài nói:
- Ðã mấy lần ta tiến cử lên Chúa thượng, nhưng Chúa thượng không dùng, để hắn bỏ đi. Nếu không gọi hắn về thì sau này ăn ngủ sao yên!
Liền gọi mấy tên đầy tớ, mỗi người sắp một con ngựa, rồi thầy trò cùng đuổi theo.
Ra đến cửa Ðông, Tiêu Hà hỏi viên quan giữ cửa:
- Nhà ngươi có thấy Hàn Tín ra đây chăng?
Viên quan giữ cửa đáp:
- Lúc mở cửa, tôi thấy người ấy đi qua đây, giờ đã đi xa rồi.
Tiêu Hà vội thúc ngựa đuổi theo. Ðến thôn kia, hỏi thăm dân chúng.
Dân chúng đáp:
- Sáng sớm có một người cởi ngựa trắng, lưng đeo kiếm đi qua đây, nhưng bây giừ thì cách xa lắm rồi.
Tiêu Hà từ sáng sớm chưa ăn uống bởi mải theo dõi Hàn Tín cho đến chiều mới vào quán ăn qua loa vài miếng, rồi lại lên ngựa đi nữa.
Trời sẩm tối, bóng trăng non lả lướt gieo ánh vàng trên đỉnh non cao, bấy giờ Hàn Tín theo bóng trăng đi đến bến Hàn Khê. Ðêm thanh sông lạnh, núi thẳm rừng khuya, nước thu đầy dấy, Hàn Tín không làm sao lội sang được nên gò ngựa đứng xem trăng.
Tiêu Hà theo đến, nơi xa trông thấy bóng một người cởi ngựa đang tìm chỗ sang sông, lòng mừng rỡ, gọi lớn:
- Hàn Tướng quân, sao lại bạc tình đến thế?
Hàn Tín mừng không đáp. Tiêu Hà giục ngựa đến, nắm lấy cương ngụa Hàn Tín, nói:
- Ở với nhau bấy lâu, dầu sao cũng nuôi một ít tình nghĩa, nỡ nào ra đi không một lời từ giã?
Tiêu Hà vừa dứt lời thì có một bóng ngựa phi tới Tiêu Hà ngạc nhiên, thấy đó là Ðằng công Hạ Hầu Anh, mừng rỡ reo lên:
- Ngài có việc chi mà cũng đến đây.
Ðằng công đáp:
- Vừa tan buổi chầu, tôi trở về nhà nghe nói Hàn Tướng quân bỏ đi rồi, tôi vội đuổi theo để mời trở lại. Ngờ đâu Thừa Tướng lại đến trước tôi. Thế mới rõ Thừa Tướng còn giỏi hơn tôi gấp mấy.
Hàn Tín thấy Tiêu Hà và Ðằng công ân cần khẩn thiết, một lòng trung nghĩa, bất giác thở dài, nói:
- Hai ông thật là bậc trung thần hiếm có. Căn cứ vào đấy có thể nói là nghiệp nhà Hán đang hưng vượng.
Tín tôi nguyện làm kẻ môn hạ của hai ngài.
Dưới bóng trăng soi, Tiêu Hà và Ðằng công cầm chặt tay Hàn Tín nói:
- Cổ nhân đã có câu: "Sĩ vị tri kỷ giả tử" Chúng tôi biết tài Tướng quân có thể sánh với Y, Lã, Quản, Nhạc đời xưa, hết lòng tiến cử, chỉ hiềm Chúa thượng tôi chưa biết tài Tướng quân. Vạy hai tôi xin hứa với Tướng quân, nếu không tiến cử được, hai tôi cũng bỏ quan về làng, chẳng ở đất Bao Trung này nữa.
Hàn Tín bùi nhìn cảm tạ, cùng nhau so cương trở bước, về tạm trú nơi dinh Tiêu Hà.
Trong lúc Tiêu Hà và Ðằng công đuổi theo Hàn Tín thì quan hầu cận Chu Bột hay được tin, vào tâu với Hán vương:
- Các tướng ở Quan Ðông trốn đi hơn hai mươi người, trong đó có Tiêu Hà, đã hai hôm nay chưa thấy về.
Hán vương vừa giận vừa lo nói:
- Lạ thật? Các tướng khác theo ta dọc đường đến đây chẳng nói làm chi, còn Tiêu Hà giúp ta khởi nghĩa từ Phong Bái, đồng cộng khổ, nỡ nào lại bỏ ta?
Hán vương đứng ngồi không yên, bỏ ăn bỏ uống, lúc vào hậu cung, khi ra tiền điện, lòng nóng như đốt!
Ðang cơn phiền não, bỗng có quân vào báo:
- Tiêu Thừa Tướng và Ðằng công đã về.
Hán vương thở phào ra một hơi, luống cuống, vừa mừng vừa giận, mặt mày xám ngắt.
Thấy Tiêu Hà và Ðằng Công bước vào bệ kiến, Hán vương hét lớn:
- Các ngươi theo ta mấy năm nay chưa hề cách nhau, nay thấy các tướng trốn đi, các ngươi cũng trốn theo?
Tiêu Hà bình tĩnh tâu:
- Muôn tâu Ðại vương, chúng tôi phò Ðại vương, được làm đến chức Thừa Tướng, Ðại vương có phụ gì tôi, mà tôi dám bỏ đi? Sở dĩ tôi đi mấy ngày nay là để tìm một người bỏ trốn, muốn vì Ðại vương bày kế chinh Ðông khôi phục lại Quan Trung ấy thôi.
Hán vương hỏi:
- Theo tìm người trốn là ai?
Tiêu Hà tâu:
- Người trốn ấy chính là Hàn Tín.
Hán vương cười nhạt, nói:
- Các tướng bỏ trốn vô số, không theo tàn ai, lại tìm Hàn Tín!
Tiêu Hà nói:
- Tâu Ðại vương, các tướng dễ tìm, duy có Hàn Tín là kẻ anh hùng bậc nhất trong thiên hạ, mất đi là mất cả giang sơn. Nếu Ðại vương chỉ muốn làm vua ở Hán Trung này, không cần về bên Ðông, thì mới không cần Hàn Tín.
Và Ðại vương không có chí lớn thì Hà tôi xin cởϊ áσ từ quan, về sống nơi điền dã cho khỏi hổ phận tu mi.
Tiêu Hà vừa dứt lời, Ðằng công tâu tiếp:
- Tâu Ðại vương, lời. Thừa Tướng chứa đầy lòng yêu nước. Vì Ðại vương, vì thiên hạ mà nuôi chí lớn, xin Ðại vương rộng xét.
Hán vương nói:
- Các ngươi chỉ nghe hắn nói, chưa thấy được tài năng thì làm sao bảo đảm trọng trách đó. Nước nhà yên nguy, ba quân còn mất đều ở cả trong tay người tướng. Cầm ba trăm ngàn quân mã trong tay, điều khiển hơn bảy mươi viên dõng tướng, ví bằng hạ được Tam Tần, phá được nước Sở như lời các người dự đoán thì chẳng nói làm chi còn như nói mà không làm được, chẳng những đem sinh mạng ba quân chôn vùi trong lửa đỏ, mà còn gây cảnh điêu linh cho thiên hạ, gây tang tóc muôn dân, chừng ấy hối sao kịp?? Ấy vậy ta dè dặt việc dùng người.
Vả chăng. Hàn Tín lúc cha chết không làm nổi ma chay, là kẻ bất trí, đem tấm thân luồn trôn gã bán thịt, không biết nhục, là kẻ hèn hạ, làm tôi nước Sở ba năm mà chỉ làm đến chức Chấp kích bang, đó là kẻ bất tài. Lấy dĩ vãng đoán tương lai, ta cho Hàn Tín là vô dụng, nếu bậc anh tài bao giờ như thế. Các người nghĩ kỹ xem.
Tiêu Hà tâu:
- Lời nói của Ðại vương theo thông thường thì cho là chí lý. Song đây là kẻ phi thường. Kẻ phi thường có thể có những hoàn cảnh phi thường. Nếu không vậy, Hàn Tín đã đắc dụng ở nước Sở, đã làm quan lớn ở Sở, đã đem quân diệt nước Hán ta, có đâu lại tìm đến phò Hán, để ngày nay Ðại vương cùng tôi thần bàn luận. Xưa Ðức Khổng Tử bị khốn ở Trần, Sái, có phải là ngài vô năng đâu? Bị người nước Khuông vây mà chịu khoanh tay, há phải là ngài vô dũng đâu? Rồi đến suốt đời, chịu chết già, không làm nên trò gì có phải là người vô dụng đâu? Như vậy Hàn Tín chịu ăn xin, chịu luồn trôn, chỉ là hoàn cảnh đặc biệt, làm quan chỉ đến chức Chấp kích lang cũng chỉ là chưa gặp được chân Chúa. Nay hạ thần đã thông cảm con người Hàn Tín, đã hiểu thấu tài năng của Hàn Tín, đáng là bậc lương đống, đủ sức đảm đương trọng trách hạ thần đã tiến cừ. Nếu Ðại vương không dùng, hạ thần xin liều chết van xin cho được mới nghe.
Hán vương thấy Tiêu Hà hết lòng khổ gián, đem những lời thiết thạch tâu bày, lòng còn do dự, thì trời đã sẩm tối, liền phán:
- Thôi, hai khanh về nghỉ, đến mai ta sẽ thương nghị.
Tiêu Hà, Ðằng công lui về nhà, nói với Hàn Tín:
- Sáng mại vào chầu, Chúa thượng sẽ phong ngài làm tướng.
Hàn Tín nói:
- Chúa thượng chưa tin tôi, tôi e chỉ làm bận lòng hai ngài mà thôi.
Tiêu Hà nói:
- Nếu Chúa thượng không dùng Ngài, chúng tôi cũng xin vì ngài bỏ chức, không ở đây làm gì.
Ðằng Công buồn bã cáo từ trở về dinh. Tiêu Hà cũng lui gót.
Hàn Tín ngồi một mình lòng lâng lâng hoài cảm, nghĩ thầm:
- Tiêu Hà hết lòng vì nước cầu hiền, rõ là kẻ trung liệt. Hán vương sở dĩ không muốn dùng ta chẳng qua chỉ vì ta xuất thân bần tiện.
Bất giác, Hàn Tín rơi lệ, tủi hổ thân mình, ngâm thành mấy câu thơ:
Mây gió phôi pha bóng nguyệt tà
Vận thời chưa gặp khó bôn ba
Nghèo hèn phản bạc, đời dang dở
Con tạo trêu người mãi thừa!
Hàn Tín chép xong bài thơ, toan đi nghỉ, bỗng có quân hầu vào báo:
- Có quan Thừa Tướng đến chơi.
Hàn Tín vội vã đội khăn, mặc áo ra đón chào vào.
Ðêm khuya Thừa Tướng vẫn chưa an nghỉ sao?
Tiêu Hà đáp:
- Bận lòng vì nước, không thể nằm yên được. Có một điều muốn hỏi hiền sĩ.
Hàn Tín mời vào trong, hỏi Tiêu Hà:
- Xin Thừa Tướng cho biết ý.
Tiêu Hà nói:
- Bên Sở có Phạm Tăng vốn là người tinh tường, đã nhiều lần tiến cử hiền sĩ, chắc hiền sĩ đối với Phạm Tăng cũng có thâm tình và đã bày nhiều diệu kế?
Hàn Tín đáp:
- Phạm Tăng quả là người kiến thức, đã nhiều lần vì tôi tiến cử, nhưng Bá vương không biết nghe lời... Sau đó, Sạn đạo bị đốt, tôi có làm sớ dâng lên nói rõ việc lợi hại, nhưng Bá vương vẫn cho lời tôi là hư ngôn. Dẫu có vì vua bày kế, mà vua không nghe thì cũng chẳng ích gì.
Hàn Tín móc túi lấy ra tờ sớ lúc trước, đưa cho Tiêu Hà xem:
Tiêu Hà giật mình nói:
- Nếu Hạng vương biết nghe lời ngài thì chúng tôi suốt đời chôn thây nơi đất Bao Trung này rồi.
Hàn Tín nói:
- Bá vương không nghe lời tôi,. tôi cũng chưa có ý bội Sở. Sau khi Phạm Tăng bị Trần Bình lầm kế phản gián, phải đi sang Bành Thành, lúc ra đi ông ta có dặn Bá vương ba việc: Một là không nên để Hán vương vào Hán Trung, hai là đừng bỏ Hàm Dương về Bành Thành, ba là nên trọng dụng tôi... bằng không phải gϊếŧ bỏ ngay. Tôi biết Bá vương thế nào cũng không theo lời dặn ấy, và như vậy Phạm Tăng sẽ bày kế khác để hại tôi, nên tôi mới bỏ Sở về Hán.
Tiêu Hà ngồi trâm ngâm ra dáng suy-nghĩ.
Hàn Tín hiểu ý nói:
- Ðêm khuya, Thừa Tướng đến đây ý chừng ngài cho tôi là tâm phúc với Phạm Tăng chăng? Vả lại, hôm trước ngài thấy tôi trốn đi có lẽ ngài nghĩ rằng tôi đem tin tức Bao Trung về báo với Phạm Tăng nên hỏi như thế.
Tiêu Hà vẫn trầm ngâm.không đáp. Hàn Tín nói tiếp:
- Vâng? Ngài vì nước nghĩ như thế cũng phải. Song thiết tửởng bấy lâu nay tôi cũng đã thố lộ hết tâm can với ngài rồi, vậy mà ngài còn nghi ngại? Nếu vậy, tôi đưa vật này cho ngài xem, chắc ngài không còn nghi ngờ nữa.
Dứt lời, Hàn Tín móc túi lấy giốc thư của Trương Lương đưa cho Tiêu Hà xem.