Lợi Ích Của Việc Sống Lại

Chương 8

Tôi đứng trong bóng tối trong vài giây.

Sau khi mẹ mất, mỗi lần cảm thấy sợ hãi và bất an tôi lại trốn vào thùng carton cứng để không ai có thể tìm thấy.

Khi đó, tôi cảm thấy chỉ cần giấu mình đi thì mọi nỗi sợ hãi sẽ biến mất.

Nhưng bây giờ, chẳng có chiếc hộp nào vừa với .

Tôi phải đối mặt với tất cả một mình.

Tôi bình tĩnh lại và đứng dậy.

Thời gian trôi qua rất nhanh, phần lớn mọi người chỉ đang xem náo nhiệt, vào thời khắc mấu chốt này, tôi nhất định phải lấy lại thanh danh của mình.

Tôi trực tiếp đẩy người trước mặt ra và nói với mọi người trước mặt:

"Tôi không đẩy Lê Huỳnh xuống, cũng chẳng muốn hại cô ta, đây là một kịch bản cực kỳ ngu xuẩn."

Câu đầu tiên cần phải nói điềm tĩnh và kiên định, khí thế nhất định phải mạnh hơn đối phương.

Và hiển nhiên là tôi đã làm được.

Âm thanh bàn tán dần lắng xuống, mọi người đều nhìn tôi.

"Trước hết, là một người có chỉ số IQ bình thường, cho dù tôi muốn giế_t cô ta, tôi cũng sẽ không chọn nơi đông đúc dễ bị mọi người nhìn thấy như này. Hãy ngẫm xem, tôi được lợi gì nếu tôi làm như vậy chứ? "

Không phải cứ to mồm là thắng, mà phải chỉ ra những điểm không hợp lý của đối phương.

Một số người có lý trí gật đầu, họ thì thầm và chỉ vào mẹ con Lê Huỳnh.

“Thứ hai, cuốn nhật ký được viết khi tôi học lớp 6. Đó là bởi vì bà Kỉ - - - đã nɠɵạı ŧìиɧ với cha tôi, khiến mẹ tôi tức giận tới mức ch.ế.t vì bệnh. Thế nên con gái bà ta mắc bệnh, dựa vào cái gì tôi phải cứu? Tôi không phải thánh mẫu, không làm nổi chuyện lấy ơn báo oán.”

Đây chính là kéo đối phương xuống nước, khiến mọi lời buộc tội của đối phương đều không đáng tin cậy.

Hơn nữa, mọi người đều biết thân phận của dì Kỷ và Lê Huỳnh, tôi chỉ đang gia tăng thêm thương hiệu của họ mà thôi.

"Cuối cùng bất kể việc gì cũng phải có bằng chứng. Hiện giờ các người đang vu khống tôi mà không có chứng cớ gì hết."

Tôi nhìn thẳng vào họ và nói:

“Theo Điều 24 của Luật Xử lý Hành chính Công an, công khai lăng mạ người khác hoặc bịa đặt sự thật để vu khống người khác thì sẽ bị giam giữ không quá năm ngày.”

"Tôi dám tiếp nhận điều tra của cảnh sát. Vấn đề là - bà Kỷ, bà có dám không?"

Tất cả mọi người hoàn toàn im lặng.

Chỉ có cha Cận là thay đổi sắc mặt, là ông chủ của tập đoàn Cận thị, ông ta tuyệt đối không muốn vướng vào cảnh sát.

Ông ta nhanh trí hoà giải:

"Chỉ là trò đùa của trẻ con thôi, sao cháu nâng cao quan điểm thế?"

Tôi gật đầu hỏi ngược lại:

“Vậy thì cảnh sát chỉ điều tra làm thủ tục một chút thôi, sao chú phải sợ?”

Thấy cha mình im bặt, Cận Tây vội vàng nói:

"Lê Sở, cô không tự hỏi mình xem? Có nhiều người như vậy, tại sao họ lại nhắm vào cô mà không phải người khác?"

Tôi cười khẩy:

"Lúc đó có rất nhiều người, sao người khác không nhắm vào tôi mà chỉ có họ nhắm vào tôi?"

Cha tôi cao giọng quát: “Đủ rồi, chuyện này không thể chỉ trách một phía, mày cũng có lỗi!”

Tôi giơ tay, quăng nhanh một cái tát vào mặt ông ta.

Tiếng tát rõ ràng và mạnh mẽ.

Không biết mặt ông ta có đau không, dù sao thì tay tôi cũng rất đau.

Nhưng tôi đã không thể hiện điều đó.

Tôi bình tĩnh hỏi lại:

"Ông xem, như thế này có được không?"

. . . . . .

Cha tôi ôm mặt dường như bị một cái tát làm cho ngơ ngác.

Những người còn lại đều nín thinh, không ai dám chỉ trích tôi nữa.

Chỉ có dì Cận là có vẻ không chịu nổi, ra sức khuyên nhủ:

"Sở Sở, đều là trẻ con, đừng quá tính toán, chịu thiệt chút là phúc. Nghe dì, dì cả đời làm người, ăn muối nhiều hơn con ăn cơm."

“Vậy nên dì mới nhàn nhã như vậy,” tôi nhìn bà thật sâu, “Nếu thật sự muốn tốt cho con, nhẽ ra dì nên đi kiểm tra camera, trả lại trong sạch cho con.”

Dì Cận có vẻ xấu hổ.

Dì Cận chợt che mặt lại, kêu rên ăn vạ:

"Anh là bắt nạt em và Sở Sở không biết nói chuyện phải không? Báo cảnh sát đi, cũng phải có bằng chứng thì mới nói chuyện được chứ!"

Cha Cận cau mày:

“Cảnh sát có tới cũng vô ích thôi. Camera trong nhà vệ sinh hỏng lâu rồi vẫn chưa sửa.”

Tôi chưa kịp nói gì thì vai tôi chợt được giữ lại, ngay sau đó một giọng nam lười biếng vang lên:

"Đủ rồi. Vậy thì để người qua đường là tôi lên tiếng."

Tôi quay đầu lại mới nhận ra nãy giờ có một anh chàng đứng phía sau, mặc áo sơ mi đen, dưới mắt phải có hai nốt ruồi nhạt màu.

“Chính mắt tôi nhìn thấy cô bé kia tự mình lăn xuống,” anh ta mỉm cười nhìn Lê Huỳnh đang nằm trên mặt đất, “Còn trẻ mà kỹ thuật diễn không tồi đâu.”

Hai mắt Lê Huỳnh đỏ lên: "Không đúng, anh nhìn nhầm rồi."

Người đàn ông lắc lắc chiếc điện thoại trong tay: “Thật trùng hợp, tôi có quay lại video, dự định đăng lên vòng bạn bè, cô còn muốn chối không?”

Anh ta thở dài, giọng nói mang ý cười: “Vừa hay đông người, mời mọi người cùng thưởng thức màn trình diễn đỉnh cao.”

Anh ta lấy điện thoại di động bấm vào một đoạn video, vừa phát ra một âm thanh nhỏ, Lê Huỳnh nhịn không được hét lên:

"Đủ rồi, đừng bật lên!"

Cô ta nhìn tôi, không tình nguyện nói: “Là tự tôi vô tình bị ngã cầu thang, không liên quan gì đến Sở Sở, được chưa?”

Thanh niên nhướng mày: “Thế sao vừa rồi cô không nói gì?”

"Vậy anh muốn thế nào?" Lê Huỳnh rơi nước mắt, nhẹ nhàng hỏi.

Người đàn ông suy nghĩ một lúc rồi nói: "Đăng bài xin lỗi trong bảy ngày, nếu không thì hẹn gặp ở đồn cảnh sát."

Cha tôi và Cận Tây đều sửng sốt.

Cận Tây ngơ ngác nhìn Lê Huỳnh, như thể mới gặp cô ta lần đầu.

Người đàn ông quay lại nhìn tôi: “Như vậy được không?”

Tôi gật đầu.

Tiếng còi xe cứu thương đột nhiên vang lên từ xa vọng đến gần.

Xe cứu thương của Lê Huỳnh đã tới.

Mấy người nhanh chóng bế Lê Huỳnh dậy, theo cô ta đến phòng cấp cứu của bệnh viện, những người còn lại cũng giải tán.

Người đàn ông đưa tay về phía tôi và tự giới thiệu: "Cận Gia Thụ."

Tôi không trả lời mà chỉ hỏi: “Anh quay lại thật à?”

Cận Gia Thụ trực tiếp đưa điện thoại cho tôi và ra hiệu cho tôi tiếp tục mở video.

Đó là chương trình “Pháp luật trực tuyến”.

Nghĩ đến Lê Huỳnh bị chuyện này dọa sợ, tôi không khỏi bật cười.