Chương 3
Tôi dặn Naylor cho tôi xuống xe ở góc phố, tôi định bụng sẽ cuốc bộ về nhà. Nghĩ sao tôi đứng lại nhìn quanh một hồi. Đêm khuya thế này, mọi người phải chạy tìm chỗ núp cho kịp để tránh cơn bão sắp tràn tới.Không phải ai cũng vội vàng cả đâu.
Giờ này Rafael Gordon đang tổ chức sòng bài ở phố Avalon trong một quán bar nhỏ hẹp cuối dãy phố tôi. Còn gã Zeppo, lai nửa Ý nửa Negro đang đứng ở đầu đường. Người gã hay co giật nói xong một câu không thế mà hắn huýt sáo nghe còn to hơn một tay chơi nhạc kèn đồng.
Tôi vẫy tay gọi Zeppo, hắn co giật người nhìn về phía tôi mặt mũi nhăn rúm, mắt nhấp nháy. Tôi muốn dùng mắt chào Rafael nhưng, hắn đang ra sức đuổi hai tên phá quấy. Rafael là một gã Negro lùn tịt nước da không nâu mà xam xám. Hàm răng chỉ còn mấy chiếc, một con mắt bị hư không nhìn thấy gì. Bọn phá đám biết thế nên muốn qua mắt hắn. Gặp lúc thua chúng cũng không thèm trả tiền; Rafael chẳng làm sao quất cho bọn này một trận đòn.
Nhưng Rafael đã thủ sẵn một con dao nhỏ lận trong tay áo, một dây xích cất trong túi áo.
“Trái banh đỏ chạy tới đâu rồi?”, hắn xướng lên “Trái banh đỏ với hai đôla nằm đâu. Đặt thêm vô tối nay ăn thua lớn nghen? Gã đưa qua đưa lại cái chụp, lâu lâu giở ra cho mọi người thấy bên nào được đặt bên nào chưa.
Bên ngoài một tay chơi cao lớn chỉ tay vô một cái chụp. Tôi quay trở ra bỏ về nhà.
Tôi nhớ lại con bé làng chơi bị gϊếŧ chết một cách phi lý. Tôi rùng mình nhớ lại con bé nằm trần trụi. Khi một người đàn bà không còn nhận ra mình là một người đẹp thì chẳng khác gì xác chết, con bé nằm lại đây trông như ai đó đang nằm nghỉ.
Cái ý tưởng này khiến tôi nhớ Regina, nàng trông như thế nào nhỉ. Tôi không muốn đem ra đối chiếu hơn kém. Regina không phải con nhà quý phái nhưng nàng chê những mốt thời trang rẻ tiền, đồ tráng sức bóng loáng. Nàng không ra sàn nhảy như bọn con gái nhún nhảy tùm lum. Regina có những bước đi nhẹ nhàng duyên dáng như cá tung tăng mặt nước hay như chim lượn trên trời cao.
Tôi vẫn còn bị cái xác chết của con bé ám ảnh. Tôi đến trước cửa nhà nhìn vào yên tâm là Regina và con bé Edna đang ở phòng khách, thế là lấy xe chạy thẳng ra phố Hooper Street. Thời đó Mofass có mở một văn phòng mua bán bất động sản tại đấy. Văn phòng đặt trên tầng hai, khu nhà tôi đứng tên làm chủ và chỉ mỗi Mofass biết chuyện này. Tầng dưới cho thuê làm nhà sách của dân Negro chuyên bán sách văn học. Chester và Edwina Remy đứng ra thuê. Cũng như mấy chỗ tôi cho thuê khác, nhà Remy trả tiền cho Mofass rồi gã chuyển lại cho tôi.
Giờ này Mofass còn ở đó, thường cho tới khuya trong suốt cả tuần. Gã làm việc không kể giờ giấc miệng lúc nào cũng ngậm điếu xì gà.
Cầu thang lên chỗ Mofass nhô ra bên ngoài, bước đi nghe cọt kẹt như muốn võng xuống.
Chưa tới nơi đã nghe tiếng Mofass ho sù sụ.
Lúc bước vô đã nhìn thấy gã khom người trên mặt bàn, tiếng ho như tiếng máy xe khục khặc.
“Tớ khuyên cậu bỏ hút xì gà đi, Mofass. Hút có ngày hại mình”.
Mofass ngẩng đầu nhìn tôi. Trông mặt mũi gã như con chó bun dữ tợn, nhất là lúc đang bệnh hoạn. Nước mắt ứa ra do những cơn ho hành hạ. Gã nhìn điếu xì gà trên tay với ánh mắt trông thật khϊếp. Gã dúi một đầu vô cái gạt tàn rồi ngồi ngay người lại trên chiếc ghế xoay.
Gã dằn được cơn ho, tay nắm chặt lại.
“Sao, khỏe chưa?”, tôi hỏi.
“Khỏe”, giọng gã khề khà như mắc nghẹn.
Tôi kéo ghế ngồi trước mắt chờ nghe gã bàn tính công chuyện làm ăn. Tôi với gã biết nhau từ lâu. Vì vậy mà tôi nhìn Mofass đang đau ốm như thế theo hai cách nghĩ. Một bên là nhìn gã đang khốn đốn thấy mà thương. Nhưng nghĩ lại hắn là một tên vô hại phản bạn. Lý do tôi chưa muốn gϊếŧ hắn là bởi tôi cũng chẳng xứng đáng là một người bạn tốt.
“Công việc thế nào rồi?”, tôi hỏi.
“Vẫn chỉ là tiền thuê mướn thôi”.
Cả hai chúng tôi cùng cười.
“Chắc là êm xuôi cả”, tôi nói.
Mofass ra dấu để tôi đừng nói nữa, gã với tay chụp lấy chai long não trên bàn, mở nút hít vô một hơi thật sâu. Mùi long não làm tôi cay lỗ mũi.
“Cậu nghe tin tức vụ con bé bị gϊếŧ mới đây chưa?” Mofass hỏi, giọng nghe như muốn đứt hơi.
“Chưa, có nghe gì đâu?”.
“Xác con bé bị quăng ở phố 110th Street. Gần nhà cậu đấy. Nghe nói có đến
gần hai mươi tên cớm nhìn thấy”.
“Vậy hở?”.
“Bọn gái làng chơi. Tớ không còn rảnh để mà chơi”, gã nói. “Bọn cuồng sát gϊếŧ mấy con bé. Thật đê tiện”.
Mofass rút túi lấy ra một điếu xì gà. Vừa kê miệng cắn một đầu chợt nhìn thấy tôi. Hắn bỏ xuống mới nói “Vậy là bọn mình gặp rắc rối đấy”.
“Rắc rối gì nào?”.
“Bọn thuê nhà, mấy con bé đó mà, bọn con gái độc thân hoặc là bị bỏ rơi. Chúng có việc làm, có con, cứ mỗi tối thứ Sáu rủ nhau ra phố đón khách”.
“Rồi sao nữa? Cậu cho là mấy tên đó định gϊếŧ người thuê nhà ta ở sao?”
“Đâu có, tớ đâu có ngu đến vậy. Tớ không được ăn học như cậu, tớ nhìn nhận sự việc ai cũng tốt như nhau”.
“Nghĩa là sao?”
“Georgette Wykers đến đây với Marie Purdue là để chăm sóc mấy đứa con vì thế nên chỉ xin trả nửa tiền thuê nhà”.
“Vậy sao? Cậu tính như thế nào?”
Mofass nhếch mép cười, để lộ chiếc răng cấm bịt vàng. Mofass thích thú như vậy có nghĩa là chuyện tiền nong đã giải quyết xong.
“Ông không cần phải làm gì hết, ông Rawlins. Tôi bảo họ yên tâm không tăng giá thuê nhà. Tôi nói với Georgette nếu cô ta vào ở với Marie thì Marie có quyền đuổi cổ ra bởi hợp đồng thuê nhà đâu phải do Georgette đứng tên?”
Nếu Mofass còn kiếm ra tiền cho đến ngày y chết thì y mới mãn nguyện.
“Cậu chớ lo phần tớ”, tôi nói. “Mấy con bé muốn làm gì cứ để mặc. Mỗi ngày ra vô cả ngàn lượt người. Đưa người cửa trước rước người cửa sau:.
Mofass lắc đầu, mặt buồn xo. Hắn không thể thở dài nhưng cảm thấy thương hại cho tôi. Cớ sao tôi ngu xuẩn đến nỗi không dám bỏ ra một đô la để xoay chuyển tình thế?
“Cậu cần nói gì nữa không, Mofass?”
“Mấy tên da trắng mới gọi hôm qua”.
Một tay đại diện cho công ty gì đó tên là De Campo gọi tới hỏi Mofass hỏi cho ra số tài sản tôi hiện có ở Compton. Ra giá mua lại gấp đôi, rồi mới đây còn trả giá cao hơn nữa.
“Thôi, đừng nói chuyện đó nữa. Nếu bọn chúng cần thì giá còn cao hơn vậy nữa kia”.
Tôi tới bên cửa sổ nhìn ra ngoài không muốn bàn cãi thêm nữa. Mofass muốn tôi bán vì sẽ thu lợi rất lớn. Hắn chỉ biết làm ăn qua ngày mà không nhìn xa trông rộng.
“Bọn chúng ra điều kiện mới”, gã nói. “Cậu từ chối một món tiền cả trăm ngàn đôla hay sao?”.
Nhìn xuống phố tôi thấy một thằng bé đang đẩy xe chở hàng chất đầy chai nước ngọt, sáu bảy chai gì đó băng qua cột đèn. Bán được mười bốn cents chỉ đủ mua ba thỏi kẹo. Thằng bé da nâu, đi chân đất, mặc quần soóc, áo thun ba lỗ. Vừa đẩy xe vừa nghĩ ngợi đâu đâu, chắc là hắn đang ôn lại bài học đánh vần tuần trước, hay là làm sao đánh vần cho đúng chữ kangaroo. Tôi đoán nó đang tính trong đầu làm sao kiếm tiền mua đủ ba thỏi kẹo.
“Một trăm ngàn đô à?”.
“Bọn chúng cần gặp cậu”, Mofass nói the thé.
Hắn vừa đánh diêm quẹt. Tôi quay lại thì thấy hắn đang hít một hơi thuốc.
“Bọn chúng có ý đồ gì đây, William?”. Mofass tên thật là William Wharton.
Mofass đổi giọng nói “Nhà nước muốn nâng cấp khu phố Willougby Place thành quốc lộ bốn làn xe chạy”.
Tôi sở hữu mỗi bên chín mẫu đất. Xem như đây là một phần cuộc mua bán để thấy ra mình chịu thiệt.
“Rồi sao?”, tôi hỏi lại.
“Bọn chúng sẵn sàng cho cậu vay tiền mở rộng khu này. Một trăm ngàn đô với lại cậu được tham gia như một cổ đông”.
“Tôi không thể chờ cho đến lúc nhận được tiền”>
“Ông chỉ cần nói OK là được, ông Rawlins, hội đồng quản trị cùng nhất trí là được”.
Mỗi khi có cơ hội làm ăn tôi đều chuyển cho Mofass lo hết. Gã là người đại diện giao dịch làm ăn của công ty. Hội đồng quản trị chỉ có một người.
Tôi ngồi cười một mình. Tôi là con của một thợ rừng, một thằng nhóc Negro mồ côi đến từ miền nam. Chưa từng được nắm trong tay năm ngàn đô, thế mà nay lại gặp dịp bọn da trắng kinh doanh nhà đất đến gạ gẫm.
“Ta tổ chức cuộc gặp ngay”. Tôi nói: “Tớ cần gặp mặt bọn này, nhưng chớ vội cả tin, Willy, chưa hẳn là vậy đâu”.
Mofass nhếch mép cười, hít dài một hơi xì gà.