Một Nhành U Lan

Chương 2

Năm mười sáu tuổi, Mạnh Diên Khanh đã là công tử xuất sắc nhất Trường Kinh.

Phong tục triều Lương chúng ta khá thoải mái, khi Mạnh Diên Khanh cưỡi ngựa ra phố, có rất nhiều cô nương trẻ tuổi ném tú cầu, khăn tay thêu về phía hắn.

Ta thường trêu chọc hắn: “Từ cổ chí kim cũng chỉ có Phan An mới được ném tú cầu vào xe thôi đó.”

Sau đó ta còn đặt cho hắn biệt hiệu Mạnh Phan An.

Mạnh Diên Khanh chưa bao giờ chạm vào những thứ đó, lần nào cũng ra lệnh cho hạ nhân đốt sạch sẽ, nhìn ta với vẻ mặt vô tội:

“Không phải đồ của Lan nhi, ta không thèm!”

Trên người hắn trước nay chỉ đeo đồ ta thêu.

Cho dù ta không giỏi nữ công, thêu cây trúc nhìn như sâu lông, nhưng Mạnh Diên Khanh nguyện ý lúc nào cũng mang bên người.

Có quý công tử hỏi tới, Mạnh Diên Khanh còn rất tự hào khoe ra: “Đây là Lan nhi nhà ta tặng đó, độc nhất vô nhị, các ngươi có không?”

Công tử nhà Kinh Triệu Doãn cười nhạo: “Thêu gì mà xiên xẹo xấu muốn ch*t, thế cũng lấy ra khoe… A!”

Còn chưa dứt lời đã ăn ngay một đấm của Mạnh Diên Khanh:

“Con lợn ch*t tiệt này, ngươi là cái thá gì mà dám nói Lan nhi nhà ta như vậy, ta đ/á/nh ch*t ngươi.”

Một đấm lại một đấm hạ xuống khiến công tử nhà Kinh Triệu Doãn kêu cha gọi mẹ.

Mạnh bá phụ biết được chuyện này, lột sách quần áo ngoài của Mạnh Diên Khanh, cầm roi mây áp giải hắn đến phủ Kinh Triệu Doãn nhận tội.

Nhưng mặc kệ Mạnh bá phụ có nói gì, Mạnh Diên Khanh vẫn nhất định không chịu nhận tội:

“Đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất sao có thể để người khác làm ô uế thanh danh nương tử mình?”

Sau khi Kinh Triệu Doãn đại nhân biết được từ đầu đến cuối sự việc, cũng không truy cứu nữa.

Từ sau lần đó, tất cả thế gia trong kinh đều biết đích trưởng nữ phủ Tĩnh Quốc công, Lục m Lan, là người trên đầu quả tim của thế tử nhà Đan Hoa Hầu.

Không chỉ có hai nhà Mạnh Lục cho là vậy, ngay cả bản thân ta cũng tin tưởng chắc chắn.

Tình yêu Mạnh Diên Khanh dành cho ta quả thực ai ai cũng biết, không thể giả dối được.

Cho đến một ngày, ta bỗng nhiên phát hiện bên hông hắn đeo một tiếc túi thơm được thêu cực kỳ tinh xảo.

Đó không phải đồ ta thêu.

Ta ngẩn người: “Duyên Khanh, túi thơm này ai đưa cho huynh?”

Mạnh Diên Khanh cầm một miếng bánh hạt dẻ đưa đến bên miệng ta, vẻ mặt không đổi: “Đây là túi thơm đeo để cầu bình an, mẫu thân ta cầu ở Thiên Phật Tự, nhất định bắt ta phải đeo.”

Dứt lời còn bĩu bĩu môi, giọng nói có vẻ cực kỳ không tình nguyện: “Hoàng Thượng thỉnh thoảng lại giao chuyện cho ta, ta sợ lăn lộn bên ngoài làm bẩn mất túi thơm muội đưa, nên mới chấp nhận đeo cái này.”

Một lời giải thích thật hoàn hảo, nhưng ta nghe xong cả người lại lạnh run.

Hắn đang nói dối.

Khi còn trẻ Mạnh bá mẫu chịu nhiều vất vả, để lại di chứng ở chân, thời tiết chỉ cần hơi chuyển lạnh đã đau đớn khó chịu.

Bây giờ đã là cuối thu, Mạnh bá mẫu tuyệt đối sẽ không đến Thiên Phật Tự thắp hương.

Túi thơm này tuy chỉ làm bằng loại vải thông thường nhưng rất mới, nhìn thoáng qua đã biết là vừa mới làm.

Huống chi, túi thơm bình an của Thiên Phật Tự luôn chỉ có một màu trắng trơn, không trang trí gì cả, tượng trưng cho lời dạy của Phật: “Ngũ uẩn giai không, phản phác quy chân.”

Túi thơm này tuy màu trắng nhưng miệng túi lại thêu một đóa hoa sen, hình thêu tinh xảo, sinh động, rõ ràng là do nữ tử làm.

Rõ ràng không phải túi thơm cầu bình an của Thiên Phật Tự.

Hắn cũng đã quên, ta chỉ thích ăn hạt dẻ chứ không ăn bánh hạt dẻ bao giờ.

Ta đè nén sóng to gió lớn trong lòng, khẽ cắn một miếng nhỏ bánh hạt dẻ.

Mạnh Diên Khanh không phát hiện ta khác thường, ân cần giúp ta gắp đồ ăn, không khác gì so với trước đây.

Trong chốc lát, trong đầu ta điểm qua những cái tên có thể là người làm túi thơm cho Mạnh Diên Khanh.

Điểm qua vài đáp án trong lòng, trước khi về, ta làm bộ lơ đãng hỏi về nữ ngư dân kia.