Một chiếc xe bán tải hạng nặng với đường kính lốp 130cm đang băng qua những ngọn đồi, cứ thế lao đi và dừng lại bên đài quan sát Grand Canyon nổi tiếng.
Trên xe, hàng chục sinh viên trẻ ngồi loạng choạng, nhiều người còn choáng váng vì đường xá gập ghềnh. Sắc mặt bọn họ tái nhợt, thậm chí có người cầm bao nilon lên rồi nôn khan.
Cửa xe mở ra, trên ghế lái xuất hiện một đôi ủng đi bộ đường dài màu be còn dính đầy bùn đất, chủ nhân của đôi giày nhảy lên, nhẹ nhàng đáp xuống đất một cách khéo léo.
Tô Kỷ Thời tháo kính râm và ném nó vào trong xe. Cô túm phần tóc dài ngang vai bằng hai tay rồi buộc chúng lại bằng dây thun, phần đuôi tóc bù xù được ép dưới chiếc mũ rơm. Hơn một nửa khuôn mặt của cô đều bị giấu trong chiếc khăn thấm mồ hôi, chỉ có một đôi mắt đen và sâu thẳm lộ ra vẻ cương quyết, bướng bỉnh hiếm thấy ở các cô gái cùng tuổi khác.
Cô bao bọc toàn thân rất kỹ, ống tay áo và ống quần đều được buộc chặt bằng bảng phản quang màu bạc. Vai và lưng của cô không rộng lắm, nhưng búa địa chất, la bàn, kính lúp được nhét trong túi bên hông, có thể dùng tay chạm vào dễ dàng.
Chờ đến khi Tô Kỷ Thời đã dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng, nhóm sinh trên chiếc xe bán tải vẫn chưa ổn định được.
Tô Kỷ Thời khoanh tay đứng bên cạnh xe, bất đắc dĩ thúc giục: “Mau xuống xe đi.”
Các sinh viên tái mặt nhưng không một ai dám kêu ca, đỡ nhau nhảy ra khỏi chiếc xe bán tải cao lớn.
Những đứa trẻ 17, 18 tuổi này đều là sinh viên năm nhất của ngành Khoa học Trái Đất tới từ trường Đại học Hồng Kông. Đại học Hồng Kông tràn đầy nhiệt huyết, trường Đại học trong nước tổ chức buổi dã ngoại thực tập, đều đưa sinh viên đến khách sạn ở cửa khẩu Bắc Đới Hà, nhưng Đại học Hồng Kông lại đóng gói rồi đưa tất cả sinh viên năm nhất đến Vườn Quốc Gia Yellowstone ở Hoa Kỳ.
Thầy giáo đầu ngành của trường Đại Học Hồng Kông là phó trưởng khoa địa chất, vì không thể thích ứng với khí hậu nên đã phải vào viện. Mà Tô Kỷ Thời vì vội vàng giúp đỡ bạn bè mà trở thành cô giáo dẫn dắt, tiền đề là vì Tô Kỷ Thời cũng là người Trung Quốc, đến đây làm "bảo mẫu" trong vài ngày, để con chó già trong ngành địa chất là cô đây dẫn theo đàn chó con này đi hết Vườn Quốc Gia Yellowstone.
Đáng tiếc khi những sinh viên lần đầu tiên đi dã ngoại đã đánh giá thấp sự khó khăn của việc thực tập, còn tưởng rằng là đến đây ngao du sơn thủy, chi phí du lịch Hoa Kỳ là do nhà nước cung cấp. Do đó, các vụ tai nạn như trẹo chân, tróc da, bị côn trùng độc cắn, ngã xuống hồ, ngã từ trên núi xuống… trong vòng một tuần đều xảy ra hết.
May mắn thay, công việc như bị tra tấn này cuối cùng đã kết thúc vào ngày hôm nay.
Theo lịch trình làm việc, dự án cuối cùng của "Thực tập dã ngoại Vườn Quốc Gia Yellowstone" này là cho sinh viên quan sát đá núi lửa ở Grand Canyon và vẽ bản đồ cấu tạo địa chất.
Ngoài trời không có bàn, những cô cậu nhỏ tuổi này chỉ có thể ngồi xổm hoặc nằm trên mặt đất, mỗi người cẩm một cuốn sổ nhỏ và ghi lại tất cả những gì họ nhìn thấy trước mắt. Mà Tô Kỷ Thời thì thỉnh thoảng đi lại ở bên cạnh bọn họ, giải đáp những thắc mắc, trả lời câu hỏi của bọn họ.
Cô đang học tiến sĩ, vì vậy cô dư sức để hướng dẫn những sinh viên năm nhất đại học này. Cô dành ít nhất một trăm ngày trong mỗi năm để đi dã ngoại, cô đã đến các sa mạc, cao nguyên và hang động đá vôi. Trình độ liều mạng của cô làm cho các bạn nam người da trắng cùng nhóm với cô đều tự than thở không bằng. Thật không may, vận may của cô lại kém đến mức đã xảy ra một sai sót trước khi hoàn thành luận án tiến sĩ, chỉ có thể tiếc nuối mà hoãn lại một năm.