Chương 4
Sarah sinh ba con trong ba năm, cách mà Emily có thể luôn kiểm tra được tuổi của chúng là bằng cách tính: Tony bé bỏng được sinh vào năm thứ nhất vào đại học; Peter vào năm thứ hai đại học; Eric khi cô là sinh viên năm thứ ba.“Ôi, con ơi, cách mà chúng sinh con,” Pookie nói khi nghe tin về việc mang bầu đứa con thứ ba. “Mẹ nghĩ chỉ có nông dân Ý mới làm những việc như thế này.” Việc mang bầu đứa thứ ba hóa ra là lần mang bầu cuối cùng - các cậu con trai sẽ giữ cho gia đình ở số lượng ba người con - nhưng Pookie luôn cố khẳng định, với một cái nhìn liếc đầy đau buồn, rằng ba con là nhiều quá.
Thậm chí cái tin mang bầu đứa đầu tiên cũng dường như làm cho bà không hài lòng. “Thật ra, đương nhiên là mẹ vui,” bà nói với Emily. “Chỉ vì Sarah còn trẻ quá.” Pookie đã thôi ở Quảng trường Washington; bà tìm được một việc làm khiêm tốn ở một văn phòng nhà đất làng Greenwich và chuyển tới đó trong một căn hộ nhỏ bé không có thang máy, cách phố Hudson. Emily đã rời Barnard để dành một tuần đến ở với mẹ, và Pookie làm bánh sandwich cá mòi. Bà cào nốt chỗ cá mòi đầy dầu cuối cùng từ chiếc hộp bằng hai ngón tay. “Ngoài ra,” bà nói, mυ'ŧ ngón tay. “Ngoài ra, con có thể tưởng tượng làm bà sẽ như thế nào không?”
Emily muốn nói con còn không thể tưởng tượng nổi mẹ như là một người mẹ, nhưng đã phải tự kiềm chế mình. Điều quan trọng ở những ngày nghỉ này là phải sống sót; và ngày mai sẽ đến St.Charles, Long Island, chuyến hành hương đầu tiên của Emily đến điền trang của Wilson. “Cách bao xa ạ?”
“Ôi, mẹ quên mất chính xác là mất bao nhiêu dặm rồi,” Pookie nói, “nhưng nó chỉ mất vài giờ trên xe lửa. Nó thật sự là một chuyến đi thú vị, nếu con mang theo thứ gì để đọc.”
Emily mang theo một trong những bài khoá tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, nhưng cô cũng chỉ kịp ổn định trước khi trưởng tàu bấm lỗ vé của họ và nói “Chuyển Jamake.”
“Ông ta nói gì thế ạ?”
“Mình phải luôn đổi tàu ở Jamaica để đi tàu đến St.Charles,” Pookie giải thích. “Không mất nhiều thời gian đâu.”
Nhưng thật sự đã mất nhiều thời gian: họ đứng mất nửa giờ đồng hồ trên sân ga Jamaica lộng gió trước khi tàu lóc cóc vào ga, và đấy mới chỉ là sự bắt đầu của chuyến đi. Liệu tất cả những chuyến tàu đến Long Island đều ồn ào, bẩn thỉu và cần phải được sửa chữa một cách trầm trọng như vậy sao, hay chỉ có những chuyến tàu đến St.Charles mới tồi tệ như vậy?
Cuối cùng, khi họ ra khỏi sân ga bé nhỏ, Pookie nói “Không có một chiếc taxi nào, vì chiến tranh mà, nhưng chỉ là một chút đi bộ thôi. Chẳng phải những rặng cây thật là đẹp hay sao? Hãy tận hưởng không khí trong lành!”
Trên con đường chính, ngắn dẫn đến St.Charles, họ đi qua một cửa hàng bán rượu,0 một cửa hàng bán đồ dùng gia đình và một cửa hàng bé nhỏ bẩn thỉu có nhiều giun đất; rồi họ đi trên con đường nông trang, và đế giầy cao su của Emily cứ bị tuột ra khi cô đi. “Còn xa nữa hả mẹ?” cô hỏi.
“Ngay phía dưới cánh đồng tới. Rồi chúng ta sẽ đi qua một nơi cây cối rậm rạp, một phần của điền trang, rồi chúng ta sẽ đến nơi. Mẹ không thể tưởng tượng nổi làm sao mọi thứ lại đẹp đến thế này.”
Và Emily bằng lòng chấp nhận đây là một nơi đẹp. Rậm rạp nhưng đẹp. Đường vào nhà đưa ta đến con đường vào rừng và những hàng rào cao và có tiếng xào xạc; đến nơi chỗ ngã ba đường Pookie nói “Ngôi nhà chính ở đằng kia - con có thể nhìn thấy một góc của nó, nhưng chúng ta sẽ xem nó sau - còn ngôi nhà của Sarah thì đi theo lối này.”
Đó là ngôi nhà gỗ một tầng bằng ván che màu trắng với một bãi cỏ nhỏ, và Sarah đi ra đón họ. “Con chào mẹ,” cô nói. “Xin chào mừng mọi người đến Ngôi nhà ở cái Góc Xó xỉnh này.” Cô nói như thể đang diễn tập vậy, và cách cô ăn mặc cũng thể hiện sự chuẩn bị đáng kể: bộ quần áo bà bầu tươi sáng có thể đã được mua để dùng cho những lúc này. Trông cô thật đáng yêu.
Cô chuẩn bị một bữa trưa hoàn toàn không đầy đủ như những bữa ăn của Pookie; rồi vấn đề là câu chuyện cứ đuối dần. Sarah muốn nghe mọi thứ về Barnard, nhưng khi Emily bắt đầu kể cô nhận thấy mắt chị cô đờ ra trong khi cười thật buồn tẻ. Pookie nói “Chẳng phải điều này thật tuyệt vời hay sao? Chỉ có ba mẹ con mình?” Nhưng thật sự chẳng có gì thú vị, và hầu hết buổi chiều họ ngồi quanh phòng khách được trang bị đồ đạc thưa thớt với thái độ vui vẻ một cách gượng gạo, Pookie hút rất nhiều thuốc và gạt tàn trên thảm, ba người đàn bà không có gì nhiều để nói với nhau. Những bức hình minh họa màu của những chiếc máy bay chiến đấu hải quân hãng Magnum trong chiến đấu choán hết một bức tường; một bức tường khác là ảnh Lễ Phục sinh được đóng khung của Sarah và Tony. Geoffrey Wilson đã mời họ ghé thăm ngôi nhà chính, và Pookie cứ nhìn đồng hồ mãi: chị không muốn bị muộn.
“Hai mẹ con cứ đi đi ạ,” Sarah nói “Nếu Tony về nhà đúng giờ, bọn con sẽ cùng đi với mẹ, nhưng có thể là anh ấy không về đúng giờ đâu ạ; dạo này anh ẩy hay phải làm ngoài giờ.”
Vì thế họ đi đến ngôi nhà chính mà không có cô đi cùng. Ngôi nhà cũng được làm bằng ván che màu trắng, trông nó thật dài và xấu - cao ba tầng ở một vài chỗ, cao hai tầng ở những chỗ khác, với đầu hồi lợp mái màu đen nhô ra phía rặng cây. Ấn tượng đầu tiên đập ngay vào bạn là khi bạn đi ra ngoài sẽ thấy nó bốc mùi ẩm mốc. Nó bốc ra từ những bức tranh sơn dầu màu nâu ở tiền sảnh, từ cái sàn bị nứt, từ thảm và tường và từ những đồ đạc buồn thảm của phòng khác tối đen và dài.
“... Đây là một ngôi nhà cổ,” Georffrey Wilson nói khi ông ta rót cho Pookie một ly uýtki, “và nó quá to để có thể chăm sóc nếu không có người phục vụ, nhưng chúng tôi sẽ cố. Cháu có muốn một chút Xcốt không, Emily, hay cháu muốn dùng rượu sherry với Edna?”
“Vâng, cho cháu sherry.”
“Và vấn đề tồi tệ nhất ở đây là hệ thống lò sưởi,” ông ta tiếp tục. “Bố tôi xây ngôi nhà này như là một nơi để nghỉ hè, chị biết đấy, và đương nhiên không có một hệ thống lò sưởi thích hợp. Một trong những tá điền đã đặt chúng trong một mỏ đèn dầu trông hơi tương xứng, nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ phải đóng hầu hết các phòng vào mùa đông. Mà chúng ta cùng nâng cốc nào.”
“Tôi nghĩ đây là một ngôi nhà có sức hấp dẫn,” Pookie nói, ổn định chỗ ngồi lại để tận hưởng thời gian uống cocktail. “Tôi chưa bao giờ nghe thấy một từ nào phản đối về ngôi nhà này. Nhìn này, Emmy, con có nhìn thấy những bức chân dung cổ xưa kia không? Họ là tổ tiên của Geoffrey đấy. Có những câu chuyện gắn liền với mỗi đồ vật trong căn phòng này.”
“Chủ yếu là những câu chuyện buồn tẻ, tôi sợ rằng như vậy,” Geoffrey nói.
“Những câu chuyện thú vị chứ,” người mẹ gặng nói, “ôi, Geoffrey, tôi không thể nói hết được với anh tôi đã thích đi đến nơi đây như thế nào - tất cả những đồng cỏ và rừng cây đáng yêu, và ngôi nhà của Sarah, và ngôi nhà cổ xưa tuyệt vời này. Nó có một cái gì đó - tôi không biết nữa; một sự tinh nhanh. Nó có tên không?”
“Một cái tên á?”
“Anh biết đấy, cách mà người ta thường hay đặt tên cho bất động sản. Giống như “Jalna,” hay “Đầu hồi xanh.”
Geoffrey Wilson giả bộ như suy nghĩ lắm. “Với kiểu cách như hiện tại,” ông ta nói, “Tôi nghĩ chúng ta nên gọi nó là ‘Bờ giậu um tùm’”.
Và Pookie không nhận ra là ông ta đang nói đùa. “Ôi, tôi thích cái tên đó,” chị nói. “Không phải là ‘Bờ giậu um tùm’, dù sao thì, không hẳn hoàn toàn là như vậy. Hay là, - chị mấp máy - sao lại không dùng tên là ‘Bờ giậu Vĩ đại’ nhỉ”?
“Mm,” ông ta nói một cách nghiêm túc.
“Nghe được đấy.”
“Đó là cái tên mà tôi sẽ gọi, dù sao đi nữa,” chị tuyên bố. “‘Bờ giậu Vĩ đại’, St.Charles, Long Island, New York.”
“Tốt thôi.” Ông ta quay ra Emily. “Cháu thấy trường đại học thế nào?”
“Dạ, rất thú vị ạ.” Emily nhấp một ngụm và ngồi lùi lại quan sát mẹ cô uống rượu. Cô biết là sẽ không phải đợi lâu nữa đâu. Với ly rượu thứ hai Pookie bắt đầu độc thoại, kể về những giai thoại vô nghĩa ở những ngôi nhà mà mẹ đã sống, uốn cong người về phía trước trong chiếc ghế sâu với khuỷu tay tựa vào đầu gối ở vị trí hơi tách ra. Emily, ngồi chéo mẹ, có thể quan sát khuôn mặt mẹ nới lỏng dần khi mẹ nói và uống, quan sát đầu gối mẹ di chuyển dần tách xa nhau cho đến khi lộ ra phần trên của nịt bít tất, phía bên trong võng xuống, tối sầm của cái đùi để trần và cuối cùng là phần đũng quần của đồ lót.
“... Không, nhưng cái nhà đẹp nhất mà tôi đã từng có là ở Larchmont. Con có nhớ Larchmont không? Chúng tôi có những chiếc cửa sổ hai cánh thực sự và một cái mái bằng đá thực sự; dĩ nhiên là chúng tôi không có đủ khả năng mua nó, nhưng vào giây phút tôi nhìn thấy ngôi nhà tôi nói đó là ngôi nhà mà tôi muốn sống, tôi đi thẳng vào bên trong và ký hợp đồng thuê nhà, và bọn con tôi cũng thích. Tôi sẽ không bao giờ quên được làm thế nào - ôi, xin cảm ơn, Geoffrey; chỉ một ly nữa thôi và rồi chúng tôi thực sự rất...”
Tại sao mẹ lại không say một cách yên lặng được nhỉ, với đôi chân co tròn lại trên nệm nhỉ, giống như Edna Wilson ý?
“Một chút sherry nữa nhé, Emily?”
“Thôi ạ, cháu cám ơn.”
“... Và dĩ nhiên trường học thật tuyệt vời ở Larchmont; đó là lý do mà tôi đã mong rằng chúng tôi có thể ở lại; tuy nhiên, tôi luôn nghĩ rằng cũng tốt cho bọn trẻ khi đưa chúng đến những nơi khác nhau, và rồi dĩ nhiên...”
Vào lúc cuối khi bà chuẩn bị về, Geoffrey Wilson phải dìu bà đi ra cửa. Trời sắp tối. Emily cầm lấy tay mẹ - nó thật mềm và yếu đuối - và họ đi theo con đường qua rừng và những bụi cây rậm rạp về phía con đường chạy dài ra sân ga. Cô biết rằng Pookie sẽ ngủ ở trên tàu - cô hy vọng rằng mẹ sẽ ngủ, dù sao đi nữa; sẽ tốt hơn nếu mẹ thức và nói chuyện - và bữa tối của họ, nếu có thể, sẽ là hot dog và cà phê ở Sân ga Penn. Nhưng cô cũng không quan trọng: kỳ nghỉ cuối cùng cũng đã sắp kết thúc, và trong vài giờ nữa cô sẽ quay lại trường.
Trường học là trung tâm của cuộc đời cô. Cô chưa bao giờ nghe thấy từ “trí thức” được sử dụng như một danh từ trước khi cô học ở Barnard, và cô in nó trong tim. Đó là một từ sang trọng, kiêu hãnh, một danh từ ngụ ý sự cống hiến suốt đời cho những công việc cao quý và một sự khinh bỉ lạnh lùng cho những chuyện tầm thường. Một người trí thức có thể mất sự trinh trắng với một quân nhân trong công viên, nhưng cô có thể học được cách nhìn lại nó với sự vô tư hóm hỉnh, hài hước. Một người trí thức có thể có một người mẹ để lộ đồ lót khi say, và điều đó cũng không có nghĩa lý gì với bà. Và Emily Grimes có thể vẫn chưa phải là một người trí thức, nhưng nếu cô ghi nhớ những lời ghi chú thừa thãi thậm chí kể cả những lời ngớ ngẩn nhất trong lớp họ, và nếu cô đọc sách mỗi tối cho đến khi mắt cô đau, nó chỉ là vấn đề về thời gian. Có những học sinh nữ trong lớp, và thậm chí một vài cậu bé Columbia, đã nghĩ rằng cô là một trí thức, chỉ bởi qua cách cô nói chuyện. “Câu chuyện không hẳn chỉ là buồn tẻ,” một lần cô nói về một cuốn tiểu thuyết thế kỷ thứ mười tám, “đó là một sự chán ngắt nguy hại”. Và cô không thể không chú ý đến một vài học sinh nữ khác sử dụng tự do từ “nguy hại” quanh phòng tập trong những ngày sau đó.
Nhưng, để là một trí thức cần có những điều gì đó còn lớn hơn cả cách thể hiện ăn nói, thậm chí còn lớn hơn cả việc lên danh sách cho hiệu trường mỗi kỳ học, hay là việc dành thời gian ở viện bảo tàng hay buổi hoà nhạc hay là một thể loại điện ảnh được gọi là “phim”. Cũng phải học cách không bị câm lặng lầm lì một cách thật ngớ ngẩn khi bạn tham dự ở những bữa tiệc gồm toàn những người trí thức đã có bằng cáp, có thâm niên - và không mắc lỗi lỗi ngược lại là nói quá nhiều làm cho mọi người nhức cả đầu, và thổ ra hết những điều ngu ngốc này hoặc những lời nói làm tổn thương này đến những điều ngu ngốc khác trong một sự cố gắng tuyệt vọng để sửa sai những lời nói vô nghĩa mà mình vừa mới phát ngôn chỉ mới hai phút trước đó. Và nếu bạn đã làm cho mình trở thành một kẻ ngốc ở những buổi tiệc như vậy, bạn phải học cách không dằn vặt đau khổ trên giường, sau đấy, với một sự hành xác đầy chán nản.
Bạn phải thật nghiêm túc, nhưng - thật sự là một điều ngược đời đáng bực mình - bạn phải dường như tỏ ra không bao giờ quan trọng hoá về bất kỳ một việc gì cả. “Tôi nghĩ rằng cô cư xử rất được,” một thanh niên bù xù nói với cô ở một bữa tiệc trong năm thứ hai.
“Tôi sao cơ? Ý anh là gì?”
“Vừa mới đây thôi, khi cô nói chuyện với Lazlow. Tôi đã lắng nghe.”
“Nói chuyện với ai cơ?”
“Thậm chí cô còn không biết anh ta là ai? Clifford Lazlow, một nhà khoa học chính trị. Anh ta là một con hổ.”
“Oâi.”
“Dù sao thì cô cũng đã ứng xử rất được.
“Cô không bị người khác doạ nạt và cô cũng không hung hăng.”
“Nhưng anh ta chỉ là một người tí hon hài hước đeo kính hai tròng thôi mà.”
“Thật là hài hước.” Và anh ta rung cái bờ vai béo phúng phình của mình để ra vẻ ta đây đang cười. “Hài hước thật sự đấy.
Một người tí hon đeo kính hai tròng. Tôi có thể mời cô một ly chứ?”
“Không, thật ra, tôi... mà thôi, cũng được ạ”
Tên anh ta là Andrew Crawford và anh ta là trợ lý cao học môn triết. Lọn tóc ẩm ướt của anh ta vương trên mắt khi anh ta nói, và cô muốn chải nó về đằng sau bằng những ngón tay của mình. Trông anh ta không hẳn là béo lùn như lúc mới thoạt nhìn; anh ta hấp dẫn theo cách riêng của mình, đặc biệt là khi anh ta nói chuyện căng thẳng, anh ta có vẻ phần nhiều là làm việc ngoài trời. Khi anh ta nhận bằng tiến sĩ, anh ta nói, anh ta sẽ tiếp tục đi dạy... “Nếu quân đội không gọi tôi, và không có nhiều cơ hội để làm việc đó; Tôi là một người tàn phế về thể lực” - và có thể anh ta cũng sẽ đi xa nữa. Anh ta muốn ngắm nhìn những gì còn sót lại của châu Âu, và anh ta cũng muốn đi sang Nga, và cả Trung Quốc nữa. Thế giới dường như được sinh ra lần nữa ở những nơi không thể nhìn thấy được, và anh ta không muốn lỡ đi một cơ hội nào. Mặc dầu vậy, về mặt cơ bản, anh ta muốn dạy học. “Tôi yêu thích lớp học,” anh ta nói. “Tôi biết nghe có vẻ cổ hủ, nhưng tôi thích cuộc sống học thuật. Lĩnh vực của cô là gì?”
“Thật ra, tôi mới chỉ là sinh viên năm thứ hai; chuyên môn của tôi là tiếng Anh, nhưng tôi thật sự không...”
“Thế à? Trông cô già dặn hơn như vậy. Ý tôi là trông cô không già hơn, nhưng dường như cô già dặn hơn. Cách cô khuấy động; cách cô giao thiệp với Lazlow già nua. Tôi đã nghĩ rằng cô là một sinh viên cao học. Cô có một cái gì rất... Tôi không biết nữa. Cô dường như rất tự tin với bản thân. Theo cách tích cực, ý tôi là như vậy. Những buổi liên hoan như thế này có vẻ hơi thái quá sau một lúc, cô có nghĩ thế không? Mọi người gào thét với nhau, mọi người cố gắng ghi điểm. Tất cả chỉ là cái tôi, cái tôi, cái tôi. Cô có muốn thêm chút nữa không?”
“Không, có lẽ tôi nên về thôi.”
“Cô sống ở đâu? Tôi đưa cô về nhé.”
“Không, thật ra, tôi còn đi với một người nữa.”
“Ai cơ?
“Chắc anh không biết anh ấy, Dave Ferguson. Anh ấy ở đằng kia, bên cạnh cửa ra vào, người có tầm vóc cao ý.”“
“Anh ta á? Nhưng trông anh ta chỉ như có mười lăm tuổi.”
“Vớ vẩn quá. Anh ta đã hai mươi mốt tuổi rồi.”
“Tại sao anh ta lại không ở trong quân ngũ? Trói buộc tuổi trẻ như vậy à.”
“Anh ấy bị đau đầu gối.”
“Một “cái đầu gối thủ thuật”, phải vậy không?” Andrew Crawford nói. “Một “cái đầu gối bóng đá.” À, thì ra, lạy Chúa lòng lành, tôi biết kiểu này rồi.”
“Thật ra tôi không biết anh đang có ý gì, nhưng tôi...”
“Tôi không có ý gì cả. Tôi không bao giờ nói bóng gió. Luôn nói chính xác những gì tôi muốn nói.”
“Dù sao thì tôi cũng phải đi rồi.”
“Đợi đã.” Và rồi anh ta đi theo cô qua đám đông. “Liệu tôi có thể gọi cho cô một lúc nào đó được không? Tôi có thể có số điện thoại của cô chứ?”
Khi cô viết số điện thoại cô tự hỏi tại sao cô lại làm như vậy. Chẳng phải là dễ dàng hơn khi nói không với Andrew Crawford hay sao? Nhưng vấn đề là: nó không hẳn dễ dàng như vậy. Có một cái gì đó ở anh ta - đôi mắt anh ta, cái miệng anh ta, bờ vai trông có vẻ mềm mại của anh ta - tất cả đều nói rằng anh ta sẽ bị tổn thương dù với bất kỳ lý do gì nếu bạn nói không. “Xin cảm ơn,” anh ta nói, đút số điện thoại của cô vào trong túi, và trông anh ta có vẻ hài lòng như đứa trẻ được lựa chọn khen thường, “ôi, xin cảm ơn.”
“Gã thanh niên bé nhỏ béo phị là ai đấy?” Dave Ferguson gặng hỏi khi họ đi ra đến ngoài phố.
“Tôi không biết. Một sinh viên cao học môn triết. Tôi sẽ không hẳn gọi anh ta là béo.” Sau một lúc cô nói “mặc dầu vậy thì cũng thật ngạo mạn.” Và rồi cô cũng bị tự mâu thuẫn: bạn cũng không nên gọi anh ta là ngạo mạn.
“Đằng ấy có nghĩ rằng anh ta thật sự hấp dẫn với đằng ấy không?”
“Cậu cứ nói như vậy với tất cả mọi người.”
Đó là một đêm trong trẻo, và cô thích đi bộ với Dave Ferguson. Cậu ta ôm sát cô nhưng không theo cách thật chặt, gần như tuyệt vọng mà những cậu con trai vẫn làm; chân cậu ta đi đều với những sải chân của cô một cách hoàn hảo, và những gót chân của họ đánh nhịp sắc gọn, đầy hăng hái.
“Tôi có thể lên được chứ?” Cậu ta hỏi cô ở ngưỡng cửa. Hiện cô có một căn hộ của riêng mình trong “khu nhà cho sinh viên được chấp nhận”; cô đã để cho cậu ta lên nhà ba hay bốn lần gì đó, và hai lần đã để cho cậu qua đêm.
“Tôi không nghĩ là tối nay, Dave,” cô nói, không hoàn toàn nhìn vào mắt cậu ta. “Tôi thật sự rất...”
“Có vấn đề gì thế? Đằng ấy bị ốm à?”
“Không, chỉ vì tôi bị mệt nên tôi muốn được đi ngủ ngay. Và ngày mai tôi có một bài kiểm tra kinh khủng về Chaucer.”
Sau khi quay lại để quan sát cậu ta đi về phía đường dành cho người đi bộ, khòng người trong chiếc áo mưa, cô tự hỏi tại sao cô lại đuổi cậu ta đi. Cuộc sống thật là khó hiểu.
Một điều đau khổ mà Emily trải nghiệm được ở trường đại học là cô cảm thấy mình thông minh hơn chị mình. Cô đã cảm thấy thông minh hơn mẹ mình hàng nhiều năm nay rồi; khi điều này xảy ra với Sarah cô cảm thấy cô như bị phản bội một niềm tin.
Cô bắt đầu nhận ra điều đó khi cô và Pookie đi thăm St.Charles ngay sau khi Sarah sinh con thứ hai. Tony Junior hiện đứng được rồi, thò lò mũi xanh và dính chặt vào chân mẹ khi họ nhìn săm soi vào chiếc cũi để ngắm gương mặt mới bé xinh.
“Oâi, mẹ nghĩ Peter là một cái tên hay,” Pookie nói. “Và con đã đúng, Sarah, cu con khác thật. Cu con và Tony bé hoàn toàn khác nhau về cá tính. Có phải vậy không, Emmy?”
“Mm.
Khi việc xem xét kỹ lưỡng kết thúc và bọn trẻ đã ngủ, họ ngồi quanh trong phòng khách và Sarah rót ba ly rượu sherry. Rõ ràng là cô đã mang rượu sherry từ Edan Wilson về.
“Ôi, thật là dễ chịu khi được ngồi xuống,” cô nói, và trông cô thật mệt mỏi; nhưng cô bắt đầu hồi tỉnh lại khi cô nói chuyện. Có những lần, đặc biệt chỉ với một chút rượu trong máu, thì Sarah đã có thể gần như nói nhiều như Pookie.
“...Con không thể không nghĩ về Cha ngược dòng thời gian trong khoảng tháng tám hay có thể là thời gian nào đó, khi Ý đầu hàng. Mẹ đã xem báo hôm nay chưa? Những Tiêu đề? Thật ra, Tin tức - đó là tờ báo duy nhất mà bọn con có; Tony thích nó - tiêu đề trong tờ Tin tức là “Ý BỎ CUỘC”; nhưng hôm đó vô tình con đi xuống làng, con còn nhìn thấy cả những tờ báo khác nữa. Tờ Tin tức và Tribune nói “Ý ĐẦU HÀNG”, hay là một tiêu đề gì đó như vậy, và hầu như tất cả những tờ báo khác. Nhưng mẹ có biết tờ Chủ nhật viết gì không? Tờ báo của cha ý? Tiêu đề của tờ Chủ nhật yêu quý là “Ý ĐẦU HÀNG CÓ ĐIỀU KIỆN”. Mẹ có thể tưởng tượng được không? Mẹ có tưởng tượng được một tiêu đề viết như vậy được bố đồng ý chăng, hay cho phép một tiêu đề được viết như vậy? Chắc hẳn ông sẽ chết mất, ý con muốn nói là như vậy,” cô thêm nhanh vào, “bố sẽ không bao giờ để cho chuyện đó xảy ra.” Và cô uống một ngụm thật dài.
“Con không hiểu,” Emily nói.
“Ôi, Emmy,” Sarah nói. “Liệu có bao nhiêu người hiểu được từ “đầu hàng có điều kiện” có nghĩa là gì?”
“Chị có hiểu từ đó có nghĩa gì không?” Sarah chớp mắt. “Thật ra, nhưng ý chị là có bao nhiêu người khác hiểu được? Và với một tờ báo hàng ngày nó cần phải đáp ứng được cho hàng triệu con người - Chị không biết; Chị nghĩ nó thật là khôi hài, chỉ vậy thôi.”
“Thật là tuyệt,” Pookie nói.
Sarah ngồi lùi lại vào trong ghế sofa, khép phía mắt cá chân vào - có phải cô cũng đã cóp nhặt hành động đó từ Edna Wilson chăng? và lao vào việc độc thoại tiếp theo với sự thích thú của một người biểu diễn hiểu rằng khán giả của cô ta sẽ bị mê hoặc. “À, mà con phải nói mẹ nghe chuyện này,” cô bắt đầu. “Trước tiên con nhận được một lá thư từ Donald Clellon hồi năm ngoái, và anh ta...”
“Donald Clellon?” Emily hỏi. “Chị thật sự?”
“Ôi, đó chỉ là một bức thư ngắn buồn bã; thật không quan trọng. Anh ta nói anh ta hiện đang ở trong quân ngũ và anh ta thường xuyên nghĩ đến con - mẹ biết đấy - và anh ta nói anh ta đã ở đây, Doanh trại Upton. Vì thế dù sao...”
“Chuyện đó cách đây bao lâu rồi?”
“Con không nhớ chính xác; một năm hay gì đó. Dù sao thì, tháng trước bọn con đã gặp phải một trận kinh hoàng của máy bay oanh tạc - mẹ có nghe thấy tin này không ạ?”
“Không, không,” Pookie nói, trông rất lo âu.
“Thật ra, điều đó không có nghĩa lý gì cả, dĩ nhiên rồi, đó là toàn bộ vấn đề. Nó mới chỉ một vài giờ trôi qua. Con đã bị hoảng sợ, nhưng một vài người dân thị xã đã... họ đã nói về điều đó hàng nhiều ngày sau đó. Dù sao, họ thông báo trên đài là một trong những người lính ở Doanh trại Upton đã báo động nhầm, và con nói - con nói chuyện với Tony và anh ấy không thể nhịn cười được - con nói “Con cá rằng đó chính là Donald Clellon.”
Pookie ngả đầu về đằng sau hết tràng cười này đến tràng cười khác, nhe ra hàm răng xấu xí, và Sarah cũng cười một cách không thể kiềm chế được.
“Nhưng gượm đã,” Emily nói trong khi mẹ cô và chị cô đang cố nhịn cười. “Doanh trại Upton chỉ là một trung tâm tuyển quân; họ chỉ ở đó vài ngày trước khi họ chuyển đến những doanh trại khác để đào tạo cơ bản, và rồi họ được chuyển đến sư đoàn. Nếu như Donald Wilson viết thư cho chị cách đây một năm thì hiện anh ấy đang phải ở nước ngoài rồi.” Và cô còn muốn thêm vào có thể anh ấy đã hy sinh, nhưng không muốn làm lớn chuyện này. “Ôi?” Sarah nói. “Thật ra chị không biết, nhưng dù cho có thế đi nữa.”
“Ôi, Emmy,” Pookie nói. “Đừng phá hỏng câu chuyện, con. Khả năng hài hước của con đâu rồi?” Và bà nhắc lại đoạn kết của câu chuyện cười, để nhấm nháp chúng. “Em cá đó chính là lỗi của Donald Wilson.”
Emily không biết khả năng hài hước của cô để ở đâu, nhưng cô biết rằng nó không phải ở đây - mà cũng không phải ở trong ngôi nhà chính, vào buổi chiều hôm đó, khi mà cô và Pookie qua đó đáp lễ với gia đình Wilson lớn. Cô nghĩ rằng cô sẽ bỏ nó lại, cùng với mọi thứ quan trọng khác, để quay trở về trường.
Một thời gian ngắn cô đã mong chờ Andrew Crawford gọi cho cô một ngày nào đó; rồi cô không nghĩ về điều đó nữa, và hơn một năm trôi đi trước khi anh ta gọi - năm mà cô trở thành một sinh viên năm thứ ba.
Cô đã thôi không quan hệ với Dave Ferguson nữa và dành sáu tuần lãng mạn, u sầu với một anh chàng tên là Paul Resnick người đang đợi đi quân dịch; sau đó anh ta viết cho cô một lá thư dài từ Fort Sill, Oklahoma, giải thích rằng anh ta yêu cô nhưng không muốn bị ràng buộc. Cô làm việc ở mùa hè năm đó ở một cửa hàng sách phía trên Broadway... “Người chuyên môn về tiếng Anh là những người bán sách chạy,” người quản lý nói với cô; “mỗi lần cần tôi lại tuyển một người có chuyên môn tiếng Anh” - và rồi mùa đông năm sau, hoàn toàn bất ngờ, Andrew Crawford gọi cô.
“Tôi hoàn toàn không chắc rằng em nhớ tôi,” anh ta nói khi họ ngồi ở quán ăn Hy Lạp gần khu ký túc Columbia.
“Tại sao mãi anh mới gọi cho em?”
“Vì tôi ngượng,” anh ta nói trong lúc mở khăn giấy. “Tôi ngượng và cũng vì tôi bị mắc với một quý cô mà không nên nhắc đến tên ở đây.”
“Ôi, mọi người gọi anh là gì, dù sao đi nữa? Andy?”
“Ôi, Chúa ơi, không. “Andy” gợi đến kiểu tuýp người quỷ quái, mạnh mẽ; không phải tuýp người của tôi, tôi e là như thế. Tôi luôn được gọi là Andrew. Hơi khó gọi một chút, tôi khẳng định - một thể loại giống như Ernest hay Clarence - nhưng tôi đã quen với nó rồi.”
Theo cách anh ta ăn, cô có thể nói là anh ta thích món ăn của mình - anh ta hơi mập - và không nói nhiều cho đến khi anh ta no, khi mà có một chút mỡ bóng loáng quanh miệng. Rồi anh ta bắt đầu nói như thể nói chuyện là một thú vui khoái lạc khác nữa, sử dụng những từ như “lộn xộn” và “cải cách”. Anh ta nói chuyện về chiến tranh không như một biến động lớn có thể nuốt chửng được mình - anh ta nói lần thứ hai là anh ta là một người tàn phế về thể chất - nhưng như là một “trò chơi” quốc tế tuyệt vời và phức tạp; anh ta tiếp tục nói về những cuốn sách mà cô chưa bao giờ đọc và những tác giả mà cô chưa bao giờ nghe nói đến, và rồi anh ta lại nói đến nhạc cổ điển, một lĩnh vực mà hầu như cô không biết chút nào.”... Và như em có thể biết, phần chơi piano trong bản sonata đó là một trong những phần khó nhất trên đời này. về mặt kỹ thuật, ý tôi là như vậy.”
“Anh cũng là một nhạc công à?”
“Đã từng, một kiểu như vậy. Tôi học piano và clarinet trong nhiều năm - em biết đấy, tôi là một trong những kẻ tí hon buồn chán được gọi “những đứa trẻ tài năng” - rồi hoá ra là khi tôi không có năng khiếu biểu diễn tôi đã cố gắng sáng tác. Nghiên cứu nghệ thuật sáng tác ở Eastman cho đến khi rõ ràng là tôi cũng cả không có nhiều năng khiếu cho việc đó; rồi tôi thôi không theo đuổi âm nhạc nữa.”
“Chắc là phải đau khổ lắm khi phải từ bỏ những công việc như vậy.”
“Ôi, nó làm tan nát trái tim tôi. Nhưng rồi, khi nhớ lại những ngày đó trái tim tôi dường như bị vỡ ra, trung bình một tháng một lần, vì thế nó chỉ còn là vấn đề về thời gian nữa thôi. Em muốn ăn tráng miệng gì không?”
“Hiện giờ bao lâu trái tim anh lại bị tan vỡ?”
“Mm? Ôi, có phần nào đã bớt hơn. Có thể là hai hay ba lần trong năm. Tráng miệng nhé? Họ có món bánh ngọt baklava tuyệt hảo đấy.”
Cô quyết định là cô sẽ thích anh ta. Cô không thích mỡ bám quanh miệng anh ta, nhưng anh ta đã lau nó đi trước khi thưởng thức món baklava, và cô thích cả những thứ khác nữa. Không một cậu con trai nào mà cô đã từng biết có một kiến thức sâu rộng và nhiều quan điểm lập luận tốt đến như thế - anh ta là một trí thức - và cũng không một cậu con trai nào khác có được tính chín chắn để tự đánh giá về mình được. Nhưng đó mới là một vấn đề: anh ta không phải là một cậu con trai. Anh ta đã ba mươi. Anh ta đã đạt đến những giới hạn của cuộc đời.
Cô cho phép bản thân nép mình thật gần trong vòng tay anh ta khi họ thả bộ, và khi họ đi đến ô cửa nhà cô, cô nói “Anh có muốn lên nhà làm một ly cà phê không?” Anh ta lùi lại hai bước ở lối người đi bộ, trông ngạc nhiên. “Không”, anh ta nói, “không, thật sự; rất cảm ơn, lần khác nhé.” Và thậm chí anh ta còn không thèm hôn cô; tất cả những gì anh ta làm là mỉm cười và làm một động tác vẫy tay xấu khủng khϊếp khi anh ta quay đi. Ở trên nhà, cô đi bộ trên sàn một lúc lâu, miệng mυ'ŧ ngón tay, cố gắng suy nghĩ xem mình đã làm gì sai.
Nhưng sau đó một vài ngày anh ta có gọi điện lại cho cô. Lần này họ đi nghe hoà nhạc Mozart, và khi họ quay về nơi ở của cô anh ta nói anh ta nghĩ rằng có một chút cà phê thì thật là thú vị.
Anh ta ngồi ở băng ghế sofa mà mẹ cô đã giúp cô mua ở một đại lý Cứu trợ Quân đội, và khi cô đi quanh phòng bếp cô không biết liệu nên ngồi bên cạnh anh ta hay ở ghế đối diện với bàn cà phê. Cô đã lựa chọn ngồi bên cạnh anh, nhưng anh ta dường như không nhận ra điều này.
Khi cô tựa người về phía sau thì anh ta thả người về phía trước, khuấy cốc cà phê, và khi cô thả người về phía trước thì anh ta lại ngả người về phía sau. Trong suốt thời gian anh ta nói liên tục, trước tiên là về buổi hoà nhạc và rồi đến chiến tranh và thế giới và đến bản thân mình.
Cô với lấy thuốc lá (cô cần có một thứ gì đó để làm với bàn tay của mình) và khi cô vừa mới châm lửa thì cũng là lúc anh ta tấn công cô. Tia lửa loé trên tóc cô và xuống phía dưới váy; cô đang ngồi, tảng lờ, và anh ta luôn xin lỗi. “Chúa ơi, tôi xin lỗi; thật là vụng về quá; tôi luôn bị như vậy - chắc hẳn em nghĩ tôi...”
“Không sao mà anh,” cô nói với anh. “Anh chỉ làm em giật mình thôi mà.”
“Tôi biết; Tôi... tôi vô cùng xin lỗi.”
“Không sao đâu mà.” Cô bỏ thuốc lá đi và ngồi lại với anh ta, và lần này cánh tay anh ta vòng qua ôm lấy cô. Khuôn mặt anh ta ửng đỏ khi hôn cô, và cô nhận thấy anh ta không mò tìm bầu ngực và đùi cô ngay lập tức như những cậu con trai khác thường làm; anh ta dường như thích thú với việc ôm và hôn, và đi kèm với một vài tiếng rên nhẹ.
Sau một lúc anh ta rời khỏi miệng cô và nói “Khi nào là giờ học đầu tiên vào buổi sáng của em?”
“Điều đó không quan trọng.”
“Nó quan trọng chứ. Nhìn xem mấy giờ rồi này. Thật sự tôi nên đi.”
“Không, anh ở lại đi. Làm ơn mà. Em muốn anh ở lại.”
Và rồi thì anh ta bắt đầu yêu cô. Rên nhẹ, anh ta cởi bỏ áo choàng và cà vạt và thả chúng trên sàn; rồi anh ta vội vàng giúp cô cởi váy. Chỉ với một cử chỉ nhanh khủng khϊếp cô đã biến ghế sofa thành giường và họ ngập chìm trong đó, quằn quại và hổn hển và dính chặt vào nhau. Sự ấm nồng của anh, thân hình nặng nề sờ vào thật mềm mại, nhưng anh khỏe.
“Ôi,” anh ta nói. “ôi, Emily, tôi yêu em.”
“Đừng, đừng nói thế.”
“Nhưng điều đó là sự thật; tôi phải nói thế. Tôi yêu em.”
Anh ta há miệng và mυ'ŧ một bên bầu ti cô một lúc, lấy tay vuốt ve cô; rồi miệng anh ta lại mυ'ŧ bầu ti bên kia. Một lúc lâu anh ta quay đi và nói “Emily?”
“Dạ?”
“Tôi xin lỗi, không... tôi không thể. Thỉnh thoảng lại xảy đến với tôi như thế này.”
“Ôi.”
“Tôi không biết phải nói xin lỗi em như thế nào; chỉ vì một trong những... Điều đó có làm cho em ghét tôi không?”
“Không, không đâu. Andrew.”
Với một tiếng thở dài xả hơi, anh ta cố nâng mình lên và ngồi ở cạnh giường, và trông anh ta thất vọng đến nỗi cô phải ôm anh ta từ phía đằng sau.
“Tốt rồi,” anh ta nói. “Thế là tốt rồi. Tôi thích được em ôm như thế này. Và thật sự là: tôi yêu em. Em thật thú vị. Em ngọt ngào và mạnh khỏe và là một kiểu người tôi yêu. Chỉ vì tôi dường như không thể... chứng tỏ được mình đêm nay.”
“Sh-sh. Thôi nào.”
“Hãy nói cho tôi biết sự thật. Điều này đã bao giờ xảy ra với em trước đó chưa? Đã bao giờ có một người đàn ông làm em thất vọng đến thế này chưa?”
“Có chứ ạ.”
“Em có thể nói thậm chí đó không phải là sự thật. Ôi, Chúa ơi, em là một cô gái dễ thương. Nghe này, dẫu sao, Emily: điều đó chỉ thỉnh thoảng xảy ra với tôi. Em có tin không?”
“Vâng, đương nhiên rồi.”
“Những thời gian khác thì tôi ổn. Chúa ơi, thỉnh thoảng tôi có thể quan hệ, và quan hệ cho đến khi...”
“Sh-sh, thôi nào. Sẽ ổn thôi anh. Chỉ là tối nay thôi mà. Sẽ có những tối khác nữa.”
“Em có hứa không? Em hứa chứ?”
“Vâng, đương nhiên rồi.”
“Thật là tuyệt,” anh nói, và quay lại ôm cô vào lòng.
Nhưng trong vòng một tuần liền, cả chiều cũng như tối cũng như cả sáng, họ cố và cố nhưng không thành công. Cuối cùng, những gì cô có thể nhớ nhiều nhất về cái tuần đó là hơi nóng, mồ hôi của cuộc vật lộn và mùi của chiếc giường.
Luôn mồm cô nói “Đó là lỗi của em,” và anh ta bảo cô nếu cô còn tiếp tục nói như vậy thì sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Một lần anh ta gần như đạt được điều đó: anh đã đưa được nó vào trong cô, và cô có thể cảm nhận được nó. “Đó, nó đấy!” Anh ta nói. “ôi Chúa ơi, nó đấy; đấy...” nhưng điều đó đã không kéo dài được bao lâu trước khi anh ta tuột ra ngoài và nằm nặng nề lên cô, thở hổn hển và nức nở trong thất bại. “Tôi lại thua cuộc rồi,” anh ta nói. “Tôi lại thua cuộc rồi.”
Cô vuốt ve mái tóc ẩm ướt của anh ta. “Nó thật tuyệt trong giây lát.”
“Em tốt quá, nhưng tôi biết rằng nó không “thật tuyệt”. Nó chỉ vừa mới bắt đầu.”
“Dạ, nó vừa mới bắt đầu, Andrew. Chúng ta sẽ làm tốt hơn trong lần tới.”
“Chúa ơi. Đó là điều tôi luôn nói. Mỗi lần tôi bỏ rơi em và quay về trạng thái gào thét, sôi sục, khốn khổ tôi luôn nghĩ ‘Mình sẽ làm tốt hơn ở lần sau’. Và nó luôn như vậy - luôn như vậy.”
“Sh-sh. Hãy ngủ một chút đi anh. Rồi có thể buổi sáng chúng ta sẽ...”
“Không, thậm chí còn tồi tệ hơn vào buổi sáng. Em biết mà.”
Vào một ngày nóng nực của tháng Hai anh ta gọi để thông báo với cô một quyết định. Không thể nói chuyện qua điện thoại; liệu cô có thể gặp anh ta ở Bờ phía Tây lúc 4:30?
Cô tìm thấy anh ta một mình ở quầy bar với một vại bia, một chân vếch lên lan can, và anh ta sải những bước dài khi anh ta đưa cô vào chỗ ngồi, vai thõng xuống. Đó là những gì cô nhận thấy trước kia: khi cô gặp anh ở một nơi nào đó, trong quán bar hay một góc phố, anh luôn đi lại với dáng vẻ của một vận động viên điền kinh trong tư thế nghỉ.
Anh ta ngồi gần cô trong quầy bar, cầm lấy một tay của cô giữa những cốc bia, và nói với cô rằng anh ta đã quyết định đi gặp nhà phân tâm học. Anh ta đã có tên của người bác sĩ từ một ai đó “trong khoa”; anh ta đã sắp xếp lần điều trị đầu tiên và mong muốn được gặp thường xuyên nếu cần - hai, ba lần một tuần gì đó, anh ta không quan tâm. Có thể sẽ tiêu tốn hết tiền tiết kiệm và hầu hết lương của anh ta - thậm chí anh ta có thể phải mượn tiền - nhưng không còn cách nào khác.
“Thế ạ, anh thật dũng cảm quá, Andrew.” Anh ta siết chặt tay cô. “Đó không phải là dũng cảm; đó là một hành động tuyệt vọng. Đó là điều mà tôi có thể là đã phải làm từ lâu rồi. Và Emily, đây là phần khó khăn nhát: tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gặp nhau trong khi tôi điều trị. Hãy xác định là việc này sẽ phải mất đến một năm. Rồi tôi sẽ tìm đến em, và đương nhiên là em có thể quan hệ với người đàn ông khác; tôi chỉ có thể hy vọng em vẫn chờ tôi. Vì vấn đề là tôi muốn cưới em, Emily, và tôi...”
“Anh muốn cưới em? Nhưng anh thậm chí chưa...”
“Làm ơn,” anh ta nói, nhắm mắt lại như thể đau đớn. “Tôi biết những gì tôi thậm chí chưa làm.”
“Em không nói như vậy. Em chỉ muốn nói là anh thậm chí còn chưa cầu hôn em.”
“Em là một cô gái tốt nhất, khoẻ mạnh nhất, ngọt ngào nhất mà tôi đã từng gặp,” anh ta nói, và vòng tay quanh cô. “Đương nhiên tôi không... sao tôi có thể, với tình trạng như thế này? Nhưng ngay khi cái năm này kết thúc, ngay khi tôi - em biết mà - tôi sẽ quay lại và dâng hiến cho em một lời cầu hôn chân thành nhất mà em có thể được nghe thấy. Em có hiểu không, Emily?”
“Vâng, ngoại trừ em - thật ra, chắc chắn là như vậy, em hiểu.”
“Thậto tuyệt diệu. Nào chúng ta hãy ra khỏi đây trước khi tôi vỡ oà trong nước mắt.”
Đó là một ngày dễ chịu - những đôi trai gái tụ tập trên lối người đi bộ, để hưởng thụ mùa xuân giả tạo - và anh ta dẫn cô đi nhanh đến một quầy hoa ở góc phố.
“Tôi sẽ đưa em vào xe taxi để đưa em về nhà,” anh ta nói, “nhưng trước tiên tôi sẽ mua hoa tặng em.”
“Không, thật là vớ vẩn; em không muốn bất kỳ một bông hoa nào.”
“Có, em có đấy. Đợi đã”. Anh ta ra khỏi cửa hàng bán hoa với một tá hoa hồng màu vàng và ấn chúng vào tay cô. “Đây, hãy cắm chúng vào nước; rồi em sẽ nhớ đến tôi ít nhất là cho đến khi chúng héo. Emily? Liệu em có nhớ tôi không?”
“Đương nhiên rồi ạ.”
“Hãy cứ nghĩ là tôi phải đi quân dịch, giống như bao người khác, tốt hơn những người đàn ông khác mà em đã gặp. Tốt thôi. Không chia tay lâu nhé.” Anh ta hôn vào má cô; rồi anh ta lết đi trên phố, vẫn là dáng vẻ điền kinh không một chút nào tự nhiên đối với anh ta; anh ta vẫy một chiếc taxi và đứng đó mở cửa xe cho cô, cười với đôi mắt sáng trông hơi lơ đễnh.
Khi chiếc taxi chuyển bánh đi cô quay đầu lại trong một mùi hương nặng nề của hoa hồng để xem là liệu anh ta có giơ tay vẫy, nhưng cô bắt gặp chỉ là một nét thoảng qua cái lưng anh ta đang hoà lẫn vào trong đám đông.
Ngoại trừ việc mà cô muốn khóc, cô không thật sự biết cô cảm thấy gì nữa. Cô cố gắng suy nghĩ suốt dọc đường về nhà cho đến khi cô phát hiện ra, khi đi lên cầu thang, rằng cô nhận thấy một cảm giác hết sức thư giãn.
Ngay khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, một thủy thủ viễn dương trẻ bước vào quầy sách và bắt đầu nói chuyện với cô như thể anh ta đã biết về toàn bộ cuộc đời của cô vậy. Những móng tay của anh ta bị bầm giập và đen sì, nhưng anh ta có thể kể lại những đoạn văn của Milton và Dryden và Pope từ trí nhớ mà dường như không cần phải thể hiện: có, anh ta nói, nhiều thời gian để đọc ở trên tàu. Anh ta mặc một chiếc áo len trông như quá ấm đối với thời tiết của mùa này, và anh ta có một cái đầu đẹp trai, tóc màu vàng và to mà cô tự tả với bản thân mình như “người Bắc Âu.” Anh ta đứng đó nói chuyện, chuyển trọng lượng từ chân này sang chân khác, ôm một chồng sách tựa vào hông mình, và cô cảm thấy một sự khẩn cấp mãnh liệt muốn đặt tay mình lên anh ta. Cô sợ rằng anh ta có thể rời khỏi quầy sách mà không cho cô một cái hẹn, và gần như là anh ta làm như vậy - anh ta nói “Thế đã nhỉ, hẹn gặp cô,” và bắt đầu quay đi, và rồi anh ta quay lại và nói “Cô này, mấy giờ thì cô hết giờ?”
Anh ta ở trong một khách sạn xuống cấp ở Heir’s Kitchen - chẳng bao lâu cô biết mọi thứ về khách sạn đó, từ mùi nướ© ŧıểυ và chất tẩy uế ở hành lang đến cái khoang thang máy chậm chạp cho đến cái thảm màu xanh được quét son đỏ trong phòng của anh ta - và cả cái tàu đang phải chịu đựng sự sửa chữa kéo dài ở Khu Hải quân Brooklyn, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ ở New York suốt mùa hè. Tên anh ta là Lars Ericson.
Anh ta rắn chắc và trơn mượt như ngà voi vậy, và có kích thước thật đẹp; trước tiên cô nghĩ rằng cô có thể sẽ không bao giờ hiểu được đầy đủ về anh ta. Cô thích nằm trên giường và ngắm anh ta khoả thân đi quanh phòng: anh ta làm cô nhớ đến Michelangelo’s David. Có những cái bướu nhỏ đỏ rực ở sau gáy anh ta và ở cả trên vai nữa, nhưng nếu cô nheo mắt lại là không nhìn thấy chúng nữa.
“... Và thật sự anh không đi học thật à?”
“Dĩ nhiên là anh có. Anh đã nói với em; anh học hết lớp tám.”
“Và anh thật sự nói được bốn thứ tiếng?”
“Anh chưa bao giờ nói với em như vậy. Anh chỉ nói trôi chảy tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tiếng Ý của anh rất sơ sài, rất nguyên thủy.”
“Chúa ơi, anh thật tuyệt vời. Anh lại đây nào...”
Cô hy vọng rằng anh ta có thể sẽ muốn trở thành một nhà văn hay là một hoạ sĩ - cô tưởng tượng thấy anh ta làm việc ở một nhà tranh trên bãi biển lộng gió, giống như Eugene O’Neill, trong khi cô phải lội thật sâu để bắt con trai, con hàu cho bữa đệm và những người ngớ ngẩn đi qua gào thét - nhưng anh chỉ đơn thuần là một thủy thủ hoàn hảo. Anh ta nói anh ta thích sự tự do mà nó mang lại cho anh.
“Thật ra, nhưng ý em là, tự do để làm gì?”
“Không cần thiết là phải để ‘làm gì’. Chỉ đơn giản là được tự do thôi.”
“Ôi, em biết rồi. ít ra là em cũng nghĩ rằng em hiểu.”
Cô nghĩ rằng cô đã nhìn thấy nhiều điều thú vị trong mùa hè hăng hái, đầy khoái lạc với Lars Ericson. Cô nghĩ rằng cô nhận thấy thời gian ở đại học thật là một sự lãng phí thời gian. Có thể đối với bất kỳ ai, thời gian ở đại học của họ cũng đều là lãng phí cả. Và cũng có thể có một điều gì đó cần được giải quyết với bi kịch của một người đàn ông như Andrew Crawford: anh ta đã cống hiến cuộc đời mình cho học thuật - không chỉ là suy nghĩ, mà là cả cuộc đời của anh ta - và nó đã làm teo lại tuổi trưởng thành của mình.
Dù với bất kỳ trường hợp nào, chắc chắn là không có một điều gì sai sót xảy ra với tuổi trưởng thành của Lars Ericson. Nó lớn lên từ bên trong anh ta giống như một nhánh cây vững chắc; nó khêu gợi cô và đưa được vào trong cô và ngập chìm trong cô; nó làm cho cô chầm chậm và vững vàng rơi vào trạng thái đê mê thật lâu mà chỉ có thể diễn tả bằng một tiếng rên; nó cho phép sự yếu đuối và sự ham muốn và sự hưng phẩn của cô để lại giống như một người đàn bà, chờ đợi muốn được tận hưởng nữa.
Một tối khi họ nằm mệt lử trên giường anh ta thì có một tiếng gõ cửa, và tiếng nói của một cậu bé mới lớn gọi “Lars? Anh có nhà chứ?”
“Tôi đang ở nhà,” anh ta nói lại, “nhưng tôi đang bận. Tôi có khách.”
Oâi.”
“Ngày mai tôi sẽ gặp cậu, Marvin,” anh ta nói. “Hoặc có thể là không phải ngày mai, nhưng cậu biết mà; tôi sẽ gặp cậu.”
“Được thôi.”
“Ai đấy?” Cô hỏi khi tiếng bước chân đi khỏi.
“Chỉ là một đứa trẻ ở trên tàu. Thỉnh thoảng cậu ta thích đến chơi cờ. Anh cảm thấy đáng thương cho cậu ta: cậu ta ở đây một mình, không có nhiều việc để làm.”
“Cậu ta nên đi chơi và tìm bạn gái.”
“Ôi, anh nghĩ là cậu ta sẽ quá ngượng nếu như làm việc đó. Cậu ta chỉ mới có mười bảy tuổi.”
“Em cá rằng anh đã không quá ngượng ở cái tuổi đó. Ồ, không, gượm đã - em cá là anh đã ngượng, nhưng bọn con gái không để cho anh ở một mình. Không hẳn chỉ là bọn con gái - kể cả những phụ nữ già hơn nữa. Những người phụ nữ có tuổi, sành điệu, thanh lịch có nhà ở tầng mái. Có đúng vậy không? Và họ đã kéo anh đến những căn nhà ở tầng mái đó, cởi bỏ quần áo của anh bằng răng của họ, họ sẽ dùng lưỡi của họ đi khắp ngực anh, và họ sẽ đi xuống đầu gối của anh và cầu xin anh. Có đúng vậy không? Chẳng phải đã như vậy sao?”
“Anh không biết, Emily. Em có trí tưởng tượng tốt đấy.”
“Anh đã làm bốc cháy sự tưởng tượng của em; anh đã nuôi trí tưởng tượng của em. Ôi, cho em nữa đi, cho em nữa đi.” Một buổi chiều anh ta hiện diện ở căn hộ của cô, mặc một bộ vét màu xanh mới rẻ tiền được đệm vai - không một cậu con trai Columbia nào bắt phải bị chết trong một bộ vét như vậy, nhưng điều đó chỉ làm cho anh ta thêm hấp dẫn - và nói anh ta đã mượn được một chiếc ô tô cho buổi tối nay. Liệu cô có thích đi ra vịnh Sheepshead và ăn tối trên bờ biển không?
“Thật là thú vị. Anh mượn xe của ai đấy?”
“Ồ, một người bạn. Một người anh biết.” Trên đoạn đường dài qua Brooklyn dường như anh ta bị ám ảnh. Anh ta lái xe bằng một tay, còn tay kia đùa nghịch với cái miệng của mình, liên tục kéo môi dưới ra và lại đưa nó vào phía bên trong hàm răng, và anh ta không nói gì với cô cả. Cô đã hy vọng là họ sẽ ngồi cạnh nhau trong nhà hàng, để anh ta có thể quàng tay qua cô và họ có thể lẩm nhẩm và cùng cười trong suốt bữa ăn; thay vào đó họ ngồi chéo nhau ở một cái bàn to giữa cái sàn rải rác toàn mùn cưa.
“Có một nơi nào đó ngoài kia không?” Cô gặng hỏi, “Chúng ta có thể nhảy ở đâu sau bữa tối?”
“Đó không phải là điều anh biết,” anh ta nói với một cái miệng đầy tôm hùm.
Thức ăn đè nặng dạ dày cô trên suốt đường về nhà - có quá nhiều dầu ở món khoai tây rán - và Lars không phá vỡ sự im lặng của mình cho đến khi anh ta tìm được một chỗ đỗ xe gần toà nhà của cô. Rồi, ngồi trong chiếc xe bất động và nhìn thẳng qua kính chắn gió, anh ta nói “Emily, anh không nghĩ rằng chúng ta nên gặp nhau nữa.”
“Anh không? Nhưng tại sao?”
“Vì anh phải sống thật với bản thân con người anh. Em rất dễ thương và chúng ta đã có với nhau những lúc thật tuyệt vời, những anh phải nghĩ về những nhu cầu của riêng anh.”
“Em không trói buộc anh, Lars. Anh tự do như...”
“Anh không nói rằng em ràng buộc anh. Chỉ đơn giản anh nói là anh phải sống thật với bản thân mình - Emily, vấn đề là có một người khác.”
“Ôi, trông cô ta như thế nào?”
“Đó không phải là một cô gái,” anh ta nói như thể điều đó sẽ làm cho tình hình dễ chịu hơn, “đó là một người đàn ông. Anh đột nhiên trở thành người ái nam ái nữ, em biết mà.”
Tất cả nước trong miệng trào ra. “Ý anh là đồng tính á?”
“Dĩ nhiên là không; em chắc hẳn đã phải hiểu về điều này. Anh nói anh là ái nam ái nữ.”
“Chẳng phải điều đó là giống nhau hay sao?”
“Không, không hẳn.”
“Nhưng anh thích đàn ông hơn đàn bà?”
“Anh thích cả hai. Anh thích thú với cảm giác khi được ở gần em; và hiện anh đang thích thú với cảm giác khác.”
“Em hiểu rồi,” cô nói. Và khi nào cô có thể học được cách không nói “tôi hiểu” về những điều mà cô chẳng hiểu gì cả?
Anh ta đi bộ với cô về nhà và họ đứng đối diện trên lối đi bộ, chỉ cách nhau một vài bước chân.
“Anh xin lỗi là đã kết thúc theo cách như thế này,” anh ta nói. Anh ta đặt một tay xuống thấp dưới hông và nhìn chằm chằm xuống đường để làm cho cô ngưỡng mộ hình ảnh của mình, và trông anh ta hơn bao giờ hết rất giống Michelangelo’s David, thậm chí kể cả trong bộ vét xấu đến thế này.
“Thật lâu, Lars,” cô nói.
Sẽ không có quan hệ tìиɧ ɖu͙© nữa, cô tự hứa với bản thân mình khi cô đấm liên tục vào chiếc gối khi lên đến tầng trên. Cô có thể gặp đàn ông, cô có thể ra ngoài với họ và cười và nhảy và làm mọi điều khác mà bạn cần phải làm với họ, nhưng không có quan hệ tìиɧ ɖu͙© nữa cho đến khi - thật ra, cho đến khi cô hoàn toàn chắc chắn điều cô đang làm.
Cô đã phá vỡ lời hứa của mình với một sinh viên luật phờ phạc người nói là anh ta là một người cộng sản, và lại cắt đứt mối quan hệ trong tháng Hai với một cậu bé hóm hỉnh chơi trống ở một ban nhạc Jazz. Sinh viên luật không quan hệ với cô nữa vì cậu ta cho rằng cô bị “ô uế về ý thức,” và hoá ra là người chơi trống đang có quan hệ với ba cô gái khác nữa.
Và rồi mùa xuân lại đến. Cô sắp tốt nghiệp đại học với không một ý tưởng nào là sẽ làm gì cho cuộc đời mình, và nó gần đến lúc Andrew Crawford kết thúc thời kỳ chữa trị tâm lý.
“Emily?” Anh ta nói trên điện thoại. “Em có ở một mình không?”
“Có, xin chào anh Andrew.”
“Anh không thể nói với em là đã bao nhiêu lần anh đã bắt đầu quay số điện thoại và bỏ cuộc ở con số thứ bảy. Nhưng em đang ở đó, có phải vậy không? Tôi đang thực sự nói chuyện với em đấy chứ. Nghe này: trước khi tôi đi xa hơn, tôi cần phải biết một điều. Em có... em có người đàn ông nào chưa?”
“Chưa...”
“Hoàn toàn là một điều quá tốt... Tôi hầu như không hy vọng điều đó.”
Cô gặp anh ở West End chiều hôm sau. “Cho hai cốc,” anh nói với hầu bàn. “Không, đợi đã. Hai martini, thật nặng nhé.”
Trông anh ta vẫn thế - có thể hơi nặng hơn một chút; cô cũng không chắc - và khuôn mặt anh ta sáng lên với những căng thẳng.
“Không có gì khác nhàm chán hơn khi phải nghe theo sự phân tích của người khác,” anh ta nói, “vì thế tôi sẽ miễn cho em. Hãy nói rằng đó là một kinh nghiệm to lớn. Khó khăn, đau đớn - Chúa ơi, em không thể tưởng tượng nổi nó đau đớn đến như thế nào - nhưng là một kinh nghiệm to lớn. Có thể phải mất hàng nhiều năm, nhưng tôi đã vượt qua được giai đoạn khó khăn đầu tiên. Tôi cảm thấy khá hơn nhiều. Cuộc sống không còn bị lo lắng nữa. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy được tôi là ai.”
“Thế thì tuyệt vời quá, Andrew.”
Anh ta nhấp một ngụm martini đầy ham muốn và ổn định lại chỗ ngồi với một tiếng thở dài, đặt một tay lên đùi cô. “Còn em thế nào?”Anh ta hỏi. “Năm vừa rồi của em thế nào?”
“Ôi, em cũng không biết nữa. Ổn thôi.”
“Tôi thề rằng tôi sẽ không hỏi em điều này,” anh ta nói, “nhưng nay trong tay tôi là cái đùi thật bự của em nên tôi phải hỏi. Em đã quan hệ với những ai?”
“Ba người.”
Anh ta nhăn mày cau mặt. “Chúa ơi. Ba người. Tôi sợ rằng em sẽ nói tám hay mười gì đó, nhưng theo cách là ba người còn tồi tệ hơn. Ba người này là những quan hệ nghiêm túc, thật sự. Em đã yêu ba người khác nhau.”
“Em không biết tình yêu là gì, Andrew. Em đã nói với anh điều này.”
“Em đã nói với tôi năm ngoái. Và hiện tại em vẫn không biết? Tốt thôi; đó là một điều gì đó, dù sao đi nữa. Vì em biết đấy tôi thật sự cảm nhận được tình yêu, và tôi sẽ tác động đến em và tác động đến em cho đến khi em cảm nhận được điều đó. Hãy nghe tôi nói này... “tác động đến em” - Nghe như thể, ý tôi là - Chúa ơi, tôi xin lỗi.”
“Anh không phải xin lỗi.”
“Tôi biết. Đó là những gì mà bác sĩ Goldman cứ nói mãi với tôi. Ông ta nói tôi đã dành cả đời mình để nói lời xin lỗi.”
Họ uống nhiều rượu martini hơn ở nhà hàng Hy Lạp, và rượu vang ở bữa tối, khi họ bắt đầu về chỗ ở của cô dường như anh ta bắt đầu ngà ngà say. Cô không biết liệu đây là một tín hiệu tốt hay không tốt nữa.
“Điều này choán lấy tất cả mọi phương diện của một sự kiện thể thao chính,” anh ta nói khi họ đi lên cầu thang. “Một cuộc chiến giành giải vô địch, hoặc là một thứ gì đó. Đối thủ đã được đào tạo trong một năm; liệu anh ta có giành chiến thắng lần này không? Sự bền bỉ đã vào Vòng Một, sau khi cái từ này phát ra từ...”
“Đừng, Andrew.” Cô ôm vòng tay quanh cái lưng rộng của anh ta. “Không giống như thế một chút nào. Chúng ta hãy đi lên gác và yêu nhau nhé.”
“Ôi, em ngọt ngào quá. Em ngọt ngào quá và khoẻ mạnh nữa, và tốt bụng nữa.”
Họ cố gắng hàng giờ liền - họ cố đủ mọi cách - và không khá gì hơn lần tốt nhất của năm trước. Cuối cùng anh ta ngồi sụp xuống cạnh giường như thể ngồi trên một chiếc ghế đẩu của võ sĩ quyền Anh, cái đầu anh ta như đang treo lên.
“Vì thế,” anh ta nói. “Một cú đo ván kỹ thuật ở vòng bốn. Hay là lần thứ tư nhỉ? Em đã là người chiến thắng và vẫn là người vô địch.”
“Đừng, Andrew.”
“Tại sao lại không? Tôi chỉ thắp được ngọn lửa lên. Ít ra là người viết phóng sự thể thao cũng có thể nói rằng tôi thật là phong nhã trong thất bại.”
Và đêm tiếp theo anh ta đã giành chiến thắng. Nó không hoàn hảo - trong những khoảnh khắc lên đến đỉnh điểm cô bị thất bại vì không đáp được lại hoàn toàn như cô đã nghĩ rằng cô nên - nhưng đó là những gì tác giả của bất kỳ cuốn sách hướng dẫn làʍ t̠ìиɦ nào cũng đều có thể coi đó là một sự thể hiện thoả đáng.
“... Ôi, Emily,” anh ta nói khi anh ta lấy lại được hơi thở, “Ôi, nếu như chỉ xảy ra lần đầu, năm ngoái, thay vì tất cả những đêm khủng khϊếp của...”
“Sh-sh.” Cô vuốt vai anh. “Bây giờ tất cả đã là quá khứ.”
“Đúng thế,” anh ta nói. “Tất cả đều đã là quá khứ. Bây giờ chúng ta hãy nghĩ về tương lai.”
Họ cưới nhau ngay khi cô tốt nghiệp, trong một lễ kỷ niệm lịch sự ở Toà nhà Municipal. Những người đến dự duy nhất, hay là những người làm chứng duy nhất, là một đôi vợ chồng trẻ người quen của Andrew tên là Kroll. Khi họ đi qua Công viên Quảng trường Thành phố sau những gì mà cô Kroll cố gắng làm một “bữa sáng tân hôn,” Emily nhận thấy mình đang ở trong một những nhà hàng bận rộn mà cô đã từng đến với cha mình cách đây đã lâu.
Họ thông báo với những người mẹ của họ trước. Pookie đã khóc trên điện thoại, như Emily đã dự đoán, và làm cho họ phải hứa đến thăm vào tối hôm sau. Mẹ của Andrew, đang sống ở Englewood, New Jersey, mời họ đến vào Chủ nhật tuần tiếp theo.
“... Ôi, cậu ta thật dễ thương, cưng à.” Pookie nói khi kéo Emily vào góc trong một cái bếp chật hẹp ở khu buôn bán, trong khi Andrew ngồi nhấp cà phê ở phòng bên cạnh. “Mẹ hơi... thật ra, hơi sợ cậu ta thoạt nhìn lúc đầu, nhưng khi hiểu được cậu ta thì cậu ta thật sự dễ thương. Và mẹ thích cách nói chuyện nghiêm túc của cậu ta; chắc hẳn cậu ta rất thông minh...”
Mẹ của Andrew già hơn Emily tưởng tượng, một người phụ nữ đánh phấn, có nếp nhăn, tóc còn xanh, đi một đôi tất co dãn dài đến đầu gối. Bà ta ngồi trên ghế sofa được bọc vải hoa sặc sỡ với những chú mèo trắng Ba Tư, trong một cái phòng bốc mùi vừa mới hút bụi, và bà ta nháy mắt liên tục với Emily như thể phải tự nhắc mình đang có Emily ở đây. Trong một cái hành lang thiếu không khí mặt trời, sáng sủa được gọi là “phòng nhạc”, có một chiếc piano được kê thẳng và ở phòng quay có một bức ảnh được đóng khung của Andrew lúc tám hay chín tuổi gì đó, mặc một bộ quần áo thủy thủ, ngồi trên ghế chơi piano với một chiếc clarinet để trong lòng mình. Bà Crawford mở bàn phím và nhìn cậu con trai cầu khẩn. “Hãy chơi bản nhạc nào đó cho mọi người nghe đi, Andrew,” bà ta nói. “Emily đã bao giờ nghe con nói chưa?”
“Ôi, mẹ ơi. Mẹ biết là con không còn chơi nữa mà.”
“Con chơi nhạc như một thiên thần. Thỉnh thoảng khi có những bản nhạc của Môda hay Sôpanh phát trên đài mẹ chỉ nhắm mắt lại...” bà ta nhắm mắt lại..., “và tưởng tượng con ở đây - ở ngay đây bên cạnh cây đàn piano này...”
Cuối cùng thì anh cũng ngồi vào chơi: anh chơi một trích đoạn ngắn của Sô-panh, Emily có thể thấy rằng anh đang chơi vội, dường như chỉ chơi một cách cẩu thả để đạt mục đích.
“Chúa ơi!”, anh ta nói khi họ ngồi trên tàu quay về New York. “Mỗi khi anh về nơi đó, nó làm cho anh mất hàng nhiều ngày để hồi phục lại - toàn bộ thời gian chỉ để đạt được một điều: Khi nào tôi lại có thể thở được đây...”
Chỉ còn lại một chuyến đi vẫn chưa được thực hiện - đi chào Sarah và Tony ở St.Charles - và họ đã không thực hiện chuyến đi mãi cho đến tận mùa hè, khi Andrew mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng.
“Vậy là,” anh ta nói khi họ phóng tốc độ dọc theo con đường cao tốc rộng ở Long Island. “Cuối cùng thì tôi cũng gặp người chị xinh đẹp và người anh rể lãng mạn, bảnh bao của em. Tôi có cảm giác như tôi đã biết họ từ lâu lắm rồi.”
Anh ta ở trong một trạng thái nhạy cảm và chanh chua, và cô biết vì sao. Sự thực hiện tình ái của anh ta đã đầy đủ trong suốt mùa hè, với thỉnh thoảng có sai sót, như chỉ mới gần đây - trong một tuần qua hay là gì đó - anh ta lại quay trở lại tình trạng của thói quen thất bại cũ. Đêm qua anh ta đã phải chịu đựng một lời thốt ra hấp tấp chống lại cái chân của cô, và sau cùng thì anh ta khóc trong vòng tay của cô.
“Anh ta có đi quân ngũ không?”
“Ai cơ ạ?”
“Laurence Olivier. Em còn nghĩ anh có thể nói đến ai bây giờ?”
“Em đã nói,” cô nói. “Anh ta bị đi quân dịch ở Hải quân, nhưng họ đã điều anh ta quay lại Magnum như một công chức hải quân.”
“Thế à, ít nhất là anh ta không đột chiếm bãi biển ở Normandy,” Andrew nói, “và thắng Ngôi sao Bạc với mười bốn Nhóm Lá sồi - chúng ta sẽ được miễn một thể loại buổi tối như vậy.”
Không dễ dàng tìm thấy St.Charles từ những dòng ngoằn nghèo, khẳng khiu trên bản đồ, nhưng khi họ ở trong làng cô nhìn thấy đủ biển chỉ dẫn (NHỮNG CON GIUN CÁT VÀ MÁU) để chỉ cho Andrew đến chỗ của Wilson. Bên cạnh đường đi là một biển hiệu viết bằng tay BỜ GIẬU VĨ ĐẠI, và cô nhận ra đó là nét chữ của Sarah.
Gia đình Wilson con ngồi trên một cái chăn ở bãi cỏ sân trước với ba cậu con trai đi chập chững và nói líu lo quanh họ trong một buổi chiều đầy nắng; họ đang mê mải với nhau đến nỗi không biết là đang có khách.
“Giá mà em có chiếc máy ảnh nhỉ,” Emily gọi. “Anh chị đã có một bức tranh đẹp quá.”
“Emmy!” Sarah nhảy bật lên và chạy qua đám cỏ tươi giơ cả hai tay ra. “Và anh chắc là Andrew Crawford - Rất vui được gặp anh!”
Sự chào đón của Tony ít dạt dào hơn - đôi mắt đang cười của anh, nhăn ở khoé mắt, dường như bày tỏ sự hài hước hơn là sự hài lòng, như thể anh đang nghĩ “Liệu mình có thật sự phải cố gắng quan hệ với anh chàng này không nhỉ? Chỉ vì anh ta đã lấy em gái của vợ mình?” - nhưng rồi anh cũng bắt tay Andrew đủ chặt và có thể lẩm nhẩm một vài câu thích hợp. “Thậm chí em còn không biết là Eric đã biết đứng rồi,” Emily nói.
“Đương nhiên rồi,” Sarah nói với cô. “Cu cậu đã mười tám tháng rồi còn gì. Và Peter ở đằng kia, cu cậu có đầy vụn bánh ở trên mặt ý, còn cậu to béo nhất là Tony Junior. Cu cậu được ba tuổi rưỡi rồi. Em nghĩ gì về chúng?”
“Chúng thật đáng yêu, Sarah.”
“Bọn chị vừa ra ngoài để hưởng những tia nắng cuối cùng,” Sarah nói, “nhưng vào trong nhà thôi. Đã đến lúc uống cocktail rồi. Anh à? Anh có thể giũ chiếc chăn được không? Nó toàn vụn bánh thôi.”
Thời gian uống cocktail, trong một phòng khách được lau chùi cẩn thận, có nghĩa là vợ chồng Crawford phải ngồi xuống và quan sát với những nụ cười được ấn định trong lúc vợ chồng Wilson thực hiện việc nhấp ngụm đầu tiên theo cách vòng tay uống rượu ở quán Anatole xưa. Dù cho việc đó dường như mất nhiều thời gian, cuối cùng thì buổi tiệc cũng không thể hoạt náo được. Bóng chiều trải dài trên sàn nhà và những cửa sổ hướng tây đã ngả màu vàng tươi, vẫn bốn con người đó ngồi cứng đờ, đờ đẫn và ngượng nghịu. Thậm chí Sarah còn ít nói hơn mọi khi: cô không kể những giai thoại rời rạc nào cả, và ngoại trừ một vài câu hỏi được diễn đạt một cách ngớ ngẩn về công việc của Andrew cô dường như phải kiềm chế với sự có mặt của anh ta, như thể sợ rằng cô có thể thể hiện mình tầm thường trước một người đàn ông có học.
“Triết học,” Tony nói, xoay viên đá trong cái cốc trống rỗng. “Tôi sợ rằng toàn bộ lĩnh vực ấy là một bí ẩn đối với tôi. Chắc hẳn là sẽ khó đọc, huống hồ nói chi đến chuyện dạy học. Anh cố gắng dạy môn học này như thế nào?”
“Thật ra,” Andrew nói, “anh biết đấy, chúng tôi đến đó và cố gắng giáo dục những học trò bé nhỏ.”
Tony cười thầm đồng ý, Sarah quay lại cười đối diện với anh như thể muốn nói: anh thấy không? Anh thấy không? Em đã nói với anh rằng Emmy không nên cưới một kẻ dở hơi.
“Có lẽ là, chúng ta sẽ dùng bữa chứ?” Tony yêu cầu.
“Em sẽ thêm một điếu nữa,” Sarah nói.
“Rồi em sẽ cho bọn trẻ đi ngủ, và rồi chúng ta sẽ ăn tối.”
Món thịt nướng ít ỏi bị nấu quá tay vô cùng tệ và món rau cũng thế, nhưng Andrew đã được báo trước đừng có mong chờ quá nhiều vào cách nấu ăn. Dường như bắt đầu có sự báo hiệu là chuyến đi này cuối cùng cũng là một chuyến đi thành công, với tất cả bọn họ, cho đến khi họ quay trở lại phòng khách sau khi uống cà phê.
Họ uống thêm, trong những chiếc ly cao, và sự cố có thể một phần là vì: Andrew chưa quen với việc uống nhiều đến như thế, và anh ta hơi sốt sắng khi bình luận về việc xem bộ phim về Jugoslavia, mà anh ta và Emily đã xem.”... tôi không hiểu sao lại có người không cảm động về một bộ phim như thế,” anh ta kết luận, “bất kỳ một ai cũng đều có niềm tin vào lòng nhân đạo.”
Tony trông thật buồn ngủ trong suốt lúc nghe kể chuyện, nhưng câu cuối làm cho anh tỉnh ngủ. “ôi, tôi tin vào lòng nhân đạo,” anh ta nói. “Lòng nhân đạo là sự mong mỏi đối với tôi.” Rồi miệng anh trở nên có dáng vẻ hài hước, gợi mở cho lời nhận xét tiếp theo của anh sẽ làm nổ tung ngôi nhà. “Tôi thích mọi người ngoại trừ những tên ranh ma, Do thái và Thiên chúa giáo.”
Sarah bắt đầu cười ủng hộ với bất kỳ điều gì anh nói, nhưng khi lắng nghe cô làm cho nụ cười của mình trở nên ngắn lại và nhìn xuống, để lộ ra một vết sẹo trắng xanh của thanh tập thể dục để lại cách đây đã lâu. Một sự im lặng thật không dễ dàng chút nào.
“Đó có phải là những gì mà anh học được ở trường công của Anh không?” Andrew gặng hỏi.
“Mm?”
“Tôi hỏi liệu đó có phải là những gì họ dạy anh ở trường công của Anh không? Sẽ cần phải nói như thế nào về việc đó?” Tony nháy mắt bối rối; rồi anh lẩm bẩm điều gì đó không thể nghe thấy - câu đó có thể là “Ồ, ý tôi là” hay “Xin lỗi” hay cũng có thể không phải là cả hai - và với cái ly của mình, bắt đầu một nụ cười mỉm mệt mỏi để chỉ ra rằng vì một lý do gì đó anh đã có quá đủ những điều vô lý khó chịu rồi.
Bằng cách nào đó mà sự xã giao đã được phục hồi trở lại. Họ có thể nỗ lực vượt qua được buổi hội ngộ bằng câu chuyện nhỏ với những nụ cười và những lời chúc nhau ngủ ngon, và rồi họ được tự do. “Điền chủ nông thôn”, Andrew nói, nắm chặt tay lái bằng cả hai tay khi họ nói chuyện đều đều dọc trên con đường cao tốc về nhà. “Anh ta được nuôi dạy từ gia đình trên trung lưu. Anh ta “là một kỹ sư thực hành”. Anh ta sống trong một miền đất có tên gọi Great Hedges. Anh ta đã được làm cha của ba đứa trẻ với một người vợ xinh đẹp; và anh ta có một nhận xét về cuộc sống như vậy. Anh ta là một người vượn gốc Nêanđéctan. Anh ta là một con lợn.”
“Thật là không thể bào chữa được,” Emily nói. “Hoàn toàn không thể bào chữa được.”
“À, nhân tiện, thật đúng là những gì em đã nói với anh,” Andrew tiếp tục, “họ đã không đọc một thứ gì ngoài tờ Tin tức hàng ngày. Khi anh đi ra nhà vệ sinh anh đi qua một chồng báo Tin tức hàng ngày cao khoảng ba phút - chủ đề được đọc duy nhất là ngôi nhà yêu thương.”
“Em biết mà.”
“À, mà em đã yêu anh ta, đúng không?”
“Gì cơ ạ? Ý anh là gì? Em không ‘yêu’ anh ta.”
“Em đã nói với anh,” Andrew nói. “Em không thể lấy lại câu nói đó. Em đã nói với anh rằng khi họ vừa mới thành hôn em đã mơ tưởng về anh ta. Em đã mơ tưởng đến mức em nghĩ em là người duy nhất mà anh ta thực sự yêu.”
“Ôi, thôi nào, Andrew.”
“À, anh có thể hình dung em đã làm gì để củng cố những mơ tưởng đó - làm cho sự mơ tưởng thêm dồi dào, vì thế mới nói ra. Anh cá là em đã thủ da^ʍ vì anh ta? Có phải vậy không? ôi, anh cá là em đã kí©ɧ ŧɧí©ɧ đầu ti bé nhỏ của mình cho đến khi chúng trở nên cứng, và rồi em...”
“Thôi đi, Andrew.”
“... và rồi em tiếp tục với âʍ ѵậŧ của mình - luôn tưởng tượng có anh ta, tưởng tượng những điều anh ta sẽ nói, ồ những điều anh sẽ cảm thấy và những gì anh ta sẽ làm với em - và rồi em sẽ xoạc chân mình ra và đưa hai ngón tay của mình lên đến tận...”
“Em muốn anh dừng lại ngay, Andrew! Nếu anh không dừng lại, em sẽ mở cửa xe và nhảy ra khỏi chiếc ô tô này và...”
“Được rồi.”
Cô nghĩ rằng cơn thịnh nộ của anh ta sẽ làm cho anh ta lái xe quá nhanh, nhưng anh ta cẩn thận giữ cho xe ở tốc độ giới hạn. Dáng vóc anh ta, trong ánh sáng xanh nhạt nhoà của bảng đồng hồ, bị siết chặt trong hình ảnh của một người đàn ông đang kiềm chế bản thân chống lại những điều kỳ lạ không tránh khỏi. Cô quay đi và nhìn ra ngoài cửa xe một lúc lâu, quan sát sự di chuyển chậm chạp của bóng tối vô tận, mặt đất bằng phẳng và ánh sáng phát ra từ tiếng đập rộn ràng màu đỏ của đài phát thanh ở trên cao.
Liệu đàn bà có thể ly dị chồng khi chưa được một năm chung sống không nhỉ? Anh ta không nói cho đến khi họ đi qua cầu Queensboro, cho đến khi họ vượt qua được tắc đường để đi về phía Bờ Tây và quay về khu phố trên rồi đi thẳng về nhà.
Rồi anh ta nói “Em có muốn biết một điều không? Emily? Anh căm thù cơ thể em. À, mà anh cũng muốn nói anh cũng yêu nó, ít nhất, có Chúa chứng giám, là anh đã cố gắng, nhưng trong cùng một lúc anh cũng ghét nó. Anh căm ghét những gì nó đã bắt anh trải qua trong suốt năm ngoái - những gì mà nó đang bắt anh phải trải qua. Anh căm thù cái bầu ngực bé nhỏ nhạy cảm của em. Anh căm thù cái mông của em, cái hông của em, cái cách mà chúng đung đưa; anh ghét cặp đùi của em, và cách mà chúng mở ra. Anh căm thù cái eo của em và cái bụng em và cái gò rậm rạp của em và cái âʍ ѵậŧ của em và toàn bộ cái bộ phận khó nắm giữ được của em. Anh sẽ nhắc lại chính xác những từ này với bác sĩ Goldman sáng mai và ông ta sẽ hỏi anh tại sao anh lại nói như vậy, và anh sẽ nói “Vì tôi phải nói nó ra”. Vậy em có nhìn thấy vấn đề không, Emily? Em có hiểu không? Anh đang nói cái điều mà anh phải nói. Anh căm thù thân thể của em.” Má của anh ta rung lên. “Anh căm thù cái thân thể của em.”