Chương 8
Brody tỉnh dậy bất thình lình, như bị một cú thúc, và linh cảm thấy có điều chẳng lành. Anh vươn nhanh tay ra cốt để chạm vào Ellen. Nhưng trên giường không có Ellen. Anh hơi nhổm dậy, trông thấy chị đang ngồi ghế bên cửa sổ. Mưa quất vào cửa kính và anh nghe thấy tiếng gió rít trên tán lá cây.- Một ngày xấu trời khϊếp nhỉ? - anh nói. Chị chẳng đáp lại, mà vẫn chăm chú nhìn những giọt nước chảy theo mặt kính. - Sao em dậy sớm thế?
- Chả ngủ được gì cả.
Brody ngáp.
- Anh thì chẳng thể nói được như thế về mình.
- Thế thì có gì mà ngạc nhiên.
- Gớm. Em lại y sì ý mình rồi.
Ellen lắc đầu.
- Đâu phải. Xin lỗi anh. Em nói thế thôi chứ đâu có ý gì. - Giọng chị buồn bã, u sầu.
- Chuyện gì thế?
- Chả có chuyện gì cả.
- Thôi được, tùy em.
Brody xuống khỏi thường và vào buồng tắm. Anh cạo râu, mặc quần áo rồi xuống bếp. Lũ trẻ đã ăn sáng xong, Ellen rán trứng cho chồng.
- Các con định làm gì vào cái ngày âm u này? - anh hỏi.
- Lau chùi lưỡi hái ạ, - Billy đáp. Mùa hè nó giúp việc chỗ bác làm vườn của địa phương. - Con chúa ghét những ngày mưa!
- Thế còn các con? - Brody quay về phía Martin và Sean.
- Martin đi đến câu lạc bộ dành cho nam thiếu niên, - Ellen nói, - còn thằng Sean cả ngày sẽ ở bên nhà Santos.
- Thế còn em?
- Cả ngày em sẽ ở bệnh viện. May quá, anh nhắc em mới nhớ: trưa em không về ăn đâu. Anh có thể tự ra ăn ngoài thị trấn đuợc chứ?
- Tất nhiên. Anh không biết là thứ tư hàng tuần em làm việc cả ngày.
- Ấy, không thường xuyên đâu. Nhưng một cô bạn bị ốm, em đã hứa làm thay.
- Ra thế cơ à?
- Em sẽ về vào bữa tối.
- Thế thì hay lắm.
- À, hay là anh tiện đường đi làm đưa Sean và Martin đi nhé? Em muốn mua bán một chút trên đường đến bệnh viện.
- Được thôi.
- Khi về em sẽ đón chúng nó.
Brody và hai đưa nhỏ đi trước tiên. Sau đó đến Billy, nó trùm lên đầu cái áo mưa, rồi lên xe đạp đi.
Ellen nhìn đồng hồ treo tường trong bếp. Còn vài phút nữa là tới tám giờ. Quá sớm chăng? Có thể lắm. Nhưng phải đến gặp anh ấy ở khách sạn, không thì nhỡ anh ấy đi đâu mất, lại lỡ dịp. Chị duỗi tay phải về phía trước, cố gắng không run ở đầu ngón tay, nhưng không đạt lắm.
Chị tự cười sự hồi hộp của mình. "Mi chẳng thích hợp với vai trò kẻ phóng đãng cho lắm", - chị thì thầm. Lên tới phòng ngủ, chị ngồi xuống giường lấy cuốn danh bạ điện thoại màu xanh lá cây ra. Tìm thấy số điện thoại của khách sạn "Biểu trưng của Abelard", chị đặt tay lên máy, do dự một giây, sau đó nhắc ống khỏi giá đỡ và quay số.
- "Biểu trưng của Abelard" đây.
- Xin cho số máy của ông Hooper. Matt Hooper.
- Đợi một phút nhé... Hooper... Vâng, xin mời chị. Bốn không năm. Tôi nối dây.
Ellen nghe thấy điện thoại réo một lần rồi lần thứ hai. Chị nghe thấy tiếng đập của trái tim mình và nhìn thấy mạch đập phập phồng nơi cổ tay phải. "Hãy đặt máy xuống. - chị tự nhủ bản thân. - Đặt xuống. Hãy còn chưa muộn."
- A lô? - giọng nói của Hooper vang lên.
Ôi, Thượng đế nhân ái ơi, chị nghĩ, nhỡ đâu Daisy Wicker đang ở trong phòng anh ta thì sao?
- Alô?
Ellen nuốt đánh ực một cái.
- Xin chào. Tôi đây... Tôi muốn nói là Ellen đây.
- Ồ, chào chị.
- Chắc tôi không làm lỡ giấc ngủ của anh chứ?
- Không đâu. Tôi đang chuẩn bị xuống ăn sáng.
- Vậy à? Ngày hôm nay trời chán quá nhỉ, anh có thấy thế không?
- Có. Nhưng tôi không lấy thế làm buồn bã gì cho lắm. Hôm nay tôi đã được ngủ thả cửa, thế đối với tôi đã là một điều xa xỉ.
- Hôm nay, anh... phải làm việc à?
- Tôi không rõ. Cũng đang băn khoăn chuyện ấy. Lên canô thời tiết này thì ít trông mong gì có kết quả.
Ellen lặng im, đầu chị quay cuồng, ý nghĩ lộn xộn. "Nào, can đảm lên, - chị tự khích lệ. - Cứ hỏi anh ta đi".
- Tôi đã nghĩ... - "Không, hãy cẩn thận. Đừng có nói ngay tức thì". - Tôi muốn cám ơn anh về cái bùa tuyệt diệu.
- Có gì đâu. Tôi mừng vì thấy chị thích nó. Nhưng tôi mới là người phải cám ơn chị. Bữa liên hoan thú thế.
- Tôi... chúng tôi cũng vui mừng. Tôi mừng, vì anh đã đến. Cũng giống như hồi xưa ấy.
- Vâng.
" Đã đến lúc rồi đây, - chị bụng bảo dạ. - Can đảm lên".
- Anh có biết tôi vừa nảy ra ý nghĩ gì không? Nếu hôm nay anh không phải sửa soạn làm việc, tôi muốn nói là nếu anh hôm nay không thể lên tàu ra biển được, tôi đã nghĩ, hay là... nếu anh không phản đối... nếu anh rảnh, chúng ta có thể cùng nhau ăn trưa.
- Ăn trưa?
- Vâng. Anh hiểu không, nếu anh không có những việc khác, tôi nghĩ là chúng ta có thể đi ăn trưa.
- Chúng ta? Chị muốn nói chị, anh ấy và tôi?
- Không, chỉ có anh với tôi thôi. Anh Martin thường ăn trưa ngay trong phòng làm việc ở cơ quan. Nhưng tôi không muốn phá chương trình của anh. Dĩ nhiên, nếu anh bận nhiều việc...
- Không, không. Tôi đồng ý. Rất sẵn sàng. Chị muốn ăn ở đâu vậy?
- Có một tiệm ăn nhỏ rất khá ở Sag Harbor. Tiệm "Banner". Anh đã vào đấy chưa?
Trong thâm tâm chị mong anh ta chưa vào. Chị cũng chưa vào, thì có nghĩa là ở đó không ai biết chị cả. Nhưng chị có nghe nói đấy là một hiệu rất cừ. m nhạc nhẹ nhàng, ánh sáng mờ dịu.
- Không, tôi chưa bao giờ vào đấy cả, - Hooper đáp. - Nhưng ở Sag Harbor? Liệu có quá xa không?
- Không, không xa đâu, chỉ đi xe mất cả thảy mười lăm hai mươi phút thôi. Tôi có thể gặp mặt anh ở đó, giờ nào anh thấy tiện.
- Bất kỳ lúc nào đối với tôi cũng đều được cả.
- Thế thì mười hai rưỡi nhé.
- Tốt thôi, mười hai rưỡi. Tạm biệt.
Ellen ngắt máy. Tay chị vẫn còn run, nhưng một nỗi hân hoan khác thường bao trùm lấy chị. Mọi xúc cảm của chị dường như được thức tỉnh, sắc bén hơn. Chị khoan khoái hít vào hương vị bốn xung quanh. Mọi âm thanh nhỏ bé nhất trong nhà - tiếng ken két, tiếng sột soạt, tiếng gõ đều vang lên trong tai chị như ban nhạc giao hưởng. Một ham muốn đã lâu nay chị chưa trải qua, bừng lên trong chị như thế một làn sóng ấm áp nào đó xô vào chị, vừa dễ chịu lại vừa không dễ chịu.
Chị bước vào phòng tắm vặn vòi sen. Chị cạo chân và nách. Chị hối tiếc là đã không mua lấy một trong các loại bầu chất khử mùi dành riêng cho phụ nữ mà người ta vẫn quảng cáo om sòm, vì thế chị bèn phun nước hoa khắp mình.
Trong phòng ngủ có tấm gương lớn soi toàn thân. Chị đứng trước gương chăm chú ngắm mình. Chị vẫn còn nhan sắc hay không? Chị còn có thể khiến người ta chú ý, say mê nữa không? Chị vẫn chuyên tập thể dục để giữ gìn thân hình, giữ gìn sự duyên dáng, tươi trẻ. Chị không thể để cho ý nghĩ là người ta có thể chối bỏ chị lọt vào đầu được.
Ellen tự cảm thấy thích mình. Nếp nhăn trên cổ còn ít, nhìn kỹ lắm mới thấy. Gương mặt sạch sẽ mịn màng. Vẫn trơn lông đỏ da, mắt không có quầng. Chị đứng thẳng người, thán phục hình thể bộ ngực mình. Eo mảnh, bụng thon là phần thưởng của bao nhiêu giờ luyện tập thân thể sau mỗi lần sinh nở. Điều duy nhất chưa đuợc ưng lắm, chị nghĩ sau khi đã ngắm kỹ bản thân một cách có phê phán, đó là bộ đùi, dù có giàu tưởng tượng đến đâu chăng nữa cũng khó có thể gọi đấy là bộ đùi con gái. Nó chứng tỏ đời làm mẹ. Đó là bộ đùi của bà mẹ một gia đình, như Brody đã có lần nhận xét. Sực nghĩ đến đấy, chị bỗng cảm thấy lương tâm bứt rứt, nhưng nó trôi qua ngay. Chân chị dài và cân đối, mặc dù bộ đùi khá mập. Bàn chân và mắt cá lý tưởng, những móng chân cắt tỉa cẩn thận có thể khiến một kẻ khe khắt nhất trong việc đánh giá đôi chân cũng phải trầm trồ.
Chị khoác bộ đồng phục bệnh viện lên người. Từ dưới đáy tủ, chị lấy ra gói nilông, xếp vào đó chiếc xilíp rất mảnh, xu chiêng, đôi giày gót thấp, bầu khử mùi, lọ nhựa đựng phấn thơm, bàn chải đánh răng, ống thuốc đánh răng và trên cùng là chiếc áo dài lụa màu tím nhạt được gấp cẩn thận. Chị mang bao nilông theo người ra gara, quẳng nó lên ghế sau của chiếc "Volkswagen", phóng lên đường, bon về bệnh viện Southampton.
Đi xe làm chị mỏi mệt, chị cảm thấy thân thể rã rời. Cả đêm hôm qua chị có ngủ đâu. Đầu tiên chị lên giường nằm, sau đó ra ngồi bên cửa sổ, lòng cồm cộm những tình cảm mâu thuẫn nhau nhất: những xúc cảm mãnh liệt và sự cắn rứt lương tâm, ham muốn và ăn năn. Chị không rõ cái kế hoạch cuồng dại, mạo hiểm này nảy ra như thế nào. Chị cố gắng xua đuổi những ý nghĩ ấy và đồng thời lại cứ hay nghĩ đến nó, ngay từ cái hôm lần đầu tiên chị gặp Hooper. Chị tự thuyết phục rằng trò này cũng đáng bỏ công sức vào, tuy không hoàn toàn hiểu rằng để đạt đến cái gì. Chị chỉ biết rằng đời chị phải có cái gì đó, ít ra là một cái gì đó, thay đổi.
Chị thèm được cảm thấy, lại cảm thấy mình được người ta thèm muốn.
Được thèm muốn không chỉ đối với chồng, chỗ này thì chị không thiếu, mà còn đối với một ai đó trong số người mà chị coi là ngang bằng với mình hơn, một ai đó thuộc tầng lớp mà lâu nay chị vẫn tự xếp mình vào. Chị hiểu rằng chị cần một cái lay động mạnh, nếu không thì sẽ có cái gì đó chết đi trong lòng. Dĩ nhiên, không thể tái tạo lại quá khứ. Còn nếu gợi nó về trong tâm tưởng để cảm được nó bằng tâm hồn và thể xác, thì có sao? Chị khát khao muốn được quay về với dĩ vãng dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, mà giúp chị làm được việc đó chỉ có thể là Matt Hooper. Ý tưởng về tình yêu chưa lần nào đến trong đầu chị. Chị cũng không hề tính đến những mối quan hệ sâu sắc, bền vững với Hooper. Chị chỉ hy vọng rằng việc thực hiện kế hoạch của chị sẽ tái sinh cho cuộc đời chị.
Ellen hài lòng vì ở bệnh viện người ta đã giao cho chị một công việc đòi hỏi ở chị sự chú tâm và biết nói chuyện với mọi người, điều ấy kéo chị khỏi những ý nghĩ riêng tư. Ellen và một phụ nữ nữa đổi khăn lót giường cho các bệnh nhân già, mà đối với nhiều người trong số đó thì bệnh viện đã trở thành gần như là nhà, đối với một vài người thì đó là chỗ nương náu cuối cùng. Chị cố gắng nhớ tên tuổi con cháu họ đang sống ở các thành phố xa, nghĩ ra các tình huống khác nhau và những người kia không thể viết thư cho bố mẹ được. Chị làm ra vẻ nhớ nội dung các vở kịch truyền hình mà họ nói đến, bàn luận với họ, tại sao một nhân vật nào đó trong vở kịch lại bỏ vợ vì một cô nàng phiêu lưu nào đó, mặc dù đã rõ ngay một điều rằng cô nàng ấy là kẻ phiêu lưu.
Tới mười một giờ bốn lăm Ellen nói với người phụ nữ luống tuổi trong nhóm rằng chị thấy trong người khó ở. Cái chỗ tuyến giáp trạng lại trở chứng đây, thêm vào đó lại đến kỳ kinh nguyệt. Chị muốn đi nằm nghỉ một chút trong phòng dành cho nhân viên. Còn nếu như lát nữa không cảm thấy khá hơn thì đến phải về nhà thôi. Tóm lại, nếu đến quãng một rưỡi mà chị không quay ra làm việc thì có nghĩa là chị đã đi về nhà rồi. Sau bấy nhiêu lời phân bua, chị hy vọng là sẽ chẳng ai còn tìm chị làm gì nữa.
Chị đi vào phòng nghỉ, đếm cho đến hai mươi và khẽ mở hé cửa dòm xem có ai ngoài hành lang không. Ngoài hành lang chẳng có ai. Đa số nhân viên đang ở trong quán điểm tâm giải khát ở đầu kia của ngôi nhà. Chị lẻn ra hành lang, khẽ khàng đóng cửa lại sau lưng, quặt nhanh qua lối cửa bên sườn để ra khỏi bệnh viện, đi ngay ra bãi để ôtô.
Khi xe chạy gần đến Sag Harbor, chị đỗ lại bên trạm tiếp xăng. Khi thùng xăng đã đầy, tiền đã trả, chị mới hỏi xin phép vào nhà vệ sinh phụ nữ. Người nhân viên đưa chị chìa khóa. Chị đi vòng qua cây xăng và đến cửa nhà vệ sinh thì đứng lại.
Mở khóa xong, nhưng đáng lẽ đi vào, thì chị lại trao chìa khóa cho người nhân viên trạm xăng và quay ra xe lấy gói nilông rồi mới vào buồng vệ sinh, cài phía trong cửa lại.
Sau đó chị cởϊ qυầи áo ra, đứng chân đất xuống sàn lạnh. Nhìn vào gương gắn ở phía trên bồn rửa chị chợt hiểu rằng chị đang dấn vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm đến mức nào. Chị vảy bầu chất khử mùi lên nách, xuống chân. Chị lôi cái xilíp trong gói nilông ra mặc vào, rắc một ít phấn vào từng bầu xu chiêng rồi cài lên. Lấy tiếp chiếc áo dài trong túi ra, chị rũ áo, vuốt phẳng các nếp nhàu rồi chui đầu qua. Rắc phấn lên từng chiếc dép, lấy khăn giấy lau hai lòng bàn chân, sau đó chị đi dép vào. Rồi đánh răng và chải tóc, rồi dúi bộ đồng phục bệnh viện vào túi nilông, xong đâu đấy chị mở cửa, nhìn một lượt tứ phía. Thấy ở cây xăng không có ai, chị mới bước ra, ném bao nilông xuống ghế sau và ngồi vào tay lái. Khi rời trạm tiếp xăng, Ellen cúi rạp người xuống: nhỡ đâu người nhân viên để ý rằng chị đã thay quần áo.
Lúc mười hai giờ mười lăm chị đã tới "Banner", một tiệm ăn nhỏ bên bờ biển Sag Harbor, nổi tiếng về bít tết và các món hải sản. Bãi để xe ở phía sau tiệm. Điều ấy khiến Ellen hởi dạ. Chị không muốn nhỡ có người quen nào nhìn thấy ôtô của chị.
Ellen chọn "Banner", vì nó nổi tiếng là một tiệm ăn tối thời thượng, nơi các ông chủ thuyền buồm và khách đi nghỉ thích tiêu thì giờ buổi tối, như vậy tức là ban ngày ít người lai vãng. Vả lại tiệm này đắt nên dân Amity - đám viên chức, chủ các hiệu tạp hóa nhỏ - vị tất đã đến đây ăn trưa. Ellen nhòm vào ví. Chị có gần năm mươi đô la - số tiền chị với Brody để dành ở nhà phòng khi bất trắc. Ellen cố nhớ: hai mươi đôla, năm đôla, hai tờ mười đôla và ba tờ một đôla. Sau này chị sẽ đặt đúng những loại tiền ấy vào cái lon cà phê đặt trong chiếc tủ dưới bếp.
Ellen để ý thấy có hai chiếc xe nữa ở bãi đỗ: chiếc "Chevrolet Vega" và một chiếc xe lớn hơn màu nâu nhạt. Ellen sực nhớ rằng xe của Hooper màu xanh lá cây và có tên đặt theo tên một loài động vật nào đó. Chị ra khỏi xe và rảo bước về phía tiệm ăn. Chị giơ cao tay che đầu khỏi những hạt mưa lất phất.
Trong nhà khá tối, nhưng vì ngày hôm đó trời âm u nên con mắt chóng quen với thứ ánh sáng lờ mờ. Tiệm ăn chỉ có một phòng: bên tay phải Ellen là bar, bên trái kéo một dãy tám ngăn, và ở giữa có khoảng hai chục chiếc bàn nhỏ. Các bức tường bằng gỗ sẫm màu có trang trí những tấm bích chương quảng cáo các trận đấu bò và các bộ phim.
Một người đàn ông và một người đàn bà - tuổi chừng ba mươi theo dự đoán của Ellen, - đang uống gì đó ở chiếc bàn con cạnh cửa sổ. Chủ tiệm là một người còn trẻ có bộ râu để kiểu Van Dyck[26], áo sơ mi cài tít lên trên, đang ngồi sau quầy thu tiền đọc tờ "Tin tức hàng ngày New York". Ngoài ra trong tiệm chẳng còn ai. Ellen nhìn đồng hồ. Đã gần mười hai rưỡi.
- Chào chị. Chị thích dùng gì nào? - chủ tiệm nhìn Ellen hỏi.
Chị tiến lại quầy.
- Vâng... vâng. Nhưng mà gượm chút đã. Trước tiên tôi muốn... ông làm ơn chỉ giúp nhà vệ sinh nữ ở đâu ạ?
- Vòng sau quầy rẽ sang phải. Rồi xuống cầu thang, cửa đầu tiên bên trái.
- Cám ơn.
Ellen lướt nhanh bên quầy, quay về phía bên phải và đi vào nhà vệ sinh.
Chị dừng lại trước gương, chìa tay phải ra. Cánh tay run run, Ellen phải nắm tay lại. Bình tĩnh lại nào, chị ra lệnh cho mình. Chị phải bình tĩnh, nếu không thì đã chả đến đây làm gì. Biết bao nhiêu công phu sẽ thành công cốc. Ellen cảm thấy mồ hôi túa ra, bèn thò tay vào trong áo sờ thử nách, thì thấy vẫn khô. Sau đó chị chải đầu, nhìn kỹ hai hàm răng. Chị sực nhớ rằng có một chàng trai khi đi đến chỗ hẹn đã bảo chị rằng: "Không cái gì làm mình kinh tởm hơn là bựa thức ăn ở răng các cô gái". Chị nhìn đồng hồ: còn hai mươi lăm phút nữa là đầy một giờ.
Ellen quay vào tiệm và nhìn ngắm căn phòng. Cũng vẫn cặp lúc nãy, vẫn người chủ tiệm và cô phục vụ, cô ta đứng bên quầy cuốn khăn bàn.
- Chào chị. Chị muốn dùng gì ạ? - cô phục vụ hỏi khi trông thấy Ellen.
- Vâng. Tôi muốn một bàn, chị ạ. Và bữa ăn trưa.
- Cho một mình chị?
- Không. Cho hai người.
- Được, - cô phục vụ nói. Cô ta đặt khăn xuống, lấy cuốn sổ và cùng Ellen tiến đến cái bàn giữa phòng. - Cái bàn này chị ưng ý chứ?
- Không. Kể ra ở đây cũng không đến nỗi. Nhưng tôi thích ngồi ở ngăn trong góc kia hơn, nếu chị không phản đối.
- Xin mời, - cô phục vụ đáp, - bất cứ chỗ nào mà chị thích. Cũng đâu có nhiều khách lắm mà sợ.
Cô ta dẫn Ellen đến bàn. Ellen ngồi quay lưng ra cửa, Hooper sẽ tìm được chị. Nếu anh ta đến.
- Chị uống chút gì nhé?
- Vâng. Rượu gin pha nước giải khát.
Khi cô phục vụ đã đi rồi, Ellen mỉm cười một mình. Đây là lần đầu tiên kể từ khi lấy chồng chị uống rượu vào buổi trưa.
Cô phục vụ mang rượu gin đã pha tới, Ellen uống một hơi hết nửa cốc. Chị rất muốn cảm thấy cái hơi ấm thư giãn của rượu. Ellen sốt ruột hết nhìn ra cửa lại nhìn đồng hồ. Anh ấy không đến đâu, chị nghĩ. Sắp một giờ kém mười lăm rồi. Anh ta lại nhát gan rồi. Sợ Martin. Hay là sợ mình cũng nên. Làm sao đây nếu anh ta không đến? Có lẽ, mình sẽ ăn trưa rồi quay lại nơi làm việc. Dù sao thì anh ta cũng phải đến! Anh ta không thể cư xử như thế với mình được.
- Xin chào!
Ellen giật mình vì bất ngờ. Chị hơi nhổm lên và thốt ra:
- Ối!
- Hoàn toàn không muốn hù chị tí nào, - Hooper nói vui ngồi bên phía đối diện. - Xin thứ lỗi vì bị muộn. Xe hết xăng, mà chỗ trạm tiếp xăng lại như trêu ngươi, đầy những ô tô. Đường cũng chật ních. Nhưng không thể lấy đấy để biện bạch được. Đáng lẽ phải đi sớm hơn. Vậy tôi xin lỗi nhé, lạy Chúa. - Hooper nhìn thẳng vào mắt chị mỉm cười.
Chị nhìn vào cốc của mình.
- Thôi, khỏi phải xin lỗi. Bản thân tôi cũng đến muộn.
Cô phục vụ đi đến. Cô hỏi Hooper:
- Uống cái gì đó anh nhé?
Hooper nhìn cốc của Ellen rồi đáp:
- Tất nhiên rồi. Cho rượu gin pha nhé.
- Tôi cũng thế, - Ellen nói. - Cốc của tôi đã gần hết rồi.
- Tôi thường không uống rượu vào bữa ăn trưa, - Hooper lên tiếng, khi cô phục vụ đã đi khỏi.
- Tôi cũng thế.
- Áng chừng sau độ ba cốc là tôi bắt đầu huyên thuyên. Nói chung chưa bao giờ tôi biết uống cho ra trò cả.
Ellen gật đầu:
- Với tôi cũng hệt như vậy. Tôi đang trở nên...
- Bị rượu kí©ɧ ŧɧí©ɧ? Ấy, tôi cũng thế.
- Thật ư? Tôi không thể hình dung được là anh lại bị kí©ɧ ŧɧí©ɧ. Tôi cứ nghĩ rằng các nhà khoa học không bao giờ mất điềm tĩnh.
Hooper mỉm cười, nói như kịch:
- Thưa quý bà, có thể chúng tôi có duyên nợ với các ống nghiệm. Nhưng dưới vỏ bọc lạnh lùng, trong chúng tôi đang đập những trái tim của những con người xô bồ nhất, phóng túng nhất trên thế giới.
Ellen cười khanh khách. Cô phục vụ mang những cốc rượu đầy tới và đặt lên mép bàn hai tấm thực đơn. Hai người nói chuyện - đúng hơn là hàn huyên sôi nổi về thuở năm xưa, về những người quen chung của cả hai, về chuyện bây giờ con người ta đam mê thứ gì, về nghề của Hooper, về những cao vọng của anh. Họ không đả động lời nào đến cá mập, đến Brody, đến những đứa con của Ellen. Câu chuyện cởi mở không giữ kẽ rất hợp với người phụ nữ trẻ. Cốc rượu thứ hai đã làm lưỡi Ellen linh động hẳn lên, và chị cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng.
Ellen muốn Hooper gọi cho mình thêm rượu gin nữa, nhưng biết rằng chưa chắc anh ta đã dám. Chị bèn cầm lấy thực đơn, hy vọng làm cô phục vụ chú ý rồi thốt ra:
- Xem xem ở đây có thứ gì ngon nào.
Hooper cầm tờ thực đơn thứ hai lên nghiên cứu, và một phút sau cô phục vụ đã đi tới bàn họ ngồi.
- Chị đã chọn được chưa?
- Chưa, - Ellen trả lời. - Trong thực đơn cái gì cũng có vẻ ngon cả. Anh đã chọn được chưa, anh Matthew?
- Gần như được rồi.
- Hay là ta tạm gọi thêm mỗi người một cốc rượu nữa.
- Hai cốc ạ? - cô phục vụ nói.
Hooper có vẻ do dự. Sau đó mới gật đầu:
- Dĩ nhiên rồi. Một dịp thế này kia mà.
Họ ngồi im lặng xem thực đơn. Thực tình mà nói ba cốc đối với Ellen là khá nhiều, mà chị thì lại muốn đầu óc tỉnh táo, cái lưỡi không khua luyên thuyên. Rượu vẫn được coi là kí©ɧ ŧɧí©ɧ ham muốn, nhưng lại cản trở sự thực hiện ham muốn. Tuy nhiên, chị nghĩ, điều đó chỉ quan hệ đến đàn ông. Mình thì chả phải lo. Còn Matthew ra làm sao? Giả sử là anh ta không thể... Mình có thể giúp gì được không nhỉ? Dào, chuyện ngớ ngẩn. Anh ta mới uống có hai cốc. Đâu phải năm, phải sáu bảy cốc mà làm người đàn ông phải hổ nhục trước người đàn bà. Vả lại có bị nỗi sợ dồn thêm thì mới đến nước ấy. Có lẽ Matthew sợ? Chị rời mắt khỏi thực đơn, liếc trộm Hooper. Chẳng có vẻ gì là anh ta hồi hộp cả. Có vẻ còn ít nhiều trầm ngâm là khác.
- Có cái gì đó không được như ý phải không? - chị hỏi.
Hooper ngước mắt lên.
- Cái gì là cái gì?
- Anh đang chau mày. Nom có vẻ đãng trí.
- Chẳng có gì đặc biệt đâu. Chẳng qua tôi thấy trong thực đơn cái món mào biển, hay là người ta gọi ra như thế. Chắc đó chỉ là cá bơn do máy cắt làm bánh.
Cô phục vụ mang cốc đến và hỏi:
- Chị đã chọn được chưa ạ?
- Rồi, - Ellen đáp. - Cho tôi món xalát với tôm và gà om nhé.
- Chị muốn thêm gì vào xalát không? Có gia vị Pháp, phomát Roquefort, "Thousand Island", dầu thực vật và dấm.
- Chị làm ơn cho Roquefort.
- Đây có đúng là mào biển đánh ở vịnh lên không? - Hooper hỏi.
- Chắc thế, - cô phục vụ trả lời. - Nếu như trong thực đơn đã ghi như vậy.
- Được thế thì cho tôi mào biển và gia vị Pháp cho xalát.
- Có cần ít aperitif[27] không?
- Không, - Hooper vừa cầm cốc lên vừa nói. - Thế cũng đủ rồi.
Mấy phút sau cô phục vụ đem xalát tôm cho Ellen.
- Anh có biết tôi thèm gì không? - Ellen nói đưa đẩy khi cô phục vụ đã đi khỏi. - Một chút rượu vang nào đó.
- Một ý kiến hay, - Hooper nhìn sang chị và nói. - Nhưng chị nhớ cho là tôi đã nhắc đến việc bị rượu kí©ɧ ŧɧí©ɧ. Tôi không dám bảo đảm cho mình đâu.
- Tôi thì thế nào chả thế. - Nói những lời này Ellen cảm thấy mình đỏ mặt.
- Thế thì được, nhưng cũng nên kiểm tra lại túi tiền của mình cái đã. - Hooper thò tay vào túi tìm tờ giấy bạc.
- Chả cần đâu. Tôi thết anh mà.
- Chuyện vớ vẩn. Ai lại thế bao giờ.
- Không, thật đấy. Tôi mời anh đi ăn trưa đấy chứ.
Ellen bối rối. Chị không ngờ là Hooper lại cứ khăng khăng đòi trả tiền. Ellen không muốn làm phiền anh ta vì bắt anh ta phải trả tiền. Mặt khác chị cũng không muốn làm phật ý vì các kiểu lo toan bề trên của mình, chỉ sợ chạm đến lòng tự ái đàn ông.
- Tôi biết, - anh nói. - Nhưng cứ coi như tôi mời chị.
Anh ta gắng muốn đạt được những ưu thế nào đó cho bản thân? Ellen không dám chắc. Nếu chắc chị đã sẵn sàng đồng ý, nhưng còn nếu như anh ta chỉ tỏ ra lịch sự mà thôi...
- Anh quý hóa quá, nhưng...
- Tôi nói nghiêm túc đấy.
Chị cúi mặt xuống, nghịch nghịch con tôm duy nhất còn sót lại trên đĩa.
- Ấy thế nhưng mà...
- Xin đa tạ sự quan tâm săn sóc, nhưng cái đó không thành vấn đề. David chưa bao giờ kể về ông nội của chúng tôi cho chị nghe à?
- Không, theo như tôi nhớ. Thế sao?
- Cụ già Matt không được người ta ưa lắm vì nổi tiếng là kẻ cướp có nghệ. Nếu như ông tôi còn sống bây giờ thì có lẽ đến cũng phải dẫn đầu một đơn vị săn lùng "thủ cấp" ông tôi. Nhưng cụ đã mất, nên giờ tôi chỉ phải băn khoăn về việc có nên giữ một đống tiền tôi đã thừa hưởng được hay là tiêu xài nó. Vấn đề đâu có phải là khó giải quyết. Tôi cho là mình cũng biết cách tiêu tiền không kém bất cứ ai khác.
- David cũng giàu chứ?
- Vâng. Chỉ có một điều làm tôi thắc mắc. Anh ấy có đủ tiền để dưỡng mình và nuôi bao nhiêu vợ cho đến hết đời cũng được. Thế mà không hiểu tại sao anh ấy lại mê một cô ả trống rỗng, giờ là vợ thứ hai của anh ấy? Chỉ vì cô ả có nhiều tiền hơn anh tôi ư? Tôi chịu không hiểu. Quả thực như thiên hạ vẫn nói ngưu tầm ngưu, mã tầm mã[28].
- Ông của anh làm nghề gì?
- Làm nghề đường sắt và hầm mỏ. Đấy là nói mặt hợp pháp. Thực chất ông tôi là một nhà triệu phú ăn cướp. Đã có một thời phần lớn Denver là của ông tôi. Ông có cả một khu phố "lầu xanh".
- Mánh ấy chắc lời lãi lắm.
- Cũng chẳng lời lãi lắm như chị tưởng đâu, - Hooper phá lên cười. - Theo chỗ tôi biết, ông tôi ưa lối trả bằng "hiện vật" kia.
"Một câu bóng gió khá rõ ràng, - Ellen nghĩ. - Mình trả lời sao đây?"
- Cái chuyện ấy chắc là cô học trò nào mà chả mơ, - chị lả lơi cất tiếng.
- Chuyện gì cơ?
- À... chuyện làm một thứ giang hồ ấy mà. Thích được ngủ với nhiều đàn ông.
- Chị cũng đã từng mơ như thế à?
Ellen phì cười, cố giấu sắc hồng nổi lên trên má. Chị nói:
- Tôi không nhớ chính xác, nhưng theo tôi, chúng ta ai mà chả mơ một cái gì đó.
Hooper mỉm cười, ngả lưng ra ghế và gọi cô phục vụ.
- Mang cho chúng tôi một chai "Chablis" lạnh ấy nhé, - anh nói.
Đã có cái gì đó thay đổi, Ellen nghĩ bụng. Kể cũng hay, vậy là anh ta đã hưởng ứng sự khêu gợi của chị, như một con đực đánh hơi thấy mùi con cái? Dù có thế nào chăng nữa, anh ta đã chuyển sang tấn công. Chị chỉ còn cách không làm anh ta thất vọng.
Món ăn nóng được bưng đến và một phút sau là rượu vang. Món cá biển mà Hooper đã đặt cỡ bằng viên kẹo dêphia.
- Cá bơn đấy, - anh nói khi cô phục vụ đã đi. - Tôi biết ngay mà.
- Làm thế nào mà anh đoán ra? - Ellen cất tiếng hỏi, nhưng rồi thấy hối ngay vì đã đặt ra câu hỏi ấy. Chị không muốn câu chuyện chuyển sang hướng khác.
- Thứ nhất là các miếng quá to. Mép thì bằng quá. Rõ ràng là cắt bằng máy.
- Anh có thể thôi không lấy đĩa này.
Trong thâm tâm Ellen mong Matthew sẽ không rủa cô phục vụ, làm mất không khí vui vẻ giữa họ.
- Có thể chứ, - Hooper đồng ý, rồi mỉm cười với Ellen. - Nhưng bây giờ thì tôi không muốn. - Anh lót rượu cho Ellen, sau đó rót cho mình và nói lời nâng cốc. - Chúc cho những mơ ước, - anh nói. - Hãy kể cho tôi chị ước mơ gì nào. - Đôi mắt Hooper sáng, một màu xanh lơ nhạt, môi hơi hé thành nụ cười.
Ellen cười thích thú:
- Anh sẽ chẳng thấy thú vị đâu. Toàn những chuyện tầm thường vặt vãnh cả.
- Không có lẽ. Thì chị cứ kể đi xem nào.
Anh ta đề nghị, nhưng không tỏ ra nì nèo, khiến Ellen cảm thấy cái trò chị khơi lên cần phải được tiếp tục.
- Anh biết không, - chị nói. Một luồng nhiệt âm ấm tỏa ra khắp bụng, còn cổ chị thì nóng ran. - Tôi mơ ước đủ thứ trò tếu vô thưởng vô phạt.
Họ cùng cười. Khi tiếng cười đã lắng đi, Ellen lại sốt sắng thêm vào:
- Chúng ta cùng tưởng tượng với nhau một chút nhé.
- Được rồi. Bắt đầu từ cái gì nào?
- Anh sẽ làm gì với tôi, nếu như chúng mình... anh hiểu chứ?
- Một câu hỏi rất lý thú, - với vẻ nghiêm túc gượng gạo, Hooper nói. - Tuy nhiên, trước khi nói "cái gì", thì phải giải quyết cái câu "ở đâu". Tôi cho rằng buồng khách sạn của tôi luôn luôn thuộc toàn quyền sử dụng của chúng ta.
- Nguy hiểm lắm. Ở khách sạn ấy ai cũng biết tôi cả. Mà nói chung ở Amity thì quá mạo hiểm.
- Thế thì ở chỗ chị?
- Ối giời, không được. Nhỡ có đứa trẻ nào về nhà. Vả lại...
- Tôi hiểu. Không nên làm vấy bẩn chỗ chăn gối vợ chồng. Thế thì ở đâu bây giờ?
- Trên đường từ đây đến Montauk thể nào cũng phải có các môten[29]. Ở nơi nào đó gần Orient Point thì lại càng hay.
- Có lý lắm. Mà thậm chí nếu không có môten, thì lúc nào cũng sẵn cái ôtô đấy.
- Ngay giữa thanh thiên bạch nhật ấy à? Anh quả là có một trí tưởng tượng mãnh liệt.
- Tưởng tượng ra cái gì mà chả được... Chúng ta sẽ cố gắng tìm ra một môten, nơi nào mà các buồng ở riêng nhà hoặc cách tường dày ấy.
- Để làm gì?
- Để cách âm. Tường môten mỏng như tờ giấy. Cốt ta khỏi lo lắng rằng ở phòng bên cạnh có một gã bán giầy nào đó rỗi hơi muốn ghé tai sát tường để nghe trộm.
- Thế nếu ta không tìm được một môten như thế.
- Sẽ tìm được, - Hooper quả quyết. - Tôi đã nói rồi: tưởng tượng ra cái gì mà chả được.
"Tại sao lúc nào anh ta cũng lặp đi lặp lại câu ấy?" Ellen thầm nghĩ. "Vị tất anh ta chỉ múa lưỡi và tưởng tượng không thôi, ắt là muốn cả thực hiện nữa cơ đấy". Chị dò thêm, cốt tiếp tục mạch chuyện.
- Chúng ta sẽ đăng ký với khách sạn tên họ gì nào?
- Ừ nhỉ. Quên mất. Tôi không hình dung được là vào thời đại ngày nay còn có ai để ý đến cái đó. Nhưng dầu sao chị nói cũng đúng: phải bịa ra tên họ nào đấy: biết đâu, nhỡ đυ.ng phải một lão chủ khách sạn cổ hủ thì sao. Gọi là ông bà Al Kinsey[30] thì chị thấy thế nào? Có thể bảo chúng tôi đang đi công tác, một chuyến nghiên cứu khoa học dài.
- Và nói thêm là ta sẽ gửi bản sao báo cáo của chúng ta có kèm theo chữ ký.
- Và lời đề tặng nữa chứ?
Cả hai cùng rộ lên cười.
- Thế sau khi họ đã ghi ta vào danh sách rồi?
- Chúng ta sẽ lại buồng mình, xem xét. Kiểm tra xem có ai ở các phòng bên cạnh không, trong trường hợp họ không cho chúng ta một ngôi nhà riêng biệt, rồi mới vào.
Cô phục vụ đang tiến lại bàn họ, nên cả hai cùng ngả người ra ghế, ngừng tán chuyện phiếm.
- Có cần gì thêm nữa không ạ?
- Không, - Hooper đáp. - Chị cho phiếu tính tiền nhé.
Ellen cứ nghĩ rằng cô phục vụ sẽ quay về quầy để ghi phiếu, nhưng cô ta lại đứng ngay cạnh bàn họ, chóng vánh ghi ghi chép chép.
Ellen xích người ra mép ngoài ghế rồi đứng dậy.
- Xin lỗi. Phải rắc phấn lên mũi một chút trước khi đi.
- Lúc nào cũng cứ một trò ấy, - Hooper vừa nói vừa mỉm cười.
- Thật thế à? - cô phục vụ né người cho Ellen đi qua và hỏi. - Thử nghĩ mà xem, chuyện lấy vợ lấy chồng biến đổi con người ta đến như thế đấy. Em thì chẳng thích có ai để ý những thói quen của mình tỉ mỉ đến thế.
*
Ellen về đến nhà đã gần năm rưỡi. Chị vào buồng tắm xả nước. Cởi hết quần áo và dúi vào trong giỏ lẫn với chỗ quần áσ ɭóŧ bẩn khác, Ellen tiến lại gương và ngắm kỹ cái cổ, khuôn mặt. Không còn một dấu vết nào.
Tắm xong, chị thoa phấn, đánh răng và súc miệng bằng rượu thuốc chữa sâu răng. Rồi vào phòng ngủ, mặc chiếc xilip sạch và cái áo ngủ vào, hốt chăn ra để chui lên giường. Chị nhắm mắt, cứ nghĩ rằng sẽ chợp mắt ngay.
Nhưng mãi không xua đuổi được những ký ức ken chật trong đầu. Cuộc trăng hoa đầu tiên vẫn tiếp tục gây xao xuyến không cho chị thanh thản.
Cuối cùng cái mệt cũng thắng, và chị thϊếp đi. Hình như có giọng nói của ai đó đánh thức chị.
- Em này, khỏe đấy chứ?
Ellen mở mắt ra và trông thấy Brody đang ngồi bên mép giường.
Ellen ngáp.
- Mấy giờ rồi?
- Gần sáu giờ.
- Thôi chết. Lẽ ra em phải đi đón thằng Sean. Phillys Santos chắc là phải l*иg lộn lên.
- Anh đã đưa nó về rồi. Anh nghĩ thế là tốt hơn cả, vì không thể nào liên lạc được với em qua điện thoại.
- Anh gọi điện cho em à?
- Gọi mấy lần rồi. Lúc gần hai giờ gọi đến bệnh viện thì người ta bảo hình như em đã về nhà rồi.
- Đúng đấy. Em về rồi. Khó ở kinh khủng Mấy viên thuốc chữa chỗ tuyến giáp cũng chẳng ăn thua gì. Thế nên em mới về nhà.
- Sau đó anh có gọi điện về nhà.
- Giời ạ, chắc là có chuyện gì?
- Chả có gì đặc biệt cả. Chẳng qua anh quyết định xin lỗi em vì tối hôm trước đã thô lỗ với em.
Trong khoảnh khắc Ellen thấy lương tâm bứt rứt.
- Anh chu đáo quá, mà chớ phiền muộn làm gì. Em đã quên chuyện ấy rồi.
Brody im lặng đợi xem Ellen còn nói gì nữa, nhưng Ellen chẳng nói thêm lời nào, lúc ấy anh mới nêu câu hỏi:
- Thế nhưng em đi đâu nhỉ?
- Em đã bảo với anh là ở đây mà! - Lời nói vang lên gay gắt hơn là chị muốn. - Em đi về nhà rồi lên giường cho tới lúc anh về đấy.
- Thế mà em không nghe thấy tiếng chuông điện thoại? Nó ở ngay cạnh em thôi mà. - Brody chỉ cái bàn con ở phía bên kia giường.
- Không, em... - chị muốn trả lời là đã tắt điện thoại đi rồi, nhưng kịp thời nhớ ra là máy điện thoại này không thể tắt được. - Em uống thuốc ngủ, cho nên ngay cả tiếng la của những kẻ bị đày xuống địa ngục cũng chẳng thể đánh thức em được nữa là.
Brody lắc đầu:
- Anh sẽ vứt chỗ thuốc chết tiệt ấy vào nhà xí. Em đâm nghiện rồi.
Brody đứng dậy đi vào nhà tắm.
- Hooper có gọi điện đến không? - Brody hỏi vọng lên.
Ellen ngẫm nghĩ chừng một phút xem nên trả lời thế nào, rồi nói:
- Có gọi điện sáng nay, cám ơn về bữa ăn. Mà sao hả anh?
- Anh muốn tìm anh ấy mà không được. Quãng giữa trưa và mấy lần trong ngày. Ở khách sạn người ta bảo là không biết Hooper ở đâu. Anh ta gọi điện lúc nào?
- Ngay sau khi anh đi làm.
- Anh ta không nói là sửa soạn làm gì à?
- Anh ta nói... nói là chắc sẽ làm việc trên tàu, hình như là thế. Quả thực, em cũng không nhớ chính xác.
- Thế à? Lạ nhỉ.
- Cái gì lạ cơ?
- Anh đã phóng ra cảng trên đường về nhà. Giám đốc cảng nói là không trông thấy Hooper cả ngày hôm nay.
- Có thể Hooper đã đổi ý.
- Chắc là anh ta giải trí ở đâu đó với Daisy Wicker.