Chương 14
Trại Bellampo ở Montelepre được tăng cường thêm hai trăm lính cảnh vệ. Guiliano cũng ít dám lẻn về thăm nhà. Bây giờ, lực lượng của hắn có mạnh hơn trước thật. Nhưng, dù sao hắn vẫn sợ bị cớm "chộp" lúc bất ngờ.Chiều hôm ấy, ngồi nghe ông bố ôn lại chuyện cũ hồi còn ở bên Mỹ với một ông bạn già, Guiliano bỗng nảy ra một ý nghĩ. Hai ông già đang nhậu khề khà và thân mật trách lẫn nhau ngu quá. Đang làm ăn ngon lành bên Mỹ, khi không cả hai nổi điên, nổi khùng, cùng kéo nhau đâm đầu quay về Sicily. Tưởng làm vương làm tướng gì ở cái đất Sicily này, ai dè lại quay về cái đời đói khổ, nghèo mạt rệp này. Ông bạn già của ông bố Guiliano làm nghề thợ mộc và tên là Alfio Dorio. Lão nhắc lại cho ông bố Guiliano những năm đầu tiên mới sang Mỹ, trước khi họ cùng làm cho Ông Trùm Corleone (tức là ông thân sinh của Miechael Corleone). Họ được mướn làm đường hầm ngầm dưới lòng sông. Họ đang cãi nhau. Người thì bảo đường hầm ngầm ấy dẫn tới New Jersay, người thì bảo dẫn tới Long Island. Họ nhắc lại nỗi phập phồng lúc làm việc ngầm dưới lòng sông. Chỉ sợ ống thép bị rò, bị bể, nước trào vào, chắc sẽ chết đuối như chuột. Nghe chuyện làm đường hầm ngầm, Turi Guiliano chợt nghĩ hai ông già này và một vài người tin cẩn nữa có thể đào một đường hầm từ nhà hắn, ăn thông đến một cứ điểm trong núi chỉ cách đó khoảng trên trăm mét. Cửa thông ra núi có thể ngụy trang dưới một tảng đá. Cửa thông vào nhà thì đặt gần bếp hay một chỗ nào đó. Băng qua đường hầm này, Guiliano có thể đi, về nhà thường xuyên và an toàn hơn.
Hai ông già thì bảo là không được. Nhưng bà mẹ hắn thì lại chịu hết mình. Bởi vì, cứ nghĩ đến cái cảnh thằng con có thể đi về thường xuyên và an toàn hơn là bà già đã thấy mừng rơn. Nhất là những ngày đông tháng giá, Guiliano lại được ngủ trên chiếc giường êm ái tại nhà nữa thì tuyệt. Việc bà "kết" với cái ý tưởng đào hầm ấy kể cũng chẳng lấy làm lạ. Theo Alfio Dorio, muốn như vậy thì một là, phải tuyệt đối bí mật, hai là, phải có kha khá người làm, ba là, chỉ đào vào ban đêm. Cứ như vậy thì cả năm chưa chắc đã rồi. Nhưng, vẫn chưa hết vấn đề. Làm thế nào để đổ chỗ đất, đá mà không có ai nhìn thấy? Và đất ở đây thì lẫn đá tảng, làm thế nào để thấy tim đường. Đυ.c tảng đá đó hả? Có họa là nằm mơ. Và trong số những người mướn làm, nếu có đứa bép xép, làm phản thì sao? Nhưng cái lý lẽ mạnh mẽ nhất hai ông lão ấy đưa ra để phản đối là phải mất cả năm chưa chắc đã xong. Guiliano biết rằng họ ngại cái lý do thời gian và coi đó là trở ngại chính, vì trong thâm tâm, họ nghĩ là đoạn đường hầm ấy chưa xong, thì Guiliano đã ra người thiên cổ.
Bà mẹ của hắn cũng thoáng nghĩ như vậy. Nhưng cái tình mẫu tử đã át đi được cái ý nghĩ hung hiểm, đen tối ấy. Bà nói, giọng hờn mát:
- Thằng nhỏ nhờ các ông làm cái đó để đảm bảo an toàn sinh mạng cho nó. Nhưng nếu các ông ngại tốn công, tốn sức không làm, thì để đó tôi ráng làm cho con tôi.
Bà sụt sùi, rấm rứt khóc và đay nghiến:
- Ít ra thì cứ thử cái đã. Đằng này chưa gì đã bai bải, bai bải tại thế này, tại thế kia. Mình có tốn kém gì ngoài cái công sức ra? Nhà cầm quyền có phát giác ra đường hầm ấy thì đã sao? Mình hoàn toàn có quyền đào trên đất của mình. Mình cứ nói là ừ tôi sửa soạn làm cái hầm chứa rượu, chứa khoai... thiếu gì cách nói. Nghĩ coi, có thể ngày nào đó, đường hầm này cứu được mạng của thằng Turi. Chỉ bấy nhiêu đó, thì dù tốn bao nhiêu công sức cũng đáng.
Lúc đó, giáo sư Adonis cũng có mặt. Ông nói là cửa hầm trong nhà có thể ngụy trang làm chỗ để sách vở hay là thứ đồ gì cần thiết. Ông đề nghị thay đổi chút xíu để làm vừa lòng mọi người: làm thêm một nhánh đường hầm thông sang một căn nhà khác ở đường Via Bella. Coi như một cái ngách để thoát thân trong trường hợp nhà bị vây hãm, lối thông ra núi bị hỏng, bị lộ. Cái nhánh này có thể làm trước và chỉ do hai ông già và bà Maria Lombardo cùng làm. Như vậy, vừa không mất nhiều thì giờ, vừa không sợ lộ bí mật.
Lại tranh cãi về ngôi nhà nào đáng tin cậy. Ông bố Guiliano gợi ý là nhà của bà mẹ Pisciotta. Nhưng Guiliano bác ngay. Ngôi nhà này cũng bị nghi và bị canh chừng rất kỹ, không thua gì nhà của Guiliano. Vả lại, trong nhà ấy có cả núi người. Và như vậy dễ lộ bí mật. Hơn thế nữa, Aspanu đâu có thuận thỏa với gia đình y. Ông bố đẻ y chết. Bà mẹ rinh một ông chồng khác về. Aspanu không chịu và không bao giờ tha thứ cho bà mẹ y về chuyện tái giá của bà. Ông Hector Adonis đề nghị lấy căn nhà của ông. Nhưng cũng bị bác vì quá xa. Vả lại Guiliano không muốn ông bố đỡ đầu của hắn phải mang họa. Lỡ ra đường hầm bị lộ thì ổng bị phiền phức là cái chắc. Các nhà bè bạn hoặc bà con được nhắc tới cũng đều bị bác vì lý do này, lý do khác. Tưởng lâm vào thế bí, ai dè bà mẹ Guiliano đưa ra được giải đáp rất bất ngờ:
- Chỉ có một người. Chị ta sống có một mình, mà lại chỉ cách nhà mình có bốn căn. Chồng chị ta cũng bị bọn cớm bắn chết. Bởi vậy chị ta cũng thù mấy thằng cớm dữ lắm. Chị ta là bạn thân của tôi. Và cũng rất mến thằng Turi. Chị ta biết Turi từ lúc nó còn là con nít. Suốt mùa đông rồi lúc Turi sống trên núi, thỉnh thoảng chị ta cũng gởi thức ăn cho nó đấy thôi. Chị ta là bạn rất chân thành của tôi và tôi hòan toàn tin cậy chị ta.
Bà ngưng một lúc rồi mới nói: La Venera.
Ngay từ lúc bà vừa nói, thì mọi người đã biết "chị ta" là ai rồi. Nhưng mọi người vẫn kiên nhẫn, chờ đợi để cho bà "chị ta", "chị ta" hoài. Nhà của La Venera thì hợp lý quá đi rồi. Nhưng tất cả mọi người đang có mặt ở đó - ngoại trừ bà mẹ Guiliano - đều là dân "đực rựa" Sicilian. Có lẽ ngay từ đầu họ cũng đã nghĩ đến căn nhà này nhưng tự họ không tiện nói ra miệng. Nếu La Venera đồng ý và nếu chuyện vỡ lở ra, thì chắc chắn La Venera mang tai mang tiếng. Một người đàn bà góa còn trẻ, mà lại chịu để cho một chàng thanh niên qua lại nhà trong lúc chỉ có hai người với nhau thì ai mà tin được là không có chuyện "tòm tem", ai mà tin được tiết hạnh của chị ta. Ở Sicily này sẽ chẳng có ai lấy, và cũng chẳng có ai trọng nể một người đàn bà như vậy. Đúng là chị ta hơn Turi tới mười lăm tuổi. Nhưng chị ta chưa đến bốn mươi. Chị ta không phải loại chim sa cá lặn. Nhưng, cũng đâu phải quỉ dạ xoa hiện hình. Đôi mắt cũng vẫn còn "long lanh" lắm. Đêm hôm, trong căn nhà chỉ có một người đàn bà như vậy và một chàng thanh niên như vậy mà lại không có chuyện "táy máy" thì chắc họ phải là thánh. Dĩ nhiên, họ chẳng thề non hẹn biển để ăn đời ở kiếp với nhau. Nhưng, không một người Sicilian nào tin rằng trong một khung cảnh như vậy, không một thằng đàn ông, một con đàn bà nào - dù có cách biệt về tuổi tác như vậy - lại chịu được cái cảnh cám treo, heo nhịn đó. Như vậy, đường hầm thông sang nhà chị ta có cứu được Turi hay không thì chưa biết. Nhưng chị ta mang tiếng xấu là cái chắc.
Cái mà mọi người đều hiểu và lo ngại, trừ Turi - là cái chuyện "bậy bạ" của đàn ông. Thật ra, đối với đàn ông Sicilian thì đó là thường tình. Tay chân bộ hạ của hắn đi Palermo chơi điếm lu bù đó. Và, Pisciotta thiếu gì những vụ chơi bời tai tiếng. Các "sếp" Passatempo và Terranova cũng có những nhân tình là mấy mụ góa chồng nạ dòng mà họ "tặng quà" đó thôi. Passatempo còn nổi tiếng là một tay hãʍ Ꮒϊếp hơn là tán tỉnh yêu đương nhăng nhít, vợ lớn vợ bé tùm lum. Ấy là đã bị Guiliano cấm ngặt rồi đấy. Các tay em của Guiliano mà hãʍ Ꮒϊếp đàn bà con gái là bị Guiliano "bụp liền".
Chính vì vậy mà mấy người đàn ông kia nóng ruột xem chính miệng bà mẹ Guiliano nói ra xem "chị ta" là ai. Vốn bà là một người rất sùng đạo, nên họ rất ngạc nhiên khi thấy bà quyết định như vậy. Bà chẳng ngần ngại gì mà không gọi mấy con nhỏ là "đồ đĩ thõa" chỉ vì chúng ra đường mà không trùm khăn kín mặt. Họ không hiểu bà có rõ những điều mà hình như ai cũng biết về La Venera hay không. Rằng sau hai lần sinh nở bị trục trặc và vì thuốc men không có, nên La Vennera đã không thể chửa, đẻ gì được nữa. Nhưng họ đâu hiểu rằng đó chính là cái thâm ý của bà. Chính vì vậy mà Le Venera được bà coi là thích hợp nhất, an toàn nhất cho con trai bà. Con trai bà là một tên cướp, đầu bị treo giá rất cao và dễ dàng bị một con đàn bà phản bội.
Trong khi đó, nó còn trẻ, tràn trề sinh lực, nó thiếu đàn bà sao được. Vậy, trong trường hợp này, còn ai thích hợp hơn La Venera, một người đàn bà lớn tuổi hơn nó mà lại không chửa đẻ gì được nữa? Và chị ta cũng chẳng muốn có chồng có con, vướng bận làm gì nữa. Vả lại, chị ta cũng chẳng muốn tái giá với một thằng ăn cướp. Cái cảnh làm vợ một tên cướp đã làm chị ta ớn phát sốt phát rét lên rồi. Cái cảnh thằng chồng bị bắn chết tươi ngay trước mặt đã là một ám ảnh rùng rợn, khó quên đối với La Venera. Bởi vậy, sự sắp xếp của bà mẹ Guiliano đúng là một cao kiến tuyệt hảo. Còn cái chuyện tai tiếng - nếu chị ta chấp thuận cho đào hầm - thì chị ta ráng chịu.
Vài ngày sau, bà chỉ mới vừa ngỏ ý thì La Venera đã "ô - kê" liền, một cách đầy hăm hở, sẵn lòng. Thái độ khẳng định điều mà người ta ngờ là thấy cái thân thể cường tráng của Turi, chị ta đã thèm chảy nước miếng từ lâu rồi. Bà Maria Lombardo rơm rớm nước măt, tay ôm hôn chị ta, miệng nói cám ơn, nhưng lòng thầm nghĩ: "Đã muốn thế thì bà cho toại nguyện".
Đường hầm thông sang nhà La Venera phải mất bốn tháng mới xong. Đường hầm thông đến chân núi cả năm nữa chưa chắc đã rồi. Thỉnh thoảng Guiliano lại lẻn về nhà ăn một bữa nóng sốt do bà nấu cho và ngủ một đêm trên cái giường êm ấm. Đường hầm thông sang nhà La Venera đã xong nhưng chưa có dịp dùng tới. Vào đầu xuân, dịp ấy đã đến. Tối hôm đó, bọn cớm tuần tiễu tới lui rầm rập trên đường. Đặc biệt, hôm đó bọn cớm được võ trang đầy đủ. Tuy đã có bốn cảnh vệ phục sẵn ở hai nhà hai bên, nhưng Guiliano cũng thấy là nên phòng xa trường hợp bất thình lình, bọn cớm ập vào lục soát. Lần đầu tiên hắn sử dụng đường hầm ấy. Phải mất mười lăm phút mới chui qua hết đường hầm để sang nhà La Venera. Cửa hầm phía nhà La Venera thì đặt ở bếp. Nắp hầm được ngụy trang bằng cái lò lớn, tro than phủ kín - Guiliano gõ vào nắp hầm theo ám hiệu. Đợi. Rồi lại gõ nữa. Súng đạn Guiliano không sợ mà sợ bóng tối mới kỳ lạ. Nằm trong hầm, Guiliano nghe tiếng lục cục trên nắp hầm. Sau đó, nắp hầm được nhấc lên. Hắn không chui lên ngay được, vì cái lò bị bể, nắp hầm chỉ hơi hé ra khiến hắn chui ra khó khăn và bị trầy da bụng.
Mặc dù lúc đó đã là nửa đêm, La Venera vẫn mặc bộ đồ tang màu đen u ám, buồn thảm. Chị ta để tang chồng chết cách đó ba năm. Chị đi chân đất, mà cũng chẳng mang bít - tất. Vừa ở dưới hầm chui lên thì cái đầu tiên mà hắn thấy là đôi bắp chân trắng trẻo của La Venera. Thật khác hẳn với nước da nâu trên khuôn mặt sạm nắng, với mái tóc đen, khô, cứng, dính bết lại với nhau trên đầu chị. Lần đầu tiên nhìn kỹ khuôn mặt chị, Guiliano thấy khuôn mặt ấy không bành bạnh ra như hầu hết mấy bà trong thị trấn. Trên mặt có vết tàn nhang mà vì trước đây không nhìn kỹ nên hắn không thấy. Trong tay, La Venera còn đang cầm cái xẻng chứa đầy than còn đỏ rực vừa xúc ở lò ra để mở nắp hầm. Chị lặng lẽ đổ than trở lại lò và đậy nắp hầm lại. Trông chị có vẻ sợ và tay run run. Guiliano nói cho chị an tâm:
- Tụi cớm đi tuần tiễu bên ngoài thôi. Khi tụi nó về trại, tôi sẽ chuồn liền. Quanh đây, tôi cũng có đặt anh em canh chừng cả.
La Venera pha cà - phê. Hai người trò chuyện nho nhỏ, nhưng vui vẻ. Chị nhận thấy hắn không có những cử chỉ hốt hoảng, cuống cuồng như chồng chị trước kia trong trường hợp như thế này. Hắn không chốc chốc lại hé cửa sổ, lấp ló nhìn ra ngoài, không giật mình mỗi khi nghe tiếng động mạnh hay tiếng ồn ào đột ngột ngòai đường. Hắn hoàn toàn bình thản, thư thái. Chị đâu hiểu là hắn đã tập cho hắn những cử chỉ, thái độ như vậy sau khi nghe kể những chuyện về chồng chị. Đồng thời, hắn cũng không muốn gây kinh hoàng cho bố mẹ hắn, nhất là cho bà mẹ. Nét mặt và cử chỉ của hắn toát ra sự tự tin và bình tĩnh, đến nỗi chị quên hẳn hắn đang trong tình trạng hiểm nghèo. Hai người nói chuyện với nhau về những điều vặt vãnh xảy ra trong thị trấn.
Chị hỏi hắn có nhận được những thực phẩm mà thỉnh thoảng chị gởi cho hắn hay không? Guiliano cám ơn và kể lại cảnh hắn và các tay em của hắn vồ lấy gói thực phẩm, cứ như bảy chú lùn tíu tít với gói quà do nàng Bạch Tuyết gửi cho. Các tay em của hắn nức nở khen tài làm bánh của chị. Nhưng hắn không nhắc lại câu pha trò tục tĩu của một vài đứa. Trong khi đó hắn cũng ngắm nghĩa chị rất kỹ. Chị không tỏ ra thân mật như khi có mặt mọi người khiến Guiliano thắc mắc tự hỏi không hiểu hắn đã làm gì khiến chị không bằng lòng. Khi nguy hiểm đã qua, và cho đến lúc hắn ra đi, hai người vẫn xử sự với nhau theo đúng khuôn phép.
Hai tuần lễ sau, Guiliano lại đến nhà La Venera lần nữa.
Mùa đông tuy sắp hết, nhưng trên núi gió lạnh còn thổi ào ào. Mái của những miếu thờ bên lề đường vẫn tí tách tiếng mưa rơi. Ngồi trong hang, Guiliano mơ màng nghĩ đến món ăn nóng hổi do bà mẹ hắn nấu, tới tắm nước nóng, tới cái giường êm ấm nó ngủ từ hồi nhỏ. Và đột nhiên, từ cái ký ức lộn xộn ấy, hình ảnh cặp giò trắng trẻo của La Venera hiện ra. Thế là, dù màn đêm đã buông xuống, hắn vẫn gọi mấy cận vệ đi xuống Montelepre.
Gia đình vui mừng đón tiếp. Bà mẹ sửa soạn nấu những món ăn khoái khẩu của hắn, đun nước cho hắn tắm. Ông bố hắn vừa rót ly rượu thì chợt có mật báo viên cho biết bọn cớm đã vây kín tất cả thị trấn và đích thân Maresciallo dẫn tóan đặc nhiệm đến lục soát nhà Guiliano. Hắn đành phải mở nắp hầm chui qua nhà La Venera. Trời mưa, đường hầm dính sình, lép nhép. Chui qua hầm trơn trượt, khó khăn. Và tất nhiên áo quần tay chân mặt mũi lấm lem. Nhìn thấy hắn, La Venera cười rũ ra. Và đó là nụ cười mà hắn không bao giờ quên được:
- Nom cậu như thằng mọi đen!
Guiliano cảm thấy lòng tự ái bị tổn thương. Nhưng ngay sau đó hắn lại cảm thấy hắn con nít, ấm ớ, tự ái kỳ cục. Mà hắn tự ái cũng là phải. Vì trong các kịch rối của Sicily, mọi đen bao giờ cũng là vai vừa xấu xí, kỳ hình dị dáng, vừa tồi, hèn, ngu đần... Không bao giờ mọi đen là một anh hùng dù trong cơn nguy khốn vẫn đường hoàng, hào hùng, oai phong lẫm liệt. Như vậy, đối với chị ta, có lẽ hắn chỉ là một thằng cù lần. Hay có lẽ chị ta cười và nói vậy để gián tiếp cho hắn thấy là cái ước muốn thầm kín do cặp giò trắng của chị khêu gợi ra là cái mà người như hắn đừng có hòng mơ tưởng. Chị ta nhìn hắn mà hắn tưởng như chị ta chế nhạo "trẻ nít mà cũng học đòi làm người lớn". Rồi thình lình chị ta nói:
- Để tôi đi nấu nước cho cậu tắm. Cậu mặc tạm đồ của nhà tôi còn lại, để bộ đồ kia tôi giặt cho.
Chị ta tưởng là hắn sẽ không chịu. Vì trong lúc nguy hiểm như thế này hắn phải bồn chồn, lo lắng. Lòng dạ nào mà nghĩ đến tắm rửa, thay đồ. Trước kia, mỗi lần ghé về nhà, thằng chồng chị lúc nào cũng dáo dác hốt hoảng, dễ giật mình đến nỗi chẳng dám cởϊ qυầи áo hay là rời tay khỏi cây súng. Nhưng, nghe chị ta nói đi tắm, Guiliano lại mỉm cười, cởi cái áo ngoài đầy đạn nặng trình trịch, để khẩu súng lục trỏng trơ trên cái thùng gỗ đựng củi.
Đun nước tắm cũng mất một lúc khá lâu. Trong khi đó, La Venera pha cà phê, ngồi đợi và ngắm nghía hắn. Chị ta nghĩ bụng "Cậu ta đẹp trai quá, đẹp như thiên thần". Nhưng ý nghĩ lan man của chị lại nhắc chị nhớ đến anh chồng cũ của chị. Hắn cũng điển trai. Nhưng gϊếŧ người thì hắn cũng "ngọt" tay lắm. Lúc hắn chết, thân thể nát bấy, co quắp nhăn nhó, nom xấu tệ. Ở cái đất Sicily này, đàn bà con gái mà đi mê mấy thằng đẹp trai là điều rất không nên. Lúc thằng chồng chị chết, chị ta khóc biết mấy. Nhưng cũng mau nguôi ngoai. Một thằng đàn ông đã chọn làm nghề ăn cướp, thì kể như cầm chắc cái chết trong tay. Một con đàn bà đã chọn thằng chồng làm nghề ăn cướp, thì cứ may sẵn bộ đồ tang, không sợ bộ đồ ấy cũ mất đâu. Chị ta rất thương yêu chồng. Nhưng mỗi ngày chị đều chờ đợi cái chết của y. Và mong rằng nếu y có chết thì chết trên núi hay ở nơi nào khuất mắt chị. Ấy thế mà y lại bị bắn chết ngay trước mặt chị, và chẳng bao giờ chị quên được nỗi nhục nhã. Nhục, không phải vì y là kẻ cướp, mà vì y chết hèn quá, không hào hùng chút nào. Y đã đầu hàng, đã van xin bọn cớm thương xót. Nhưng bọn chó đó đâu có tha. Cũng may, con gái y không trông thấy bố nó chết hèn như thế nào. Đó cũng là do Chúa thương.
Chị ta thấy Guiliano đang nhìn mình bằng con mắt thèm khát, hừng hực du͙© vọиɠ của một thằng đàn ông. Chị ta biết thừa điều đó. Tay chân bộ hạ của thằng chồng chị cũng thường có những cái nhìn như vậy. Nhưng, chị ta cũng biết Turi không tìm cách quyến rũ, dụ dỗ mình. Vì lòng kính yêu bà mẹ hắn, vì lòng kính nể chị khi chị phải mạo hiểm cho đặt cửa hầm trong nhà.
Chị ta rời nhà bết đi vào phòng nhỏ khác để Guiliano tắm được thoải mái. Khi chị ta đã đi khỏi, Guiliano tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ ra tắm. Cái cảnh tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ tắm, bên cạnh đó lại có một người đàn bà, bảo sao lửa dục không khỏi bốc lên phừng phừng. Guiliano cố tắm thật kỹ. Nhưng càng chà xát thân thể bao nhiêu, ngọn lửa du͙© vọиɠ như càng được khêu gợi bùng lên bấy nhiêu. Hắn nghiến răng, nhắm mắt, xối nước. Vô ích!
Hắn mặc tạm bộ quần áo của anh chồng cũ La Venera. Cái quần thì ngắn, cái áo thì chật đến nỗi không đóng cúc áo ngực được. Cái khăn tắm nhỏ xíu và chẳng khác cái giẻ lau không đủ để lau khô thân thể của hắn. Lần đầu tiên hắn mới thấy chị ta thật quá nghèo. Hắn quyết định thông qua bà mẹ để trợ cấp cho chị ta.
Hắn nói đủ cho La Venera ở phòng kia nghe thấy là hắn đã mặc quần áo, và chị ta có thể trở lại bếp dọn dẹp. Chị ta nhìn hắn từ đầu đến chân, ngạc nhiên.
- Thế ra cậu vẫn không chịu gội đầu. Trên đầu cậu có khi có cả ổ tắc kè không chừng!
Chị ta nói hơi gắt. Nhưng nghe ra vẫn là cái giọng "mắng yêu" nên hắn không thấy bị chạm tự ái. Giống như một bà mẹ già, chị ta đưa tay nắm mớ tóc bết dính bết lại với nhau vì do bẩn, dính đầy sình và cúi xuống thay nước.
Guiliano cảm thấy người nóng hừng hực khi bàn tay chị ta chạm vào đầu hắn, xối nước, thoa xà phòng - thứ xà phòng rửa chén - và chà mạnh đầu hắn. Trong khi chà như vậy, thân thể và nhất là cặp giò chị ta cà lên người hắn. Hắn phải gồng mình lên mới khỏi đưa tay lùa vào ngực và bụng chị ta. Gội đầu cho hắn xong, chị ta bảo hắn ngồi lên cái kệ tráng men đen, và lấy cái khăn lau màu nâu sỉn, chà xát làm khô tóc. Tóc hắn lâu ngày không cắt, dài phủ kín cả cổ.
- Nom cậu cứ như một tên quí tộc lưu manh, phá sản trong phim ảnh ấy. Để tôi phải cắt tóc cho cậu mới được. Nhưng, không cắt ở chỗ bếp này được vì tóc bay vào lu nước và thức ăn. Đi sang phòng kia.
Guiliano thấy thích thích, vui vui vì cái vẻ cố làm ra nghiêm nghị của chị ta. Chị ta đang cố thủ vai một bà dì hay một bà mẹ, để cố kìm hãm sự rạo rực đang làm loạn trong cơ thể của chị. Guilian dư biết tâm trạng đó. Vậy mà hắn vẫn cảm thấy e dè. Trong lãnh vực này, Guiliano rất ít kinh nghiệm, không có cái thói "nhăn nhở" của Pisciotta. Nhưng, hắn không tỏ ra là "ngốc". Cũng giống như trong chiến tranh du kích, Guiliano chỉ ra tay khi hắn có ưu thế là nắm chắc phần thắng. Nhưng đây không phải là địa thế đã được thám sát. Mấy năm trời làm chỉ huy và gϊếŧ người đã khiến hắn chai sạn, không còn cảm thấy sự e dè, ngượng nghịu của cậu con trai mới lớn khi gặp gái. Trái lại, hắn lại coi sự e dè, nhút nhát ấy là một cái gì vui vui, ngộ ngộ. Nếu có bị gái từ chối, hắn cũng chẳng thấy tay chân đờ đẫn, lóng ngóng, líu lưỡi. Hắn vẫn được tiếng là sống trong sạch, không chơi bời trác táng, mặc dù thỉnh thoảng hắn và bạn bè vẫn đi đến xóm chị em ta ở Palermo để nếm mùi đời. Nhưng đó là lúc trước khi trở thành đầu đảng cướp kia. Nhưng nay thì... trong các truyện cổ tích, có bao giờ nghe nói các anh hùng đi chơi bời bậy bạ.
La Venera đưa hắn vào một căn phòng có vẻ là một phòng khác, nhưng đồ đạc bừa bộn. Trên mặt bàn l*иg kính có những tấm ảnh chồng và đứa con gái đã chết của La Venera, chụp chung có, chụp riêng có. Guiliano ngạc nhiên khi thấy ảnh chụp La Venera lúc còn trẻ. Nom cũng ra vẻ lắm chứ đâu có phải xoàng. Trong giây lát, hắn thoáng nghĩ tới anh chồng của chị ta cũng như bao nhiêu tội ác mà thằng cha này đã phạm có thể đem về những món nữ trang quần áo chị ta mặc lúc chụp tấm hình này. Với nụ cười buồn, La Venera nói:
- Đừng nhìn những tấm hình đó. Đó là những tấm hình chụp vào thời kỳ tôi nhìn thấy cuộc đời là màu hồng, tôi nghĩ là trần gian này có thể đem lại hạnh phúc cho tôi.
Chị ta nói thế, nhưng Guiliano thừa hiểu, trong thâm tâm chị ta cố ý cho hắn nhìn thấy những tấm ảnh ngày xưa son trẻ, mượt mà của mình. Cũng có nét lắm chớ.
Lấy chân xê một vật gì đó vào một góc, La Venera bảo Guiliano ngồi lên đó. Chị ta lôi từ trong một cái hộp da khá đẹp ra nào kéo, nào dao cạo... Đó là "chiến lợi phẩm" của anh chồng đã chết. Quay vào phòng ngủ, chị ta lấy ra một miếng vải trắng, choàng lên vai hắn...
Tiếng xe Jeep chạy đi chạy lại vun vυ't ngoài đường phố. Trên xe chở đầy lính đến bao vây, lục soát nhà của ông bà già Guiliano. Hắn bình thản như không vì biết rằng: một, nếu bọn cớm có bao vây và phá được cửa cài then kỹ như căn nhà của La Venera, thì Pisciotta và mấy tay em nó đã cho bọn cớm ăn no kẹo chì rồi; hai nữa, trước khi rời nơi đây, nắp hầm đã đậy lại, bếp lò to tướng chặn lên thì chẳng ai biết cửa hầm đâu nữa.
- Tôi vào bếp lấy súng đem ra đây cho cậu nhé.
Hắn nắm lấy tay chị ta, giữ lại và nói:
- Khỏi, tôi không cần vũ khí, trừ khi chị định lấy dao cạo cắt họng tôi.
Cả hai cùng cười. Guiliano im lặng cho chị ta cắt tóc. Hắn nhìn lên tường, chỗ treo tấm hình phóng lớn Rutillo Candeleira, thằng chồng đã chết của chị ta. Bộ ria mép kiểu kỵ binh làm cho anh ta có già trước tuổi, mặc dù lúc bị cảnh vệ bắn chết, anh ta mới ba mươi lăm. Trong hình, khuôn mặt anh ta trông cũng dễ ưa. Chỉ có đôi mắt và nhất là cái miệng là dữ tợn, độc ác và tán bạo. Nhưng khuôn mặt đó cũng thể hiện rõ cái vẽ nhẫn nhục, cam tâm chịu đựng. Như thể anh ta đã biết trước kết thúc bi thảm của đời mình, nhưng không biết làm sao tránh được, nên đành chịu phó thác cho số phận.
La Venera lúi húi cắt tóc cho hắn. Guiliano cảm thấy cặp đùi chị ta ép sát vào người hắn. Hơi nóng của cặp đùi ấy truyền qua lần vải thô của cái váy, thấm vào người hắn, cặp đùi chị ta hơi cách xa ra một chút. Nhưng lúc hơi cúi xuống, thì ngực chi ta lại cà cà vào mặt và môi hắn. Mùi thơm hơi mạnh toát ra từ thân thể chị ta làm cho mặt hắn nóng bừng bừng như đứng trước lò lửa. Hắn thấy tấm hình Rutillo Candeleira treo trên tường bỗng trở thành nhạt nhòa.
Cặp giò của La Venera lại ép sát vào cánh tay Guiliano. Hắn cảm thấy được làn da mịn của cặp giò ấy mặc dù cái váy chị đang mặc là thứ vài khá dày và hơi thô. Hắn gồng mình cứng như đá để chống lại cái ý muốn luồn tay tốc váy chị ta lên để ve vuốt cặp giò nóng hổi ấy. Chị ta áp sát vào hắn hơn nữa. Guiliano cất tiếng, giọng bỡn cợt:
- Giá tụi mình là Samson và Dalilah, nhỉ? (1)
Thình lình, La Venera hơi nhích ra, không áp sát vào người hắn nữa. Và Guiliano ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má La Venera. Chẳng kịp nghĩ ngợi gì, Guiliano kéo chị ta áp sát vào người mình. Chị ta nhoài người ra và đặt cây kéo xuống.
Hai bàn tay Guiliano luồn dưới váy vuốt ve cặp đùi mịn màng, nóng hổi, run rẩy. Cúi xuống, chị ta đặt cặp môi của mình gắn vào đôi môi hơi thưỡi ra của Guiliano. Và mυ'ŧ như muốn nuốt chửng cặp môi ấy. Cử chỉ ấy chính là hành động mở then cài cái cánh cửa nhốt con thú đam mê khoái lạc nɧu͙© ɖu͙© bị giam hãm ba năm trời trong vòng tay "trai tịnh" của đời góa phụ.
Sau vài giây đầu tiên của cái khoảnh khắc ấy, Guiliano không còn ý thức được chính mình và thế giới bên ngoài nữa. Thân thể của La Venera săn quá, mịn quá và nóng hôi hổi. Sức nóng ấy thấm vào tận xương tủy Guiliano. Ngực của chị ta dưới làn áo tang che kín thật ra căng tròn, đầy đặn, rắn chắc và chĩa ra như kɧıêυ ҡɧí©ɧ. Nhìn hai cái nấm hình bán cầu ấy, Guiliano cảm thấy mạch máu trên đầu hắn nảy tưng tưng. Đôi môi tham lam của Guiliano dụi tới dụi lui trên hai núʍ ѵú.
Họ nằm xuống sàn nhà. La Venera cố nén đà cảm giác đê mê ngây ngất cho khỏi bật lên thành tiếng rên la khoái lạc. Những âm thanh "Turi, Turi" nghe ú ớ như tiếng người nói mơ và như tiếng văng vẳng từ xa vọng lại... Guiliano cảm thấy như bị tan biến trong cảm giác khoái ngất tột cùng trên thân xác bốc lửa của La Venera. Nhưng, như một đám cháy rừng thì một vài thùng nước có nhằm nhò gì. Những thèm khát, những đòi hỏi bị ức chế lâu ngày của cả hai người, cơ thể tràn trề sinh lực của họ làm cho cả hai cảm thấy còn hơn cả đám cháy rừng. La Venera dẫn Guiliano vào giường. Cả hai mới vừa đặt lưng lên giường thì cơn rạo rực của họ đã cuộn dâng lên như đợt sóng thần. Họ như hai con rắn quấn chặt lấy nhau...
Sáng hôm sau, Guiliano rời khỏi nhà bằng cửa trước. Súng giấu dưới áo khoác ngoài, hắn cẩn thận bước ra cửa. Hắn nói với La Venera là hắn không thể trở lại nhà để chào từ biệt bà mẹ và nhờ chị ta nói lại giùm. La Venera kinh sợ cho sự bình tĩnh và táo bạo của hắn. Nhưng chị đâu biết rằng hắn có một đội quân nho nhỏ đón sẵn ở đó. Chị ta đâu có để ý mà biết rằng trước khi hắn bước ra đường, hắn đã để ngỏ cánh cửa cả mấy phút để báo trước cho Pisciotta và đồng bọn. Lúc ấy, vô phúc cho tên cớm nào, vì bất cứ lý do gì, đi ngang đó, đều bị chúng "khử" hết.
Chị ta bẽn lẽn hôn hắn. Sự thèm thuồng còn thấy rõ trong cái hôn dù là phớt nhẹ đó. Chị ta thì thào:
- Chừng nào lại về?
- Bất kỳ khi nào có thể được!
Mãi đến trưa hôm đó, La Venera mới đến gặp mẹ của Guiliano. Thoạt nhìn chị ta, bà cũng biết ngay cái gì đã xảy ra. La Venera nom trẻ lại có đến mười tuổi. Đôi mắt màu nâu đậm long lanh. Hai gò má ửng hồng. Đúng là thài lài gặp cứt chó. Bà Maria Lombardo thầm cảm ơn tình thân hữu, lòng can đảm và sự trung thực của chị ta. Và bà cũng thầm thỏa mãn vì sự thể đã xảy ra đúng y kế hoạch bà đã định. Đó là sự sắp xếp tuyệt vời cho con bà. Một người đàn bà không bao giờ phản bội. Một người đàn bà không bao giờ đòi hỏi gì ở nơi con bà. Dù yêu con hết sức, bà Maria Lombardo cũng không cảm thấy ghen tức như bất cứ bà mẹ nào cảm thấy khi thằng con trai cưng của mình yêu quí vợ con. Có lẽ bà sẽ thấy bực nếu La Venera nói lại cho bà hay là con bà đã khen những món ăn của chị ta gửi cho nó: "Turi nói là cậu ấy ăn gấp năm lần bình thường và thề chưa bao giờ cậu ấy ăn ngon như thế".
... ......
(1) Samson - Dalilah: nhân vật truyền kỳ của người Do Thái có sức mạnh phi thường nhờ bộ tóc dài. Samson thường dùng cái hàm con lừa làm chùy để đánh quân Philistin. Tình nhân của Samson là Dalilah phản bội ông, lén cắt tóc của ông trong lúc ông đang ngủ và trói lại giao nạp cho quân Philistin. Samson bị trói vào cột đền thờ Pagan. Trong lúc quân Philistin đang làm lễ chiến thắng, Samson đã giật đổ cây cột làm cho cả đền thờ sụp đổ, gϊếŧ chết hết quân Philistin và chính Samson cũng bị chôn vùi trong đống đổ nát của đền thờ. (N.D).