Mặt trời đã lên cao, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đi không cần dừng lại giấu bè như mọi khi. Thỉnh thoảng, nhà vua và quận công lại bước ra, trông dáng mệt mỏi. Nhưng khi nhảy xuống sông tắm thì họ lại tỉnh táo ngay. Ăn sáng xong, nhà vua tháo giầy, xắn quần lên và thả chân ngâm xuống nước. Rồi lão châm thuốc hút và ngồi lẩm nhẩm học cho thuộc lòng cái phần của lão trong vở Romeo và Juliet. Lúc đã khá thuộc rồi, lão cùng với quận công hai người đối đáp thử. Quận công phải dạy đi dạy lại nhiều lần, bắt lão tập đọc bài thơ dài, bắt để tay lên trái tim. Sau một hồi tập dượt, anh ta khen lão và nói:
– Chỉ có điều ngài mỗi khi gọi đến tên Romeo là ngài lại rống lên như chó sói. Ngài phải nói thật nhẹ nhàng, như thế này này: Ro- me- o. Đấy, như thế, vì Juliet là cô gái dịu dàng nên cô ấy không thể rít lên như một con lừa được.
Sau đó, hai người lại lấy ra một đôi kiếm mà quận công đẽơ bằng gỗ, và bắt đầu tập đấu kiếm. Quận công đóng vai là vua Richard đệ tam. Hai bên chạy đuổi nhau trên bè trông đến khϊếp. Bất chợt, nhà vua trượt chân ngã tòm xuống nước. Họ lại ngồi nghỉ, nói với nhau về đủ các thứ chuyện phiêu lưu mà họ đã từng trải qua trước đây.
Ăn bữa trưa xong, quận công nói với nhà vua:
– Chúng ta phải làm cho màn diễn hay vào hạng nhất, ngài hiểu không? V ì thế, chúng ta phải thêm thắt đôi chút cho phong phú, kẻo khán giả lại yêu cầu diễn thêm, cứ nói “encore” thì chúng ta còn cái mà diễn.
– Encore là gì, Bilgewater?
Quận công giảng cho lão nghe, rồi nói:
– Tôi sẽ đáp lại yêu cầu của họ bằng một điệu nhảy điên cuồng của vùng cao nguyên hoặc của các thùy thủ. Còn ngài, ngài có thể làm đoạn độc thoại của Hamlet.
– Cái gì của Hamlet?
– Độc thoại của Hamlet. Đó là đoạn nổi tiếng nhất của Shakespear. Lạy chúa, nó thiêng liêng vô cùng, bao giờ cũng làm cho khán giả say mê. Tôi không có cả đoạn ấy ở trong sách này mà chỉ có một tập thôi. Để tôi đi đi lại lại một chút, xem có nhớ lại được chăng.
Quận công đi lên đi xuống vẻ suy nghĩ tợn lắm, đôi lông mày dướn cao trông rất dữ tợn. Rồi anh ra thở dài thườn thượt, một giọt nước mắt nóng hổi lăn trên má, trông nực cười lắm. Lát sau, anh ta nhớ ra và bảo chúng tôi chú ý. Với một điệu bộ quý phái, một chân bước lên, hai tay giơ ra phía trước, đầu hơi ngả về đằng sau, xong anh ta bắt đầu nghiến hai hàm răng ken két, nói như mê sảng và đôi chỗ dằn giọng. Tôi chưa bao giờ được xem một cảnh diễn nào như vậy. Nhấn mạnh vào từng chỗ, thật xưa nay chưa bao giờ tôi được thấy diễn như vậy. Cả bài độc thoại chỉ toàn thấy gầm rú rồi lại thút thít.
Nhà vua mê cái đoạn này lắm, cho nên vừa học xong là nhớ ngay. Hình như lão sinh ra ở đời là để diễn vai này. Lão đóng thử. Các điệu bộ, khóc mếu hay loạng choạng ngã của lão trông thật là đáng yêu.
Những ngày đi trên sông, cái bè gỗ đã trở thành một nơi thú vị không đâu bằng, vì suốt ngày, chúng tôi được xem các trận đấu kiếm và tập dượt. Một buổi sáng, chúng tôi đến vùng Arcansaw. Đó là một thị trấn nhỏ nằm trên bờ sông. Chúng tôi buộc bè lại cách đó gần một dặm có cây thông che ở trên rồi cả bọn trừ Jim đi xuống thị trấn đó xem có chỗ nào trình diễn được không.
Thật là may mắn. Ở nơi này có một gánh xiếc sắp diễn vào buổi chiều. Dân quê đã bắt đầu lục tục kéo đến. Họ đem theo cả ngựa, xe. Gánh xiếc sẽ rời thị trấn trước khi trời tối nên vở diễn của chúng tôi càng dễ thành công. Quận công hỏi thuê lại cái rạp, và chúng tôi đi dán quảng cáo. Quảng cáo viết như thế này:
” Kịch Shakespeare phục hưng!!!
Một buổi trình diễn li kì và hấp dẫn
Chỉ có một đêm duy nhất!
Do các kịch sĩ nổi tiếng thế giới đảm nhiệm:
David Garrich con, thuộc kịch viện Drury Lane tại Luân Đôn
Edmund Kean thuộc kịch viện hoàng gia… trong một màn kịch tuyệt vời của Shakespeare có tựa đề
Màn tỏ tình trên ban công
trong
Romeo và Juliet
vai Romeo… … … … … . do ông Garrich đóng
vai Juliet… … … … … .. do ông Kean đóng.
Cùng toàn ban trình diễn!
Trang phục mới, dụng cụ mới, bài trí mới!
* Lại còn diễn: Một màn rất rừng rợn, vĩ đại, đổ máu
Đấu kiếm lớn
Trong vở “Vua Richard đệ tam”
vai vua Richard đệ tam… … … … do ông Garrick đóng
vai Richmond… … … … … … … .. do ông Kean đóng.
* Và lại còn diễn
(Do yêu cầu đặc biệt)
Màn độc thoại bất hủ của Hamlet!
Do nghệ sĩ trứ danh Kean trình bày.
Đã từng diễn liên tục 300 tối liền ở Pari.
Chỉ diễn tại đây có một đêm
Giá vé vào cửa: 25 xu.
Trẻ con và những người lớn theo hầu: một hào. “
Chúng tôi đi khắp thị trấn để dán quảng cáo. Nhà cửa hàng hiệu ở nơi đây đều đã cũ nát, xiêu vẹo. Các cánh cửa đã nứt nẻ, khô cứng mà không được sơn lại. Nền nhà nào cũng cao hơn mặt đường và cách khoảng một mảnh vườn nhỏ, nhưng không trồng trọt nhiều, chỉ vài cây hoa quỳ, hoa mào gà, còn lại ngổn ngang những giấy rách, mảnh chai, rác rưởi với đồ hộp. Cánh cổng thì làm bằng đủ một thứ mảnh gỗ ghép vào nhau trông tồi tàn lắm, quận công nói là từ thời Colombus gì đó. Trong vườn đôi khi có cả đàn lợn vào đó sục sạo.
Các cửa hiệu chạy dọc suốt phố. Trước mỗi căn nhà đều có mái hiên để khách hàng có thể buộc ngựa vào đó. Dưới những mái con ấy là những cái bục bằng gỗ, nên những kẻ vô công rồi nghề đến đó ngồi cả ngày, ngứa tay cầm dao gọt những cái bục ấy; miệng nhai thuốc bỏm bẻm, thỉnh thoảng lại ngáp dài … họ chán chỗ này rồi lân la sang chỗ kia, hai tay đút vào túi quần, chỉ lúc nào gãi hay xin thuốc lá thì mới rút tay ra. Câu nói nhiều nhất trong bọn họ là:
– Hans, cho tao một điếu!
– Không, tao chỉ còn một điếu. Xin thằng Bin ấy.
Có thể là Bin sẽ cho anh kia một điếu, cũng có thể hắn bảo là không có. Họ là những anh chàng chẳng có lấy một xu ở trên đời. Khi nào thèm thuốc lại đi xin hoặc vay. Họ nói với người này người khác:
– Jack, mày cho tao vay một nắm thuốc. Nắm thuốc cuối cùng tao lại vừa mới cho thằng Bin Thompson mất rồi
Nhưng hắn ta nói dối, và chỉ đánh lừa được người lạ. Nhưng cái anh Jack kia thừa biết mẹo của hắn ta nên nói:
– Mày cho nó rồi phải không? Mày hãy trả tao những nắm thuốc mày vay trước đi đã, rồi tao sẽ cho mày vay hẳn một vài tấn thuốc nữa mà không bắt mày phải trả lời lãi gì hết
– Tao đã trả mày rồi cơ mà.
– Phải, mày đã trả tao được vài lần, nhưng thứ thuốc mày trả cho tao chỉ dành cho bọn da đen hút thôi…
Tất cả mọi phố xá, đường lồi lõm còn ngõ thì lầy lội. Chỗ nào cũng chỉ thấy bùn, bùn đen như hắc ín, có chỗ ngập đến ba bốn mươi phân. Lợn chạy lung tung khắp nơi, kêu ủn ỉn. Một con lợn nái cùng với một đàn lợn con, mình bê bết bùn nghênh ngang giữa đường phố khiến người phải dạt sang hai bên. Khi lợn con xúm đến bú thì lợn mẹ nằm dưỡi ra, lim dim đôi mắt, ve vẩy đôi tai, trông con lợn mẹ có vẻ sung sướиɠ như người ta vừa được lĩnh lương. Rồi nó nghe thấy tiếng hô hoán: “Tiger, cắn chết nó đi!” Con lợn vùng ngay dậy chạy, kêu một tiếng kinh sợ trước cảnh hai con chó mỗi con cắn một bên tai con lợn, rồi mấy chục con chó khác ở đâu chạy đến. Tất cả những anh chàng vô công rồi nghề kia đứng dậy, chạy ra xem, cười phá lên và tỏ vẻ rất khoái trá. Sau đó, họ quay về chỗ cũ, ngồi cho đến lúc nào có một vụ chó cắn nhau nữa lại kéo ra. Không có gì làm cho bọn người này tỉnh táo và khoái trá hơn là một vụ chó cắn lẫn nhau. Nếu không thì họ cũng bắt một con chó nào đó đang đi lang thang, bôi nhựa cây vào nó rồi châm lửa đốt, hay buộc một cái hộp sắt vào đuôi con chó và ngồi nhìn nó hoảng hốt chạy cuống cuồng lên cho đến chết. Ngoài bờ sông, mấy căn nhà nằm xiêu vẹo, ngả nghiêng như sắp đổ sụp. Những người ở mấy căn nhà này đã bỏ đi cả. Bờ sông đã bị nước xói mòn, khiến các ngôi nhà như đang bị treo lơ lửng, và thị trấn cứ lùi vào mãi.
Càng gần đến trưa, xe cộ kéo đến càng đông, chật ních cả phố xá. Có những nhà mang đi cả gia đình, mang theo đồ ăn từ nhà quê lên và ngồi ngay trong xe mà ăn. Họ uống rất nhiều rượu whisky. Chính tôi đã chứng kiến ba vụ đánh nhau. Bỗng nhiên có người kêu:
– Lão Boggs tới này! Tháng nào lão cũng mò lên đây để được say! Lão tới rồi đấy, chúng mày ơi!
Cả bọn người ăn không ngồi rồi kia có vẻ thích thú lắm, tôi đoán bọn người này thường hay trêu ghẹo lão Boggs. Mọi người bọn nói:
– Không biết lần này lão ta sẽ thanh toán đứa nào đây. Nếu tập hợp được tất cả những người mà lão thanh toán được trong hai mươi năm qua thì chắc chắn lão ta sẽ thành người nổi tiếng.
Một người khác trong bọn nói:
– Tao mong lão Boggs sẽ dọa tao, vì tao biết còn một nghìn năm nữa tao mới chết.
Lão Boggs phi ngựa ầm ầm tới, miệng la hét như người da đỏ, rồi nói lớn:
– Tránh đường cho tao đi nếu không tao giẫm chết hết bây giờ. Giá quan tài tăng vọt thì đừng có mà đổ cho tao đấy.
Lão ta say rượu, ngồi ngất ngưởng trên yên ngựa. Lão trạc ngoài năm mươi tuổi, mặt đỏ gay gắt như mặt gà chọi. Mọi người thấy lão đều la lớn lên gọi, cười và chế nhạo lão. Lão chào lại và nói sẽ trở về gặp, vì còn phải lên phố gϊếŧ tên đại tá Sherburn, và khẩu hiệu của lão là: Thanh toán từ tên to đầu nhất rồi mới đến bọn nhãi nhép.
Trông thấy tôi, lão thúc ngựa đến gần hỏi:
– Thằng nhóc kia, mày ở đâu đến? Mày muốn chết không?
Nói xong, lão đi luôn. Tôi khϊếp quá, nhưng có người bảo:
– Lão ta không có ý gì đâu, lúc nào say cũng đều như thế cả. Nhưng lão ta là một người tốt bụng nhất ở Arcansaw đấy. Lão chẳng đánh ai bao giờ, cả lúc say lẫn lúc tỉnh.
Lão Boggs phi ngựa qua một cửa hiệu to nhất trong thị trấn, rồi dừng lại, cúi xuống ngó qua chiếc mành che cửa bên mái ngoài, nhìn vào trong nhà gọi:
– Sherburn, ra đây. Ra đây gặp kẻ mà mày đã đánh lừa. Mày là con chó tao đang đuổi, và tao sẽ bắt được mày.
Rồi lão ta cứ thế réo Sherburn lên gọi bằng đủ các thứ tên. Cả phố kéo ra đông nghịt, vừa nghe vừa cười. Lát sau, có một người trông bệ vệ ăn mặc sang trọng bước ra ngoài cửa hiệu, đám người đứng chung quanh giãn ra hai bên nhường lối cho ông ta đi. Người đó nói với lão Boggs, chậm rãi và có vẻ rất bình tĩnh:
– Tao chán cái trò này lắm rồi, tao sẽ cố chịu đựng mày một giờ nữa thôi. Sau một giờ, nếu mày còn mở mồm ra nói động đến tao nữa, thì dù cho mày có đi xa đến đâu tao cũng tìm được mày.
Rồi người kia quay vào. Đám người chung quanh đứng im, không ai động đậy, và cũng không còn dám cười nhạo nữa. Lão Boggs thúc ngựa chạy đi, miệng vẫn la hét, réo tên Sherburn thật to. Lão chạy xuống phía dưới phố, rồi một chốc lại quay trở lên dừng ngựa trước cửa hiệu, miệng vẫn la hét. Một số người gần đó định bảo lão ta thôi đi, nhưng lão ta không chịu. Họ bảo chỉ còn mười lăm phút nữa là đến một giờ, và lão nên về nhà ngay đi. Nhưng chẳng ăn thua gì. Lão ta lại gân cổ lên chửi, vứt chiếc mũ xuống bùn để cho ngựa dẫm lên, rồi lại quất ngựa chạy xuống cuối phố, mái tóc hoa râm của lão bay bay trước gió. Tất cả đám người kìm được ngựa của lão lại; cố sức gò con ngựa xuống để rồi bịt miệng lão cố cho im đi, nhưng vô ích. Lão lại l*иg lên đầu phố và chửi Sherburn. Bỗng có người nói:
– Tìm con gái lão đến đây, nhanh lên. May ra thì lão ta nghe lời con gái lão đấy.
Có người chạy đi tìm. Tôi đi xuống dưới phố rồi dừng lại chờ coi. Độ năm mươi phút sau đã lại thấy lão Boggs chạy xuống, nhưng bây giờ không ngồi ngựa nữa. Lão ta chạy qua phố đến chỗ tôi đang đứng, đầu trần, hai bên có hai người bạn xốc cánh tay và kéo lão đi. Lão ta có vẻ khó chịu nhưng không nói, không những lão không giằng kéo về đằng sau mà còn làm như đi vội lên phía trước nữa.
Có tiếng người gọi to:
– Boggs!
Tôi quay lại nhìn xem ai gọi, hóa ra viên đại tá Sherburn khi nãy. Ông ta đứng im giữa đường, tay phải cầm một khẩu súng giơ lên, không ngắm; mà nòng súng thì chĩa lên trời. Cùng lúc đó thấy một cô gái chạy tới, có hai người kia quay lại xem ai gọi lão ta; khi trông thấy khẩu súng, mấy người kia nhảy vội sang một bên, chiếc nòng súng chầm chậm hạ xuống, chĩa thẳng. Lão Boggs giơ hai tay lên trời nói:
– ối! Xin ông đừng bắn!
Đoàng! Phát thứ nhất nổ, lão Boggs loạng choạng thì lại, hai cánh tay chơi với. Đoàng! Phát thứ hai tiếp, và lão ta ngã chui xuống mặt đất, hai cánh tay duỗi thẳng. Cô con gái vừa kịp hét to lên một tiếng nhảy đến, ngã vật xuống bên xác bố, khóc:
– Trời ơi, nó gϊếŧ bố tôi rồi, nó gϊếŧ bố tôi rồi!
Đám người xúm đến xung quanh, người nọ chen người kia, và những người bên trong thì cố đẩy những người khác lùi lại:
– Lui ra, lùi ra, để lão ta có không khí mà thở chứ!
Viện đại tá Sherburn quăng khẩu súng xuống đất, rồi quay gót đi thẳng.
Họ đưa lãơ Boggs vào một cửa hiệu thuốc nhỏ. Đám người vẫn quây đến chung quanh. Cả thị trấn cùng kéo đến. Tôi chạy lên kiếm được một chỗ bên cửa sổ gần ngay chỗ để lão Boggs. Họ đặt lão nằm2 trên nền nhà và đề một cuốn kinh lớn kê xuống dưới đầu lão. Rồi lại lấy một cuốn kinh khác mở ra để trên ngực lão. Trước đó, họ xé chiếc áσ ɭóŧ của lão ra, tôi nhìn rõ vết đạn. Lão ta thở hắt ra đến hơn một chục cái, rồi sau đó, lão nằm im lịm. Lão đã chết.
Họ kéo cô con gái ra ngoài. Cô con gái vẫn còn kêu khóc, nhưng họ đưa cô ta đi. Cô ta mới độ mười sáu tuổi, trông rất hiền lành, xinh đẹp, nhưng da mặt đã tái nhợt vì quá sợ hãi.
Cả dân thị trấn đều đã túm tụm vào chỗ đó, chen chúc nhau, xô đẩy nhau, thúc nhau để làm sao vào được gần cửa sổ nhìn thấy lão Boggs: nhưng những người đứng trước không chịu nhường, những người đứng sau thì luôn miệng:
– Này, anh kia xem đủ rồi sao còn cứ đứng mãi ở đây. Đi ra cho người khác xem với chứ…
Họ cãi nhau kịch liệt. Tôi vội luồn ra ngoài, sợ lại xảy ra chuyện lôi thôi nữa. Phố xá đông nghịt người. Trông ai cũng có vẻ như vội vã. Những người đã chứng kiến lúc bắn thì kể đầu đuôi câu chuyện, rồi mỗi người kể như thế lại có một đám đông quây chung quanh, dỏng tai lên nghe. Một người cao lên khênh, tóc dài tay cầm một chiếc gậy chăn cừu, đang đứng chỉ trỏ cái khoảng đất mà lão Boggs đã đứng và chỗ Sherburn đứng khi nãy. Mọi người theo anh chàng từ chỗ này đến chỗ kia, nhìn hắn làm các thứ, rồi gật gật cái đầu tỏ ra mình đã hiểu, rồi lại cúi xuống chống tay vào đùi nhìn người kia lại đứng thẳng dậy bước đến chỗ Sherburn đứng, cau đôi lông mày lại, kéo cái vành mũ xuống tận mắt rồie kêu lên.
– Boggs!
Và giơ chiếc gậy của hắn ta lên, miệng nói:
– Đoàng!
Và hắn ngã vật ra. Mọi người thấy thể bảo rằng hắn ta đã diễn lại rất đúng và việc xảy ra lúc nãy cũng hoàn toàn như vậy. Rồi có đến hơn chục người rút những chai rượu ở trong túi đưa cho hắn.
Lát sau, có người nói rằng Sherburn sẽ bị xử tội, Ai cũng bàn tán về chuyện ấy, rồi tất cả kéo nhau đi, người nào ấy miệng hét như điên. Họ giật lấy những băng vải để đem đi treo cổ Sherburn.