Tống Kế Tổ toàn thân tê dại, ho khan một tiếng, quay đầu lại, thấp giọng nói: “Buổi tối nhé.”
Nằm ở nhà mấy ngày, cuối cùng đã khỏi bệnh, Tống Kế Tổ cảm thấy mình ngủ nhiều đến toàn thân tê cứng, đang lúc muốn ra ngoài để giãn cơ , không ngờ lại gặp được Thôi quả phụ.
Thôi quả phụ cũng đã khoảng ba mươi, dung mạo không được đẹp lắm nhưng làn da lại vô cùng trắng trẻo, mềm mại như đậu phụ.
Tống Kế Tổ đã quan hệ với cô ta hai lần, nhưng mỗi lần cô ta đều đòi rất nhiều tiền, làm cho anh ta mất kiên nhẫn, cho nên đã lâu rồi không qua lại.
Bây giờ nhìn vào, lại có một hương vị khác, Tống Kế Tổ không khỏi cảm thấy ngứa ngáy.
Thôi quả phụ nháy mắt với hắn ta, xoay người đi về nhà.
Tống Kế Tổ vốn muốn đi theo, nhưng nghĩ đến sắp đên giờ cơm nên đành thôi.
Lượn lờ qua nhà cũ, thì thấy Ngô thị cùng với con nhãi con Trường An đang mặc cả với người bán hàng.
“Tổng cộng 12 sợi, vậy mà chỉ được 2 văn tiền, thế này cũng ít quá rồi.” Ngô thị cau mày, “Không thể thêm chút đỉnh sao?”
Người bán lắc đầu: “Không thêm được, thứ đồ này không có gì hiếm lạ, tôi trả hai văn tiền là cao lắm rồi, sau này khi bán ra tôi còn phải thêm một vài sợi chỉ màu nữa, haiza, nương tử, làm ăn không dễ, cô đừng làm khó tôi nữa.”
Ngô thị thở dài: “Hai văn thì hai văn vậy.”
Nàng cùng Trường An vất vả làm hai ngày mới được, kết quả chỉ kiếm được có hai văn tiền.
Người bán hàng cất mười hai chuỗi hạt cỏ vào, lấy ra hai đồng xu đưa cho Ngô thị.
Ngô thị nhận được đồng xu, đang định đi chọn ruy băng cho Trường An, vừa ngẩng đầu liền thấy Tống Kế Tổ đứng cách đó không xa, nàng không khỏi rùng mình, lập tức kéo Trường An trở về nhà.
Hôm nay chồng nàng đi mua lương thực mà hạt giống, không có ở nhà, trong nhà chỉ còn lại nàng và Trường An thôi.
Nàng không thể đυ.ng chạm với cái tên súc sinh đó được, chỉ nghỉ đến thôi cũng thấy kinh tởm.
Ngô thị về nhà liền khóa cửa, cùng Trường An ở trong nhà nhào bột làm màn thầu.
Mấy ngày nay nàng không đến nhà mẹ chồng, tâm trạng cũng tốt lên không ít, cũng có thời gian rảnh để suy nghĩ đến chuyện khác.
Ví dụ như làm sao để kiếm tiền.
Hạt cỏ tuy dễ kiếm nhưng lại không có giá trị, dù có mang đến hội làng cũng không bán được bao nhiêu, cho nên nàng mới bán hết mười hai chuỗi cho người bán hàng.
Có điều, ở ngoài thôn có mấy cây Hoạn Tử, không biết đã có ai hái mấy quả ở trên cao chưa?
Nếu vẫn còn thì có thể hái mang về, dùng lõi của quả làm chuỗi hạt, chắc chắn sẽ có giá trị hơn hạt cỏ nhiều.
Nghĩ như vậy, khéo miệng Ngô thị liền không kìm được mà cong lên.
Trường An ngước mắt lên nhìn thấy thẩm thẩm đang cười, bé cũng cười theo, dùng bàn tay nhỏ bé chọc vào bột nói: “Màn thầu, Trường, Trường An làm!”
Ngô thị gật đầu: “Được chứ, đợi Trường An học được cách nhào bột, vậy thì sau này thẩm thẩm sẽ thoải mái hơn rồi.”
Trường An Hà mỉm cười, nhanh chóng đi rửa tay.
Hôm nay bé muốn làm một cái màn thầu hoa đẹp nhất.
Ngô thị nhào bột xong, thì để cho bột nghỉ 1 khắc (15 phút), sau đó nàng rắc bột mì lên cái bàn sạch, chia bột thành từng miếng rồi nặn thành những chiếc mà thầu tròn béo.
Trường An muốn làm bánh mì hấp, liền cán bột dài ra, cuộc lại cho giống bông hoa, rồi gật đầu hài lòng.
Ngô thị ngước mắt lên nhìn, cảm thấy bản thân bị mù rồi.
Hình dạng kì quái này....phân???
Nhưng thấy cô cháu gái nhỏ háo hức như vậy, bất đắc dĩ nàng đành bỏ những chiếc bánh lạ lùng này vào nồi hấp.
Thôi được rồi, chỉ cần Trường An vui là được.
Trường An làm một lúc năm cái bánh hoa rồi mới hài lòng dừng lại.
Sau đó bé ôm Hoa Hoa và nói: “Hoa Hoa, làm, làm màn thầu, mi, mi cũng ăn.”
Hoa Hoa meo meo, gừ gừ trong cổ họng, dụi đầu vào người bé.
Một lúc sau, bánh đã được hấp chín.
Trường An nóng lòng muốn lấy ra khỏi nồi.
Ngô thị mở nồi hấp ra, quạt bớt hơi nóng, nhìn thấy những bánh do Trường An làm ra thật sự sống động như thật.
Vốn dĩ nó đã có màu nâu, cộng thêm hình dạng kì quái của nó, Ngô thị không đủ dũng khí để nhìn lần thứ hai.
Đứa bé này làm thật sự giống như thật vậy.
Trường An ngó vào tìm bánh bao mình đã làm, sau đó vui vẻ hét lên: “Ăn, ăn màn thầu.”
Ngô thị lấy từng chiếc bánh ra khỏi nồi hấp rồi bỏ vào trong giỏ rơm*.
*Giỏ được làm bằng rơm, người xưa dùng để đựng đồ.
Còn đặc biệt xếp 5 chiếc bánh có hình dạng đặc biệt lên phía trên.
Trường An cầm lấy một cái màn thầu, vui vẻ chạy đến phía trước Hoa Hoa, bẻ một miếng đưa cho nó: “Mau, mau, ăn đi.”
Hoa Hoa trợn tròn mắt, vẻ mặt kinh hãi nhìn chiếc bánh bao trong tay tiểu chủ nhân, ngay lập tức nó quay đít chạy thật xa, như thể là đang chạy trốn khỏi nhà vậy.
Trường An: .......
Không ăn thì thôi!
Bé con bỏ miếng bánh vào miệng, hài lòng gật đầu.
Màn thầu mình tự làm thật là ngon, sau này ngày nào bé cũng làm.
Chỉ là, cây con trong tay bé chỉ còn lại ba chiếc lá thôi, cũng không biết sau này chúng có mọc lại không.
Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời vừa mọc, Trường An cầm chiếc màn thầu do chính tay mình làm đến nhà Tiền thẩm thăm Cẩu Đản ca ca.
Cẩu Đản lúc này đã có thể xuống giường, đang ngồi ở cửa phơi nắng.
“Đây.” Trường An lấy ra màn thầu ra đưa cho Cẩu Đản: “Huynh, huynh ăn.”
Cẩu Đản nhìn chằm chằm màn thầu hấp trong tay bé con hồi lâu mới hỏi: “Đây là cái gì?”
“Màn thầu!” Trường An tự hào nói, “Muội, muội làm đấy!”
Cẩu Đản cầm lấy, ngửi một hơi rồi mới cắn.
Trường An nhìn chằm chằm, hỏi: "ngon không?"
Cẩu Đản gật đầu: "ngon."
Trường An cười cười, thần bí nói: “Bên, bên trong, có, có một hạt châu châu.”
Cẩu Đản bị nghẹn, khó khăn lắm mới nuốt được miếng màn thầu xuống, cúi đầu nhìn, xác định màn thầu thật sự chỉ được làm từ bột mì, lúc này mới yên tâm.
Kiều Nhi đi tới, đưa một quả trứng luộc cho Trường An: “Nương ta cho muội này, ăn đi.”
Trường An không khách khí, cầm lấy quả trứng đập vào tường mấy cái, từng chút một bóc vỏ trứng ra, rồi chia thành 3 phần.
Bản thân ăn một nửa lòng đỏ, một nửa cho Cẩu Đản, còn lòng trắng cho thì cho Kiều Nhi tỷ.
Sau khi ba đứa trẻ ăn trứng xong, Cẩu Đản còn ăn hết cái màn thầu kì lạ mà Trường An đưa cho, cảm thấy tinh thần tốt hơn trước rất nhiều.
Trường An chơi với Kiều Nhi Tỷ một lúc rồi mới về nhà.
“Trường An, đi hái Hoạn Tử với Tam thúc và Tam thẩm được không?” Ngô thị lấy mũ bảo vệ tai ra đội cho Trường An.
“Vâng, vâng!” Trường An gật đầu lia lịa.
Bé thích đi vào rừng nhất. Trong rừng có rất nhiều hoa đẹp, bé còn có thể tìm thấy trứng chim.
Ngô thị đeo một cái sọt, để Trường An vào trong, còn dùng một chiếc chăn nhỏ đắp lên cho bé.
Nàng và chồng định đi cả ngày, nên buộc phải mang theo đứa cháu nhỏ này.
Đeo sọt lên xong, ngô thị vừa đi vừa nói chuyện với chồng: “Tam Thuận, nhà chúng ta chỉ có hai sào đất, sao lại mượn những hai con bò?”
Hiện tại trong thôn chỉ có hai hộ nuôi bò già, dân làng muốn cày đất, thì phải mượn bò nhà họ giúp.
Người trong thôn nhờ, không cần phải trả tiền, nhưng chà sáng trà chiều phải đưa đến đúng giờ.
Đó không phải là một ăn bình thường, một bữa nhất định phải 4, 5 quả trứng gà, hai bữa thì hơn chục quả.
Tam Thuận im lặng một lúc rồi nói: “Cha bảo ta tiện thể cày cho nhà cha nữa.”
Ngô thị biết ngay sẽ là như thế.
Dù dạo này nàng không phải đến nhà mới để làm việc cho gia đình đó, nhưng chồng nàng vẫn thường xuyên bị cha chồng gọi đi lấy nước, chẻ củi.
Có lúc cha chồng còn ám chỉ mơ hồ, bảo anh qua giặt quần áo, nhưng bị chồng nàng từ chối.
Thật không ngờ, ngay cả việc cày ruộng bên đó cũng muốn để chồng nàng làm.
Đây mà gọi là ra riêng sao?
Họ coi chồng nàng là người làm không cần trả lương đúng không?
____ ____ ____