Chương 20
Cái chết của Sonny Corleone làm giới giang hồ Mỹ rúng động. Nghe tin Ông Trùm Corleone bình phục, đích thân điều khiển công việc và mấy thằng đi đám tang về báo cáo lại là ổng hoàn toàn khoẻ mạnh thì các thủ lãnhNgũ đại gia đình cuống quýt lo thủ thế sẵn. Thế nào Vito Corleone chẳng trả thù, cho đổ máu lớn? Làm sao dám coi thường một tay bản lãnh ghê gớm cả đời chỉ lầm lỡ vài lần mà mỗi lần đều là một dịp học tập kinh nghiệm.Riêng mìnhHagenhiểu ổng nên chẳng lấy làm ngạc nhiên khi thấy ổng cử sứ giả đi cầu hoà. Không những chấm dứt chiến tranh mà thôi, ổng còn đề nghị một buổi gặp gỡ tất cả các Ông Trùm Nữu-Ước, có đại diện các phe nhóm anh em toàn quốc về dự họp và chứng kiến. Vụ chiến hay hoà của các cánh Nữu-Ước có ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của giới giang hồ toàn quốc nhiều lắm chớ?
Mới đầu thiên hạ nghi ngờ: Vito Corleone dám giương bẫy lớn, hốt một lần trọn ổ... để tàn sát tập thể báo thù cho con lắm chớ? Hay lão cố tình làm cho mọi người lơ là thế thủ? Nhưng không lâu, họ biết cánh Corleone thành tâm. Triệu tập hội nghị toàn quốc đã dành, họ không chuẩn bị thuộc hạ mà cũng không kiếm thêm đồng-minh nữa.
Chừng có tin Ông Trùm Corleone chính thức đánh tiếng nhờ cánh Bocchicchio đứng ra bảo đảm và phe này hoan hỉ nhận lời thì không một ai dám nghi ngờ, hó hé gì hết. Cầu hoà mà có cánh Bocchicchio đứng ra chịu trách nhiệm thì thiện chí hẳn phải có chắc rồi!
Vì đứng trung gian hoà giải là nghề của gia đình Bocchicchio. Hồi còn ởSicily, cánh này dữ nhất, đáng sợ nhất. Xưa làm ăn dữ bao nhiêu giờ đây sang Mỹ họ làm lành bấy nhiêu. Xưa gϊếŧ người ăn tiền bây giờ họ sống vềnghề hoà giải. Cánh Bocchicchio thì trăm người như một, đυ.ng đến một đứa là cả trăm mạng vì tình máu mủ nhâu nhâu xông tới, ăn thua đủ. Cổ lệ của cánh này là trai gái lấy người trong họ, thừa ra mới đến người ngoài mà?
Hồi nghèo mạt, ba đời nhà Bocchicchio có lúc đã có tới gần hai trăm tay súng, ngự trị một khoảnh đất nho nhỏ miền Nam Sicily. Ngần ấy con người chỉ trông vào bốn năm lò xay bột, nhưng được cái không lo thất nghiệp, không lo đói. Ở giang sơn của họ có thằng nào được phép mở lò xay bột? Đào giếng đổi nước cũng là độc quyền của dòng họ Bocchicchio luôn.
Có lần một lão địa chủ thần thế, giòng họ quý phái ỷ của đắp đập mở một lò xay bột nho nhỏ chỉ để nhà xài. Lập tức lò bị thiêu rụi. Nhà địa chủ ức quá mang việc đến cửa công, quan trên bèn tống giam 3 thằng Bocchicchio một lượt. Coi, phiên toà chưa lập án chưa xử thì cả một toà nhà hương hoả đã ra tro. Còn thưa kiện gì nữa?
Sau đó ít lâu, dânSicilykêu ca nước uống quá hiếm hoi nên nhà cầm quyền trung ương La Mã cử một chuyên viên cấp tối cao đến nghiên cứu tình hình tại chỗ. Đắp một cái đập thật lớn để ngăn nước, chứa nước thì đẹp quá, dân đảo tha hồ có nước xài! Làm gì chính quyền trung ương chẳng biết dân sở tại thuộc loại quá dữ, đầu bò đầu bướu hơn đâu hết? Cánh nhà Bocchicchio chớ ai? Chúng ngó lom lom mấy ông kỹ sư nghiên cứu địa thế và lập hoạ đồ. Mấy ông nhà nước rét quá, trung ương lại phải cử mấy đội sen đầm sang cắm trại tại chỗ để bảo vệ an ninh.
Công việc tiến hành đều. Thế nào chẳng xây đập nay mai, bao nhiêu dụng cụ từ tàu rỡ xuống đã chất đầy bến Parlermo mà? Nhưng dụng cụ chở tới thì dụng cụ nằm đấy! Cánh Bocchicchio đã kêu gọi các anh em Mafia địa phương giúp đỡ: dụng cụ nặng thì phá hoại, nhẹ thì "thổi" bay không còn một món: Bọn dân biểu Quốc hội gốc Mafia đổ xô vào công kích, cản trở, phá hoại dự án. Nhất định không thông qua. Cứ dai dẳng bao nhiêu năm cho đến ngày Mussolini lên cầm quyền.
Nhà độc tài tuyên bố hách: phải tiến hành công tác xây đập, phải thực hiện xong với bất cứ giá nào. Sức mấy! Mussolini biết dung túng Mafia là chế độ dám lâm nguy, quyết thanh toán tận gốc. Bèn trao đặc quyền cho một tay tổ Cảnh sát, để duy trì an ninh trật tự trên đảo có toàn quyền bắt giam giữ bất cứ ai, cứ khả nghi là có quyền tống vô trại lao công cưỡng bách, cho đi đập đá ngoài đảo chết bỏ! Quả nhiên chỉ mấy năm là Mafia hết đất sống... vì cứ tình nghimafioso cũng đủ tù nát xương. Biết bao nhiêu gia đình lương thiện bị hại lây vì đợt khủng bố liên miên đó!
Để chơi lại Mussolini, cánh Bocchicchio quyết định lấy trứng chọi đá. Chết hết cũng chọi. Không chết hết, nhưng ngã gục tại trận cỡ một nửa. Còn một nửa dĩ nhiên... đi đập đá. Tụi nó chơi hăng đến nỗi còn ít thằng sống sót, các phe nhóm anh em phải thu xếp đưa bằng được qua Mỹ lánh nạn lập nghiệp, nhờ đường dây chở lậu di-dân ngả Gia-Nã-Đại.
Sang được đất Mỹ thì cánh Bocchicchio vỏn vẹn lớn nhỏ còn cỡ 20 mạng. Bèn gom vào một chỗ, cắm dùi trong một thị trấn nhỏ, khoảng thung lũngHudsongần Nữu-Ước. Nghèo đói khốn khổ đến như cảnh này là hết mức. Có ai ngờ tà tà làm một cái nghề không ai thèm làm là đổ rác mà cánh Bocchicchio lên hồi nào không hay. Cả một cơ sở thầu hốt rác, chế biến rác và xe đổ rác có hàng toán! Thấy nghề ngon ăn dĩ nhiên nhiều thằng nhào vô. Chừng ra xe nào bị đốt tiêu xe ấy mới rét hết và rút lui lẹ lẹ. Có một thằng ngon nhất dám đương đầu, dám hạ giá thầu rác thì một hôm biến đâu mất tích. Tìm mãi mới ra một đống thịt băm vùi trong đống rác mà nạn nhân vừa thầu về.
Làm ăn được thì họ Bocchicchio trai dựng vợ gái gả chồng. Cứ gốcSicilylà xong chớ... đào đâu ra đủ số Bocchicchio? Ít năm sau nhân số tăng gia, nghề rác tuy vẫn dư ăn nhưng theo đà phát triển, theo nếp sống văn minh cũng phải lo kiếm ăn nhiều ngành khác chớ? Tại sao không làm một cái nghề vừa ra tiền vừa giúp các phe phái anh em? Tụi nó đánh nhau ắt phải cần đến sứ giả, cần liên lạc viên, cần người làm con tin lắm chớ? Làm được đủ việc thì tụi nó tiếc gì tiền mà không chi nặng?
Không hiểu vì biết thân phận dốt nát hay quá tôn trọng luật chơi mà cánh Bocchicchio luôn luôn thâu hẹp hoạt động, thấy các phe nhóm anh em tranh cướp nhau như điên để dành đủ mọi thứ làm ăn hấp dẫn, văn minh, không bao giờ họ nhảy vô ăn có. Cờ bạc, mãi da^ʍ, ma tuý, buôn lậu, hối lộ là không có cánh Bocchicchio. Họ tự nhận quê mùa thô lỗ, đút tiền cho thầy chú ăn thì còn làm được. Lân la quen biết các ông lớn thì không dám. Cánh Bocchicchio tuy vậy vẫn được trọng nể ở hai điểm: danh dự và tàn bạo.
Họ nhà Bocchicchio có thằng nào nói láo, phản bội bao giờ? Vì bản chất quê mùa, mấy thứ đó rắc rối, lôi thôi quá! Nhưng bị ai chơi một đòn thì không thể quên, có chết ngay cũng rửa hận. Chính vì những đặc tính đó cánh Bocchicchio mới vô nghề hoà giải. Bắt được mối nào là Ông Trùm lo sắp đặt từ địa điểm họp đến cử người "nằm" làm con tin.
Ngay đêm Sollozzo yêu cầu Michael tới gặp, nó cũng phải mướn một thằng Bocchicchio để "nạp" cho họ Corleone giữ làm con tin. Nếu nó trở mặt chơi Michael thì con tin sống sao nổi? Cả họ nhà nó sẽ cứ Sollozzo mà đòi mạng thì chạy đâu cho thoát? Đυ.ng chạm nhỏ mà cả họ nhà nó còn đòi ăn thua đủ. Huống hồ xô một thằng vào đất chết, làm mất thanh danh mà còn đổ nồi cơm của cả họ Bocchicchio. Bây giờ đích thân Ông Trùm Corleone chính thức nhờ các đàn anh tổ chức buổi họp, mỗi phe phái cử một người đều có một thằng Bocchicchio tới tận nhà "nằm" làm con tin thì còn ai dám nghi ngờ? Vậy họp là họp thật, khỏi sợ bẫy, khỏi sợ trở mặt... an toàn như đi ăn đám cưới chắc!
Đám con tin đi "nằm" xong là chuẩn bị địa điểm: họp ngay trong phòng họp của một nhà băng thì chắc quá! Lão Chủ tịch ngân hàng chẳng là người chịu ơn Ông Trùm mà cổ phần của nhà Corleone cũng đâu có ít, dù toàn đứng tên Ông Chủ tịch. Cho nên đối với lão, trên đời này còn ai bằng Vito Corleone? Bỏ tiền mua bao nhiêu cổ phần, mượn đứng tên luôn mà khỏi cần mảnh giấy nhỏ làm bằng. Lão cảm động nhất là lúc vừa đề nghị giấy tờ làm tin thì Ông Trùm gạt phắt.
- Ô hay, đã tin nhau thì cần quái gì mấy thứ đó? Gia tài sự nghiệp của tôi và kể cả tương lai đám con tôi đặt trọn trong tay bạn còn được... chớ mới bấy nhiêu đó có nghĩa gì? Không tin bạn thì tin ai bây giờ? Mà ví dụ bạn có đá tôi thì cái mà tôi mất mát nặng nhất là niềm tin, là hết dám tin ai trên cõi đời này nữa. Dĩ nhiên tôi phải ghi trong sổ riêng của tôi để có mệnh hệ nào các cháu còn biết bạn giữ dùm tụi nó một số cổ phần chớ? Dù có nhắm mắt tôi cũng biết thế nào bạn cũng bảo vệ quyền lợi tụi nó, giúp đỡ tụi nó...
Ông Chủ tịch ngân hàng hiểu ngay. Chẳng phải cùng gốc Sicily nhưng cũng biết người biết của lắm chứ bộ? Vừa nghe Ông Trùm Corleone ngỏ lời mượn trụ sở họp một nửa buổi thì OK gấp. Đối với ân nhân, tri kỷ như vậy thì mượn trọn phòng họp một buổi chiều thứ Bảy nào có đáng gì? Do đó, cả phòng khai hội đầy đủ tiện nghi của nhà băng được đặt dưới quyền sử dụng trọn vẹn của Ông Trùm Corleone để các tay tổ Mafia Nữu-Ước và toàn quốc có chỗ khai hội.
Dĩ nhiên vấn đề an ninh được đặt hàng đầu. Cả tiểu đội gác-dan có mặt, mặc đồng phục của nhà băng... nhưng toàn Mafia không! Cỡ 10 giờ sáng bà con bắt đầu vô phòng hội.Ngũ đại gia đình có mặt mà đại diện của 10 phe nhóm toàn quốc cũng kéo về chứng kiến. Chỉ trừ mỗi một mình cánh "Chó điên" Chicago! Mấy thằng ngu ngốc ai thèm chơi với, mà dạy dỗ tụi nó mất công. Một buổi họp quan trọng như thế này thì cho tụi khốn kiếp dây dưa vô làm chi?
Có họp là có rượu, có săng-uých. Mỗi ông đại diện được quyền xách theo một đàn em phụ tá. Phần đông mangconsigliori theo nên cả phòng họp đâu có mấy mặt trẻ? Cỡ tuổi Tom Hagen hiếm quá và chỉ một mình nó không phải gốc Sicily. Vì vậy là mặt lạ, là người ngoài...
Hagen là thằng biết điệu. Muôn mắt đang nhòm ngó nên nó chững chạc không nói không cười mà chỉ lo săn sócÔng Trùm đúng mức: mang ly nước, đốt điếu xì-gà, đặt lại cái gạt tàn cho ngay... Săn sóc chớ không hầu hạ.
Có lẽ ngoài nó chẳng còn ai trong phòng họp này biết mặt mấy đấng vĩ nhân có hình treo trên vách. Toàn những tay tổ kinh tài, có cả Bộ-Trưởng Ngân-khố Hamilton! Bố Hamilton đâu có dè giới giang hồ Mỹ có ngày khai hội đàng hoàng ngay trong phòng họp của một nhà băng? Mà có biết... chắc ông Bộ Ngân khố cũng hài lòng. Họ họp hoà bình, thảo luận đứng đắn toàn chuyện làm ăn đâu có thua gì giới kinh doanh?
Giờ đến được ấn định từ 9 giờ 30 đến 10 giờ. Là người đứng ra tổ chức và cũng để chứng tỏ thiện chí, Ông Trùm Corleone phải có mặt trước mọi người. Và đúng hẹn thì không ai bằng ổng!
Có mặt đầu tiên là Carlo Tramonti, người đang nắm giữ một mảnh "giang sơn" miền Nam nước Mỹ. Trung niên nhưng rất đẹp trai, hào hùng. Gốc Sicily vậy là bự con. Da phơi nắng nâu hồng, ăn mặc kỹ, móng tay cũng o bết nhẵn nhụi. Trông chẳng có vẻ gì tướng cướp gốc Sicily mà cứ như triệu phú Mỹ có tiền, có du thuyền đi câu cá chơi vậy!
Cánh Carlo Tramonti chuyên làm sòng bạc và trông mặt Ông Trùm công tử như vậy ai dám ngờ từng chơi hung bạo quá cỡ? Hắn đâu có thân thích gì? Ở Sicily sang còn nhỏ tí xíu và lấy Florida làm quê hương luôn. Lớn lên được mấy ông chánh khứa chủ sòng miền Nam thâu dụng. Mấy ông chủ này chơi dữ có tiếng lại được đám thầy chú rất có cô hồn che chở. Họ đâu ngờ có ngày bị thằng ranh ăn nhờ ở đậu hạ bệ?
Chỉ vì mình đã dữ nó còn dữ gấp mấy, lại sẵn sàng thí mạng vì một vụ vớ vẩn không đáng đổ máu nữa! Hồi đó mấy ông chính khứa chủ sòng đã chịu chi cho cớm lắm. Nhưng Tramonti lại cho ăn quá nhiều, cho hùn hạp ăn chia nữa nên hắn làm cái rụp là mấy ông chủ văng hết, mất sở đến đít không hay! Nắm chắc mấy sòng Florida, Tramonti mới liên lạc với Batista để đổ tiền vào Cuba làm ăn lớn, lùa du khách Mỹ sang Havana chơi bằng thích. Sòng bạc, ổ điếm lớn bên đó là Tramonti có "ăn chia" trong khi cơ sở chính của hắn là một lữ quán tối tân, hách nhất Miami! Lúc Carlo Tramonti bước vô có thằngconsigliori người cũng phơi nắng đen xạm theo bén gót, hắn đã mau mắn tới ôm hôn Ông Trùm Corleone còn làm mặt buồn buồn để có ý chia sẻ cái tang đau đớn.
Mấy Ông Trùm lục đυ.c đến. Chỗ quen biết từ bao năm nay không chơi bời giao thiệp thì buôn bán làm ăn... mà giúp đỡ nhau cũng từng có nhiều phen mà? Ông Trùm thứ hai xuất hiện là Joseph Zaluchi, chiếm cứ vùng Detroit và nửa kín nửa hở làm chủ một trường đua ngựa lớn, những sòng nhỏ thì khỏi nói. Zaluchi mặt tròn xoe và là chủ nhân một toà nhà trị giá 100 ngàn đô-la, giữa nơi thị tứ. Hắn thuộc týp văn minh, tiến bộ và thông gia với một gia đình Mỹ rất hách. Cũng như Corleone, hắn rất kỵ ma tuý và "giang sơn" của hắn yên ổn nhất: 3 năm nay mới phải xử có 2 mạng là quá ít còn gì?
Lúc mới vô, cả Zaluchi cùng gãconsigliori đều tới ôm hôn Ông Trùm Corleone. Hắn còn oang oang "Chỉ có đàn anh mới kêu được đệ tới đấy nhé!" Dĩ nhiên là hắn bồ bịch, coi bề ngoài cũng biết. Hắn ăn mặc đứng đắn và làm ăn vô cùng chừng mực. Sau đó đến hai Ông Trùm ào vô một lượt vì cả hai cùng gốc miền Tây, cùng làm ăn với nhau, sang Nữu-Ước dự hội cũng đi cùng một xe cho tiện. Frank Falcone và Anthony Molinari cùng ngoài 40 tuổi, còn trẻ nên dễ thân thiện. Dân miền Tây có khác, trông họ vẫn có vẻ gì nhắng nhít mà ăn mặc cũng trẻ trung, rõ ra có chất Hollywood. Đàn anh Falcone nắm nghiệp đoàn điện ảnh và mở sòng luôn trong các phim trường, lại còn lãnh thêm đường dây cung cấp gái cho những động lớn miền Tây. Thủ lãnh Mafia có bao giờ đi dính vô nghề bầu ca nhạc kịch, phòng trà nên đàn anh bị mấy đồng nghiệp lớn coi kém trọng vọng rõ.
Anthony Molinari là vua bến tàu Cựu-Kim-Sơn, vua đánh cá thể thao luôn. Gốc gác con nhà chài lưới nên sang Mỹ làm giàu lớn, hắn bỏ tiền mở một nhà hàng lớn, chuyên bán đồ biển danh tiếng nhất Cựu-Kim-Sơn. Tiếng đồn hắn yêu nghề và khoái ăn ngon nên mở nhà hàng lấy tiếng, quanh năm không chịu lời mà còn chịu lỗ đều vì nhiều món đặc sản quá tốn kém, không biết tính bao nhiêu tiền cho vừa! Nét mặt hắn tỉnh bơ như dân cao thủ cờ bạc và làm ăn nhờ đường dây ma tuý từ Mễ-Tây-Cơ qua, từ Á-Đông sang. Đi dự họp ở Nữu-Ước, hai Ông Trùm miền Tây không mangconsigliori theo mà mang cả cặp gạt-đờ-co lực lưỡng. Vô họp chúng đâu dám xách súng theo nhưng rõ ràng cả hai cùng cao thủkaraté, dư sức gϊếŧ người bằng cạnh bàn tay! Nhìn bốn thầy trò, cử toạ chỉ thấy tức cười chớ sợ hãi thì không. Tiếp đến một Ông Trùm đang nắm một địa phương rất lớn là Boston nhưng xem ra chỉ có một mình hắn là bị hầu hết anh em coi rẻ. Hắn không có oai chỉ huy lại tham lam, bóc lột đàn em quá lố. Bóc lột là quyền của hắn nhưng phải nắm được kỷ luật, trật tự kìa! Ở Boston có nạn tranh cướp quyền lợi lu bù, bắn gϊếŧ nhau loạn, nhiều thằng bất phục nhảy ra làm lẻ không đếm xỉa gì kỷ luật nên ngang nhiên ngồi lên pháp luật. Nếu trong giới anh em, đám Chicago bị coi là "chó điên" thì cánh Boston bị liệt vào hạng "đầu trộm đuôi cướp" nghĩa là vô tư cách. Ngay "Ông Trùm" Domenick Panza trông còn thô bỉ hùng hục, thiếu thước tấc và bần tiện như một thằng ăn cắp vậy!
Cầm đầu nhóm Cleveland, chuyên khai thác cờ bạc và tổ chức sòng cừ nhất nước là một ông già tóc bạc, dáng nhút nhát mặt tinh khôn. Biệt danh "Do Thái" chẳng phải vì bề ngoài mà thôi. Lão xài một số tay chân thân cận người Do Thái, chớ không trọng dụng bọn Sicily. Nếu cử được một tayconsigliori người Do Thái thì Ông Trùm "Do Thái" Vincent Forlenza cũng dám cử rồi, chớ chẳng phải như vì một mình Tom Hagen mà cánh Corleone bị mang tiếng oan là "cánh Ái-Nhĩ-Lan". Cánh "Do Thái" tổ chức rất chặt chẽ, làm ăn rất cừ vì Ông Trùm Forlenza có nghệ thuật cai trị bằng quả đấm sắt bọc nhung và đặc biệt là bề ngoài hiền khô nhút nhát nhưng chưa hề thấy má mà run bao giờ!
Buổi họp hôm ấy nhóm đại diệnNgũ đại gia đình Nữu-Ước đến chậm hơn cả và dưới mắt Hagen thì dân Nữu-Ước có khác... cả 5 người đều oai vệ, chững chạc dễ nể hơn các đành anh tỉnh lẻ nhiều. Cả 5 đều có truyền thốngbụng bự đặc biệt Sicily, làm như có tiền bạc, quyền thế và có gan nên bụng phải bự cho bệ vệ vậy. (Xưa nay có Ông Trùm "chính quốc" nào không có bụng?)
Sự thực 5 Ông Trùm Nữu-Ước gần giống nhau ở khổ người đồ sộ, mặt to, tai lớn, tóc muối tiêu và mỡ thừa nhiều ở cổ, ở cằm, ở cặp má. Họ ăn mặc sang nhưng không cầu kỳ và cái lối tóc tai sửa tỉ mỉ, móng tay dũa gọt kỹ càng là không có! Người làm ăn bận rộn ai thừa thì giờ làm những việc vặt, vớ vẩn đó?
Kiểm soát toàn vùng New Jersey và bến tàu miền Tây Manhattan là Anthony Stracci. Chuyên làm sòng bạc và rất có thế lực với các chánh khứa đảng Dân Chủ. Hắn có một cơ sở xe vận tải nặng chở hàng mướn, chỉ nhờ tha hồ chở nặng không ai cấm cản và đánh thuế nên hốt bạc như điên. Xe chở quá nặng hư hết đường xá cầu cống thì đàn anh càng khá vì đàn anh còn có hãng thầu chuyên làm ăn với Công Chánh. Càng chở nhiều hàng đường xá càng mau hư mà đường xá càng mau hư càng trúng mối lớn. Thực ra Stracci cũng không muốn dính vô ăn bẩn. Đĩ điếm hắn kỵ lắm nhưng vì làm ăn ở bến tàu nên không thể không dính đến ma-tuý. TrongNgũ đại gia đình thì cánh Stracci yếu thế hơn cả nhưng lại có máu mặt nhất.
Cánh Ottilia Cuneo nắm trọn vùng phía bắc tiểu bang Nữu-Ước, bao tất cả các sòng bạc và thừa thế lực để phủ quyết, không cho phép tiểu bang khai thác trường đua. Dân Ý di cư sang Mỹ phần đông do cánh này đưa lậu vô qua ngả Gia-Nã-Đại. Trong tất cả các thủ lãnh Mafia, Cuneo ngon nhất ở chỗ cả nước cứ tưởng đâu hắn là một nhà doanh nghiệp hiền lành, chủ nhân một công ty sản xuất sữa lớn. Hắn chưa hề bị rắc rối với pháp luật, chẳng ai biết hắn làm những cái gì. Đối với dân địa phương, hắn đàng hoàng và chịu khó làm công tác xã hội đến nỗi đã có lần được Phòng Thương Mại bầu làm "Nhà doanh thương Nữu-Ước số 1 trong năm".
Thiên hạ lầm Cuneo là phải vì trông bề ngoài rõ ràng một anh chủ tiệm bánh nhà quê, mặt tròn xoe như ông địa, đội nón nỉ còn kéo xụp hết vành xuống trông như nón phơi nắng của đàn bà con gái thật tức cười. Mặt hắn luôn luôn tươi tỉnh và trong túi bao giờ cũng có cả nắm kẹo để phân phát cho đám con nít con cháu bọn thuộc hạ. Sát cánh nhất với phe Tattaglia là một tay tổ tên Emilio Barzini. Chuyên làm ăn dữ, tổ chức sòng bài và nuôi điếm ở Brooklyn và Queens. Cả cù-lao Staten là của hắn mà ở Bronx, Westchester hắn có nhiều trạm đánh cá thể thao. Buôn bán ma tuý cũng có hắn. Barzini quen biết lớn, chơi thân với cánh Cleveland và các cánh miền Tây. Hắn đang ngấp nghé làm ăn thêm ở hai trung tâm du hý còn bỏ ngỏ là Las Vegas, Reno... dù đã có hùn hạp ở Miami và Cuba.
Xét thực lực thì sau cánh Corleone là đến Barzini vì ở Sicily hắn có nhiều ảnh hưởng mà ngay trong giới tài phiệt Wall Street cũng có móc nối làm ăn. Nói chung là cái gì làm ra tiền là có mặt. Chính Barzini đã đứng sau lưng cánh Tattaglia ngay từ đầu, viện trợ cả tiền bạc lẫn thần thế vì xưa nay hắn vẫn nuôi tham vọng hạ bệ Ông Trùm Corleone, nhảy lên làm Ông Trùm số 1 Nữu-Ước, mạnh nhất nước luôn. Hắn đúng týp người của Corleone nhưng trẻ hơn, tiến bộ văn minh hơn, có cảm tình của đám giang hồ mới nổi. Xét ra Barzini cũng hùng như Corleone nhưng có vẻ lạnh chớ không "tình cảm" lẩm cẩm nên thực sự là nhân vật đáng gờm nhất trong cánhNgũ đại gia đình.
Đến dự họp chót hết là Ông Trùm đối thủ số 1 của Corleone, người cả nước biết là từng ra mặt bênh Sollozzo để công khai gây chiến với cánh Corleone và đã suýt thành công. Đó là Philip Tattaglia. Dám chơi ngon như vậy không hiểu tại sao lão không được anh em giang hồ kính nể? Có lẽ họ coi thường lão ở chỗ thân danh một Ông Trùm có hạng mà đi nghe lời và để cho một thằng thủ đoạn như Sollozzo sỏ mũi dẫn đi. Có thể họ cho rằng nếu không có Tattaglia gây chuyện thì ngày giờ này giới giang hồ Mỹ quốc đâu có lâm nạn? Cũng có thể vì năm nay 62 tuổi mà lão còn hảo ngọt, thấy đàn bà con gái là chạy theo như điên.
Một týp người như vậy mà lại nắm gần trọn ngành nuôi điếm thì tha hồ mà hủ hoá! Lại còn là ông chủ lớn, nắm hầu hết các hộp đêm toàn quốc, muốn gài mầm non nào trình diễn ở đâu chẳng được? Mấy hãng dĩa lớn, cơ sở xuất bản nhạc và mấy ông bầu ca nhạc là phải nghe lệnh lão răm rắp, bằng không là có chuyện lộn xộn. Philip Tattaglia còn bị giới giang hồ chê kém tư cách, cái gì cũng muốn nuốt trọn và bó buộc phải chi ra một khoản gì là kêu ầm lên như trời sập. Khốn nạn, làm chủ hộp đêm chủ động lớn như vậy mà cứ luôn miệng kêu tiền phí tổn giặt ủi quá tốn kém, dù hãng giặt ủi máy cũng của lão bỏ vốn ra khai thác sanh lời thêm. Còn mấy con em thì lão luôn miệng than nào lười biếng, nào nay làm mai nghỉ, đứa bỏ trốn, đứa chán đời tự tự... còn đám ma cô thì chẳng thằng nào không lừa lọc, bất lương, muốn kiếm một thằng tử tế không ra!
Làm sao lão kiếm cho ra một thằng tử tế, một thằng gốc Sicily dám chơi ngon lành và tận tuỵ? Chúng đâu có phải týp bịt mũi, quên danh dự để sống trên lưng đàn bà, con gái? Phải nói là chúng dám miệng hát tay nhấc một đường dao cạo cứa cổ người khơi khơi và lật áo ra không biết chừng dám có dấu thánh thêu ở vạt trong thật... nhưng buôn người thì nhất định không có chúng nó.
Xưa nay với anh em, Philip Tattaglia quen giở lối hống hách, tham lam thật dễ ghét. Ăn được của lão chỉ có mấy thằng có thẩm quyền cấp giấy phép hay đóng cửa các hộp đêm, nhà hàng. Lão đã phải chi rất nhiều nên những lúc tiếc tiền lão tru tréo ầm lên, chửi mấy thằng ăn cắp chỉ nhờ mấy con dấu mà đớp bạc triệu ngon lành! Lão vỗ ngực tự nhận là một tay từng nặn ra nhiều triệu phú, không thua gì Wall Street.
Trên thực tế thì cánh Tattaglia đã quất được đối phương mấy cú thật đau, chút xíu nữa là đè bẹp luôn nhưng vẫn không được giới giang hồ kính nể, trọng vọng. Họ biết lão chỉ là bù nhìn, lợi hại là Sollozzo và cánh Barzini đứng sau lưng kìa! Chơi chủ động, ra đòn thình lình mà không quất sụm được đối phương là yếu rồi, yếu thấy rõ! Nếu có bản lĩnh thật sự, chơi tới một chút xíu nữa thì vấn đề đã giải quyết xong từ lâu, đâu phải rắc rối lôi thôi đến thế này? Chỉ cần chiều hôm đó Vito Corleone quỵ luôn là xong hết mọi việc, chẳng phải đánh đấm gì nữa.
Khách đến chủ tiếp mà chỉ nhìn nhau lạnh nhạt gật đầu một phát thì... kém xã giao thật. Nhưng cử toạ chấp nhận vì khách cũng như chủ, mỗi người đều mất một đứa con trong trận chiến này. Ông Trùm Corleone quả là cái đích cho mọi người nhòm ngó vì bà con chỉ muốn biết coi người ngợm, cử động ra sao sau khi bị bắn gần chết. Họ còn ngạc nhiên, thắc mắc không hiểu sao một tay sừng sỏ cỡ Corleone lại cầu hoà khi thằng con trai lớn vừa bị chơi dữ dội như vậy? Chấp nhận thua chịu xuống dốc sao? Chỉ gắng chờ coi là biết hết.
Bà con chào đón, hỏi han, cụng ly với nhau một hồi có tới nửa giờ nữa Ông Trùm Corleone mới thong thả ngồi vô bàn họp. Rất kín đáo, Hagen ngồi xuống chiếc ghế phía sau, bên trái Ông Trùm một chút. Đó là lịnh khai hội, mấy Ông Trùm khác bèn lục tục ai ngồi chỗ nấy, sau lưng có các cố vấn ngồi nép một bên để sẵn sàng góp ý kiến.
Ông Trùm Corleone ngồi vào bàn lên tiếng khai mạc. Giọng thản nhiên như không có chuyện gì. Làm như bản thân không hề bị bắn gần chết, thằng con lớn vừa bỏ mạng, thằng con thứ phải lánh nạn sang miền Tây nhờ cánh Molinari, thằng con út phải lưu lạc miền đất hoang Sicily. Làm như cả "giang sơn" vẫn bình an công việc làm ăn không hề hấn gì vậy. Ông bình tĩnh mở lời bằng thổ ngữ Sicily:
Cảm ơn quý bạn vui lòng hạ cố dự họp, đáp lời mời của chúng tôi ngày hôm nay. Kể như quý bạn đã cho chúng tôi một ân huệ mà chúng tôi mãi mãi không quên. Xin thưa ngay là chúng tôi không có ý mời quý bạn tới để tranh luận hay thuyết phục mà chỉ cốt để nói phải quấy với nhau, giải quyết công việc cho êm đẹp, thuận thảo với nhau. Đó là lời chí thành, tưởng bạn nào từng biết rõ chúng tôi đều nhận thấy xưa nay chúng tôi chẳng phải người coi rẻ lời nói. Vậy xin vào đề ngay và giữa chúng ta là người lớn với nhau chỉ một lời là đủ, khỏi có chuyện cam kết, bảo đảm như mấy ông thầy kiện.
Ông Trùm Corleone nghỉ một lát. Cử toạ lặng yên, kẻ hút thuốc, kẻ nâng ly nước uống và tất cả sẵn sàng ngồi nghe nữa, không hề nôn nóng. Đàn anh trong giới giang hồ là như vậy. Họ là những người luật pháp không giới hạn được, quyền thế không khuất phục nổi. Họ là nhưng người nhất định cứ ý mình mà làm, dù phải dùng mưu kế hay nhúng tay vào máu. Chẳng có gì bắt buộc được họ, trừ cái chết. Hay một cáilý nào vững lắm lắm kìa!
Ông Trùm Corleone cao giọng:
- Tại sao sự tình biến chuyển đến nỗi này? Phải nói là điên đầu hết. Không cần phải làm vậy. Không đến nỗi phải làm như vậy. Sự việc theo ý riêng tôi... thì như sau. Tôi xin trình bày quý bạn rõ.
Ông Trùm Corleone ngừng lại chút nữa. Làm như để coi có ai lên tiếng phản đối mình trình bày chủ quan không đã...
- Nhờ trời tôi đã hồi phục và may ra có thể góp phần giải quyết êm đẹp. Có thể thằng con tôi đã quá hăng, quá dữ. Tôi nhìn nhận chớ? Nhưng phải mở đầu thế này: Sollozzo đã tới tôi đề nghị làm ăn, nói cần mượn vốn mượn thế lực. Hắn nói có liên hệ với gia đình Tattaglia. Vụ làm ăn là ma tuý, một địa hạt tôi không hề có liên hệ. Vả lại tính tôi thì cầu an mà ngành này đối với tôi quả vượt quá khả năng. Tôi có giải thích để Sollozzo rõ như vậy, với cả một lòng thành. Tôi buộc lòng từ chối, nhưng từ chối rất tế nhị. Tôi nói là đường ai nấy đi, ma tuý không phải ngành làm ăn của tôi nên tôi hoàn toàn không có ý kiến, tôi không khi nào xen vào địa hạt của hắn. Ai ngờ Sollozzo lấy thế làm thù và gây ra biết bao nhiêu tai hoạ, cho tất cả mọi người! Đời là vậy đó... biết làm sao được? Trong chúng ta đây ai chẳng một lần nếm mùi tai hoạ? Đó là điều tôi quả thực không muốn chút nào..
.
Có lẽ thấy cần thấm giọng, Ông Trùm Corleone ngừng lại, ra hiệu cho Hagen. Nó nhanh nhẩu bưng tới một ly nước lạnh. Uống vài hớp, ổng nói tiếp:
Quả thực tôi muốn bình an. Bên Tattaglia mất một đứa con, phía tôi mất một. Kể như huề. Thử hỏi nếu ai nấy cùng nhắm mắt đòi ăn miếng trả miếng nhau mãi... thì thế giới này sẽ ra sao? Dám tái diễn cái thảm cảnh quê nhà mình ngày nào: Cứ hùng hục tranh chấp bắn gϊếŧ nhau hoài, quên cả vợ con chết đói. Đúng là cả một sự điên khùng! Vậy tôi đề nghị trước sao bây giờ cứ thế. Tôi bỏ, tôi không tra xét, truy cứu kẻ gϊếŧ con tôi. Hoà là bỏ hết. Tôi có thằng con hiện còn phải bỏ đi xa. Tôi phải thu xếp để đưa nó về, với điều kiện chắc chắn không ai bới móc làm khó. Xong vụ đó ta mới có thể bàn nhiều chuyện làm ăn với nhau để tất cả cùng có miếng ăn. Thực sự tôi chỉ muốn có vậy, có bấy nhiêu đó thôi.
Phải nhìn nhận mở lời vậy là tuyệt khéo. Nhất là cử chỉ phác hoạ của hai bàn tay đưa lên thật là an-phận, cầu hoà... Đúng hệt con người của Vito Corleone ngày nào! Biết điều, nhỏ nhẹ, mềm dẻo. Nhưng rõ ràng bên trong sự nhỏ nhẹ là cả một sức mạnh tiềm tàng, chịu đựng tới mức như vậy đó, nhưng chớ hòng giỡn mặt. Mềm dẻo như vậy đó nhưng vẫn đặt điều kiện rõ phải giải quyết cái mà Corleone đòi hỏi đã... rồi mới có thể bàn tính đến những chuyện khác. Biết điều như vậy đó song rõ ràng Corleone đòi hỏi tất cả phải trở về tình trạng cũ, nghĩa là ngôi vị số 1 vẫn là của cánh Corleone, họ không mất mát gì sau gần 1 năm lao đao tưởng gần gục luôn. Ai cũng tưởng người lên tiếng kế tiếp phải là Phillip Tattaglia. Nào ngờ Barzini đứng lên nói dõng dạc, giọng bình dân một cách cứng cỏi:
- Ông bạn Corleone vừa nói đúng, nhưng còn thiếu. Phải thêm vô một điều mà, có lẽ vì khiêm tốn ông bạn không muốn nhắc tới là Sollozzo và cánh Tattaglia không thể làm ăn được, nếu cánh Corleone không nhận yểm trợ. Dĩ nhiên đó chẳng phải lỗi ông bạn... nhưng sự từ chối của ông bạn làm họ bất mãn. Sự thực là mấy chỗ quen biết mà cánh Corleone vẫn ăn chịu xưa nay vẫn có thể nhờ vả được,kể cả ma-tuý. Nhưng bất cứ cánh nào khác chạy đến lo lót thì vừanói đến ma-tuý là họ chạy ngay rồi.
Sollozzo làm sao dám làm ăn, khi bọn đàn em không được một sự che chở tối thiểu, điều đó chúng ta biết hết, không biết chỉ có nước đói! Đυ.ng đến ma tuý là mệt, luật mới xử gắt gao thì mấy ông lớn lại có dịp đòi nặng. Bằng không thì 20 năm khổ sai. Mà hai mươi năm khổ sai thì một thằng ngon đến đâu cũng chẳng thểomerta được. Phải khai, khai hết. Làm sao dám làm ăn? Mấy ông lớn đó thực sự ông bạn Corleone nắm hết mà ông bạn nhất định không chịu làm ăn. Như vậy là cư xử không đẹp với anh em, là có miếng ăn mà buộc anh em đói còn gì? Thời buổi này đâu còn vụ đường ai nấy đi như ngày xưa. Thời buổi này không cho phép riêng rẽ. Ông bạn Corleone không thể giữ mấy ông Toà quen biết làm của riêng... mà có điều kiện là phải giúp anh em, phải lo dùm anh em với chớ. Khỏi nói là một khi ông bạn cho anh em chia chác cái thế lực đó thì anh em đâu dám để thiệt? Tụi mình đâu phải Cộng-sản? Nói gọn lại thời buổi này giếng là giếng chung, phải cho anh em múc nước với chớ? Đó là một sự thực giản dị quá mà?
Barzini dứt lời một lúc lâu cử toạ vẫn làm thinh. Cứ như lời hắn vừa phát biểu là tình thế đã ngả ngũ, khỏi có vấn đề trở lại tình trạng cũ. Điều quan trọng hơn nữa là nếu không giải quyết xong xuôi thì lần này hắn đứng hẳn về phe Tattaglia công khai chơi nhóm Corleone. Hắn vừa thắng một điểm rõ: trong giới giang hồ hai chữ "anh em" nặng lắm! Từ sinh mạng đến cơ nghiệp phải nhờ cậy lẫn nhau thì có đủ điều kiện giúp được mà từ chối đã là một xúc phạm lớn rồi. Nếu nhờ vả đã là chuyện bất đắc dĩ thì từ chối một sự nhờ vả cũng là một vấn đề.
Đáp lời Barzini, Ông Trùm Corleone ngồi nguyên chỗ, ngước mắt lên hỏi cử toạ:
- Xin anh em cho tôi biết xưa nay tôi có phải là người quen từ chối, có một vấn đề gì sức tôi làm được... mà tôi từ chối một anh em nào một lần nào không? Nếu tôiphải từ chối chẳng qua là bắt buộc. Tôi không muốn đυ.ng vô ngành ma-tuý vì tôi biết không thể làm được, đυ.ng vô là hư hết cơ nghiệp gây dựng bấy lâu nay. Đó làm thứ cấm kỵ, cả nước này cùng tối kỵ. Không như rượu, không như cờ bạc, hoặc ************** điếm là những thứ nhiều người thích nhưng bị cấm chỉ vì một số người muốn cấm... Nhà nước hay mấy ông nhà tu chẳng hạn. Nhưng ma-tuý khác, bất cứ ai dây dưa tới cũng nguy hiểm hết.
Xin nói là tôi cảm thấy rất hãnh diện về vụ được coi như là có thế lực đối với các ông lớn. Phải chi được vậy thì hay quá! Tôi có quen biết nhiều thật... nhưng quen là một chuyện, dính vô ma-tuý là hết quen. Chắc chắn vậy: Vì họ sợ dính vô, họ tối kỵ ma-tuý. Mấy thầy chú xưa nay từng ăn chịu thì cái gì họ chẳng giúp được mình?
Ma-tuý họ không dám. Tôi biết rõ như vậy thì giúp dùm anh em thế nào được? Nhờ vả tôi như vậy khác nào hại tôi? Tuy nhiên sẵn sàng làm cả cái việc đó nữa nếu tất cả anh em đây xét thấy cần phải làm, cần phải làm để có thể tiếp tục những vụ làm ăn khác...
Những lời Corleone vừa nói làm bà con nhẹ thở hẳn. Lúc bấy giờ mới dám rì rầm to nhỏ. Nói vậy là phe Corleone đã nhượng bộ điểm quan trọng nhất, điểm mà Sollo
o đòi không được, là sẵn sàng đứng ra "lo" dùm vụ buôn bán ma-tuý, với điều kiện tất cả anh em có mặt ở đây đòi hỏi phải làm vậy. Dĩ nhiên họ không bỏ vốn, không dính vô bất cứ chuyện gì, ngoài việc vận động, lo lót mấy ông lớn... nhưng bấy nhiêu đó cũng đã là nhân nhượng quá rồi.
Kế đó Ông Trùm Los Angeles Frank Falcone đứng lên cho biết ý kiến:
- Vấn đề là một khi các anh em nhất định nhào vô làm ngành ma-tuý thì mình đâu có cản nổi? Họ biết nguy hiểm nhưng tiền nhiều quá, họ phải lao vô. Mình không đi cùng, sợ còn nguy hiểm thật đấy... nhưng mình có cơ sở, mình có tổ chức, mình lại che dấu được và còn có chỗ dựa những khi sơ sẩy thì dù sao cũng vẫn còn hơn chớ? Thà là vô để nắm quyền kiểm soát đặt thành hệ thống đàng hoàng còn hơn là để chúng tự ý làm loạn, mạnh thằng nào thằng ấy nhào vô đớp lia, mất trật tự hết! Đồng minh số 1 của cánh Corleone là Ông Trùm Detroit cũng phải đi ngược lại chủ trương của bồ bịch để hùa theo cái lý của đa số:
- Như trường hợp của tôi... tôi biết. Tôi nhất định không dính vô, tôi đã phải trả thêm một số phụ cấp để mấy thằng thủ hạ khỏi dính dấp đến ma-tuý. Có thể nói là tôi đã hy sinh nhiều nhưng rút cuộc vẫnvô ích. Tụi nó vẫn bị lôi cuốn như thường! Thử hỏi có thằng đến rỉ tai tụi nó: "Tao cóthứ trắng. Mày có 3 ngàn... 4 ngàn vốn không? Bỏ ra, mày sẽ thâu vô 50 ngàn cấp kỳ." Quả nhiên có 50 ngàn thiệt, nhấp nháy. Cho nên tụi nó ham bắt lẻ đến nỗi vứt cả công tác đi để chạy theochất trắng, không cản nổi!
Ma-tuý làm ra tiền thực sư, càng ngày càng nhiều. Mình không vô nhà tụi nó vẫn cứ làm mạnh. Vậy thì tại sao không vô để nắm lấy quyền kiểm soát, để cố giảm bớt sự tai hại trắng trợn, nếu không thể cấm cản nổi. Mình có thể không cho phép tụi nó bầy chình ình ra gần mấy trường học, dụ dỗ đám con nít. Đồϊ ҍạϊ quá! Ở địa phương của tôi, tôi chỉ cho phép tụi nó làm ăn trong các khu đen. Ma-tuý để mấy thằng da màu xài: chúng chịu chi nhất, xài nhiều nhất lại không bao giờ gây chuyện lộn xộn! Bọn đen chúng nó chẳng cần vợ con, gia đình gì hết... mà bản thân chúng cũng kể bỏ. Vậy cho chúng tiêu thụ ma-tuý để... kể bỏ luôn cho rồi! Nói tóm lại mình vẫn phải đứng ra làm, không thể để cho bọn vô kỷ luật làm bừa và làm hại cho tất cả mọi người.
Bà con rầm rầm hoan hô Ông Trùm Detroit. Hắn đã đánh đúng yếu điểm: Bằng lòng trả phụ cấp cho bọn đàn em để tụi nó đừng dính vô ma-tuý còn không được mà?
Về đám con nít và ma-tuý hắn nói đúng quá, xưa nay Zaluchi vẫn được tiếng yêu trẻ, hiền lành... nhưng có điều ai mang ma-tuý đi bán cho con nít bao giờ, mà chúng lấy đâu ra tiền? Ngay vụ bọn đen tiêu thụ ma-tuý cũng chưa nghe nói. Thứ người đó kể làm chi, chúng có nghĩa gì đâu? Chúng có để cho thiên hạ nghiền ra thành bột thì bà con ở đây cũng cóc cần. Chỉ có những đầu óc lẩm cẩm như ông nội Zaluchi mới mang bọn đen ra nhắc ở đây!
Lần lượt tất cả mọi Ông Trùm đều phát biểu ý kiến! Tất cả đều chê ma-tuý, đều thấy dính vô là có chuyện... nhưng cùng đi đến kết luận một kho tiền như vậy thì cấm làm sao được bọn đàn em đánh liều bất chấp mọi thứ nhảy vô? Chịu, tiền ai chẳng ham!
Sau cùng mọi người thoả thuận: bà con được quyền làm ăn ngành ma-tuý và cánh Corleone phải đảm bảo việc lo lót với chức quyền miền Đông. Dĩ nhiên hai cánh Barzini – Tattaglia đảm trách hầu hết việc kinh doanh. Có giải quyết xong vấn đề gay cấn này bà con mới có thể bàn rộng ra các vấn đề hữu ích khác chớ? Nhiều việc lắm...! Chấp nhận Las Vegas và Miami là đô thị bỏ ngỏ, cánh nào tới làm ăn cũng được mà triển vọng thì phải biết là sáng. Cùng thoả thuận ở hai đất mới cấm không được chơi dữ, mấy thằng trộm cướp lặt vặt cấm bén mảng. Tuy nhiên nhưng vụ bắt buộc phải xuống tay thủ tiêu chẳng hạn, nhưng sợ dư luận quần chúng la ó bất bình thì phải có "hội đồng" thông qua.
"Hội đồng" còn khuyến cáo những tay chủ chốt và đám thuộc hạ tuyệt đối tránh chơi rừng, tránh tầm thù để giải quyết chuyện cá nhân. Ngoài ra mọi phe nhóm toàn quốc đồng ý có bà con nhờ vả đến là phải tương trợ. Chẳng hạn mượn người trợ lực, mượn thần thế để làm ăn dễ dàng. Dĩ nhiên dân giang hồ khai hội cần gì chương trình nghị sự... mà cứ nói nôm na, gặp đâu bàn đấy cho tiện, giữa những người lớn cấp thủ lãnh với nhau. Vậy mà thảo luận cũng mất khối thì giờ, còn thì giờ ăn nhậu nữa chớ!
Người đưa hội nghị đến kết thúc là Ông Trùm Barzini. Hắn đứng lên dõng dạc:
- Việc lớn đại khái như vậy là xong. Bây giờ mình hoà bình, không bắn nhau nữa. Tôi xin ngỏ lời ngưỡng mộ ông bạn Corleone, người mà bà con bao nhiêu năm nay đều công nhận là thủ tín. Nếu mình không có mâu thuẫn, tranh chấp thì tội gì điên đầu thêm một lần nữa? Riêng phần tôi, xin nói ngay là đường mở rộng thênh thang. Việc giải quyết êm đẹp là mừng rồi.
Đó cũng là cảm giác chung của hội nghị. Người duy nhất còn thắc mắc, nghĩa là còn rét... còn ai ngoài Philip Tattaglia? Sau vụ phục kích Sonny Corleone nếu có đánh lớn chắc chắn cánh Tattaglia sẽ lãnh trước. Vì vậy Ông Trùm Philip phải lên tiếng cho chắc ăn:
- Mọi chuyện hội nghị giải quyết ở đây tôi đồng ý hết. Tôi đồng ý quên sự bất hạnh của chính mình. Nhưng tôi muốn được nghe một lời cam kết cụ thể của ông bạn Corleone. Tôi muốn biết ông bạn có tìm cách trả thù nữa không, một khi phục hồi lực lượng ông bạn có quên lời cam kết bữa nay không? Biết đâu chừng vài ba năm nữa ông bạn cảm thấy bữa nay bị bó buộc phải hoà rồi tự cho mình quyền xé rào đánh lớn, đánh nữa? Tôi muốn biết chúng mình có hoà bình thật sự, nghĩa là khỏi phải đề phòng chơi lén thực không? Liệu ông bạn Corleone có chịu cam kết với anh em một lời... như tôi sẵn sàng cam kết không?
Ông Trùm Corleone làm như chỉ chờ có vậy để mình định lập trường. Một lập trường mà anh em giang hồ ghi nhớ mãi và công nhận người thủ lãnh phe Corleone quả là tay trông rộng thấy xa. Vito Corleone đã công bố lập trường bằng lời lẽ chững chạc biết điều phát xuất tự tâm can, đánh trúng tim đen và trong dịp này đã nặn ra một vài câu mà 10 năm sau quần chúng mới được nghe và phục lăn. In như danh từBức Màn Sắt của Churchill vậy!
Cho đến lúc bấy giờ bà con mới thấy Corleone đứng lên ngỏ lời. Người tầm thước, coi bộ gầy yếu sau những ngày nằm dưỡng "bịnh", đúng là ông lão sáu mươi. Nhưng rõ ràng sức mạnh tinh thần, cơ trí của ngày nào vẫn còn trẻ chán.
- Nếu chúng ta đây mà không có lý trí thì còn ra thể thống gì? Đúng là dã thú ở rừng cả đám! Có lý trí ta mới nói chuyện phải quấy với nhau, với bản thân ta nữa. Tôi có lý trí, thử hỏi tôi gây xáo trộn đổ máu một lần nữa để làm cái gì? Con tôi chết, tôi đau khổ và tôi gánh chịu. Lẽ nào bắt người vô can chung quanh tôi phải chia sớt đau khổ?
Vậy nên tôi mang danh dự ra cam kết với các anh em, không tầm thù không truy vấn tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Cho qua luôn để bữa nay ra về thanh thản.
Chúng ta là những người đặt nặng vấn đề quyền lợi, chẳng ai điên, chẳng ai chịu để thiên hạ sỏ mũi sai khiến. Chúng ta là những người được xứ sở này hậu đãi, con cái hầu hết đều có ăn học đàng hoàng. Đứa giáo sư, đứa chuyên viên khoa học, đứa nhạc sĩ... Sang đến đời con chúng nó thành giai cấpông lớn mới cũng nên. Chúng ta không muốn con cái nối nghiệp mình vì cái nghề này cực quá, cực suốt đời. Chúng ta đã cực khổ để tụi nó có thể tiến thân cách khác, tiến thân như người ta. Tôi đã có cháu gọi bằng ông, biết đâu chừng con cái chúng sau này không Thống-đốc, Tổng-Thống? Ở xứ sở này có cái gì không được? Chúng ta phải ăn ở theo thời. Thời buổi dao đâm súng nổ đã hết rồi. Chúng ta phải sáng suốt đi vào đường kinh doanh như bất cứ một nhà doanh nghiệp nào. Tiền bạc nhiều hơn, con cháu đỡ khổ hơn. Chúng ta là những người mình làm cho mình, chẳng để cho bọnto-đầu cấu kết nhau lợi dụng buộc mình làm cho nó hưởng, chúng gây chiến và mình uổng mạng vì bảo vệ quyền lợi cho chúng. Có thằng nào buộc được chúng ta phải tuân theo thứ pháp luật do chính chúng nặn ra để quyền lợi chúng hưởng và đau khổ tụi mình nhận lãnh? Chúng là cái thá gì mà xía vô, kêu chúng ta nhất định bảo vệ quyền lợi của mình?
Trước cử toạ lặng thinh, Vito Corleone dằn giọng:
- Đó là công việc riêng của chúng ta.Sonna cosa nostra! Đó là việc riêng, trong "giang sơn" riêng của chúng ta.Cosa nostra! Chúng ta phải đoàn kết với nhau, không cho phép chúng nhào vô "giang sơn" của mình. Bằng không, chúng nó sẽ sỏ mũi mình dẫn đi... như chúng nó từng làm mấy đàn anh Ý trên xứ sở này!
Vì lẽ đoàn kết, vì đại cuộc tôi bằng lòng bỏ qua, không trả thù vụ thằng con tôi. Tôi xin thề là ngày nào còn nắm quyền chỉ huy trong gia đình Corleone thì không có chuyện đυ.ng chạm đến móng tay một anh em nào có mặt nơi đây, trừ trường hợp bảo vệ chánh đảng hoặc bị kɧıêυ ҡɧí©ɧ cùng độ. Vì đại cuộc, tôi sẵn sàng hy sinh đến cả quyền lợi trong việc làm ăn. Đó là một lời thề, một vấn đề danh dự trong số bà con anh em ở đây, nhiều người biết tôi hằng coi trọng như thế nào.
Dĩ nhiên tôi phải có chút tư tâm. Thằng con út tôi như anh em biết, hiện phải bỏ xứ vì bị nghi là thủ phạm vụ hạ sát Sollozzo và một ông Đại uý Cảnh sát. Bây giờ tôi phải lo thu xếp để nó yên ổn trở về, không sợ bị dính oan vào vụ đó. Tôi sẽ có cách thu xếp. Hoặc là kiếm cho ra những thằng đích thực thủ phạm, hoặc chứng minh cho nhà nước thấy rõ con tôi hoàn toàn vô tội... hay làm sao cho những nhân chứng, những người tố cáo con tôi rút lại những lời khai dối láo trước đây. Xin nói rõ đây là việc riêng của tôi mà tôi tin là có thể làm được.
Có điều phải thú nhận tôi là người mê tín dị đoan. Thật kỳ cục nhưng đúng vậy! Nếu thằng con tôi chẳng may có mệnh hệ nào thì tôi không thể không nghĩ, không thể không nghi ngờ một vài anh em có mặt ở đây còn nuôi ác ý, còn căm thù tôi. Chẳng hạn một thầy chú nào lỡ tay bắn trúng nó... hay nó bị bắt và treo cổ trong xà-lim... hoặc một vài kẻ nhảy ra tố cáo... Nói xa hơn chút nữa, tôi vẫn cứ dị đoan tin rằng thế nào cũng phải có một vài người hiện có mặt ở đây trù ẻo thậm tệ nên nó mới chết, dù nó bị sét đánh, đi máy bay máy bay rớt, đi tàu tàu chìm... hoặc vì đυ.ng xe hoặc lâm bệnh ngặt cũng vậy. Nói thực với các anh em, mấy sự trù ẻo dị đoan mê tín đó tôi không thể nào bỏ qua!
Ngoài vụ đó ra, tôi thề trên đầu đám con cháu tôi là sẽ không bao giờ xé rào nổ bậy. Bề nào anh em chúng mình cũng đâu đến nỗi tàn tệ như mấy thằngto-đầu từng cướp sinh mạng cả triệu con người phải không?
Vừa dứt lời là Ông Trùm Corleone biểu diễn một màn đoàn kết vô cùng ngoạn mục: rất hoan hỷ, ông bước tới tận bàn Philip Tattaglia. Kẻ đối đầu số 1 đứng dậy chào đón và hai Ông Trùm ôm nhau hôn. Bà con hoan nghênh rần rần: bao nhiêu Ông Trùm có mặt trong phòng đều đứng cả dậy... bắt tay nhau loạn để chào mừng tinh thần cao đẹp của Corleone – Tattaglia. Dĩ nhiên chẳng phải hai người ôm nhau hôn một cái mà đã là thân thiện nhất thế giới hay lễ Giáng-Sinh sẽ gởi thϊếp chúc mừng nhau. Có điều đã biểu diễn vậy là họ không gϊếŧ nhau nữa, và trong giới giang hồ thì còn có gì hơn?
Sau đó "hội nghị" bế mạc, tiễn chân hết anh em Ông Trùm Corleone giữ riêng người anh em Molinari ở lại để tâm tình đôi câu, xét vì người anh em từng có lòng thương cho thằng thứ nương náu đỡ bấy lâu nau. Cứ như lời Molinari thì thằng Fred tuy lánh nạn mà hạnh phúc tràn trề vì nó nhảy vô nghề mở hô-ten coi bộ quá hạp, khoái chí nhất là mấy bà mấy cô thích như điên. Ông bố lắc đầu ngạc nhiên không ngờ thằng con hiền lành lại nhiều tài lạ vậy. Hay "hoạ trung hữu phúc" đây? Hai người cùng gật gù và nhân thể Ông Trùm Corleonecó ý cho người anh em biết "ơn nghĩa sẽ có ngày đền đáp". Làm gì không can thiệp được dùm cho Molinari vài ba việc hữu ích, chẳng hạn như bảo đảm dùm công việc truyền tin mau lẹ kết quả đua ngựa, đua xe dùm cho người anh em Cựu-Kim-Sơn, dù tình hình chính trị có thay đổi hay cánh "chó điên" Chicago có nhào vô phá hoại. Đối với một tay khai thác trường đua, bao cá ngựa, cá thể thao thì còn bảo đảm nào quý giá bằng?
Mãi chiều tối Tom Hagen mới hộ tống ông già về tới nhà bên Long Beach, dĩ nhiên lái xe phải là thằng em tin cẩn Rocco Lampone. Vô trong nhà ổng ghé taiconsigliori: "Thằng Rocco này xài được. Bấy lâu nay tao cứ đánh giá nó hơi thấp. Mi nhớ để ý?" Lời căn dặn làm Hagen ngạc nhiên quá. Quái lạ suốt ngày nó lầm lỳ có nói tiếng nào đâu? Lái xe cũng không liếc nhìn xuống một lần. Chạy xe hay mở cửa xe - chỉ mở một lần và đóng một lần – Rocco cũng chỉ làm như mấy thằng tài xế chuyên nghiệp. Vậy thì ông già đã nhìn ra một điểm gì mới có lời căn dặn cất nhắc? Ngay buổi tối có "hội nghị gia đình" nên Hagen lo về nhà riêng để ổng có chút thì giờ nghỉ ngơi. Cơm xong lối 10 giờ họp đến khuya, có cả haicaporegime tham dự. Hagen có bổn phận cho họ biết tất cả sự tình về cuộc đại hội. Đúng 10 giờ Ông Trùm chỉ thị hai thủ hạ cao cấp, thân tín nhất:
- Hôm nay tôi đã đề nghị hoà bình. Tôi đã lấy danh dự cam kết không đánh, không trả thù nhưng xét vì có mấy người anh em chẳng đáng tin lắm nên hai người cứ phải ra lệnh cho thuộc cấp thủ thế sẵn, chớ để chúng đánh úp. Thế nào... đã cho mấy thằng con tin về chưa?
Hagen xác nhận: "Về nhà là cháu phôn liền cho Clemenza." Ông Trùm quay sang lão mập thì lão cho hay:
- Tôi đã để chúng về rồi. Coi, tôi vẫn thắc mắc dân Sicily mình đâu có những týp đần độn, ù lỳ như mấy thằng Bocchicchio này? Chúng thực vậy... hay làm bộ?
- Chúng vậy đó... ù lỳ mới ăn tiền chớ? Miễn có tiền là ngon... chớ không đần đồn, ù lỳ có hơn gì đâu? Thực ra cánh Bocchicchio cũng chơi được, không gây chuyện lộn xộn. Nhưng máu Sicily thì bọn chúng... hết sạch rồi!
Buổi họp tối gần như để nói chuyện chơi. Hết bắn nhau thì đỡ lo rõ, mọi người cũng nhẹ thở. Ông Trùm đích thân rót rượu, pha rượu cho từng người và đốt điếu xì-gà...
- Tôi muốn chúng mình quên luôn vụ thằng Sonny, kể như qua hẳn rồi, không bới móc ra nữa. Mình sẽ làm ăn thân thiện với bọn chúng, nếu họ có tham lam một chút, chia phần mình ít một chút cũng lờ đi. Dù có bị kɧıêυ ҡɧí©ɧ mình cũng thủ thế, nhất định không xé rào cho đến ngày Michael an toàn trở về đã. Vấn đề Michael phải đặt hàng đầu, nếu nó về là phải an toàn tối đa, không có gì có thể gây phiền phức. Mình lo là lo bọn cớm kiếm chuyện... chớ Tattaglia, Barzini đâu có gì đáng sợ? Đáng ngại nhất là bọn cớm không chịu bỏ qua vì tất cả mật báo viên đều đồng tình xác nhận chính Michael bắn. Hồ sơ nào cũng ghi rành rẽ như vậy thì ai dám thay đổi... biếncó thànhkhông? Đã chắc chắn vậy thì không nhân chứng họ cũng làm. Bằng không mình thủ tiêu nhân chứng thì quá dễ rồi. Chỉ có thằng bồi bàn và một thằng ngồi bàn bên, có thể là thực khách hay là người của Sollozzo. Dĩ nhiên mình sẽ nhờNgũ đại gia đình cùng vận động để bọn cớm đổi ý định bằng cách bảo mấy thằng mật báo viên cho tin... bẻ lái sự việc hay dựng ra một cốt chuyện khác. Mấy người anh em mình sẽ làm dùm... nhưng vẫn chưa đủ. Mình phải tạo dựng một cái gì đó để không bao giờ Michael bị dính dấp trở lại vụ Sollo
– Mc Closkey nữa kìa. Phải tính xong hẳn... bằng không Michael trở về bất lợi. Anh em thì nghĩ coi có cách gì hiệu nghiệm không?
Con người ta ai chẳng một lần lầm lỡ? Tôi cũng vậy. Bây giờ tôi muốn sống biệt lập, tôi không muốn bị ai mở cửa sổ ra ngó sang sân nhà mình, dù xa cả cây số. Tôi phải mua hết số đất quanh cư xá này rào kín lại canh gác thường trực, kể cả chòi canh nữa.
Cư xá này sẽ được bảo vệ như một pháo đài, xin thông báo anh em hay từ giờ tôi không ra văn phòng làm, kể như bán-hưu-trí. Thà làm vườn trồng nho chơi đến mùa cất rượu. Tôi ở hẳn trong nhà, chỉ gặp dịp quan trọng lắm lắm mới phải bước chân ra... mà ra dĩ nhiên phải đề phòng, hộ tống cẩn thận. Anh em nhớ rằng tôi không chuẩn bị, âm mưu gì hết. Tôi chỉ thận trọng, vì trên đời này tôi kỵ nhất ẩu tả, bừa bãi. Đàn bà con nít làm bừa còn được, đàn ông không thể! Nói gọn lại những gì phải làm ta cứ việc tiến hành đều đặn, từ từ để khỏi kinh động đối phương mất công.
Về công việc thì Tessio, Clemenza, Hagen... ba người sẽ lần lượt mỗi người mỗi việc làm thay tôi. Giải tán băng Sonny, cho nhập vào hai băng còn lại, các cánh khác biết ngay mình thực lòng muốn hoà. Công việc của Tom là chọn vài ba đứa cử đi Las Vegas điều tra tình hình dưới đó. Chính mi cũng xuống coi thằng Fred làm ăn ra sao mà thiên hạ đồn là tao có gặp nó dám không nhận ra. Nghe nói hồi này nó làm đầu bếp được rồi và mê gái tối ngày chạy theo mấy con nhãi non. Thực ra hồi ở nhà nó đứng đắn, đàng hoàng lắm nhưng thằng Fred không thể làm ăn nghề này. Không bao giờ!
Hagen thử đưa ý kiến:
- Hay là mình đưa Carlo xuống dưới đó? Bề nào nó cũng dân Nevada thì ở Las Vegas nó phải là thổ công.
- Không được. Phải có một đứa ở lại gần gũi bà ấy chớ? Có mấy đứa con ở xa hết sao? Tao muốn cho vợ chồng tụi nó một căn ở hẳn trong cư xá để Constanzia gần gũi mẹ nó. Thằng Carlo có thể cho một việc gì kha khá hơn. Có lẽ lâu nay tao hơi khe khắt với nó. Nhà này bây giờ đâm hiếm con trai quá. Mi xách thằng Carlo ra khỏi ngành cờ bạc, thảy nó vô làm nghiệp đoàn thử coi. Công việc toàn giấy tờ, chỉ cần cái miệng. Mà thằng Carlo thì nói hay lắm.
- Dạ được, cháu với Clemenza sẽ lo cử người đi Las Vegas ngay. Bác có muốn cháu kêu thằng Fred về chơi một vài ngày?
Ông Trùm lắc đầu quầy quậy. Nói về Carlo ổng chỉ có ý mỉa mai nhưng vừa nhắc đến tên Fred là quắc mắc lên:
- Ủa, gọi cái thằng ấy về làm gì? Nhà đâu có cần một thằng nấu bếp, bà vợ tao còn làm được mà? Để nó y chỗ!
Thấy Ông nổi sùng, cả ba người đâm nhột nhat. Không thể ngờ Fred bị bố ghét tới cỡ đó. Tất nhiên phải có một lý do gì họ chưa biết đấy thôi. Ông Trùm gật gù:
Năm nay tôi có ý trồng thêm ít luống cà-tô-mát, ít gốc ớt xanh để nhà ăn không hết biếu anh em lấy thảo. Tuổi tôi bây giờ cần nghỉ ngơi thật. Công việc kể như xong, cứ thế mà làm... anh em uống rượu nữa không? Biết hiệu tiễn khách họ đứng dậy hết. Hagen đích thân đưa hai lãocaporegime ra xe, hẹn ngày giờ gặp nhau để thanh toán công việc. Nó lập tức trở lại văn phòng vì biết thế nào ông già cũng có một vài điều muốn dặn riêng. Quả nhiên lúc nó vô ổng đã tháo ca-vát, cởϊ áσ vét nằm dài ra đi-văn. Khuôn mặt đanh thép giờ mệt mỏi rõ. Ổng đưa tay trỏ chiếc ghế:
- Nào, mi làconsigliori của tao. Mi thấy tao xử sự bữa nay thế nào, có gì mi thấy cần phản đối không?
Suy nghĩ một lát Hagen đáp:
- Phản đối thì không... nhưng cháu vẫn thấy có một cái gì gượng gạo, không hạp với chủ trương đường lối của bác xưa nay. Bác nói bỏ qua không truy vấn đến cái chết của Sonny, không trả thù nhưng cháu không tin. Bác lấy danh dự cam kết hoà bình, cháu biết bác sẽ giữ lời. Nhưng cháu không thể tin là bác cho phép bọn chúng toạ hưởng chiến thắng như chúng tưởng bở sáng nay. Vở kịch bác dựng từ đầu đến đuôi cháu không đoán biết nổi thì làm sao đồng ý hay phản đối? Nét mặt Ông Trùm tươi tỉnh, hể hả:
Khá lắm! Mi hiểu tao hơn bất cứ một người nào thật! Mi không có máu Sicily nhưng tao quả đã không uổng công dạy dỗ. Mi Sicily chính cống! Mi nhận xét đúng, giải pháp tao đã có và tao tin mi sẽ hiểu trước khi vở kịch hạ màn. Mi thấy không, bọn chúng phải tin lời tao, tao sẽ giữ đúng y lời nghĩa là hoàn toàn không gây sự. Vấn đề quan trọng là làm sao đưa được Michael về gấp. Mi đặt trọng tâm công tác, hết sức chú ý một việc gì đó. Ráng tìm đủ mọi khía cạnh hợp lý hợp pháp để làm bằng được, tiền bạc không thành vấn đề. Tuyệt đối không thể chấp nhận sơ sót. Mi thử tiếp xúc những tay cừ nhất về hình luật coi? Để tao nói với vài ông toà quen lớn mi tới gặp riêng họ. Điều cần nhất là phải cảnh giác, chớ để bị lọt vào tròng.
- úng vậy. Mình không ngại vụ nhân chứng, dù thứ thiệt... hay thứ nặn ra. Mà phải tính trước bọn Cảnh sát chơi ngang. Chúng dư sức bắt rồi lỡ tay nổ súng hay sắp đặt một vụ vượt ngục. Một vụ tự sát trong xà-lim... hay tù gϊếŧ tù thì dễ quá! Do đó, nếu để Michael về thì không thể có vấn đề câu lưu hay tình nghi...
- Vậy đó. Tao biết chớ? Khó khăn lắm... nhưng mình phải ráng làm ngay. Chần chờ nguy hiểm vì tình hình bên Sicily cũng gay cấn lắm. Đám trẻ mới lên đâu chịu để mấy đàn anh lớn nắm đầu mãi? Mấy Ông Trùm già cũng chịu không nổi bọn dân chơi mới bị trục xuất từ Mỹ về. Họ găng nhau lắm nên Michael dám kẹt ở giữa. Tao đã lo sắp đặt trước để nó tạm thời không lo ngại nhưng tình hình này làm sao kéo dài mãi? Đó là một trong những lý do tao phải cầu hoà. Thằng Barzini có bồ bịch ở bên ấy và bọn chúng đã đánh hơi ra Michael. Tao phải cầu hoà lẹ lẹ để đảm bảo sinh mạng thằng con tao chớ? Chắc mi hiểu chẳng có cách nào khác, phải không? Có thế chớ! Phải có chỗ kẹt nàyBố-Già mới phải ra công dựng vở. Bây giờ Hagen hết thắc mắc, nhưng nó vẫn không hỏi ổng lấy tin tức đâu ra, ai cho biết. Nó quay sang vấn đề khác:
- Chừng gặp cánh Tattaglia sắp đặt công việc làm ăn... cháu có phải đặt điều kiện là đám đàn em trung gian của tụi nó phải hoàn toàn không có "phích"? Sơ sẩy ra toà mà "phích" cả đống thì làm sao mà xử nhẹ được? Ai dám?
- Nếu chúng biết điều thì phải tính trước vụ đó. Mi nêu ra nhưng không đặt điều kiện. Nếu chúng xài một thằng án tích đầy mình thì ra toà lãnh đủ ráng chịu. Mình trợ giúp tối đa thật nhưng gặp ca này thì khỏi kêu ca, oán trách. Làm gì thằng Barzini chẳng biết, khỏi cần nói! Mi thấy có cá nhân nó dính vô vụ này không? Hoàn toàn zê-rô, hoàn toàn vô can! Nó là týp người có ăn mới nhào vô, tuyệt đối khỏi may rủi. Barzini có theo phe thua bao giờ?
- Ra nó đứng sau lưng Sollozzo và Tattaglia từ hồi nào đến giờ?
Ông Trùm gật đầu:
Mi nhớ Tattaglia chỉ là lão điếm già, ma cô. Sức mấy dám chơi thằng Santino? Tao biết vậy nên không cần biết thêm nữa. Biết có thằng Barzini đằng sau cũng đủ. Hagen lập tâm ghi nhớ điều này. Quả tìnhBố-Già vừa mở mắt cho nó thấy nhiều điều nhưng trên hết vẫn còn một cái gì ổng không nói, nó có thể đoán biết nhưng không thể hỏi. Hagen lên tiếng chào, tính quay ra thì Ông Trùm dặn thêm:
- Ngoài vụ Michael mi phải để hết tâm trí lo cho nó còn một vụ này nữa. Mi liên lạc với người của mình đằng Bưu-điện, yêu cầu tháng tháng gởi cho mình một bản thống kê tất cả mọi liên lạc điện thoại, gọi tới gọi đi của Tessio, Clemenza nghe? Tao không nghi kỵ gì, có đời nào 2 lão ấy phản mà lo? Nhưng mình biết trước được một chuyện gì trước khi nó xảy tới đâu có hại?
Hagengật đầu đi ra. Gớm thật, không hiểuBố-Già có cử người bí mật giám thị chính nó, ngay cả nó nữa không? Có đời nào! Có ý nghĩ vậy là nó đã bậy quá!
ĐiềuHagenbiết chắc chắn nhất là trong bộ óc ghê gớm của ổng phải có cả một kế hoạch tinh vi đang dàn sẵn để chờ tất cả những gì phải xảy ra. Một sự sắp xếp lâu dài, một cuộc rút lui "chiến thuật" nhàn nhã. Tất cả đều nhằm vào một ngày nào đó, một ngàynói chuyện phải quấy lần chót và cái một. Có một điểm đen lấp ló chẳng ai biết, chẳng ai nghi.Bố-Già lờ như không, ngay Tom Hagen cũng đâu dám hỏi?