Long Hương

Chương 1: Sơ kiến

Nhiễm Ngọc Nùng không hề có một tuổi thơ êm đẹp. Hắn là một cô nhi bị phụ mẫu vứt bỏ. Vào ngày đầu xuân tháng hai năm ấy, một tiêu sư trong lúc áp tiêu đi ngang qua bờ ruộng đã phát hiện một tiểu hài nhi thân hình gầy nhỏ được quấn trong chiếc khăn đang nằm bơ vơ bên đường, vị tiêu sư cùng đồng bạn tìm cả buổi nhưng cũng chỉ tìm thấy mảnh giấy nhỏ được nhét bên trong cái khăn quấn trẻ, trên đó viết, hài nhi này họ Nhiễm.

Lúc ấy, thời tiết vẫn còn đang là xuân hàn se lạnh, tiểu đông tây đáng thương bị đông cứng đến nỗi mặt mày tái xanh, có lẽ vì bị bỏ đói rất lâu rồi nên ngay cả khóc, bé cũng khóc không ra tiếng nữa. Do vừa trải qua tang vợ, lại gặp ngay hài tử tội nghiệp này, trong lòng không khỏi nổi lên sự thương cảm, tiêu sư đã thu nhận bé về nuôi dưỡng, ông đút từng muỗng nước canh, từng muỗng cháo mới kéo nổi tính mạng nhỏ nhoi của đứa trẻ từ chỗ Diêm Vương gia trở về. Từ đó trở đi, hai người sống nương tựa lẫn nhau.

Cuộc sống tuy có chút khó khăn, nhưng vị tiêu sư tốt bụng vẫn dựa vào những đồng tiền lương ít ỏi của mình để nuôi lớn Nhiễm Ngọc Nùng. Ông để cho hắn gọi mình là sư phụ. Bây giờ mỗi khi hồi tưởng lại, Nhiễm Ngọc Nùng chỉ nhớ sư phụ mình có bả vai rất dày rộng. Khi hắn đủ lớn để có thể chạy theo phía sau sư phụ, ông đã dẫn theo hắn vào Nam ra Bắc áp tiêu. Thế là cái bóng dáng cao ngất lặng yên đi ở phía trước đã hoàn toàn in sâu vào hồi ức thuở thiếu niên của hắn.

Sư phụ là một người kiệm lời, Nhiễm Ngọc Nùng chưa bao giờ thấy ông nói chuyện phiếm hay cùng người khác tranh cãi. Nhưng ông cũng không phải là một người lạnh lùng tẻ nhạt, khi Nhiễm Ngọc Nùng lần đầu tiên biết đi, lần đầu tiên vụng về nấu một bát cơm, cặp lông mày vẫn hay nhíu chặt của sư phụ giãn ra, ông nhìn hắn khen ngợi, nhìn hắn lộ ra nụ cười vui mừng khích lệ.

Sư phụ hắn chưa từng được đọc qua sách vở, những chữ đơn giản ông cũng không biết nhiều. Cái tên "Ngọc Nùng" là do thê tử đã mất của ông lưu lại, dự định sẽ đặt cho hài tử của hai người. Theo lời của mấy vị sư bá nói thì sư nương của hắn vốn là con gái của một tú tài thất bại, vì thế bà cũng có đọc qua một ít sách, làm một ít thơ văn. Sư phụ và sư nương là thanh mai trúc mã, lớn lên cùng nhau, tình cảm cũng sớm âm thầm nảy nở theo thời gian. Nhưng không ngờ, tú tài phụ thân của sư nương lại tham tài, đem nữ nhi của mình hứa gả cho một tên trọc phú làm vợ lẽ. Có điều bản tính sư nương bướng bỉnh, ngang nhiên thu dọn đồ đạc cùng với sư phụ hắn cao bay xa chạy, hai người chân chính kết thành vợ chồng. Từ đó về sau, họ sống những ngày thanh bần hạnh phúc bên nhau. Nhưng không có bữa tiệc vui nào lại không tàn, trong một lần khó sinh, thiếu phụ quật cường đã vĩnh viễn rời bỏ nhân thế, chỉ để lại một nam nhân bi thống tuyệt vọng trong một lúc mất đi cả thê tử lẫn nhi tử và cái "danh tự" mà bọn họ dự định sẽ đặt cho nữ nhi của mình "Ngọc Nùng".

Từ khi thê tử qua đời, tiêu sư cũng ít khi nở nụ cười, Nhiễm Ngọc Nùng mỗi ngày một lớn thì ông cũng càng ngày càng già đi, suy nhược. Mãi đến khi Nhiễm Ngọc Nùng vừa bước sang tuổi mười bốn, căn bệnh phế lao của sư phụ hắn đã chuyển biến nghiêm trọng, cả ngày ho khan, thở không ra hơi, mỗi lần nói chuyện thật thống khổ gian nan giống y như một cái ống bị bể. Lòng Nhiễm Ngọc Nùng nóng như lửa đốt, đáng tiếc phế lao là một bệnh nặng, cần phải dùng rất nhiều thảo dược trân quý để điều trị. Bình thường một tháng bọn họ chi tiêu cũng không đến một lượng bạc, bây giờ đào đâu ra dược phí? Mặc dù Nhiễm Ngọc Nùng đã cố hết sức làm rất nhiều việc, bất kể công việc đó có cực nhọc lẫn dơ bẩn thấp hèn đến thế nào, nhưng thù lao mà hắn nhận được so với khoản tiền cần có để mua thuốc tựa như muối bỏ biển, dã tràng xe cát

Cứ như thế mà níu giữ tính mạng của sư phụ, chẳng bao lâu sau, vì bị bệnh tật tra tấn mấy tháng liền, cuối cùng sư phụ hắn cũng đành buông tay rời khỏi nhân gian. Nhiễm Ngọc Nùng ngơ ngác ngồi trong phòng canh giữ di thể của ông, có mấy vị đồng sự cũ đến viếng, nhìn thiếu niên gầy yếu xanh xao, rồi nhìn đến gian nhà lụp sụp, gia cảnh túng thiếu, họ chỉ thở dài, góp với nhau chút bạc, mua một cái quan tài nhỏ, tìm người đến an táng, mau chóng đưa thi thể vị tiêu sư kia vào quan tài. Mãi đến khi nhìn thấy người ta di chuyển di thể sư phụ mình, Nhiễm Ngọc Nùng mới hồi phục lại tinh thần. Tận mắt thấy sư phụ bị đặt vào quan tài, nắp quan tài từ từ hạ xuống, khuôn mặt ông chậm rãi chìm vào bóng tối, từ nay về sau, hắn sẽ không bao giờ.....có thể nhìn thấy ông nữa.

Lần thứ hai thiếu niên trở thành cô nhi, đây cũng là lần thiếu niên này bạo phát. Nhiễm Ngọc Nùng hét thảm một tiếng đầy thê lương, chạy đến bên cỗ quan tài, hắn dùng chính thân thể của mình gắt gao ngăn cản, kiên quyết không cho đám người kia đóng nắp quan tài lại. Hắn không nghe bất kỳ lời khuyên của ai hết, vẫn cứ gào khóc ôm chặt lấy thi thể của sư phụ, chăm chú nhìn dung nhan khắc khổ, bạc mệnh của ông.

Nhiễm Ngọc Nùng không có tiền để thỉnh người vẽ chân dung cho vi sư, lại sợ rằng sau này mình sẽ quên mất khuôn mặt ông, nên mới cố gắng đem hình dáng ông khắc sâu vào lòng. Mọi người xung quanh chẳng biết phải làm sao, cũng may, mấy tháng gần đây Nhiễm Ngọc Nùng liên tục chăm sóc cho sư phụ, tâm lực đã sớm tiêu hao quá độ, không bao lâu sau thì bất tỉnh. Mọi người lập tức đưa hắn ra ngoài, rồi làm tang sự qua loa cho xong.

Nhiễm Ngọc Nùng tỉnh lại liền lập tức đuổi theo, nhưng khi đến nơi hắn chỉ thấy một phần mộ mới vừa được người ta dựng nên. Ngày đó, Nhiễm Ngọc Nùng ngồi lặng người bên mộ phần vị tiêu sư ấy cả ngày.

Người cũng đã qua đời, dù có bao nhiêu bi thống hắn cũng phải gạt sang một bên mà cố gắng tiếp tục sống. Trước lúc lâm chung, tiêu sư vẫn nghĩ lo nghĩ thay cho Nhiễm Ngọc Nùng, ông đã nói tên một người bạn tốt của mình cho Nhiễm Ngọc Nùng biết, dặn hắn nhất định phải đến nương nhờ người ta, ông cũng tự tay viết một bức phong thư, nói rằng Nhiễm Ngọc Nùng là nhi tử của mình, khẩn thiết xin vị bằng hữu kia hảo hảo chiếu cố hắn. Thế là Nhiễm Ngọc Nùng thu thập hành trang, với hai bàn tay trắng rời khỏi quê nhà đi đến kinh thành phồn hoa náo nhiệt, tìm kiếm vị thúc thúc xa lạ đó.

Lúc bấy giờ, người kia đang là thủ lĩnh hộ vệ của Tấn Vương phủ, ông ta họ Hồ, tính tình phóng khoáng lại nhiệt tình, trọng nghĩa khí. Khi gặp hậu nhân của bạn cũ, ông rất vui mừng, rồi biết tin bằng hữu đã mất, ông cũng thổn thức một hồi, sau đó lập tức vui vẻ thu nhận Nhiễm Ngọc Nùng. Hồ thúc thúc không có con, nên ông đã xem hài tử của bằng hữu như con ruột, lại thấy Nhiễm Ngọc Nùng có biết một chút công phu quyền cước nên càng muốn ra sức hậu đãi hắn, muốn sắp xếp cho hắn vào đội ngũ thị vệ thân cận của Tấn Vương. Thế là hôm nay, nhân dịp Tấn Vương xuất môn dự tiệc, Hồ thúc thúc liền kéo Nhiễm Ngọc Nùng đến ra mắt Vương gia, thuận tiện để Vương gia xem qua gã thị vệ mới này luôn.

Nhiễm Ngọc Nùng cùng một đám thị vệ nghiêm chỉnh đứng ở ngoài cổng lớn Vương phủ. Khẽ vuốt vuốt bộ đồng phục trên người, trong lòng hắn cảm thấy rất vui vẻ. Bởi vì từ trước đến giờ, hắn chưa từng được mặc qua y phục nào tốt như thế. Đương nhiên, hiện tại hắn không hề biết rằng, chưa đầy một năm sau đó, loại vải thô ráp này ngay cả làm hài cho hắn cũng chẳng có tư cách. Tóm lại, có thể xem như vừa mới trải qua tang phụ chi thống*, tinh thần hắn dần dần hồi phục trở lại. Đang lúc phấn chấn vui vẻ, Hồ thống lĩnh đi đến, gần như là giáp mặt kề tai* dặn dò lại một lần nữa, bảo hắn khi nhìn thấy Vương gia phải cẩn thận làm việc, hành động cử chỉ không được sơ xuất, Vương gia hỏi gì phải cẩn thận trả lời, v....v Nhiễm Ngọc Nùng gật đầu, hồi đáp đã nhớ kỹ.

(tang phụ chi thống: nỗi đau mất cha

Không lâu sau đó, đại môn vương phủ mở rộng, Tấn vương, cũng chính là Tống Anh Đế tương lai -Triệu Dự – tiền hô hậu ủng* bước ra. Một đám người vội vàng xúm lại hầu hạ y lên xe ngựa, Triệu Dự nhàm chán nhìn đám hạ nhân bận rộn trước mặt, khi ánh mắt liếc qua người Nhiễm Ngọc Nùng thoáng dừng lại. Hồ thống lĩnh nhân cơ hội tốt này vội vàng kéo Nhiễm Ngọc Nùng đến gần, làm lễ với Triệu Dự rồi cung kính nói: "Vương gia vạn phúc, đây là cháu của ty chức, phụ mẫu hắn chẳng may qua đời, nên mới đến tìm đến ty chức nương nhờ. Bởi vì công phu quyền cước của hắn không tệ lắm, ty chức mới cả gan tạm thời thu nhận hắn vào đây, vương gia ngài xem hài tử này thế nào?" Triệu Dự đâu có rảnh hơi mà quản mấy chuyện nhỏ nhặt này, nhìn còn chưa nhìn kĩ đã vội vàng ừ một tiếng rồi nhấc chân nhảy lên mã xa, không thèm để ý đến nữa.

Nhiễm Ngọc Nùng đứng ngẩn ra, Hồ thống lĩnh đẩy đẩy hắn nói: "Còn đứng ngây ra đó làm gì? Mau đuổi theo đi". Vậy là một đám người cứ như thế mà chậm rãi rời đi. Khi đi trên mã xa chỉ có một mình Tấn Vương Triệu Dự, lúc trở về thì trên xe có thêm một gã nam tử. Lúc gã nam tử kia xuống xe, Nhiễm Ngọc Nùng nhìn thấy bộ dáng hắn không khỏi âm thầm tán thưởng trong lòng: "Thật là một người xinh đẹp a!"

.

Nam tử này vốn là con trai của Cấp sự trung* Đào Vạn Nông. Đào Vạn Nông chỉ có một đứa con trai nối dõi duy nhất, lão cưới đến sáu vị tiểu thϊếp, nhưng ngũ thai đều là nữ nhi, đến khi đầu tóc lão gần như bạc trắng, thì vị chánh thất nhiều năm không có động tĩnh của lão đã liều mình sinh hạ một mụn con trai độc nhất.

(*) Cấp sự trung: một chức quan thất phẩm hay bát phẩm gì đó (tùy ttriều đại) là người đứng đầu 6 Khoa ( Hình Khoa – Lễ Khoa – Hộ Khoa – Binh Khoa -Lại Khoa – Công Khoa) có nhiệm vụ giám sát và theo dõi các hoạt động của 6 bộ ( Hình bộ – Lễ Bộ – Hộ Bộ – Binh Bộ – lại bộ – công bộ), nếu như các vị cấp sự trung có đầy đủ chứng cớ, họ có quyền bác bỏ các đề nghị của các bộ

Lão đầu tử* mừng rỡ như điên, xem nhi tử bảo bối này còn quan trọng hơn tính mạng, cả nhà ra sức nuông chiều hắn từ bé, hắn có làm sai chuyện gì cũng không ai dám la rầy một tiếng. Toàn gia cứ như thế mà sủng hắn, mặc hắn phóng túng, đem Đào Đan Phong dạy dỗ thành một con người tính tình kiêu ngạo, khó gần, chịu không nổi người khác đối với hắn chậm trễ hay thất lễ.

(*) Lão đầu tử: lão già

Có điều, hài tử này quả thật thiên tư thông minh, chưa đầy một tuổi đã biết nói chuyện, ba tuổi đã bắt đầu học, năm tuổi đã biết ngâm thơ, khi lớn lên trở thành một bộ dáng ngọc diện phấn lang. Kinh thành ai nấy đều ngưỡng mộ kỳ danh, gọi hắn là "Đan Phong công tử", mỗi lần hắn xuất môn dạo chơi đều có thể khiến cho cả con đường tắc nghẽn, chỉ vì mọi người ai cũng muốn chính mắt nhìn thấy hình dáng Đan Phong công tử, tìm hiểu một chút phong thái của hắn. Chưa kể có một số cô nương bạo gan, thường chạy đến trao túi hương và tặng hoa gửi gắm mối tình si khờ dại. Những hành động quấy nhiễu đó làm Đào Đan Phong cảm thấy vô cùng phiền phức, nên mỗi lần muốn xuất hành đều tìm một đám gia đinh cường tráng, cầm theo gậy gộc để đuổi đám quần chúng ruồi nhặng ven đường, có như vậy hắn mới được thanh tĩnh.

Không ngờ đến một hôm lại xảy ra chuyện lớn, có một nữ tử vì quá mức ngưỡng mộ Đan Phong công tử, cư nhiên không sợ gậy gộc xông đến muốn cùng hắn gặp gỡ một lần. Đương nhiên Đào Đan Phong không nguyện ý cùng một nữ tử dung chi tục phấn dây dưa với nhau. Thế là nàng kia cùng gia đinh của hắn phát sinh ẩu đả, nữ tử ra sức làm loạn, nhào đến, gia đinh ra sức ngăn cản, không ngờ lúc gằng co đã lỡ tay đẩy nàng ta té ngã. Nói đến cũng lạ, nữ nhân kia vừa ngã xuống chẳng may đầu đập vào một khối đá to, thế là vỡ đầu, óc văng tung tóe, chết ngay tại chỗ. Trên mặt đất, đọng lại một vũng chất lỏng đỏ đỏ trắng trắng nhìn vô cùng kinh dị, hơn nữa mùi huyết tinh tởm lợm nhanh chóng bốc lên, Đào Đan Phong xưa nay vốn khiết phích(*), chịu không nổi cái khung cảnh kinh khủng này, xém nôn mấy lần, vội vàng ra dấu bảo tất cả quay về nhà. Vừa về đến nơi, hắn lập tức sai người chuẩn bị hương thang mộc dục*, xông hương toàn thân. Còn bộ xiêm y và xe ngựa bị nhiễm uế khí thì đem đi đốt rụi toàn bộ.

(*) khiết phích: yêu thích sự sạch sẽ

(*)hương thang mộc dục: bồn tắm nước nóng có bỏ thêm hương thơm.

Trong lúc Đào Đan Phong ở nhà tẩy trừ uế khí thì gia đình của nữ nhân kém may mắn kia vô cùng tức giận, họ mang đơn cáo trạng kiện lên công đường. Đào Vạn Nông vì yêu thương nhi tử nên lần đầu tiên lợi dụng quyền thế cùng các mối quan hệ của mình để đem sự việc này ém nhẹm. Thật không may cho lão gián quan* này, ngày thường lão vạch tội không ít người, trong triều cũng có không ít kẻ thù. Đám cừu nhân lần này thấy lão lòi đuôi, đời nào chịu bỏ qua cơ hội tốt. Thế là hù nhau dâng tấu chương bắt tội, hơn nữa còn kéo bè kéo lũ tạo uy thế, cuối cùng mang cái vụ án bé tí như hạt mè xé to ra, quậy lên cho đυ.c nước, thủng trời. Ngay sau đó, Tống Văn Đế đã mang vụ án này giao cho Đại Lý Tự thẩm lý.

(*) cừu nhân: kẻ thù

(*) gián quan: chức quan cấp sự trung của Đào Vạn Nông là một chức vụ có thể giám sát , vạch tội quan lại, nên mới gọi là gián quan.

Căn bản chỉ là một vụ án đơn giản, nhưng do Đào Đan Phong từ nhỏ đã quen ăn sung mặc sướиɠ, được mọi người cưng chiều, chịu sao nổi mấy vị tai to mặt lớn, hung thần ác sát tại Đại Lý Tự tra tấn giày vò, nên chẳng bao lâu sau đã đồng ý nhận tội. Về căn bản, chuyện đến đây cũng nên kết thúc, đáng tiếc cái đám thù dai kia vẫn tiếp tục bỏ đá xuống giếng (*), quyết tâm buộc tội Đào Vạn Nông. Lão nhân gia vốn chỉ là bao che cho ấu tử, nhưng đám kẻ thù của lão đã moi ra được khuyết điểm, chẳng cần biết là con hay cha, cũng chẳng cần biết là thật hay giả, tội trạng của lão cứ bị người ta vạch ra. Thế là Đào gia hoàn toàn sụp đổ, gia sản bị tịch thu sung công, chức quan bị cắt. Đào Vạn Nông lúc đầu chỉ là muốn cứu nhi tử, cuối cùng lại trở thành nhân vật chính bị lưu đày, nửa đường bạo bệnh mà chết, gia quyến đều bị gạch tên khỏi quan tịch, đẩy xuống hàng nô tịch. Mẫu thân Đào Đan Phong chịu không nổi đả kích này nên cũng theo phu quân đi du lịch âm phủ. Mấy vị di nương khác đều bị người ta mua, đáng thương nhất chính là các tỷ tỷ còn chưa xuất giá của hắn, vốn cũng là tiểu thư cành vàng lá ngọc vậy mà bị quản sự của kỹ viện hốt hết, từ đó về sau lưu lạc chốn phong trần.

(*) bỏ đá xuống giếng: người ta đã gặp họa sắp chết rồi còn đạp thêm 1 cú nữa cho chết hẳn luôn.

Gia đình tan nát là thế, nhưng vận khí của Đào Đan Phong cũng không có tệ lắm. Bởi vì thanh danh Đan Phong công tử quá nổi, rất nhiều kẻ mến mộ, muốn mua hắn về phủ, trong đó có không ít kẻ có sở thích đoạn tụ (*). Cũng may, trước khi chấm dứt hơi tàn, Đào Vạn Nông còn nhớ thương đến nhi tử bảo bối nên đã nhờ Triệu Dự giúp đỡ. Do cũng có chút tình bằng hữu cũ với Đào Vạn Nông, nên Triệu Dự đã nhận lời lão, từ sớm đã cho người mang Đào Đan Phong ra khỏi ngục, bố trí chỗ ở tại một nơi an toàn, chờ sự việc qua đi mới đưa hắn về vương phủ.

(*) đoạn tụ: nói những người có sở thích yêu người cùng giới (nam), xuất phát từ điển tích "Hán Ai Đế và Đổng Hiền"

Ngày đầu gặp nhau ấy, Nhiễm Ngọc Nùng không hề có cơ hội cùng Triệu Dự trò chuyện, đừng nói chi đến việc cùng y nảy sinh tình cảm. Nhiễm Ngọc Nùng chỉ là đứng ở một góc xa xa, âm thầm đánh giá Đào Đan Phong, chỉ cảm thấy vị công tử đó thật đẹp. Ngẫm lại chuyện xưa, Nhiễm Ngọc Nùng chỉ nhớ mang máng như thế.Vậy mà chẳng ngờ mấy tháng sau đó, vị tiên nhân mà Nhiễm Ngọc Nùng thầm cảm thán đã khiến cho da thịt hắn khốn khổ không ít.

——————–