Chương 22: Những chuyện vụn vặt
“Vậy là cháu dùng trà ở ngôi nhà đá của Lavendar Lewis?” bà Marilla hỏi trên bàn ăn sáng vào sáng hôm sau. “Giờ cô ta thế nào? Lần cuối ta gặp cô ta là mười lăm năm trước... một ngày Chủ nhật ở nhà thờ Grafton. Ta cho rằng cô ta đã thay đổi rất nhiều. Davy Keith, khi cháu cần thứ gì ở ngoài tầm tay, hãy yêu cầu người khác đưa nó cho cháu chứ đừng chồm qua bàn cái kiểu như thế. Cháu có bao giờ thấy Paul Irving làm vậy mỗi lần đến dùng bữa không?”“Nhưng tay của Paul dài hơn tay cháu,” Davy lúng búng trong miệng. “Chúng phát triển trong suốt mười một năm, còn tay cháu mới có bảy năm thôi. Mới cả, cháu có hỏi đấy chứ, nhưng bà và cô Anne quá bận nói chuyện nên không để ý. Mới cả, Paul đã bao giờ đến ăn bữa nào khác ngoại trừ bữa trà đâu, và dễ lịch sự vào bữa trà hơn là bữa sáng. Lúc đó thì đâu có đói bằng. Khoảng cách giữa bữa tối và bữa sáng lâu khủng khϊếp. Này cô Anne, cái muỗng đó trông chẳng to hơn năm ngoái chút nào, nhưng cháu thì đã lớn hơn nhiều.”
“Đương nhiên cháu không biết cô Lavendar lúc trước trông ra sao, nhưng chẳng hiểu sao cháu không nghĩ là cô ấy đã thay đổi nhiều lắm,” Anne nói sau khi đã múc hai muỗng đầy xi rô nhựa phong để cho thằng bé đừng phàn nàn nữa. “Tóc cô ấy bạc trắng nhưng gương mặt vẫn tươi tắn và trẻ trung, và cô ấy có đôi mắt nâu vô cùng dịu dàng... màu sẫm như màu gỗ với ánh vàng lấp lánh bên trong... và giọng cô ấy khiến người ta nghĩ tới xa tanh trắng, nước róc rách và tiếng chuông cổ tích hòa trộn với nhau.”
“Khi còn trẻ thì cô ta nổi danh xinh đẹp,” bà Marilla nói.“Ta không biết rõ cô ta lắm, nhưng với những gì ta biết thì ta quý cô ta. Ngay từ hồi ấy đã có người cho rằng cô ta khá kỳ quặc. Davy, nếu bà còn bắt gặp cháu giở trò như vậy thì cháu sẽ phải ăn sau mọi người đấy nhé, như đám người giúp việc người Pháp vậy.”
Đa số các cuộc trò chuyện giữa Anne và bà Marilla khi có mặt hai đứa trẻ sinh đôi đều bị đứt quãng bởi những lời trách móc hướng về phía Davy. Lần này, thật buồn khi phải kể rằng Davy khi không thể dùng muỗng vét sạch giọt xi rô cuối cùng, đã giải quyết khó khăn bằng cách cầm lấy đĩa bằng cả hai tay rồi thè lưỡi liêm. Anne nhìn nó với ánh mắt khϊếp hãi đến mức kẻ tội phạm bé nhỏ đỏ bừng mặt và ấp úng nửa hối lỗi nửa bào chữa,
“Làm vậy để không bỏ phí chút nào.”
“Những ai khác người thì thường bị kẻ khác gọi là kỳ lạ,” Anne nói. “Và cô Lavendar thì quả thật là khác thường, dẫu khó mà nói rõ khác ở chỗ nào. Có lẽ bởi vì cô ấy là kiểu người không bao giờ già đi.”
“Khi tất cả những người cùng thời đều già đi thì tốt nhất là nên già theo,” bà Marilla sẵng giọng. “Nếu không thì chối mắt lắm. Theo như ta biết thì Lavendar Lewis dứt bỏ tất cả. Cô ta sống ở cái chỗ khỉ ho cò gáy đó cho đến khi mọi người quên hẳn mình. Căn nhà đá đó là một trong những căn nhà xưa nhất trên đảo. Ông lão Lewis xây nó tám mươi năm về trước khi vừa từ Anh quốc tới. Davy, đừng có lắc khuỷu tay của Dora. Ồ, ta chính mắt nhìn thấy! Đừng có làm bộ vô tội nữa. Sao sáng nay cháu lại cư xử như thế hả?”
“Có lẽ vì cháu bước xuống giường sai hướng đấy,” Davy gợi ý. “Milty Boulter nói rằng nếu xuống giường sai hướng thì mọi việc trong ngày sẽ đảo lộn cả lên. Bà nội nó nói với nó như vậy. Nhưng hướng nào mới là đúng đây? Và phải làm sao nếu giường được đặt sát tường? Cháu muốn biết.”
“Ta lúc nào cũng tự hỏi chuyện gì đã xảy ra giữa Stephen Irving và Lavendar Lewis;” bà Marilla lờ Davy đi. “Rõ ràng họ đã đính hôn hai mươi lăm năm trước rồi bất thình lình hủy hôn. Ta không biết có vấn đê gì, nhưng chắc chuyện phải khủng khϊếp lắm, vì anh ta bỏ sang Mỹ và không bao giờ quay về nhà nữa.”
“Có thể đó không phải chuyện gì đáng sợ cả. Cháu nghĩ những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống còn phiền phức hơn hẳn những việc lớn nữa,” Anne nói trong một khoảnh khắc sâu sắc bất chợt mà ngay cả kinh nghiệm cũng phải cúi đâu. “Bác Marilla, đừng kể gì về việc cháu đến nhà cô Lavendar với bà Lynde nhé. Bà ấy chắc sẽ hỏi cả trăm câu hỏi và chẳng hiếu sao cháu không thích như vậy chút nào... nếu cô Lavendar biết thì cô ấy cũng không vui đâu, cháu chắc thế.”
“Bác dám chắc là Rachel sẽ tò mò lắm đây,” bà Marilla công nhận, “dẫu bà ấy không còn nhiều thời gian quan tâm đến chuyện của người khác như trước nữa. Bây giờ bà ấy bị giữ rịt ở nhà lo cho Thomas và cảm thấy khá buồn bã, vì có vẻ như bà ấy bắt đầu mất niềm tin rằng ông chồng sẽ khỏe lên được. Rachel sẽ còn lại cô đơn một mình nếu có chuyện gì xảy ra với Thomas, vì con cái họ đều đi về phía Tây sống cả, trừ Eliza trên thị trấn, mà bà ấy lại không ưa thằng chồng.”
Cách nói của bà Marilla dễ gây hiểu lầm rằng Eliza không yêu chồng, mà thực ra thì hoàn toàn ngược lại.
“Rachel nói nếu Thomas chịu gồng mình quyết tâm thì ông ta sẽ khỏe thôi. Nhưng sao lại phí công bắt một con sứa ngồi thẳng làm gì?” bà Marilla tiếp. “Thomas Lynde làm gì có quyết tâm mà gồng mình chứ. Ông ta bám váy mẹ cho tới khi lấy vợ, và rồi Rachel tiếp tục truyên thống của mẹ chồng. Thật lạ khi ông ta dám bệnh mà không hỏi ý Rachel. Nhưng thôi, ta không nên nói như vậy. Rachel là một người vợ tốt đối với ông ta. Ông ta sẽ không làm nên trò trống gì nếu không có bà ấy, rõ là thế. Ông ta sinh ra là để bị đè đầu cưỡi cổ, và cũng may là ông ta rơi vào tay một người tháo vát thông minh như Rachel. Ông ta cũng chẳng lấy cung cách độc đoán của vợ làm phiền. Có vợ như thế thì ông ta đỡ phải mất công ra quyết định về bất cứ việc gì mà. Davy, đừng có vặn vẹo như một con lươn thế.”
“Cháu chẳng có gì khác để làm cả,” Davy phản đối. “Cháu không thể ăn thêm nữa, mà nhìn bà và cô Anne ăn cũng chẳng vui vẻ gì.”
“À, vậy thì cháu và Dora ra ngoài cho gà ăn lúa mì đi,” bà Marilla nói. “Và đừng có nhổ thêm một sợi lông đuôi nào của con gà trống trắng đấy nhé.”
“Cháu muốn có vài cọng lông để làm mũ kiểu người da đỏ,” Davy dỗi. “Milty Boulter có một cái thiệt ngon, làm từ lông con gà tây già mà mẹ nó gϊếŧ thịt. Bà cũng phải cho cháu vài cái lông chứ. Lông con gà trống đó dư cho nó xài mà.”
“Cháu có thể lấy cái chổi lông gà cũ trên gác xép,” Anne nói, “rồi cô sẽ nhuộm xanh đỏ vàng cho cháu.”
“Cháu chiều thằng nhóc đó quá đi,” bà Marillfa nói khi Davy mặt sáng rỡ đi theo cô bé Dora nghiêm trang ra ngoài. Sáu năm qua bà Marilla đã tiến được những bước khá dài trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, nhưng bà vẫn chưa thể bỏ đi ý nghĩ rằng không nên quá chiều trẻ em vì chúng sẽ trở nên hư hỏng.
“Tất cả đám con trai trong lớp nó đều có mũ kiểu người da đỏ, và Davy cũng muốn có mộtcái,”Anne đáp. “Cháu biết nó cảm thấy thế nào... Cháu không bao giờ quên được mình từng thèm có áo tay phồng thế nào khi tất cả đám bạn gái đều mặc áo tay phồng. Với lại Davy không bị chiều đến hư đâu. Mỗi ngày nó mỗi ngoan hơn. Nghĩ đến sự khác biệt giữa nó bây giờ và nó khi mới tới đây một năm trước xem.”
“Rõ ràng là nó không nghịch ngợm nhiều nữa kể từ khi đi học,” bà Marilla thừa nhận. “Bác cho rằng nó đã tiêu hết năng lượng với đám con trai kia. Nhưng thật lạ là chúng ta không nhận được lá thư nào từ Richard Keith trước khi trường khai giảng. Không một tin tức nào kể từ tháng Năm năm ngoái.”
“Cháu lại sợ biết tin từ ông ta,” Anne thở dài, bắt đầu dọn dẹp chén đĩa. “Nếu thư đến, cháu sẽ không dám mở ra, vì sợ nó yêu cầu chúng ta gửi hai đứa trẻ sinh đôi đến chỗ ông ta.”
Một tháng sau đó, một lá thư đến nơi thật. Nhưng không phải do Richard Keith gửi. Một người bạn của ông ta viết thư báo rằng Richard Keith chết vì lao phổi hai tuần trước. Người viết thư là người chấp hành di chúc của ông ta, và theo di chúc, một khoản tiền hai ngàn đô la được ủy thác lại cho bà Marilla Cuthbert giữ giùm cho David và Dora cho đến khi chúng đến tuổi trưởng thành hoặc kết hôn. Trong thời gian chờ đợi, số tiền lời được dùng để nuôi dưỡng hai đứa trẻ.
“Thật đáng sợ khi lại vui mừng về bất cứ chuyện gì có liên quan đến cái chết,” Anne bình tĩnh lại. “Cháu lấy làm tiếc cho ông Keith đáng thương, nhưng cháu thực sự vui vì chúng ta có thể giữ hai đứa trẻ sinh đôi lại.”
“Số tiền đó đến rất đúng lúc,” bà Marilla luôn thực tế.“Ta muốn nuôi hai đứa trẻ nhưng thực sự không biết lấy tiền từ đâu, nhất là khi chúng lớn lên một chút nữa. Tiền cho thuê nông trại chỉ đủ để giữ căn nhà này, và bà cương quyết không để cháu bỏ ra một xu nào cho bọn chúng. Cháu đã làm quá nhiều cho bọn chúng rồi. Dora chẳng cần cái mũ mới cháu mua tặng cũng như chẳng con mèo nào cần tới hai cái đuôi. Nhưng giờ thì con đường phía trước đã rõ ràng và bọn trẻ đã có nguồn chu cấp rồi.”
Davy và Dora rất vui sướиɠ khi biết sẽ ở lại Chái Nhà Xanh “mãi mãi”. Cái chết của một ông cậu chưa hề gặp chẳng đáng buồn một tí xíu nào so với niềm vui đó. Nhưng Dora vẫn còn chút băn khoăn.
“Cậu Richard được chôn cất đàng hoàng phải không?” cô bé thì thầm hỏi Anne.
“Ừ, đương nhiên rồi bé cưng.”
“Cậu... cậu ấy sẽ không giống như ông chú của Mirabel Cotton chứ?” giọng thì thầm thêm phần kích động. “Cậu ấy sẽ không đi lòng vòng quanh nhà dẫu đã mồ yên mả đẹp, phải không cô Anne?”