Bể Tình

Chương 41

Ba tôi ngày càng nặng hơn, đến cả nói cũng không nổi, ông ăn uống cũng không được, đi lại thì càng không. Mỗi khi ông mắc quá, tè ra khỏi giường, tôi làm con phải dọn cho ông, tôi thì không mói gì hết vì đó là bổn phận mà con cái phải làm, nhưng ba thì khác.

Ông không nói được, nhưng ánh mắt ông biểu lộ hết, ánh mắt ông lộ rõ nên cái sự xấu hổ với con cái, mỗi lúc như thế ông đều nhắm mắt hoặc là liếc mắt sang một bên, không dám nhìn tôi, thấy ông như thế tôi càng buồn hơn.

"Con là con cái, ba việc gì phải ngại..."

Ông lăm lăm nhìn chỗ khác, vẫn không dám nhìn tôi, tôi thấy thế thì thở dài. Thùy đi đâu đó một hồi, rồi ngồi cạnh tôi sau một chập phụ giúp lau chùi, con bé nhìn mặt vui lắm, cười kềnh kệch, thông báo cho tôi:

"Mợ Út, mợ Ba sanh em bé rồi, mẹ con khỏe mạnh, là một bé trai kháu khỉnh đấy mợ ạ. Giờ mợ Ba đang ở bệnh viện tỉnh, mới thông báo cho em, kêu em nói lại cho mợ nè."

Tôi kinh ngạc, không ngờ chị Ba đã chào đón em bé đầu lòng rồi. Vui mừng trong lòng, tôi muốn nhảy lên vì vui cho chị, nhưng rồi tôi cũng thấy lạ lạ, bé Thùy lại quen biết luôn cả chị Ba. Mà thôi kệ đi, biết tin chị sanh em bé thuận lợi mà thở phào. Đã mấy thánh rồi tôi không gặp chị Ba, mém chốc cũng thấy quên mặt quên mũi.

"Ừa, chị Ba và bé khoẻ là mợ yên tâm rồi. Mong sao thằng bé chăm ăn chóng lớn, lâu ngày không gặp mặt chỉ, mợ chốc quên luôn chị ra sao rồi."

"Vâng, sau rồi ở cử xong rồi mợ kêu cậu đưa đi thăm mợ Ba đi mợ. Dạo này em thấy mợ cứ ở đây, không thì nằm trong phòng mãi, ngột ngạt lắm."

Thùy nó nói việc tôi không đi lại nhiều, mà đúng thật, tôi ở nhà chồng cũng gần một năm rồi chứ ít gì, mà ngày nào cũng ở yên trong phòng chứ chịu đi đâu nhiều.

Nói sao vài tháng nữa cũng là tết, tôi lại gả cho Phúc ngay sau khi mùa xuân kết thúc, cái mùa mà gọi là đẹp nhất trong năm.

Tôi muốn sau khi ba khỏẻ hơn một tí, tôi và Phúc sẽ đưa ông đi chơi xuân, mua những gì ông thích, chăm ông thật nhiều, không còn nằm trong cái nơi ngột ngạt này từ ngày này sang ngày khác. Nghĩ rồi, tôi quay lại nhìn ba, xoa tay ông, giọng nhỏ nhẹ bảo ban:

"Ba mau khỏẻ để con cùng anh đưa ba đi chơi cho khuây khoả nha ba, chắc chắn bệnh sẽ chữa được mà."

Ông cuối cùng cũng liếc mắt sang nhìn tôi, mắt ông đo đỏ, ươn ướt nơi khoe mắt. Tôi cười nhàn nhạt, tay không ngừng xoa nắn cái bàn tay toàn da bọc xương của ba, tay gầy trơ xương, nhô lên gồ ghề, nhìn mà đau thấu tâm can.

Nói thì nói thế thôi, chứ tôi biết ông không cầm cự được bao lâu cả, cả tháng này tôi không ăn uống nhiều gì nổi, Thùy ép tôi ăn không đặng, lâu lâu tôi tự cứ ép ăn thì lại nôn ra, người khó chịu tột cùng. Cũng như, cứ nghĩ đến ông thì tôi càng không ăn trôi, cũng không thấy đói lắm, chỉ có việc cơ thể tôi ốm đi từng ngày là Thùy nó thấy rõ.

Ở được một thời gian, Phúc vẫn không có thông báo sẽ về, tiếng nói của Phúc phát ra từ trong bốp điện thoại công cộng ở bệnh viện vang lên:

"Em chịu khó chờ anh một thời gian nữa, chuyện trên này sắp được giải quyết rồi."

Nét mặt tôi bên ngoài cũng không mấy vui khi anh nói chưa thể về được, nhưng vẫn cố giả vờ cười cho anh yên tâm:

"Không sao đầu mà, anh cứ ở trển giải quyết ổn thoả rồi về sau cũng được. Em ở đây cũng ổn lắm nên anh đừng lo lắng, anh giữ an toàn, đừng có làm việc quá sức, cũng đừng có mạo hiểm nghe anh."

Bên đầu dây bên kia, phúc thở hắt, giọng nói anh không yên tâm lắm:

"Ừm, anh biết rồi. Em nhớ ăn uống đầy đủ, đừng có lo lắng cho ba quá mà nhịn ăn nữa, con bé nói cho anh nghe rồi. Em mà như thế hoài thì anh bỏ việc về sớm đấy, nghe không?"

"Em nghe rồi. Thôi, anh đi làm đi, em vào chăm cho ba."

"Ừm, em đi cẩm thận."

"Vâng, yêu anh."

"Yêu vợ."

"Yêu vợ."

"Bệnh nhân số 203, đã chuyển phòng mới. Ông Trần Văn Đại, ung thư giai đoạn cuối. Mất lúc 10 giờ 27 phút, ngày xx tháng xx năm xxxx, người nhà bệnh nhân là cô Trần Vũ Thanh Hà ký giấy."

Tin tức như con dao cắt thẳng vào tim tôi, khứa ra từng giọt máu, nó i ỉ chảy từng giọt khó nhọc, đâu đớn tột cùng. Tôi đứng trước phòng bệnh, nghe một tin dữ từ y tá, tay tôi cầm bảng giấy và cây bút, run lẩy bẩy, rớt lên rớt xuống.

Mắt tôi nhòè đi, hai hàng nước mắt tràn ra, phá vỡ con đập chạy khỏi đó. Vừa mới đây thôi mà tôi đã hay tin, ba tôi đã ra đi...ông đã qua đời...chỉ trong hai tháng nằm viện...

Tôi đã mất ba, mồ côi ba ruột lẫn ba nuôi. Người giành cả cuộc đời để làm lụng vất vả nuôi sống tôi, đã không còn trên đời, cứ như thế mà nhắm mắt trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi nhìn hàng chữ trên tờ giấy, nó ghi...

"Trần Văn Đại..ngày mất..."

Tôi cầm giấy, đôi bàn tay không vững lại giữ không yên. Cuống họng nghẹn đắng, nghe bứ bên trong càng cổ, nước mắt lên lán tràn ra, tôi khóc nghẹn, ức lên từng hơi.

Thùy đứng cạnh cũng không ổn hơn là mấy, nó thấy tôi khóc, nó cũng khóc... Tôi đứng đó, sau khi kí giấy, y tá đi rồi, chuyển ông đi rồi...tôi ôm ngực, vịn cái bụng đau đáu, quỳ sụp xuống ngay sau đó không lâu. Tôi đay nghiến môi dưới, thê lương gọi ""ba" một tiếng lớn lao, tiếng vọng lan toa khắp cả không gian tĩnh lặng như tờ, vang đi rồi dội lại nơi này, ngay giữa cái hành lang không một bóng người.

Đời tôi, chứng kiến người người, ngày ngày mất mát biết bao nhiêu người ở nhà phú hộ. Không ngờ một ngày, chính tay tôi lại phải ký vào cái đơn báo tử, một tờ giấy giành cho việc thực sự chấm dứt một cuộc đời dài...

Ba tôi, ông còn chưa được sống vui, sống tốt, chưa được hưởng tuổi già cũng với đàn con cháu thơ, chưa được ăn ngon, mặc đẹp, chưa từng có một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, giờ đây ông đã phải bỏ hết, bỏ lại tôi, bỏ lại đứa con chân còn chưa vững này là tôi, để lại tôi trên cuộc đời này.

"Ba ơi ba, hư..ba ơi!"

Cuống họng tôi nghẹn đắng, như có một thứ gì đó bị kẹt lại ở giữa cổ tôi, vừa đau vừa rát, vừa khổ mà vừa khốn cùng. Tôi gào lên từng tiếng, gọi ba thê lương, khóc đến cái việc hô hấp còn khó khăn.