Hạ Mai Trong Sương

Chương 14

“Ông tính làm gì vậy” giọng người đàn bà lanh lảnh, buộc chiếc khăn đỏ trên trán tỏ vẻ tức giận.

“Tôi cần tìm nhân sâm Trường An, hồi sinh con gái” người đàn ông có râu ria mép, giọng lạnh tanh trả lời.

“Ông không hiểu sao, Hà Lan đã ra đi rồi, ông đừng tìm nữa, nó đã ở trong mộ và ông lại ướp xác nó. Ông có biết như thế là vi phạm pháp luật không”.

“Không, bà không hiểu gì cả, Nhân Sâm Trường An có thể cải từ hồi sinh, linh hồn con gái sẽ trở về”.

Người đàn bà bụng bự ngao ngán nhìn chồng, Trần Siêu Việt nhíu mày, giọng đăm chiêu “Tôi nghĩ chúng ta nên li dị”.

“Li dị, con gái mất rồi, giờ ông còn muốn li dị sao? Không đời nào, tôi không cho phép” Phạm Tuyết Khanh hét lên. Phải, bà đã từng là một người phụ nữ đẹp, có một gia đình ấm áp. Vậy mà, con gái bà lại ra đi, nhảy vào hố lửa vì một tên điên, một tên tin rằng có thể tìm ra thuốc cải tử hoàn sinh, có thể ăn một loại quả no trong ba tháng và những sinh vật kỳ lạ như đi trên mặt nước, bò trong lửa… Con gái bà cả tin, và giờ là đến chồng bà. Từng là một tiểu thư lạnh lùng cùng nhan sắc mỹ miều, giờ đây Phạm Tuyết Khanh như một người đàn bà tuyệt vọng và tăng cân quá mức, trong đầu chỉ nghĩ đến con gái và hiện tại, chồng bà, người đàn ông tham vọng và hết lòng yêu thương gia đình lại muốn li dị. Bà hét lên như một người đàn bà mất lí trí rồi bỗng dưng, bà dừng lại.

“Ông tưởng tôi không biết điều ông làm ư, vụ cháy đó…” Nói rồi, bà cười khẩy. “Được, nếu ông muốn li dị, đằng nào Hà Lan cũng mất rồi, tôi cũng nên làm một chút gì đó cho công lý chứ”. Ánh mắt bà lộ vẻ đắc thắng.

“Được, tùy bà. Nhưng tôi làm tất cả là vì Lan Nhi” Ông thở dài, giọng như van nài giải thích.

“Vì Lan Nhi ư, vì bản thân ông thì có. Ông muốn chiếm đoạt xưởng báo, ngăn cản tình yêu của nó. Vậy mà bảo vì Lan Nhi ư. Ông ướp xác nó, không cho linh hồn siêu thoát, vậy mà lại bảo vì Lan Nhi ư”. Bà gầm lên, giọng cay nghiệt, cơn tức giận xốc lên đến tận đỉnh óc.

“Được, được, bà cho tôi thời gian ba tháng, sau ba tháng tôi sẽ làm theo ý bà. Để tạ tội với Hồ Thủy, chẳng phải tôi vẫn đang trả tiền viện phí cho nó hàng tháng đấy sao. Đây là tôi thay mặt Lan Nhi chăm sóc nó”.

Tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu đinh tai nhức óc ngoài đường cũng không làm phân tâm đi cơn giận dữ của Phạm Tuyết Khanh. Bà nghĩ ngợi gì đó trong đầu, sau đó viết ra giấy. Bà chuẩn bị sẵn một túi hoa quả, một con gà rồi bắt chuyến taxi đến khu nhà trọ ẩm thấp tại đường Hồ Điệp.

Mặt trăng sáng lên cao, khu nhà trọ cũ kỹ có mùi ẩm mốc, vàng ố các nền gạch và bức tường, thi thoảng nhìn xa xa thấy những mảng rêu xanh bám riết lấy những mảnh tường đen đúa. Một khu nhà tồi tàn. Phải, là nhà của mẹ Hồ Thủy, bà Lý Thu Huyền.

Tiếng cửa khẽ mở. “Vào đi” Bà Huyền nhìn thẳng với đôi mắt trĩu xuống, mặt không chút biểu cảm.

“Tôi biết chị đến đây là muốn biết điều gì, không phải chị nghe chồng chị nói rồi sao. Hồ Thủy nhà tôi sắp tỉnh lại”.

“Tôi biết, tôi biết, giọng bà Tuyết Khanh nhẹ nhàng đon đả. Để tránh bất tiện cho anh chị, tôi muốn mời thêm người chăm sóc cháu. Tất nhiên mọi chi phí đều là gia đình chúng tôi chi trả”.

“Cô định làm gì vậy, sau bao năm cô không đến nhà tôi, vậy mà bây giờ thái độ khác lạ hơn xưa”.

“Chẳng có gì cả, chỉ là vào giờ phút quan trọng này, tôi nghĩ nếu có người ở bên chăm sóc cháu 24/24, Cháu sẽ mau khỏe lại”.

“Không được, sau tất cả những gì cô làm với gia đình tôi. Cô nghĩ tôi còn có thể tin cô nữa sao”.

“Chị bình tĩnh, năm đó đúng là tôi đã xúi Hồ Thủy bỏ đi, nhưng cũng không hoàn toàn là lỗi do tôi. Chị biết mà, Hồ Thủy bản thân nó đã tin vào những điều không có thật rồi. Tôi cho nó một khoản tiền mục đích cũng chỉ giúp cháu lập nghiệp, sau này nếu có cưới Hà Lan nhà chúng tôi cũng vẻ vang. Đúng không”.

“Vẻ vang sao, cô chê nghèo, chê Hồ Thủy nhà chúng tôi không xứng với Hà Lan nhà cô, nên cô đã thôi thúc ý nghĩ của nó đến Ấn Độ, cho nó một khoản tiền để nó ra đi, không phải vậy sao”. Bà Lý Thu Huyền sụt sùi khóc, không nói nên lời.

“Tôi nói gì cũng nói hết rồi, chị biết rồi đấy. Hà Lan nhà chúng tôi đã mất, nó vì đuổi theo con trai chị mà bị tai nạn, trong tay vẫn giữ sợi dây chuyền hình củ nhân sâm kỳ lạ mà Hồ Thủy tặng. Tôi chỉ nói đến đây thôi. Chị hiểu mà, chi phí điều trị cũng rất tốn kém. Chị bán bánh mì chẳng được bao nhiêu tiền, lại thức khuya dậy sớm. Còn chồng chị không phải dành cả ngày ở công xưởng sao. Tôi chỉ có ý tốt thôi”.

Nói rồi, bà Phạm Tuyết Khanh để lại mẩu giấy có ghi số điện thoại của bà, rồi đóng cửa nhẹ nhàng. Khi ra ngoài, trời đã tối mịt, gió thổi bắt đầu se lạnh chuẩn bị vào đông. Bà liền lấy một mảnh khăn lụa trong chiếc túi xách đắt tiền rồi buộc vào cổ, miệng không quên lẩm bẩm:”Đồ cứng đầu”.

Trong nhà ánh đèn vàng tờ mờ, bà Lý Thu Huyền không nói không rằng, vo viên tờ giấy ném mạnh vào thùng rác. Rốt cục bà đang tức điều gì cơ chứ. Người ta không phải có ý tốt sao, nếu sai thì cả hai bên cùng sai. Ít nhất con trai bà vẫn còn sống, còn con họ thì… vì đuổi theo một tình yêu mù quáng mà mãi mãi ra đi. Bà cảm thấy đau đầu, thi thoảng bà mơ thấy Hồ Thủy hồi còn bé, chạy đến bên bà gọi mẹ ơi, mẹ ơi. Mới đó mà con trai đã 40 tuổi. Lúc đầu, bà luôn tự hỏi vì sao mãi nó không chịu cưới vợ. Hóa ra, nó đã sớm nặng tình với người con gái khác. Một mối tình, không có bắt đầu nhưng lại có kết thúc. Một kết thúc thất bại. Bà thở gấp, cơn hen xuyễn lại nặng lên khi trời chở lạnh. Bác sĩ bảo Hồ Thủy có thể tỉnh lại trong ba tháng nữa. Vậy là bà sắp sửa nhìn thấy con trai bà khỏe mạnh trở lại. Nghĩ vậy, lòng bà lại nhẽ nhõm hơn bao giờ hết. Ngày mai một ngày mới lại bắt đầu. Như mọi khi, bà cần chuẩn bị sớm bán những chiếc bánh mì nóng hổi lúc năm giờ sáng, cuộc sống cứ thế quay vòng, rồi đến chiều tối lại vào viện thăm con trai. Bà nhớ lại, chồng bà, ông Hồ Đức, là vị khách đầu tiên mua bánh ủng hộ bà khi tiệm bánh mì mới khai trương. Nếu hôm đấy trời không mưa, nếu hôm đấy ông ấy không dừng xe lại, thì tốt biết bao…Bà tần ngần, rồi ngủ thϊếp đi lúc nào không biết.

Sáng hôm sau, bà Huyền đẩy chiếc xe đạp cũ kỹ cùng tủ kính đựng pate, lạp sườn và chả ra sau, hai chiếc giỏ đan đựng đầy ắp bánh mì. Bà vừa đi vừa nghĩ, nếu thực sự tốt cho Hồ Thủy, thì việc làm của Phạm Tuyết Khanh là đúng, bà cần bỏ qua thù riêng cá nhân. Dù sao con gái họ đã qua đời, có lẽ họ chỉ muốn bù đắp cho những gì còn sót lại, còn tồn tại trên cõi đời này.

Đến giữa trưa, trời đã có nắng nhẹ xuyên qua những cây hoa phượng, tạo thành những hình khối sáng tối trên mặt đường.

“Bán cháu chiếc bánh mì pate” một cậu trẻ con đạp chiếc xe cút kít màu đỏ tiến đến gần.

“Được, cháu ăn dưa chuột không” Cháu không, đứa trẻ nhanh miệng đáp.

“Được, ăn nhiều rau dưa vào, thì mới khỏe mạnh được”. Bà nở một nụ cười nhẹ nhàng với đứa bé.

“Bà ơi sao người đàn ông kia cứ nhìn bà thế”. Khi bà Lý Thu Huyền quay lại, không thấy có ai. Cảm giác như có người theo dõi.

“Người đó trông thế nào” Bà ôn tồn hỏi đứa bé.

“Mặc áo khoác ghi, râu ria xồm xoàm lại mang theo tờ báo. Cháu thấy ông ấy không đọc báo mà toàn đi nhìn bà”. Đứa bé giọng lanh lảnh, cầm lấy chiếc bánh mì rồi đạp xe đuổi theo chúng bạn.

Bà đã biết là ai. Lý Thu Huyền liền rút điện thoại ra, gọi cho ai đấy. Đầu dây bên kia trả lời:”Anh không thể đến được”. Tuy nhiên, bà khăng khăng:”Em biết đó là anh”.

Một lúc sau, người đàn ông mặc áo khoác ghi, cùng làn râu rậm rạp đứng trước mặt bà.

Bà nhìn ông bằng ánh mắt trìu mến, cất giọng”Thật không ngờ, đã bốn mươi năm rồi, từ ngày anh đi lính”.

“Bố mẹ đều đã mất”. Bà sụt sùi ôm chầm lấy ông.

“Anh biết, anh biết, khổ thân em gái anh, anh vì quá xấu hổ nên không đến gặp em. Anh luôn cảm thấy có bức tường xa cách với bố mẹ, nên anh đã không về”. Ông tiếp lời.

“Hồ Thủy thế nào rồi, cháu nó vẫn khỏe chứ”.

Lý Thu Huyền liền nhanh chóng dọn hàng, bà kéo ông vào một quán café nhỏ ven đường, kể lại toàn bộ sự tình. Ông gật gù, không quên hỏi”Vậy em tin Hồ Thủy chứ, ý anh là, em tin vào thế giới mà nó nói chứ”.

“Vâng, em tin” Bà trả lời nhẹ nhàng mà dứt khoát, không chút do dự.

Giờ chúng ta cần điều tra xem Hồ Thủy vì sao lại như vậy, người đàn ông tên Trần Siêu Việt và vợ ông ta muốn gì, và chuyện gì xảy ra ở đêm đám cháy.

“Ủa, đám cháy không phải Hồ Đức mặc áo cho cái xác sao, còn chuyện gì khác”. Bà Huyền băn khoăn.

“Không phải, ý anh là, sao Hồ Đức phải làm vậy, có uẩn khúc gì khác sao?”

“Em nghe ông ấy kể là vì tiền. Sau khi Hồ Thủy bán căn nhà mà vợ chồng em mua cho và nó rơi vào cảnh nợ nần, Trần Siêu Việt, ông ta đã cho một khoản tiền lớn”.

“Chắc hẳn em rể có nỗi khổ tâm lớn lắm. Anh nghe bảo con gái Trần Siêu Việt mất rồi, vì đuổi theo Hồ Thủy nên đã gặp tai nạn”.

“Đúng vậy, thật sự thương tâm”. Bà Lý Thu Huyền thở dài.

Hôm đó là một buổi trưa nắng vàng êm ả, cuối cùng, bà cũng đã gặp lại người anh trai nối khố. Người mà cãi cha mẹ bỏ đi, sau này tham gia nhập ngũ và không về nhà. Bà tưởng bà đã hết hy vọng gặp lại người thân ruột thịt này. Cuối cùng, anh trai bà đã quay trở lại. Bà như được tiếp thêm sức mạnh. Ngày mai cuối cùng trời lại sáng.