Anna Karenina

Chương 29

Quyển 1 - Chương 29
Gió l*иg lộn; từ một góc nhà ga thổi tới, gió luồn xuống dưới bánh xe và giữa hàng cột dây thép. Toa xe, cột dây thép, mọi người, tất cả những gì trong tầm mắt đều bị lớp tuyết mỗi lúc dày phủ kín một bên. Cơn bóo dịu đi chừng một giây, rồi lại tiếp tục nổi lên điên cuồng như không gì cản được. Mặc dầu vậy, vẫn có mấy người chạy đi chạy lại lăng xăng, gọi nhau vui vẻ, làm cót két sàn gỗ sân ga, mở ra đóng vào cửa nhà ga luôn xoành xoạch. Có bóng đàn ông lom khom luồn ở dưới chân Anna rồi có tiếng búa đập vào sắt. "Mang bức điện lại đây!", từ phía bên kia bóng đêm, có tiếng giận dữ gào lên. "Đây cơ, số 28!" Nhiều tiếng kêu lên, và những người mặc quần áo ấm chạy dọc sân ga. Hai ông đi qua trước mặt Anna, miệng ngậm thuốc lá đang cháy. Nàng hít mạnh lần nữa, như để chứa đầy không khí vào l*иg ngực, và thò tay ra ngoài bao tay để bíu vào lan can, sắp sửa trở lên toa thì một người đàn ông mặc áo capốt nhà binh đến đứng chắn giữa nàng và ánh lửa rung rinh của cây đèn l*иg. Nàng quay lại và lập tức nhận ra Vronxki.

Chàng nghiêng đầu chào, tay để lên vành mũ, hỏi nàng có cần gì không và có thể giúp gì được nàng. Nàng nhìn chàng khá lâu không trả lời, và mặc dầu chàng đứng trong bóng tối, nàng vẫn nhìn thấy hay tưởng như nhìn thấy cả đôi mắt lẫn vẻ mặt chàng. Vẫn cái vẻ ngưỡng mộ kính cẩn hôm trước đó khiến nàng xúc động mónh liệt.

Mấy hôm nay và ngay cả bây giờ, nàng nhiều lần tự nhủ đối với mình, Vronxki chỉ là một trong số những thanh niên bao giờ cũng giống nhau, thường thấy nhan nhản trong giới thượng lưu, và không bao giờ nàng sẽ còn nghĩ đến chàng nữa. Nhưng bây giờ, gặp lại chàng đây, nàng bỗng cảm thấy một niềm vui sướиɠ tự hào xâm chiếm tâm hồn. Nàng không cần tự hỏi xem tại sao chàng lại ở đây.

Nàng biết rõ nguyên cớ như thể chính chàng đó thú nhận mục đích đến đây là để có mặt ở nơi có nàng.

- Tôi không biết là ông cũng đi. Tại sao ông lại rời Moxcva? Nàng nói, buông tay khỏi lan can. Và một niềm vui sướиɠ không nén nổi bỗng sáng trên khuôn mặt.

- Tại sao tôi rời Moxcva? - chàng nhắc lại và nhìn thẳng vào mắt nàng. - Bà cũng biết là để được có mặt ở chỗ nào có bà, tôi không thể làm khác được.

Giữa lúc ấy, một cơn gió như đó chiến thắng mọi chướng ngại, quét tuyết trên nóc toa xe, làm rung loảng xoảng một lá tôn bị lật. Xa xa, còi tàu réo gọi ai oán. Tất cả vẻ khủng khϊếp của lúc này, đối với Anna, lại càng như đẹp hơn bao giờ hết. Chàng đó nói đúng những lời tâm hồn nàng đang khao khát, nhưng lý trí lại e sợ. Nàng không đáp lại và chàng đọc trên nét mặt nàng cả cuộc đấu tranh đang diễn ra trong nàng.

- Xin bà tha lỗi nếu những lời tôi vừa nói làm bà phật ý, - chàng nói tiếp, giọng phục tùng.

Chàng nói lễ phép, kính cẩn nhưng bằng một giọng chắc chắn và cương quyết, đến nỗi nàng ngây ra hồi lâu không trả lời được.

- Vâng, lời ông vừa nói là không tốt, và nếu là người lịch sự, xin ông hóy quên nó đi, cũng như tôi sẽ quên, - cuối cùng nàng nói.

- Tôi sẽ không bao giờ quên và không bao giờ có thể quên được bất cứ lời nói hoặc cử chỉ nào của bà...

- Ông im đi, ông im đi! - nàng kêu lên, và cố gắng một cách vô hiệu tạo ra một bộ mặt nghiêm khắc, bộ mặt mà chàng đang say sưa ngắm. Nắm lấy lan can lạnh giá, nàng trèo lên bậc và đi vội vào trong toa. Đến cửa toa, nàng dừng lại, ôn lại trong đầu câu chuyện vừa xảy ra. Nàng không nhớ cả lời mình lẫn lời Vronxki nói, nhưng cảm thấy câu chuyện quá ngắn ngủi này đó làm hai người nhích gần lại nhau một cách kỳ lạ, khiến nàng vừa sung sướиɠ lại vừa sợ hói. Nàng đứng yên không động đậy trong vài giây, rồi bước vào toa xe và ngồi xuống ghế. Tâm trạng căng thẳng giày vò nàng từ lúc bắt đầu lên đường không những không giảm sút mà còn tăng lên: nàng sợ sẽ có gì đổ vỡ trong người. Suốt đêm nàng không sao ngủ được. Nhưng trạng thái thần kinh căng thẳng cùng những giấc mơ tràn ngập trí tưởng tượng đều không có gì khó chịu; trái lại, chúng vừa vui vẻ, nồng cháy, lại vừa phấn chấn.

Về sáng, Anna cứ ngồi trên ghế bành ngủ; khi tỉnh dậy, trời đó sáng rõ và tàu gần đến Peterburg. Thế là chuyện nhà cửa, chồng con và những lo lắng của ngày hôm ấy và các ngày sau lập tức trở lại ký ức.

Tàu vừa đỗ, nàng bước xuống và khuôn mặt đầu tiên nàng nhìn thấy là ông chồng. "Chao, lạy Chúa tôi! Sao đôi tai ông ấy lại to đến thế kia?", nàng vừa nghĩ thầm vừa nhìn vào khuôn mặt lạnh lùng, tao nhó của chồng, nhất là đôi vành tai đội cả vành mũ tròn lên và đó khiến nàng sửng sốt. Ông trông thấy vợ, chạy ra đón, môi nhếch lên trong nụ cười châm biếm quen thuộc và đôi mắt to mỏi mệt chằm chằm nhìn vợ. Một cảm giác nặng nề như thắt lấy tim, khi nàng bắt gặp cái nhìn trân trân và mệt mỏi này: hình như nàng đang chờ gặp một người nào khác kia. Đặc biệt nàng ngạc nhiên về cái cảm giác bất món với bản thân khi nhìn thấy chồng. Đây là một cảm giác có từ lâu, quen thuộc, giống như cái gượng gạo nàng thường cảm thấy trong quan hệ với chồng; trước kia, nàng chưa nhận thức ra cảm giác này, bây giờ nó hiện ra rõ ràng: nàng đâm rất buồn.

- Mình thấy đấy, tôi vẫn là người chồng âu yếm, y như cái năm đầu chúng ta lấy nhau: tôi nóng lòng gặp mình, - ông ta nói chậm rói và nhỏ nhẹ, bằng cái giọng giễu cợt vẫn dùng để nói với vợ, như kiểu muốn chế nhạo những ai nói như thế thật.

- Xerioja khỏe chứ? - nàng hỏi chồng.

- Tất cả phần thưởng cho nhiệt tình của tôi hóa ra chỉ có thế thôi đấy! - ông ta nói. ừ, con khỏe lắm, con khỏe lắm...