Thẩm Cô Nương Truy Thê Công Lược

Chương 37-1: Ba ngày huấn luyện

Ngày mai rất nhanh đã đến.

Trời tháng tám trong xanh, không một gợn mây. Dùng xong bữa sáng, Mộc đại nương nhiệt tình dẫn Thanh Hòa và Trì Hành đến "Đại Liễu Thư xã".

Trước cửa "Đại Liễu Thư xã" trồng một cây liễu lâu năm, cành lá sum suê, chính là cái cây mà Trì Hành đã lấy diều cho lũ trẻ cách đây không lâu.

Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ, ngước lên có thể nhìn thấy một tấm biển đề: Đại Liễu Thư xã.

Bốn chữ rồng bay phượng múa này, tương truyền là do một vị Trạng nguyên xuất thân từ làng đích thân viết cách đây hai trăm năm.

Cây liễu lớn cũng chính là do Trạng nguyên lang tự tay trồng cho vợ trước khi đi xa, hứa rằng khi cây trưởng thành, nhất định sẽ vinh quy bái tổ.

Cuối cùng, đúng như lời hứa, người thiếu niên đã được bảng vàng đề tên, áo gấm về làng. Sau khi trở về lại đối xử với người vợ tào khang như báu vật, hai vợ chồng tình cảm sâu đậm, chung thủy suốt đời.

Người đương thời lần lượt noi theo, đều lấy việc yêu thương và chiều chuộng vợ làm vinh dự.

"Thư xã" được đặt tên theo cây liễu trước cửa, mục đích là noi gương người xưa.

Có năm cặp vợ chồng chưa cưới đến thư xã, Thanh Hòa và Trì Hành sóng vai đứng ở giữa.

Trì Hành nghĩ thầm: Họ là vợ chồng chưa cưới thật sự, còn mình với Uyển Uyển thì là giả.

Nàng không muốn bị phát hiện thân phận giả mạo nên tập trung quan sát những cặp vợ chồng chưa cưới thật sự, xem họ đối xử với người bạn đời tương lai của mình như thế nào.

Giữa lúc chìm trong suy tư, Thanh Hòa bỗng cảm nhận được bàn tay ai đó nhẹ nhàng nắm lấy cổ tay mình. Nàng khẽ nâng mí mắt, bắt gặp ánh mắt hàm chứa ý cười của tiểu tướng quân, tựa như suối nguồn tuôn trào, lan tỏa từ khóe mắt.

Mộc đại nương vừa lơ là một chút đã thấy đôi trẻ liếc mắt đưa tình, khẽ ho một tiếng: "Mọi người đã đến đủ, có thể vào trong rồi. Khi vào trong, các ngươi nhớ giữ im lặng, chỉ cần nghe theo lời dặn dò của phu tử là được."

Phu tử trong thư xã có nam có nữ, phân chia theo giới tính, Trì Hành đứng đối diện Thanh Hoa bị nam phu tử bắt đi.

Trước khi rời đi, nàng còn quay đầu nhìn lại, nhìn vào ánh mắt nhẹ nhàng mỉm cười của Uyển Uyển, trái tim bồn chồn của nàng bỗng chốc bình tĩnh trở lại.

Nhập gia tùy tục, chỉ ba ngày mà thôi, coi như tham gia cho vui, cho có không khí vậy.

Trong nhóm năm người, nàng là người nhỏ tuổi nhất, chỉ mới mười bốn tuổi. Mặc dù nhập gia tùy tục, nhưng phu tử trong thư xã vẫn không muốn vội vàng phá vỡ sự trong sáng của "hắn".

Nhưng có một số chuyện, con người trên đời này sớm muộn gì cũng phải trải qua.

Vì vậy, theo ý của trưởng làng, người đến dạy dỗ Trì Hành về chuyện nam nữ là một lão giả cao tuổi.

Râu tóc bạc phơ, trong làng rất có uy tín, bình thường ít nói nhưng khi mở lời, già trẻ lớn bé đều muốn nghe lời dạy dỗ của ông.

Bước vào căn phòng gỗ nhỏ đặc biệt, Trì Hành tò mò nhìn xung quanh. Nàng vừa mới bước vào, cánh cửa sau lưng đóng lại. Ông lão ngồi trên đệm hương bồ, mở đôi mắt đυ.c ngầu nhìn lướt qua, bị ấn tượng bởi khí chất thanh nhã tươi sáng của thiếu niên.

Hầu hết người lớn tuổi thường thích những hậu sinh trẻ trung, năng động. Hơn nữa, vì "hắn" là người nhỏ tuổi nhất, cũng xem như trẻ con chưa trưởng thành, nên ông lão với vẻ mặt hiền hòa nói: "Trước tiên hãy xem tị hỏa đồ [1] đi."

[1]: Nguyên văn "避火图"nghĩa là tranh khiêu da^ʍ.

Tị, tị hỏa đồ?

Trì Hành sửa sang lại y phục cho chỉnh tề, ngồi xuống đệm hương bồ, che giấu đi sự kinh ngạc thoáng qua trong mắt, cúi đầu, nhặt lấy tập tranh đặt bên cạnh đệm.

Bước vào căn nhà gỗ nhỏ, từng cử chỉ hành động của nàng đều nằm trong tầm mắt giám sát của ông lão.

"Con đừng sợ, mở ra đi."

Gương mặt tiểu tướng quân ửng đỏ, ngoan ngoãn mở tập tranh ra. Khi nhìn rõ những hình ảnh tinh xảo, mượt mà mà không kém phần đẹp mắt trên đó, nàng âm thầm thở phào nhẹ nhõm——may mà không gây hại cho mắt.

Những công tử thế gia ở Thịnh Kinh khi bước sang tuổi mười ba sẽ được ma ma dạy dỗ vấn đề này.

Một là để cảnh tỉnh con cháu trong nhà không được sa đà vào du͙© vọиɠ, hai là sắc dục có thể làm hại người, nên cho tiếp xúc với những chuyện này từ sớm để tránh trường hợp khi lớn lên, chưa từng gặp qua nữ tử, dễ bị những nữ tử phong trần làm mê hoặc tâm trí.

Hoàn cảnh của Trì Hành khác với bọn họ, nàng là nữ tử, từ bé đã cải trang thành nam, tuổi tác cũng còn nhỏ, cho nên Trì phu nhân vẫn chưa tiến hành dạy dỗ chuyện này. Lời dặn dò mà hàng ngày nàng được nghe nhiều nhất chính là không được tiết lộ thân phận.

Mặc dù "Trì tam công tử" ở Thịnh Kinh nổi tiếng háo sắc nhưng sự háo sắc của nàng khác với nam nhân, cái "tốt" của nàng phần lớn là vì chỉ thiên về ngưỡng mộ đơn thuần đối với sắc đẹp, tâm tư trong sáng, thuần khiết, không có sự vẩn đυ.c, đen tối.

Cầm tị hỏa đồ trên tay, nàng vô thức nhớ lại thoại bản ngày đó đọc cho Uyển Uyển, mặt nàng nóng bừng, dù xấu hổ nhưng vẫn không cưỡng lại được mà lật tiếp.

Non nớt, ngây ngô, thoạt nhìn biết ngay là một đứa trẻ ngoan hiếm có.

Trên mặt ông lão lộ ra nụ cười: "Mở ra đi, sớm muộn gì con cũng phải hiểu."

Cũng may người động viên nàng là một ông lão cao tuổi.

Trì Hành vò nhăn nhúm các góc của tị hỏa đồ, thuần khiết trong lòng dần dần bị sự tò mò lấn át, nàng giơ tay lật ra một trang, tư thế bên trong đa dạng, phong phú.

Nàng cẩn thận nhìn ông lão, ông đang nhắm mắt nghỉ ngơi, không hề nhìn nàng.

Dần dần trở nên bạo gan hơn, chỉ sau mười lăm phút, từ sự rụt rè ban đầu nàng đã chuyển sang có thể thưởng thức những điểm tinh tế của từng tư thế cụ thể.

Yên tĩnh suốt ba mươi phút, lật đến trang cuối của tị hỏa đồ, ông lão mở mắt ra và hỏi: "Sau khi xem xong, có chỗ nào không hiểu không?"

So với sự đơn giản và trực tiếp mà làng dành cho nam nhân thành niên, lời "chỉ dạy" của làng đối với khách nhân có thể được coi là kiên nhẫn và dịu dàng. Để tránh dọa cho Trì tiểu hữu trẻ tuổi vô tri sợ hãi, phu tử phụ trách nàng là lão nhân nổi tiếng nhất làng.

Không hiểu chỗ nào?

Lời đến bên miệng, Trì Hành không biết nên hỏi như thế nào.

Ông lão lại đổi cách nói khác: "Có gì muốn hỏi thì cứ việc hỏi, chuyện lớn của đời người, không thể coi thường."

Trì Hành cúi đầu nhìn nữ tử trong tranh tựa hồ vừa nhẫn nhịn lại vừa vui sướиɠ, trong lòng tràn ngập nghi hoặc, do dự nhiều lần, đỏ mặt hỏi: "Chuyện này, có đau không?"

Làm sao cũng không ngờ được sau khi xem xong, câu đầu tiên thiếu niên lang hỏi lại là câu này.

Có đau không?

Ngoài ngôi làng nhỏ biệt lập của họ, đa số nam nhân ở bên ngoài quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bản thân.

Ông lão cảm thán dù sao "hắn" cũng còn trẻ, tâm hồn trong sáng, vẻ mặt càng thêm hiền hòa: "Đau hay không đau tuỳ thuộc vào cách phối hợp, trong chuyện này không thể sử dụng vũ lực, không thể một mực tỏ ra uy quyền, nam tử ở trên, phải có lòng thương xót. Ngoài ra, nam nữ khác nhau, không thể vơ đũa cả nắm."

Không thể vơ đũa cả nắm?

Vậy là sẽ đau sao?

Nàng hỏi câu này không phải cho mình mà cho Thẩm Thanh Hòa.

Chuyện nàng giả nam suốt đời có thể khôi phục lại thân phận nữ nhi hay không còn chưa biết được, nói chi đến chuyện xa vời và không thực tế như lấy chồng.

Nhưng một ngày nào đó Uyển Uyển sẽ kết hôn, gả đi rồi thì không thể tránh được cửa ải này.

Nghĩ đến Uyển Uyển của nàng cũng sẽ vì phu quân tương lai của nàng ấy mà lộ ra vẻ dịu dàng, nhu mì, ẩn nhẫn nức nở như trong tranh, lòng Trì Hành bỗng nhiên đau như kim chích.

"Vậy, vậy phải làm thế nào mới khiến thê tử cảm thấy dễ chịu hơn?"

Nam nữ hoan ái là chuyện thường tình trong nhân gian. Vẻ mặt ông lão vẫn không chút gợn sóng, từ trong tay phải rút ra một quyển khác: "Xem đi."

Xem nữa sao?

Trì Hành nuốt khan, mở quyển sách ố vàng ra.

Hình ảnh đập vào mắt nàng, nàng đóng sầm quyển sách lại: "Lão gia gia, cái này..."

"Ghi nhớ, học."

Học? Trì Hành choáng váng, nghĩ thầm: Ta học cái này làm gì?

Đọc xong quyển sách dày cộp, tâm trạng nàng không những không nhẹ nhõm mà còn trở nên nặng nề hơn.

Phu thê hòa làm một thể, vậy mà lại có thể hòa làm một thể theo cách này? Vậy sau này ai sẽ may mắn được hòa làm một thể với Uyển Uyển?

Nghĩ đến sau này sẽ có người hoàn toàn có được cả thể xác lẫn tinh thần của Uyển Uyển, sẽ có người làm chồng của nàng ấy, làm ông trời của nàng ấy, trong ngực nàng nổi lên ghen tuông vô cớ, đồng thời cũng giận cá chém thớt chuyện nam nữ.

Khác với những nam tử đã thành niên trong làng không nỡ rời khỏi nhà gỗ, Trì Hành kết thúc sớm buổi huấn luyện ngày hôm nay, trong lòng buồn bã, không tiện để mọi người nhìn ra tâm trạng sa sút của mình, nàng dựa vào cây liễu lớn, ngửa đầu nhìn trời.

Nàng còn nhỏ, không hứng thú với chuyện hoan ái cũng là điều bình thường, cho nên không ai làm phiền nàng suy ngẫm sau khi huấn luyện.

Uyển Uyển vẫn chưa ra nữa.

Nội dung Uyển Uyển được học, liệu có phải là những nội dung giống như nàng không?

Chuyện vớ vẩn đó, thật là phiền phức!

Nàng thở dài, người trẻ tuổi càng thêm phiền muộn.

Thanh Hòa hơn Trì Hành hai tuổi, cùng với những cô nương sắp đến tuổi lấy chồng khác trong làng tiếp nhận "huấn luyện".

Người nàng thích là nữ tử nên không cần học cách hầu hạ phu quân, nhưng có một số đạo lý có thể áp dụng cho mọi trường hợp nên nghe cũng không hại gì.

Nữ phu tử trong thư xã đang giảng giải cho các cô nương về những điều cần chú ý, cách bảo vệ bản thân và cách làm hài lòng bản thân với khuôn mặt không chút biểu cảm. Các cô nương trong phòng đều đỏ bừng tai vì ngượng ngùng.

Thanh Hòa ngồi trước cửa sổ cầm tách trà thơm, qua cửa sổ, nàng vô tình nhìn thấy tiểu tướng quân đang tựa vào cây liễu thở dài.

Thông thường, một ngày huấn luyện sẽ kết thúc trước khi mặt trời lặn, hiện tại ánh mặt trời còn rực rỡ, một con bướm hoa đậu trên đầu ngón tay của Trì Hành.

"Thật là một vị tiểu tướng quân thích trêu hoa ghẹo nguyệt."

Giọng điệu không nhanh không chậm, đôi môi đóng mở mang theo sự tao nhã và nhẹ nhàng mà người thường không có, Trì Hành đột nhiên ngẩng đầu, kinh ngạc thốt lên: "Uyển Uyển?!"

Đôi mắt nàng sáng ngời như thắp lên một ngọn đèn sáng trong lòng Thanh Hòa. Nàng từ từ bước đến, cúi người nói: "A Trì không ở bên trong, đến đây làm gì?"

Sau một hồi huấn luyện, Trì Hành đã hiểu rõ chuyện nam nữ, nhớ lại chuyện không thể chấp nhận kia, nghĩ đến việc Uyển Uyển của nàng một ngày nào đó cũng sẽ ân ái ở dưới thân người khác, nàng như có gai trong họng, nụ cười cứng đờ: "Chẳng vui gì cả, không thú vị."

"Ta cũng cảm thấy không thú vị." Thấy vẻ mặt nàng thật sự không tốt, Thanh Hòa vươn tay đỡ nàng dậy, nhẹ nhàng nói: "Chúng ta về nhà nhé?"

"Chúng ta" và "về nhà" - hai từ đơn giản nhưng lại khiến tâm trạng Trì Hành tốt hơn nhiều, nàng nắm tay nàng ấy không buông, đôi mắt u sầu trở nên sáng sủa hơn một chút: "Được."

Chỉ trong vòng nửa ngày, tâm trạng của nàng ấy đã tụt dốc không phanh, chẳng còn chút mong chờ nào như trước khi ra khỏi cửa nữa. Thanh Hòa quay đầu nhìn lại "Đại Liễu thư xã" đang im lìm, thầm đoán già đoán non nguyên nhân khiến nàng không vui.

Ngay ngày đầu tiên được huấn luyện, hai người đã vội vã rời đi. Mộc đại nương biết chuyện nhưng không nói nhiều, bà hiểu mục đích của chuyện này là để se duyên cho hai người, không hề ép buộc.

Vì trải nghiệm không tốt trong ngày đầu tiên, Trì Hành có chút kháng cự ngày huấn luyện thứ hai.

Sau khi biết được sẽ không đến thư xã nữa mà là đi thăm một đôi vợ chồng ở trong làng, lúc này nàng mới có hứng thú.

"Chính là nơi này." Mộc đại nương chỉ vào một cánh cửa gỗ.

"Đây là nhà của ông lão Trương và thím Quý. Ông lão Trương và bà Quý là cặp "vợ chồng cài hoa" nổi tiếng ở làng chúng ta."

"Vợ chồng cài hoa?" Thanh Hòa kinh ngạc.

"Đúng vậy, làng chúng ta có "vợ chồng cài hoa", "vợ chồng gửi liễu", họ là những cặp vợ chồng từ thuở thiếu thời đến khi già vẫn ở bên nhau, những cặp vợ chồng đó đều đã thành hôn hơn sáu mươi năm rồi."

"Ông lão Trương năm mười sáu tuổi đã cưới thím Quý. Mỗi độ xuân về, ông đều hái một bông hoa cài lên mái tóc vợ. Khi ấy nhà nghèo, không mua nổi trâm vàng trâm bạc, cho nên lấy hoa làm trâm, ngày ngày thay mới.

Đến mùa đông giá rét, không tìm được hoa, ông lão Trương đã tìm mọi cách học làm hoa lụa. Hoa trên mái tóc thím Quý từ hoa tươi chuyển sang hoa lụa, cuộc sống của họ cũng trôi qua êm đềm, đẹp đẽ. Đến khi điều kiện tốt hơn, thói quen cài hoa vẫn được giữ nguyên.

Đây là tình thú mà hai vợ chồng bọn họ đã lưu giữ suốt nhiều năm qua."

Mộc đại nương vừa nói vừa cảm động, nhìn đôi trẻ bên cạnh, cười nói: "Các ngươi nhìn xem, ông lão Trương lại đang cài hoa cho thím Quý kìa."

Nhìn ra xa, bà lão với mái tóc bạc phơ đang ngồi trong sân nhà, ngước lên nhìn trượng phu không còn trẻ trung đang cười thật lớn khi cài hoa lên tóc của bà.

Hoa cài trên tóc bà lão là hoa ngọc.

Vợ của ông lão không còn trẻ trung và xinh đẹp như thời còn son nữa. Tuy nhiên, trong lòng ông lão, bà vẫn đẹp hơn bất kỳ bông hoa nào.

Ánh mắt chân thành không bao giờ lừa dối được ai. Đôi mắt già nua ấy rõ ràng ẩn chứa một tình yêu vụng về, không biết cách thể hiện.

Nhìn thấy ông lão đang cài hoa cho bà lão, trong lòng Trì Hành cảm động, thầm nghĩ: Sáng nay ta cũng cài trâm vàng cho tỷ tỷ.

"Đi thôi. Chúng ta đến nhà ông ấy dùng bữa."

Chi phí ăn uống được làng chi trả, hai người Thanh Hòa vai kề vai bước vào tiểu viện.

Ông lão vỗ trán lẩm bẩm gì đó, bị bà lão mắng một trận.

Họ quên mất hôm nay là ngày phải tiếp khách.

May mắn thay, nhà có sẵn nhiều loại rau củ và thịt. Bây giờ không phải là giờ ăn nên có rất nhiều thời gian để chuẩn bị bữa trưa.

Ông lão Trương có lúc hay bị lẫn, bị bà lão lẩm bẩm vài câu cũng không thấy mất mặt, quay người cười híp mắt lấy rượu gạo quý giá cất giữ trong hầm ra.

Hàng năm, khi các cặp đôi chưa kết hôn trong làng đến nhà họ ăn cơm, ông lão Trương đều mời người trẻ tuổi uống một chén rượu.

Tên rượu là "Trường Cửu", do nhà tự nấu, không phải thứ gì hiếm lạ. Tay nghề nấu rượu của ông lão Trương rất tốt, tên rượu do thím Quý đặt, ngụ ý mong muốn tình cảm vợ chồng bền chặt, vĩnh cửu.

Uống xong một chén rượu, Trì Hành khen một tiếng rượu ngon, không cay nồng, hương vị êm dịu, thích hợp cho người có tửu lượng yếu.

Thanh Hòa uống một chén rượu xong cười dịu dàng, đứng dậy kéo "chồng chưa cưới" vào bếp phụ giúp.

Thím Quý đã lớn tuổi, không thể làm lụng vất vả, chịu trách nhiệm chỉ đạo trong bếp, nhìn thấy thiếu niên bận rộn làm việc, chịu thương chịu khó, trực giác mách bảo rằng đôi này có thể bên nhau lâu dài.

Một số người có thể cùng chung hoạn nạn nhưng lại không thể cùng hưởng vinh hoa phú quý, một số người có thể cùng hưởng vinh hoa phú quý nhưng lại không thể cùng chung hoạn nạn.

Trong cuộc đời mỗi người, tìm được một người yêu có thể gắn bó đến đầu bạc răng long đôi khi phụ thuộc vào may mắn, đôi khi phụ thuộc vào số phận, ngoài hai điều này thì còn phải xem quyết tâm ở bên nhau của hai người.