Uyển Ninh

Chương 9

Cha ta tái mặt, ông ta cúi đầu nhìn Triệu di nương và Thẩm Uyển Dung đang quỳ trên đất.

Thẩm Uyển Dung sợ hãi co rúm lại như chim cút, còn Triệu di nương dẫu sao cũng là người từng trải, vậy nên bà ta tiếp tục dùng dáng vẻ đáng thương để lấy lòng thương hại từ cha ta: “Lão gia, thϊếp hầu hạ người mười mấy năm, người cứu thϊếp với…”

Đại phu nhân cắt ngang lời của Triệu di nương, bà ấy đi tới trước mặt cha ta: “Ta hỏi lão gia một câu thôi. Ăn cắp là tội lớn, theo như gia pháp thì phải chịu ba mươi đại bản, vậy tội gài tang vật để hãm hại người khác thì sao?”

Cha ta nhìn Triệu di nương đang khóc đến sắp ngất rồi lại quay sang nhìn đại phu nhân. Ông ta im lặng hồi lâu, dường như trong sự im lặng ấy còn mang theo cả vẻ khẩn cầu.

“Phu nhân.” Sau cùng, ông ta thấp giọng nói với đại phu nhân, “Mẹ con họ gây ra lỗi lầm, nhưng cũng không đến mức gài tang vật hãm hại người khác…”

Câu nói này vừa thốt ra thì ngay cả bọn hạ nhân cũng không nhịn được nữa.

Cha ta ái thϊếp diệt thê, thiên vị đến mức chẳng thể tha thứ nổi.

Ta phạm tội ăn cắp, còn chưa tra rõ mà ông ta đòi xử lý bằng gia pháp.

Triệu di nương cùng Thẩm Uyển Dung cố ý hãm hại ta, chứng cứ rành rành ra đấy, vậy mà ông ta định nhẹ nhàng cho qua.

Ai nấy cũng đều bất bình, chỉ có đại phu nhân vẫn bình tĩnh như thường: “Ồ, lão gia nghĩ như vậy sao?”

Còn chưa đợi cha ta trả lời, đại phu nhân đã nâng váy xoay người, đỡ tay vυ' Ngô rồi dợm bước ra ngoài: “Ta vốn nghĩ chuyện xấu trong nhà không nên truyền ra ngoài, thế nên trông cậy lão gia có thể xử lý công bằng chuyện nhà. Nhưng xem ra lão gia quá bận chuyện triều chính nên chẳng nghĩ ra cách xử lý chuyện này ổn thỏa. Đã như vậy…”

“Báo quan đi.”

Lời còn chưa dứt mà mặt mày cha ta đã tái ngắt.

Ông ta hô to: “Ngăn nàng ấy lại!”

Hạ nhân trong Thẩm phủ ùa tới như ong vỡ tổ, ai cũng lăm le ngăn cản đại phu nhân.

Nào ngờ đại phu nhân chỉ khẽ nhướng mắt thì mười mấy binh phủ đã tiến tới bảo vệ bà ấy ở giữa.

Bọn họ là thủ hạ cũ của lão Tướng quân, chỉ nghe lời phu nhân chứ chẳng quan tâm đến lão gia. Đám gia đinh bình thường trông thấy binh phủ như cột sắt trước mặt thì sợ bể mật, chỉ biết vô thức thối lui.

Thấy đại phu nhân sắp ra khỏi viện, rốt cuộc cha ta cũng hết cách.

Ông ta che mặt, rêи ɾỉ ra lệnh: “Bây đâu! Đưa Triệu thị cùng đứa con bất hiếu kia xuống, đánh cho ta!”

Đêm nay trăng sáng sao thưa, ta ngồi trong sân bóc vỏ củ ấu cùng đại phu nhân.

Nơi xa truyền đến tiếng kêu thảm thiết của Triệu di nương cùng Thẩm Uyển Dung.

Đại phu nhân vừa xoa tay vừa nói: “Chắc con đang âm thầm chê cười ta nhỉ. Rõ ràng có bản lĩnh, nhưng mấy năm qua chẳng tranh chẳng giành, cứ chịu uất ức mãi.”

Ta bỏ củ ấu đã được lột vỏ vào mâm sứ trắng nõn như tuyết, “Phu nhân không tranh là vì cha con không đáng để người tranh.”

Ta im lặng trong chốc lát rồi nói tiếp: “Nhưng mà phu nhân… Nếu yêu ai thì vẫn nên tranh một phen ạ.”

Phu nhân lập tức dừng tay.

Đêm lạnh như nước, ánh trăng uốn lượn.

Một lúc lâu sau, ta nghe thấy tiếng người nọ thở dài: “Con biết rồi?”

Đúng vậy, ta biết.

Mấy năm gần đây, mỗi lần ta theo đại phu nhân tới chùa Kinh Giao dâng hương đều gặp một vị hòa thượng.

Vị hòa thượng ấy luôn mặc chiếc tăng bào màu lam hơi cũ, mặt mày đẹp như tranh sơn thủy.

Mọi người gọi ngài ấy là đại sư Trần Nhất.

Có người nói, đại sư Trần Nhất từng là vị tướng trẻ kiệt xuất nhất Kinh thành, năm đó ngài mặc áo choàng trắng cùng giáp bạc, khí phách vô cùng.

Ngài ấy và đại phu nhân là thanh mai trúc mã, thanh bảo kiếm kia cũng là tín vật mà ngài ấy tặng cho đại phu nhân.

“A Vân, chờ ta trở lại sẽ cưới nàng.”

Vậy mà lần xuất chinh ấy, mười vạn đại quân đã táng thân ở Tây Vực, vị tướng quân trẻ tuổi ấy cũng không trở lại nữa.