Uyển Ninh

Chương 3

Ở kiếp trước, với tính tình của Thẩm Uyển Dung thì hẳn là nàng ta đã viết hai chữ “thất vọng” lên mặt luôn rồi.

Ai mà ngờ đường đường là chủ mẫu, vậy mà sau khi thất sủng, đồ trang trí trong phòng còn chẳng bằng đám thϊếp thất.

Phải biết rằng phòng của Triệu di nương được lát bằng vàng và ngọc, trông tráng lệ và cao sang cực kỳ.

Song, ta chỉ bình tĩnh đi tới bỏ thêm trầm hương vào lư hương: “Nữ nhi cảm thấy phòng càng đơn giản sạch sẽ thì lòng người càng sáng sủa. Dù sao thì vàng ngọc lấp lánh cũng chẳng bằng ánh mặt trời chiếu vào từ cửa sổ.”

Giờ phút này, ánh mặt trời lẳng lặng rọi xuống mặt đất trong gian phòng.

Đại phu nhân nhướng mày nhìn về phía ta, ánh mắt thoáng qua vẻ kinh ngạc.

Bà ấy không ngờ ta có thể nói như vậy.

“Hóa ra là một đứa bé thú vị.” Bà ấy dùng giọng điệu nhàn nhạt ấy nói tiếp, “Cũng được, nếu con đi theo ta thì sau này ta sẽ nuôi dạy con. Ta rất nghiêm khắc, chưa chắc con sẽ thích mấy thứ ta dạy.”

Ta cung kính khoanh tay: “Phu nhân dạy cái gì thì Ninh nhi học cái đó ạ.”

Một đống sổ sách chất cao như núi bày trước mắt ta, còn có cả bàn tính đã được đặt sẵn trên bàn.

Đại phu nhân vừa cầm cây thước vừa căn dặn ta: “Phải tập trung, mất tập trung quá ba lần thì ta sẽ khẽ tay con.”

Học tính toán sổ sách đúng là chuyện khô khan vô cùng, không thể so bì với thi từ phong nguyệt được. Những con số khiến người ta đau đầu không thôi, cái gì mà thu vào, cái gì mà chi ra, tính toán rõ ràng đã khó chứ đừng nói đến việc phải phân tích từng cái.

Đôi lúc ta sẽ buồn ngủ, khi ấy đại phu nhân sẽ khẽ thước vào lòng bàn tay ta.

Thật ra bà ấy đánh không đau lắm, nhưng lại làm ta giật mình.

Đại phu nhân thu thước lại, nhỏ giọng hỏi ta: “Cực lắm đúng không?”

Ta lắc đầu, nhưng suy nghĩ một chốc lại gật đầu: “Vâng, rất vất vả ạ.”

Ánh mắt của đại phu nhân tối sầm lại.

Ta nói tiếp: “Nhưng con biết nếu con không học những thứ này thì lúc gả đến nhà người ta làm chủ mẫu, ai cũng có thể ỷ vào việc con không hiểu mà bắt nạt con, lừa gạt con, đến khi đó, chắc chắn sẽ còn khổ hơn nữa ạ.”

“Con người đều phải chịu khổ, nữ nhi thà khổ vì học chứ không muốn khổ vì dốt ạ.”

Người đối diện ta khẽ nhướng mày.

Thật ra đại phu nhân rất xinh đẹp, chỉ nhìn thoáng qua thôi cũng có thể tưởng tượng ra được vẻ thanh tú của bà ấy vào những tháng ngày còn trẻ. Chẳng qua bây giờ bà ấy thường mặc trang phục màu trắng để lễ Phật nên cả người luôn toát ra vẻ nặng nề, trầm lắng.

Ta rất thích đại phu nhân, tuy bà ấy thường lạnh nhạt với ta, nhưng bà ấy lại là người sẽ lặng lẽ tới dém chăn cho ta rồi âm thầm rời đi giữa đêm đông lạnh lẽo.

Song, cha ta không thích bà ấy, bình thường ông ta rất hiếm khi tới viện này.

Chạng vạng hôm đó, rốt cuộc cha ta cũng tới.

Mỗi tháng ông ta sẽ đến chỗ đại phu nhân một lần, xem như là giữ thể diện cho vợ cả.

Hôm ấy, người làm trong sân đều bận rộn vì vui sướиɠ, không khí cũng nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường.

Nào ngờ cha ta còn chưa ngồi được nửa canh giờ thì ngoài viện đã truyền tới tiếng hát:

“Thái dương mai tóc tựa như đao, trên trán điểm hoa Phù Dung nhỏ. Sợ không trang điểm, mẹ đoán được. Bèn cài trâm, nửa xõa nửa nghiêng.”

Cha ta không nhịn được mà hỏi: “Ai đang hát vậy?”

Người làm vội đáp: “Là Triệu di nương đang dạy Dung cô nương học hát ạ.”

Một lát sau, Triệu di nương bước vào cùng một làn gió thơm.

Bà ta trang điểm xinh đẹp, dắt theo Thẩm Uyên Dung cũng lộng lẫy như hoa.

“Thẩm lang nghe Dung nhi hát không? Có phải còn hay hơn cả thϊếp lúc còn trẻ không ạ?”

Vẻ mặt của cha ta dịu dàng hơn hẳn: “Nhớ năm đó nàng cũng hát khúc này vào hôm chúng ta gặp nhau lần đầu ở đình nhỏ giữa hồ.”

Triệu di nương e thẹn: “Không ngờ Thẩm lang vẫn còn nhớ rõ đến vậy.”