70 Xuyên Thư: Không Làm Vai Phụ Chết Sớm

Chương 2: Đã Xuyên Qua (2)

Hiện tại Cố gia đang ở trong một tứ hợp viện, nhưng người ở trong này không chỉ có một Cố gia.

Cố gia có ba gian nhà chính, vì nhà đông người, không đủ phòng, Cố Đại Ngưu cố ý ngăn thành sáu gian.

Gian nhà chính giữa được cải tạo thành phòng ngủ của bà Cố, ăn cơm tiếp khách đều ở ngoài.

Hai gian phòng nhỏ ở phía đông theo thứ tự là phòng của vợ chồng Cố Đại Ngưu cùng với chị em Chu Niệm Niệm.

Phía tây có một căn phòng chứa đồ cùng với phòng của vợ chồng Cố Lâm. Phòng bếp thì được xây ngoài chỗ cổng.

Về phần vách ngăn phòng, năm đó vợ chồng bọn họ đã dùng giá cao mua gạch về ngăn, hiệu quả cách âm cũng không tệ lắm.

Gian phòng ngay cách vách là gian phòng của một cặp vợ chồng son trẻ tuổi, mà gian phía tây thì là của nhà Tôn Đại Mai. Nhưng nhà Tôn Đại Mai chỉ có hai gian phòng, một gian còn lại là của cặp mẹ quả con côi.

Gian phía đông là nhà Trương Hồng Lệ. Trước kia chồng Trương Hồng Lệ gặp phải tai nạn lao động, chết ngay trong xưởng, để lại hai cậu con trai, người trong viện cũng gọi bà là Trương quả phụ.

Hậu viện có nhà Trương Đại Trù, cũng là cha vợ của Cố Lâm, còn có một số người khác. Trên cơ bản, cả viện đều là công nhân viên chức trong nhà máy sản xuất máy móc.

Lẽ ra những người hàng xóm phải biết chuyện Chu Niệm Niệm không phải con ruột của Cố gia, nhưng bọn họ lại không hề hay biết gì cả.

Mà nguyên nhân phải nói từ thật lâu trước.

Thời kỳ kháng chiến, rất nhiều nhà bị chiến tranh làm phân tán, nhà Chu Mộc Lan cũng không ngoại lệ.

Ông cụ Chu là thầy thuốc Trung y, trong nhà có bốn người con, khi chiến tranh tới, anh cả chị cả của Chu Mộc Lan đã ra chiến trường.

Cũng không bao lâu sau, Chu Mộc Lan cũng ra chiến trường, chỉ còn lại con út Chu gia, cũng chính là mẹ ruột của Chu Niệm Niệm ở lại bên cạnh cha mẹ Chu.

Chờ khi chiến tranh kết thúc, Chu Mộc Lan trở lại quê cũ nhưng không tìm thấy người nhà. Vì tiện tìm người nhà, Chu Mộc Lan vốn có thể tới bệnh viện quân khu lại chủ động xin ở lại bệnh viện quê nhà.

Vào thời đại đó, một người phụ nữ xinh đẹp được rất nhiều người chú ý, Chu Mộc Lan không muốn bị nhà chồng đắn đo nên định gả cho một người thành thật.

Cũng vì chiến tranh, Cố Đại Ngưu dẫn theo thân nhân duy nhất, cũng chính là mẹ mình, xin cơm tới được tỉnh thành.

Vừa lúc đυ.ng phải Chu Mộc Lan, bà cứu hai mẹ con bọn họ một mạng, sau lại thấy hai mẹ con bọn họ tương đối thành thật, bà lại nảy sinh suy nghĩ muốn gả cho Cố Đại Ngưu.

Lúc đó, hai mẹ con bọn họ được Chu Mộc Lan chọn trúng, còn có cảm giác được sủng mà sợ, nào có lý do gì để từ chối.

Sau khi hai người kết hôn, Chu Mộc Lan dạy Cố Đại Ngưu học chữ. Cũng không lâu sau, trong thành xây dựng nhà máy sản xuất máy móc.

Cố Đại Ngưu dựa vào chữ nghĩa mới được dạy mà thành công thi vào nhà máy, trở thành học viên của nhà máy sản xuất máy móc, tới hiện tại đã thành bậc thầy trong nhà máy.

Cũng chính vì những chuyện này, hai mẹ con Cố gia vẫn luôn răm rắp nghe lời Chu Mộc Lan.

Sau khi kết hôn, mấy người Chu Mộc Lan cũng không từ bỏ việc tìm kiếm người thân.

Năm 1952, Chu Mộc Lan vô tình đi tới bệnh viện tỉnh hiện tại khám bệnh, từ trong miệng bệnh nhân, bà nghe ngóng được tin tức về cha mẹ mình.

Thế là bà cùng Cố Đại Ngưu tới tỉnh này, tìm một nơi tên là Chu gia thôn.

Khi bọn họ tơi đây, anh cả chị cả vẫn bặt vô âm tín, em gái vì khó sinh mà qua đời, mẹ cũng vì bi thương quá độ mà mất, thân nhân của bọn họ chỉ còn một mình cha thôi.

Cha vì sức khỏe không tốt, lại thêm Chu gia thôn quá nghèo, Chu Niệm Niệm phải nhờ sữa của hàng xóm mới có thể sống sót.

Ngoại trừ để lại một cô con gái là Chu Niệm Niệm, em gái còn để lại hai cậu con trai. Cha Chu xin Chu Mộc Lan nhận nuôi Chu Niệm Niệm lúc ấy mới hơn một tuổi.